Hôm nay,  

Hoa Kỳ Không Muốn G7 Đối Đầu Với Nga, Các Đồng Minh Lo Ngại

10/03/202522:35:00(Xem: 868)

Skärmbild 2025-03-11 063540
G7 đang gặp khó khăn trong việc thống nhất lập trường về cuộc chiến ở Ukraine khi Hoa Kỳ muốn giảm nhẹ các nội dung lên án, chỉ trích Nga và yêu cầu lập trường cứng rắn hơn đối với TQ. Trong khi các đồng minh lo ngại về sự thiếu đoàn kết, Washington khẳng định rằng thái độ quá đối đầu có thể cản trở nỗ lực hòa giải giữa Nga và Ukraine. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

 

(MONTREAL/JEDDAH, ngày 10 tháng 3, Reuters) – Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố: Hoa Kỳ phản đối việc sử dụng những từ ngữ có thể làm tổn hại đến việc cố gắng đưa Nga và Ukraine đến bàn đàm phán. Trước thềm cuộc họp của Nhóm G7 trong tuần này, Washington đã có những tranh cãi với các đồng minh, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bế tắc trong việc đạt được đồng thuận chung.

 

Các ngoại trưởng của Nhóm Bảy Quốc Gia (G7) – bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ – sẽ họp mặt tại khu nghỉ dưỡng ven sông La Malbaie, Quebec từ ngày 12-14 tháng 3. Đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Tổng thống Donald Trump quay trở lại Bạch Ốc.

 

Từ khi Nga bị đình chỉ quy chế thành viên vào tháng 3 năm 2014 – sau sự kiện Moscow sáp nhập Crimea – các cuộc họp G7 luôn thể hiện sự đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, sự trở lại của Trump đã làm lung lay sự đồng lòng này; ông đã kéo Hoa Kỳ lại gần Nga hơn và liên tục chỉ trích Kyiv.

 

Theo bốn nhà ngoại giao G7, Canada đã kỳ vọng sẽ có một bá cáo chung (overall statement), nêu rõ lập trường của nhóm về nhiều vấn đề như cuộc chiến ở Ukraine, tình hình Trung Đông và chính sách đối với TQ. Ngoài ra, Canada cũng muốn có một bá cáo khác thể hiện quyết tâm của G7 trong việc trấn áp “hạm đội bóng tối” (mạng lưới vận tải biển bí mật) của Nga.

 

“Hạm đội bóng tối” (shadow fleet) là thuật ngữ chỉ các tàu được Nga sử dụng để vận chuyển dầu, vũ khí và ngũ cốc nhằm né tránh các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt lên nước này do cuộc chiến ở Ukraine. Các tàu này không chịu sự giám sát hoặc bảo hiểm từ các công ty phương Tây.

 

Trong bá cáo của G7 hồi tháng 11 năm ngoái, gần hai trong tám trang tài liệu đã dành riêng để nói về Ukraine, trong đó phần lớn nội dung là chỉ trích và lên án Nga. Tuy nhiên, lần này, quá trình đàm phán để đi đến một bá cáo chung của G7 đang gặp rất nhiều khó khăn. Một số nhà ngoại giao lo ngại rằng các bên có thể sẽ không đạt được thỏa thuận.

 

Theo hai nhà ngoại giao, Hoa Kỳ đang tìm cách loại bỏ mọi nội dung liên quan đến lệnh trừng phạt và cuộc chiến của Nga tại Ukraine, đồng thời yêu cầu G7 đưa ra lập trường cứng rắn hơn đối với TQ.

 

Trả lời các phóng viên khi đang trên đường đến Ả Rập Xê Út để hội đàm với các viên chức Ukraine, Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết trong mọi cuộc đàm phán đều sẽ luôn tồn tại những vấn đề gây tranh cãi, đồng thời nhấn mạnh rằng Washington không thể chấp nhận bất kỳ bá cáo nào có thể gây cản trở việc đưa Nga và Ukraine đến bàn đàm phán.

 

Ông nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng những ngôn từ mang tính đối đầu đôi khi khiến việc đưa các bên vào bàn đàm phán trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi hiện tại chúng tôi dường như là bên duy nhất có thể làm điều đó.”

 

Dù vậy, Rubio tỏ ra lạc quan rằng cuối cùng G7 sẽ đạt được một bá cáo chung “có ý nghĩa và mang tính đoàn kết” mà không làm suy yếu nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy đàm phán giữa Nga và Ukraine.

 

Ba nhà ngoại giao khác tiết lộ rằng Hoa Kỳ cũng phản đối việc đưa ra bá cáo về “hạm đội bóng tối” của Nga, làm dấy lên thêm bất đồng trong nội bộ nhóm. Đây không phải là lần đầu tiên Washington có lập trường khác biệt với các đồng minh phương Tây. Trước đó, vào cuối tháng Hai, Hoa Kỳ đã từ chối cùng các đồng minh tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, khiến nhiều quốc gia đồng minh thất vọng.

 

Một nhà ngoại giao G7 cho biết: “Lý tưởng nhất là có hai bá cáo. Nếu không, thì phương án dự phòng là chỉ có một bá cáo chung. Nhưng hiện tại, Hoa Kỳ đang ngăn chặn bá cáo về hàng hải, khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Ngay cả điều mà Canada từng nghĩ là sẽ dễ dàng đạt được nay cũng trở nên phức tạp hơn nhiều.”

 

Dù vậy, các nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục, và G7 vẫn đang cố gắng tìm ra một giải pháp phù hợp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(PERTH, ngày 16 tháng 3, Reuters) – Trên vùng biển ngoài khơi Tây Úc, trong phòng điều khiển của tàu ngầm USS Minnesota (Virginia class), các vận hành viên hệ thống Sonar đang điều chỉnh hệ thống để thích nghi với những âm thanh đặc trưng của cá heo. Đây là vùng biển mới đối với họ, trong thời gian tới, sự hiện diện của tàu ngầm Hoa Kỳ sẽ được mở rộng đáng kể.
(SEOUL, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Bắc Hàn tuyên bố sẽ tiếp tục nâng cấp và tăng cường lực lượng nguyên tử của mình, đồng thời lên án các ngoại trưởng của nhóm G7 (gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản) vì đã vi phạm chủ quyền của nước này khi yêu cầu họ chấm dứt chương trình vũ khí nguyên tử.
- Canada: Thủ tướng Mark Carney xét lại vụ mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ xem có thể mua chiến đấu cơ nước khác hay không. Công ty Lockheed Martin lạnh cẳng: hợp đồng 88 phi cơ còn giá trị. - Trump thêm 1 chiến thắng: Một tòa kháng án đã dỡ bỏ lệnh tòa dưới chặn các sắc lệnh của Trump đòi xóa sổ DEI
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau. Trong truyền thống Phật giáo, nó được gọi là "Phật tánh" hay là bản chất Phật -- thường được mô tả theo ba phẩm chất: trí tuệ vô biên, khả năng vô hạn và lòng từ bi vô lượng.
Nhân viên truyền thông của đài VOA sáng hôm nay đến làm việc tại Đài Tiếng nói Hoa Kỳ để phát sóng chương trình cuối tuần của họ như thường lệ đã nhận được thông báo họ đã bị cấm cửa: Các quan chức liên bang đã tiến hành lệnh đình chỉ hàng loạt hoạt động vô thời hạn. Việc này diễn ra sau sắc lệnh ban hành vào khuya thứ Sáu của Tổng thống Trump rằng cơ quan mẹ của cơ quan này, có tên là U.S. Agency for Global Media (Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ), “phải loại bỏ mọi hoạt động luật pháp không bắt buộc” (eleminate all activities not required by law). Khoảng 10 giờ sáng Thứ Bảy 15/3/2025, Kari Lake, giám đốc Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA đăng trên danh khoản Twitter nội dung: “Tổng thống đã ban hành một sắc lệnh hành pháp có tên là Tiếp tục Cắt Giảm Bộ máy Quan liêu Liên bang. Sắc lệnh này tác động vào Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM) và các đài VOA, OCB, RFA, RFI do USAGM tài trợ ngân sách. Nếu bạn là nhân viên của cơ quan này, vui lòng kiểm tra email của bạn ngay để
CBS kiểm tin: Trump bịa đặt đủ thứ về Canada khi áp thuế. Thực tế sữa Mỹ vào Canada zero thuế nhưng Trump nói 200% (con số quá hạn ngạch), gỗ Mỹ vào Canada zero thuế nhưng Trump nói là cao không tưởng tượng, Trump nói Mỹ thâm hụt 200 tỷ đô với Canada nhưng nếu Mỹ ngưng nhập dầu thô thì ngược lại, không lẽ Canada tặng dầu miễn phí; Trump nói ma túy Canada vào Mỹ nhưng thế giới chỉ có Bắc Hàn ngăn được ma túy thôi.
Nhân viên, chủ cơ sở thương mại và người làm việc tự do Quận Los Angeles bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lửa ở California hiện có thời hạn đến Thứ Hai, 31 tháng Ba, 2025 để nộp đơn xin Trợ Cấp Thất Nghiệp do Thiên Tai (DUA). Tiểu thương và nhân viên cũng có thời hạn đến Thứ Tư, 12 tháng Ba, 2025, lúc 5:00 giờ chiều để nộp đơn xin hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Quỹ Cứu Trợ Tiểu Thương và Nhân Viên Khu Vực Los Angeles.
Vào ngày 27/02/2025, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) hợp tác với Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) có buổi họp báo trên mạng. Trong buổi họp báo, các chuyên viên giáo dục tóm tắt thông tin về việc gia hạn thời hạn hỗ trợ tài chính của tiểu bang, và tầm quan trọng của nó đối với sinh viên California. Với thời hạn mới được gia hạn đến ngày 2 tháng 4 năm 2025, sáng kiến này nhằm bảo đảm tất cả sinh viên đủ điều kiện đều có quyền bình đẳng nộp đơn xin hỗ trợ tài chính.
Dù buổi họp tuần rồi giữa Trump và Zelensky hoàn toàn thất bại và được xem là rơi vào bế tắc, phương tây và Kyiv vẫn kỳ vọng vẫn còn con đường để mở lại đối thoại cho thỏa thuận này vì đây vẫn là một bước đệm để giữ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến với Nga. Mặc dù thỏa thuận này không bao gồm yêu cầu trước đây của Trump về việc Hoa Kỳ được hưởng nguồn khoáng sản hiếm và quan trọng của Ukraine, trị giá lên đến 500 tỷ MK, nhưng nó vẫn mang lại một lợi ích quan trọng: giúp Washington đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản thiết yếu cho nền kinh tế thế kỷ 21 – những tài nguyên mà lâu nay Hoa Kỳ phải phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác, đặc biệt là TQ.
Sự sống trên Trái Đất tuy phức tạp nhưng lại được hình thành từ một số ít thành phần cơ bản. Chẳng hạn, DNA và RNA của chúng ta chỉ được cấu tạo thành từ năm nucleobase, trong khi khoảng 90.000 loại protein khác nhau trong cơ thể đều được tạo nên từ 20 loại axit amin. Mẫu vật mà tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về trái đất từ tiểu hành tinh Bennu cho thấy sự hiện diện của cả 5 loại nucleobase – adenine, guanine, cytosine, thymine và uracil, cùng với các chất khoáng chưa từng thấy trước đây trong đá ngoài vũ trụ. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, còn cho thấy Bennu chứa nhiều loại muối khác nhau, vốn được cho là có vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai của sự sống.
Một nghiên cứu mới đã mang đến cái nhìn chưa từng có về cách các tế bào thần kinh trong não bộ thay đổi hoạt động trong quá trình từ trước đến sau khi trẻ chào đời. Nhóm nghiên cứu sử dụng 184 ảnh brain scan từ 140 thai nhi và trẻ sơ sinh thuộc độ tuổi thai từ 25 đến 55 tuần sau thụ thai. Thai kỳ thông thường chỉ kéo dài khoảng 40 tuần, nên với những dữ liệu này, các khoa học gia có thể so sánh những thay đổi của não bộ trước và sau khi trẻ chào đời.
Ngay trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ nhì, tổng thống Trump bắt đầu thực hiện hàng loạt các đợt sa thải nhân viên chính phủ liên bang, với mục tiêu cắt giảm chi tiêu chính phủ. Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) dưới sự chỉ đạo của tỉ phú Elon Musk tạo cảm giác cho người dân Mỹ rằng chi tiêu chính phủ đồng nghĩa với sự lãng phí tiền thuế của dân. Theo một bài phân tích được đăng trên trang mạng Center on Budget and Policy Priorites www.cbpp.org vào ngày 28/01/2025, chính phủ liên bang thu thuế để chi tiêu cho nhiều dịch vụ công khác nhau. Khi các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các quyết định về nguồn thu và chi tiêu, người dân cũng nên hiểu chính phủ làm gì với số tiền thuế thu được.
Bắt bớ vào những giờ thất thường từ nhà ở của người dân đã là một chiến lược phổ biến được các chính quyền độc tài áp dụng, nhằm áp đảo và gây hoảng hốt, khiến người bị bắt cũng như những người khác hoang mang, sợ hãi, lo lắng bất thường và vì vậy không kịp trở tay suy nghĩ hay ứng xử bình tĩnh theo những lý lẽ thông thường.
Theo thống kệ, hiện có khoảng 33.2 triệu doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ, chiếm 99.9% tổng số doanh nghiệp. Hơn 40% chủ doanh nghiệp nhỏ là phụ nữ, 24% là người nhập cư, và gần 20% là người chủng tộc thiểu số
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.