Hôm nay,  

Vẫn còn sợ công an đập cửa nửa đêm?

13/03/202519:17:00(Xem: 4149)
GettyImages-2204301831
NEW YORK, HOA KỲ - NGÀY 13 THÁNG 3: Hàng trăm nhà hoạt động của một nhóm Hòa Bình Do Thái đã tổ chức một cuộc biểu tình ngồi tại trụ sở Trump Tower ở New York để yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động người Palestine Mahmoud Khalil, tại Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 3 năm 2025. Cả 98 người đều đã bị còng tay bắt đi. (Ảnh của Lokman Vural Elibol/Anadolu qua Getty Images)
Tiếng đập cửa rầm rầm bất chợt. Công an tràn vào nhà lục soát tìm sách vở đồi trụy. Trong vòng nửa giờ đồng hồ, căn nhà như đống rác. Họ còng tay bắt người đàn bà lên xe trước mặt mẹ già con thơ, quy cho bà tội viết văn ngược đường hướng của Đảng và nhân dân.  Đó là một đêm tháng 3 năm 1976, tại Sài Gòn, Việt Nam.
 
Sĩ quan Gestapo gõ cửa ập vào nhà, không báo trước. Họ không xuất trình bất kỳ sắc lệnh bắt giữ nào hoặc không giải thích gì cho hành động của mình. Họ lục soát căn nhà tìm kiếm tài liệu chống chính phủ. Người cha, một giáo sư Do Thái, bị quăng vào xe chở đi ngay trước mặt người vợ người Đức và 3 đứa con. Đó là một buổi hừng đông tháng 12, năm 1938, tại Berlin, nước Đức.
 
Tiếng bấm chuông dồn dập tại một căn hộ trong khuôn viên Manhattan sát Đại Học Columbia, cảnh sát đặc vụ Cục Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ (ICE) tràn vào nhà. Họ chẳng buồn tìm kiếm thứ gì, đặc vụ ICE lớn tiếng đọc lệnh của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, hủy bỏ visa sinh viên của Mahmoud Khalil, một nhà hoạt động Palestine và là cựu sinh viên đại học Columbia. Khi được biết Khalil là cư dân thường trú hợp pháp tại Mỹ đã có thẻ xanh - họ đã quát rằng thẻ xanh cũng bị thu hồi. Từ nhà của chính mình, Mahmound Khalil bị còng tay bắt đưa lên xe chở đi trước mặt người vợ là công dân Hoa Kỳ đang mang thai 8 tháng. Đó là một tối thứ Bảy, ngày 8 tháng 3 năm 2025, chỉ 5 ngày trước, tại New York, Hoa Kỳ.
 
Bắt bớ vào những giờ thất thường từ nhà ở của người dân đã là một chiến lược phổ biến được các chính quyền độc tài áp dụng, nhằm áp đảo và  gây hoảng hốt, khiến người bị bắt cũng như những người khác hoang mang, sợ hãi, lo lắng bất thường và vì vậy không kịp trở tay suy nghĩ hay ứng xử bình tĩnh theo những lý lẽ thông thường.
 
Khalil bị đưa đi giam giữ ở một nhà tù khét tiếng mãi tận Louisiana dù anh không làm gì bất hợp pháp, cũng không bị một tòa án nào buộc tội với bất kỳ tội danh nào. Anh đã bày tỏ quan điểm chính trị của mình – một cách ôn hòa – không bạo lực – không đe dọa. Đây là một việc làm hợp pháp, nếu không nói là được khuyến khích – trong một nền dân chủ, một đất nước mà chỉ hơn tháng trước đây, dưới chính quyền không phải là chính quyền Trump, điều này hoàn toàn hợp lệ, là một quyền tự do, được hiến pháp bảo vệ.
 
Kể từ khi nhậm chức, Trump đã ký hàng chục sắc lệnh hành pháp, nhiều trong số đó tấn công vào các quyền cơ bản của hiến pháp và các lề luật vẫn được thực hiện trong cộng đồng xưa nay. Bây giờ, những kẻ tấn công trung thành của ông tại ICE, Bộ Tư pháp và các cơ quan khác đang sử dụng quyền hành —đặc biệt nhắm vào việc đàn áp phong trào sinh viên đã gia tăng trên các khuôn viên đại học trên khắp nước Mỹ sau tháng 10 năm 2023, khi hàng nghìn sinh viên và giáo sư đã nổi dậy chống lại nạn diệt chủng của Israel đối với Palestine do Mỹ hậu thuẫn và các cuộc chiến chống lại Lebanon, Syria và Iran.
 
Trong một bài đăng trên Truth Social, Trump thừa nhận Khalil bị bắt đưa đi vì quan điểm chính trị của mình: "Đây là vụ bắt giữ đầu tiên trong số nhiều vụ sắp tới," Trump viết. "Chúng tôi biết rằng có nhiều sinh viên ở Columbia và các trường đại học khác trên khắp đất nước đã tham gia vào các hoạt động ủng hộ khủng bố, chống Do Thái, chống Mỹ, và chính quyền Trump sẽ không dung thứ cho điều đó."
Nhiều người trong chúng ta vẫn sững sờ không tin vào câu chuyện bắt bớ này. Với Việt Cộng vào năm 1976, hay Phát-xít Đức vào năm 1938, chúng ta phần nào hiểu được nguyên nhân sự vắng mặt của công lý, nhân quyền. Nhưng ở Hoa Kỳ, vào thời đại này, tại một đất nước được thế giới biết đến với hình tượng của nữ thần tự do, những người ủng hộ Tu chính án thứ nhất đang ở đâu? Các người cộng hòa lâu năm đấu tranh cho niềm tin tự do tuyệt đối của họ đang ở đâu? Các thành viên dân chủ vẫn đấu tranh cho nhân quyền đang ở đâu? Các nhà bảo thủ, những người vẫn tuyên bố họ muôn đời bảo tồn các giá trị truyền thống của Hoa Kỳ đang ở đâu? Các người mặc quân phục thề bảo vệ hiến pháp và yêu mảnh đất tự do này, họ đang ở đâu? Làm sao có chuyện vào nhà bắt bớ trục xuất lạnh xương gáy kiểu chính quyền Mao Chủ Tịch như thế?
 
Vậy mà điều này đã và đang xảy ra, ở nước Mỹ. Một khi chính quyền được quyền công khai tấn công vào các quyền tự do dân sự, được ập đến nhà nửa đêm bắt bớ và trục xuất cư dân thường trú, được vung tay áo làm biến mất hay thủ tiêu những người khác biệt như người chuyển giới hoặc DEI hoặc “woke” hoặc những người ủng hộ Ukraine hoặc ủng hộ Palestine, v.v…  Nền dân chủ Mỹ thật sự đang bị đe dọa.
 
Người Mỹ có lẽ vẫn còn “sốc”, nên mãi đến hôm nay mới bắt đầu nổ ra những cuộc biểu tình phản kháng.  98 người đã bị còng tay bắt đi hôm nay sau khi tụ tập biểu tình tại Trump Tower ở Manhattan để lên án vụ bắt giữ Mahmoud Khalil.  Họ là những người biểu tình mặc áo đỏ có dòng chữ "Not in our Name" (Không phải nhân danh chúng tôi), họ đã ùa vào tiền sảnh mạ vàng mang tính biểu tượng của Tòa tháp Trump Tower để hô vang khẩu hiệu “Hãy thả Mahmoud Khalil ra” và giương cao biểu ngữ có dòng chữ “Không để điều này xảy ra với ai nữa". Một thẩm phán liên bang tạm thời đã chặn lệnh trục xuất Khalil khỏi Hoa Kỳ trong khi chờ đợi quyết định pháp lý chính thức, nhưng ông ta hiện tại vẫn bị giam giữ trong nhà tù Louisiana.
 
Trong bối cảnh hiện tại, người Mỹ liệu sẽ làm gì để phản đối, lên án và hành động một cách có hệ thống để bảo vệ những nguyên tắc cơ bản nhất của một xã hội tự do và công bằng?  Và người Mỹ gốc Việt chúng ta thì sao? Một số bạn bè vì e ngại đã gửi khuyên bảo vào tòa soạn rằng, hãy cẩn thận, đừng lên tiếng chống đối.  Đừng chuốc vạ vào thân. Coi chừng đấy.
 
Có lẽ các bạn chúng tôi có ý tốt và có lý phần nào. Bởi hiện tại, chúng ta đang sống và đang chứng kiến một trận chiến về quyền lực chính trị với chủ trương trả thù và trừng phạt đối thủ từ chính quyền đương nhiệm. Trong thời khắc quan trọng này, chúng ta, những người Việt đã bỏ lại tất cả để đánh đổi cuộc sống tự do, hơn bao giờ hết cần hiểu rõ rằng: "Tự do không thể giữ được nếu chúng ta không dám bảo vệ nó." (Franklin D. Roosevelt.)
 
Câu chuyện của những người dũng cảm bước vào Trump Tower biểu tình hôm nay lên tiếng bênh vực Khalil không chỉ là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người ủng hộ quyền tự do dân sự mà còn là một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải kiên định bảo vệ các giá trị dân chủ.
 
Quan trọng nhất là giữ lòng dũng cảm. Chúng ta đã từng dũng cảm không sợ nhà tù cộng sản. Dũng cảm sống còn sau nhiều lần đập cửa bắt bớ nửa đêm. Dũng cảm bỏ xứ ra đi. Dũng cảm vượt đại dương tối đen đến định cư ở đất nước này. Dũng cảm xây dựng lại cuộc sống, từ đầu. Giờ đây, có lý do gì mà chúng ta không dũng cảm bảo vệ nó.
 
Nina HB Lê

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
TQ nói: Trump cố gắng gọi điện cho Tập nhiều lần, nhưng Tập không trả lời. Chưa hề có đàm phán thuế quan nào đang diễn ra giữa Mỹ-TQ như Trump nói. Mỹ phải hủy mức thuế quan đơn phương trước. - Tỷ phú Ken Fisher viết trên tờ The Telegraph: "Tôi là một tỷ phú Cộng hòa. Trump rất ngu ngốc và thuế quan của Trump vô nghĩa." - Giảng viên Đại Học Harvard: Nếu Trump học lớp của tôi, sẽ học cách không làm sụp đổ nền kinh tế.
Chương trình nhạc kịch 50 Nhật Ký Của Mẹ diễn ra vào lúc 6:30 PM ngày 26/04/2025 tại hội trường báo Người VIệt. Vào cửa miễn phí.
(WASHINGTON, ngày 23 tháng 4, Reuters) – Một ủy ban đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi trát đòi, yêu cầu ba tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc phải hợp tác với cuộc điều tra về khả năng các công ty này có liên quan đến chính phủ và quân đội TQ.
(NEW JERSEY, ngày 23 tháng 4, Reuters) – New Jersey đang bị cháy rừng hoành hành ở khu vực Pinelands, gần các thành phố ven biển Đại Tây Dương. Theo Sở Cứu hỏa Rừng (Forest Fire Service) New Jersey, lửa lan rất nhanh và đây có thể là đám cháy rừng lớn nhất của tiểu bang trong gần hai thập niên qua.
Bài này kết hợp từ ba nguồn. Bản tin đầu tiên trong bài này sẽ dịch theo bản tin AFP nhan đề "Taliban change tune on preserving heritage sites" (Taliban thay đổi thái độ về việc bảo tồn các di sản) trên Báo Taipei Times, ấn bản Thứ Tư, ngày 23 tháng 4/2025. Bài thứ nhì sẽ lược dịch theo Wikipedia mục từ tiếng Anh “Buddhism in Afghanistan” (Phật giáo tại Afghanistan) để thấy bối cảnh quá khứ văn hóa Phật giáo nơi đây, trước khi vùng đất này bị bạo lực chuyển sang theo Hồi giáo. Bài thứ ba là trích đoạn từ Wikipedia, mục từ tiếng Việt “Các tượng Phật tại Bamyan”
- Trump đổi giọng sau nhiều ngày chửi mắng ông Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell - Cảnh báo từ IMF: Thuế quan sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. - Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent họp các nhà đầu tư: mặt trận áp thuế với TQ sẽ giảm leo thang vì cả Mỹ và TQ đều bất lợi
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chuyển nhiều luật sư kỳ cựu thuộc cơ quan dân quyền sang vị trí khác, được cho là để sắp xếp lại hoạt động của bộ phận này.
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Chính quyền của Tổng Thống Trump đã công bố kế hoạch thay đổi Bộ Ngoại Giao từ trên xuống dưới, bao gồm việc đóng cửa hơn 100 văn phòng. Đây là một phần trong việc thu hẹp quy mô chính phủ liên bang và điều chỉnh các chính sách đối ngoại theo hướng ưu tiên cho chiến lược “Nước Mỹ Trên Hết.”
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, CNBC) – Sau bốn năm tạm ngưng vì đại dịch, Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu các biện pháp “siết nợ” từ ngày 5 tháng 5 năm 2025, nhắm vào các khoản vay tiền học liên bang đã không thanh toán đúng hạn trong thời gian dài.
(WASHINGTON, ngày 21 tháng 4, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chính thức tạm ngưng chương trình kiểm soát chất lượng đối với sữa tươi và các sản phẩm bơ sữa khác, do thiếu hụt nguồn nhân lực tại bộ phận chuyên trách về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Hôm nay, Dân Biểu Derek Trần (CA-45) đã công bố một chuỗi sự kiện và dự án để tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, còn được gọi là Tháng Tư Đen. Năm mươi năm sau khi chế độ Cộng Sản áp bức chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và năm mươi năm kể từ làn sóng di tản đầu tiên, Dân Biểu Trần sẽ vinh danh những hy sinh và lòng kiên cường của cộng đồng người Việt tị nạn, đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của cộng đồng này cho đất nước Hoa Kỳ của chúng ta. Vào ngày 30 tháng 4, Dân Biểu Trần sẽ chủ trì và tham gia một loạt sự kiện tại Washington D.C., trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ, để tưởng niệm Tháng Tư Đen. Ngày tưởng niệm sẽ bắt đầu bằng một cuộc họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm ghi dấu 50 năm Sài Gòn thất thủ, tiếp theo là một cuộc thảo luận với các nhà hoạt động nhân quyền người Việt và các cựu tù nhân lương tâm.
Nông dân trên toàn quốc Hoa Kỳ cho biết họ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản một lần nữa trừ khi có một khoản tiền cứu trợ lớn do người nộp thuế tài trợ để bù đắp cho những tổn thất do chính sách thuế quan hỗn loạn và các đợt cắt giảm chi tiêu mạnh trong lãnh vực nông nghiệp của Donald Trump gây ra.
- Dân biểu Dân Chủ Jamie Raskin đe dọa quốc tế: đừng giúp Trump xây dựng chế độ độc tài ở Mỹ, vì Đảng Dân Chủ sẽ nắm quyền trở lại - 4 Dân biểu Dân chủ bay đến El Salvador để thăm Abrego Garcia, người bị Trump trục xuất nhầm vào nhà tù tử thần Sanvador - TQ nói sẽ trừng phạt các nước ký kết với Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của TQ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.