Hôm nay,  

Các nhà lãnh đạo California cam kết bảo vệ MediCal 'Bất kể ai đứng đầu Tòa Bạch Ốc'

21/02/202500:00:00(Xem: 1078)

rob bonta
Rob Bonta, Tổng Chưởng Lý California, thề sẽ bảo vệ các chính sách y tế công cộng của tiểu bang. (Ảnh: Selen Ozturk, EMS)
 
Sacramento (VB) – Theo một bản tin đăng trên trang web của tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS), ngay sau khi nhậm chức, tổng thống Trump đã thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình bằng một loạt các sắc lệnh hành pháp chống di dân, phân biệt đối xử với người chuyển giới. Chính quyền liên bang cũng cắt giảm mạnh ngân sách, khiến chương trình bảo hiểm y tế Medicaid và Obama Care (ACA) bị thu nhỏ. Tuy nhiên, California không chịu lùi bước, và nhiều tiểu bang khác cũng đang khởi kiện chống lại.
 
Tại một hội thảo do Insure the Uninsured Project tổ chức tại Sacramento vào ngày 4 tháng 2, ông Rob Bonta, Tổng Chưởng Lý tiểu bang California cho rằng sự hỗn loạn đang tràn ngập nước Mỹ là chiến lược của chính phủ mới. Đối với California, việc bảo vệ chính sách tiểu bang về việc mở rộng chương trình Medicaid cho tất cả cư dân có thu nhập thấp bất kể tình trạng nhập cư là ưu tiên hàng đầu. California sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ chính sách liên bang mới nào can thiệp vào luật của tiểu bang, và chương trình Medicaid do tiểu bang tài trợ. Ông nói thêm: “Bất kể ai là chủ nhân Tòa Bạch Ốc, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến về phía trước… California đi đâu, cả nước cũng sẽ đi theo đó…”
 
Medicaid là chương trình bảo hiểm y tế lớn nhất của Hoa Kỳ, phục vụ gần 80 triệu người Mỹ. Ở California, Hơn 15 triệu cư dân, gần 40% dân số của tiểu bang, được bảo hiểm thông qua Medi-Cal, chương trình Medicaid của tiểu bang. Trong năm 2023, chi tiêu cho Medicaid trên toàn Hoa Kỳ là 871.7 tỷ đô la. Trong số này, 591.4 tỷ đô la (gần 68%) là từ các quỹ liên bang.
 
Ông Bonta cho biết California sẵn sàng lặp lại các hành động đã thực hiện để phản đối các chính sách của chính quyền Trump đầu tiên. Những hành động này bao gồm việc khởi xướng một vụ kiện lên Tối Cao Pháp Viện để duy trì ACA; bảo vệ luật bảo vệ di dân; luật bắt buộc chủng ngừa của tiểu bang; ngăn chặn một chính sách tàn ác buộc các gia đình nhập cư từ bỏ các chương trình chăm sóc sức khỏe vì sợ  gây nguy hiểm cho tình trạng nhập cư của họ.
 
Một sắc lệnh hành pháp do Trump ban hành vào  ngày 27/01 nhằm xóa bỏ chi tiêu chăm sóc sức khỏe và các chương trình liên bang khác như thực phẩm, nhà ở, sức khỏe trẻ em có tổng cộng giá trị gần 3 nghìn tỷ đô la.  Sắc lệnh này đã bị 22 tổng chưởng lý tiểu bang Dân Chủ khởi kiện vào ngày hôm sau 28/01. Đến ngày 31/01, thẩm phán John McConnell Jr. đã ban hành lệnh cấm tạm thời ngăn chặn chính quyền Trump đóng băng các khoản vay, trợ cấp và viện trợ liên bang cho 22 tiểu bang này.
 
Trong chiến dịch tranh cử, Trump cũng hứa về việc chấm dứt trợ cấp ACA tăng cường được thông qua dưới thời Biden và sẽ hết hạn vào cuối năm 2025. Chương trình này cắt giảm gần một nửa phí bảo hiểm cho hàng triệu người Mỹ, đồng thời tăng gấp đôi số người ghi danh, đặc biệt là ở các tiểu bang đỏ.
 
Louise McCarthy là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hiệp Hội Phòng Khám Cộng Đồng Quận Los Angeles (CCALAC), một liên minh gồm 118 phòng khám, phục vụ hai triệu bệnh nhân hàng năm, 1/3 trong số đó là Medi-Cal. Bà cho rằng vấn đề sức khỏe hiện nay đã bị chính trị hóa hơn bao giờ hết. Bà khuyến khích các bệnh nhân của mình nên đi bỏ phiếu, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Bà kể rằng: "Medi-Cal đã cứu mạng tôi. Năm 1996, tôi nằm viện ở Fairfield, California với hóa đơn 22,000 đô la. Với ACA, tôi đủ điều kiện để được hưởng Medi-Cal, và đã được xóa món nợ y tế đó. Vấn đề chăm sóc y tế làm thay đổi cuộc sống…"
Tám năm trước, khi Trump vào Tòa Bạch Ốc lần đầu, nhiều di dân không dám đi khám bệnh tại các phòng khám cộng đồng. Họ sợ ghi danh bảo hiểm MediCal, thậm chí là sợ đưa con đến trường. Và từ đầu năm 2025, mọi thứ còn trở nên khó khăn hơn, khi chính phủ mới bắt đầu thực hiện Project 2025. Vào ngày 21 tháng 1, chính quyền Trump đã chấm dứt chính sách năm 2011, cấm nhân viên của Cơ quan Thực Thi Di Trú & Hải Quan (ICE) đến các địa điểm nhạy cảm bao gồm bệnh viện, trường học, nhà thờ, đám tang, đám cưới… để xét giấy tờ, bắt giữ di dân.
 
Một trong những cách hữu hiệu để bảo vệ người di dân là giáo dục, hướng dẫn họ về những quyền lợi hợp pháp mà họ được hưởng. Manjusha Kulkarni là giám đốc điều hành của AAPI Equity Alliance, một liên minh gồm 50 tổ chức cộng đồng phục vụ 1.6 triệu người gốc Á Thái Bình Dương (AAPI) ở Quận LA. Bà nói: “Chúng ta sử dụng từ ‘đảo chính’ để nói về các quốc gia khác, cho rằng nước Mỹ là ngoại lệ, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra ở Mỹ. Nhưng hiện này điều đó đang xảy ra!” Chính quyền hiện nay đàng hành xử như một chính quyền độc tài quân phiệt.
 
Theo bà Kulkarni, thông tin sai lệch đầy dẫy trên mạng xã hội là miễn phí; trong khi những thông tin đáng tin cậy thường phải tốn tiền để tiếp cận. Vì vậy, nhiệm vụ của những tổ chức bảo vệ di dân là cần chia sẻ rộng rãi kiến ​​thức về quyền di dân. AAPI Equity Alliance chia sẻ kiến ​​thức với cư dân tại các phòng khám sức khỏe của mình; tổ chức các hội thảo để hướng dẫn di dân đối phó với ICE. Những việc làm này đem lại hiệu quả. Ví dụ như cuộc đột kích của ICE vào cuối tháng 1 ở Chicago không thành công như mong đợi; một trong những nguyên nhân là vì di dân được hướng dẫn cách đối phó hợp pháp.

(VB biên dịch) 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) vừa chính thức hủy bỏ khoảng 12 tỷ MK tài trợ liên bang từng được phân bổ cho các tiểu bang trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Các khoản tài trợ này được dùng để giám sát, ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, bao gồm bệnh sởi và cúm gia cầm. Ngoài ra, kinh phí cũng được sử dụng để theo dõi dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và hỗ trợ điều trị cai nghiện ngập.
Việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ ngày càng trở nên căng thẳng khi chính phủ siết chặt các biện pháp kiểm soát an ninh. Đặc biệt, sau sắc lệnh hành pháp của Trump về chuyện “tăng cường rà soát” trong kiểm tra an ninh, các viên chức biên phòng Hoa Kỳ có thêm quyền áp dụng các biện pháp kiểm tra gắt gao tại các cửa khẩu như sân bay. Trong những ngày qua, đã có nhiều vụ người nhập cư hợp pháp và du khách quốc tế bị từ chối nhập cảnh, thậm chí bị tạm giữ bởi Cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (Immigration and Customs Enforcement, ICE) mà không có lời giải thích thỏa đáng.
Gắn một con chip vào trong não để chuyển suy nghĩ thành lệnh điều khiển máy tính nghe như truyện khoa học viễn tưởng – nhưng với Noland Arbaugh, đó lại là sự thật. Tháng 1 năm 2024, đúng tám năm sau vụ tai nạn khiến anh bị liệt từ vai trở xuống, Noland (30 tuổi) trở thành người đầu tiên được cấy thiết bị này bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do tỷ phú Elon Musk sáng lập.
Theo Seth Berkley, cựu giám đốc Gavi (2011-2023), kế hoạch cắt tài trợ cho các chương trình tiêm chủng toàn cầu của Trump có thể khiến Hoa Kỳ tự chuốc lấy hiểm họa về y tế và kinh tế. Những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh y tế của người dân Hoa Kỳ hiện nay là gì? Có không ít mối nguy đang rình rập chúng ta: cúm gia cầm không chỉ lây lan ở chim và gia súc mà còn ở hơn 50 loài động vật hữu nhũ khác; bệnh sởi đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia; COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành và có thể biến đổi thành chủng nguy hiểm hơn; Uganda vẫn đang chật vật với dịch Ebola, còn Mpox đã có mặt ở 127 quốc gia.
Dưới đây là hai câu chuyện tình cảm thầm kín, hồn nhiên, trong trắng có thật 100%, chưa hề lấm vết bụi trần trong tuổi hồn nhiên thanh xuân đôi tám, đã xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ tại quê hương yếu dấu Việt Nam của chúng ta. Đó là 2 câu chuyện tình cảm của 2 chàng nhạc sĩ thư sinh tài tử trong thời hàn vi, thân thiết với nhau như hai anh em ruột thịt sống trong một nhà, đánh đàn trong cùng một ban nhạc vào những ngày lễ nghỉ cuối tuần.
Peter Baum (CEO của Baum Essex bản doanh ở New York) đã chuyển các nhà máy từ TQ vào VN, Ấn Độ, Campuchia từ 2019: Bây giờ Trump làm suy thoái toàn cầu và làm hãng Mỹ sập tiệm - Báo WSJ: Thuế quan của Trump sẽ là lợi nhuận cho ngành vận động hành lang: các nước sẽ móc nối với gia đình Trump xin gặp, thương thuyết xin giảm thuế - Các công ty cung cấp phụ tùng xe từ TQ nói: dân Mỹ phải gánh chịu mức thuế quan của Trump, vì các hãng này sẽ không vào Mỹ mở xưởng
Trái với các thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội, người nhập cư không có giấy tờ vẫn có thể – và thực tế – có đóng thuế tại Hoa Kỳ thông qua mã số nhận dạng người nộp thuế (TIN) do Sở Thuế vụ liên bang (IRS) cấp. Một bài đăng trên mạng đặt nghi vấn: “Có người nói rằng công nhân không giấy tờ vẫn đóng thuế? Và vì vậy họ nên được ở lại? Làm sao bạn có thể đóng thuế nếu bạn không được phép làm việc tại Hoa Kỳ? Thật vô lý!”
(WASHINGTON, ngày 2 tháng 4, Reuters) – Tổng Thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế cơ bản 10% lên toàn bộ hàng hóa nhập cảng vào Hoa Kỳ, đồng thời ban hành các mức thuế cao hơn đối với khoảng 60 quốc gia khác, bao gồm cả những đối tác mậu dịch hàng đầu của Mỹ. Hành động này khiến xung đột thương mại càng leo thang căng thẳng, thị trường tài chánh toàn cầu lao đao và các đồng minh thân cận của Mỹ không khỏi hoang mang, lo lắng.
Ngày tàn xuân thuở xưa ấy, cách nay đã 50 năm. Một cuộc đổi mới dẫn đến loạn lạc xã hội, ly tán gia đình. Máu tiếp tục đổ sau chiến tranh. Lệ nóng trào tuôn, hòa thêm vị mặn trên đại dương thống khổ. Hàng trăm nghìn gia đình bị đẩy lên những vùng ma thiêng nước độc để canh tác mưu sinh lập đời mới.
- Cộng Hòa kinh hoàng: Ứng cử viên Susan Crawford (đảng Dân chủ ủng hộ) được bầu vào Tòa Tối cao Wisconsin - Florida: Cộng Hòa thắng 2 ghế Dân Biểu liên bang - Elon Musk xù tiền cử tri Pennsylvania, bị kiện
(LONDON, ngày 2 tháng 4, Reuters) – Bắt đầu từ thứ Tư, ngày 2 tháng 4 năm 2025, du khách đến từ các quốc gia Âu Châu sẽ phải xin giấy phép du lịch điện tử trước khi đặt chân đến Anh. Đây là một phần trong chính sách mới nhằm siết chặt an ninh nhập cư. Chính phủ Anh đang học theo mô hình của nhiều quốc gia khác bằng cách duyệt xét và sàng lọc du khách ngay từ khâu chuẩn bị hành trình.
Chiều tối thứ Ba 1/4, cuộc đua vào Toà Tối Cao Wisconsin đã có kết quả. Người chiến thắng là Chánh án Susan Crawford – người mà Elon Musk đã chi hàng triệu đô-la để tặng cử tri nào bỏ phiếu chống lại bà. Chánh án Crawford đã giành được nhiệm kỳ 10 năm tại Tòa Tối Cao trước đối thủ Brad Schimel, chánh án Waukesha County và cựu tổng chưởng lý đảng Cộng hòa. Đây là cuộc bầu cử ở tiểu bang chiến trường lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump. Theo nhận định của NBC News, cuộc bầu cử phi đảng phái này đã thu hút sự chú ý của toàn quốc và trở thành cuộc đua vào Tòa Tối Cao tiểu bang tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Thẩm phán Susan Crawford đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Tòa án Tối cao Wisconsin với tỷ lệ 55,7% so với 44,3% của đối thủ bảo thủ Brad Schimel. Chiến thắng này giúp duy trì thế đa số 4-3 trong tòa án cao nhất của bang. Cuộc bầu cử này được chú ý vì sự tài trợ mạnh mẽ từ Elon Musk, người đã đóng góp hơn 25 triệu đô cho chiến dịch của Schimel. ​
(HOA KỲ, ngày 1 tháng 4, Reuters) – Theo dữ liệu ban đầu do chính phủ Hoa Kỳ công bố, số người bị bắt giữ khi vượt biên trái phép từ biên giới Hoa Kỳ - Mexico trong tháng 3 vừa qua đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
- Nhật có thể chết 300.000 người, mất tới 1,81 nghìn tỷ đô nếu động đất lớn 8 hay 9 độ được dự đoán 80% sẽ xảy ra đáy Nankai. - Larry Fink (CEO công ty BlackRock, quỹ đầu tư 11 nghìn tỷ đô): chủ nghĩa bảo hộ đã quay trở lại mạnh mẽ, ai cũng lo về kinh tế
(HOA KỲ, ngày 31 tháng 3, Reuters) – Một tòa án liên bang vừa ra lệnh ngăn chặn việc sa thải 19 nhân viên tình báo từng được phân công làm việc trong các chương trình về DEIA, vốn đã bị Trump ra lệnh xóa bỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.