Hôm nay,  

Trump Muốn Hoa Kỳ “Tiếp Quản” Gaza Và Tái Định Cư Người Palestine: Liệu Có Hợp Pháp?

06/02/202500:18:00(Xem: 1798)


Skärmbild 2025-02-06 091830

Trong buổi họp báo  tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây chấn động khi bất ngờ đề nghị là Hoa Kỳ nên “tiếp quản” Dải Gaza và tái định cư vĩnh viễn gần hai triệu người Palestine đang sống ở đó sang các nước láng giềng.

 

Trước đó, Trump đã nhiều lần kêu gọi Ai Cập và Jordan tiếp nhận dân tị nạn Palestine, nhưng cả hai quốc gia này đều cương quyết từ chối.

 

Lời đề nghị mới của Trump – cùng với viễn cảnh Hoa Kỳ trực tiếp nhúng tay can thiệp vào một vùng lãnh thổ có chủ quyền – ngay lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội, và làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính hợp pháp của đề nghị này theo luật quốc tế.

 

Khi được hỏi Hoa Kỳ sẽ dựa vào cơ sở pháp lý nào để làm điều này, Trump không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng. Ông chỉ nhấn mạnh rằng đây sẽ là một “vị thế sở hữu lâu dài,” và cũng không loại trừ lựa chọn dùng tới quân đội để đạt được mục tiêu. Vậy, luật pháp quốc tế nói gì về ý tưởng này?

 

Hoa Kỳ có thể tiếp quản một vùng lãnh thổ có chủ quyền không?

 

Câu trả lời ngắn gọn là không – Trump không thể tự ý chiếm lãnh thổ của người khác.

 

Kể từ sau Thế Chiến II năm 1945, luật pháp quốc tế đã nghiêm cấm việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm lãnh thổ. Đây là một trong những nguyên tắc cốt lõi của hệ thống pháp luật quốc tế từ khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) được thành lập.

 

Theo luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ chỉ có thể tiếp quản Gaza nếu có sự đồng thuận từ chính quyền hợp pháp của vùng lãnh thổ này. Nhưng vấn đề là Israel không có quyền chuyển giao Gaza cho Hoa Kỳ. Bởi vì Tòa án Quốc tế (International Court of Justice, ICJ) đã tuyên bố rằng Gaza là một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng – và việc chiếm đóng này là bất hợp pháp theo luật quốc tế. Vì vậy, nếu muốn hợp pháp hóa quyền kiểm soát Gaza, Trump sẽ cần có cái gật đầu của chính quyền Palestine và người dân Palestine – việc này gần như là bất khả thi.


Còn việc di dời dân cư?

 

Điều 49 của Hiến Ước Geneva (Geneva Conventions) quy định rằng một cường quốc chiếm đóng không được phép cưỡng ép di dời hoặc chuyển người dân  khỏi vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát.

 

Luật pháp quốc tế cũng quy định rằng không quốc gia nào được phép hỗ trợ một lực lượng chiếm đóng vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Điều đó có nghĩa là, nếu Hoa Kỳ muốn di dời toàn bộ dân số Gaza bằng vũ lực, Israel không thể ra tay giúp đỡ. Ngược lại, Hoa Kỳ cũng không thể tiếp tay cho Israel làm chuyện đó.

 

Tuy nhiên, một ngoại lệ: cường quốc chiếm đóng có thể tạm thời di dời dân cư vì lý do an toàn.

 

Trump và các cố vấn của mình, trong đó có phái đoàn Trung Đông vừa đến thăm Gaza, liên tục nhấn mạnh rằng khu vực này quá nguy hiểm để sinh sống. Trump cứ hỏi “sao mà họ vẫn muốn ở lại đây?” “không còn cách nào khác,” họ “phải rời đi thôi.” Nhưng dù có thể lấy lý do an toàn mà di dời họ đi chỗ khác, thì họ vẫn có quyền hồi hương ngay khi tình hình đã ổn định.

Nếu người dân tự nguyện rời đi thì sao?

 

Việc di dời dân cư chỉ hợp pháp nếu có sự đồng thuận. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là toàn bộ người dân Palestine ở Gaza phải đồng ý rời đi. Hoa Kỳ không thể ép buộc bất kỳ ai rời đi nếu họ không muốn.

 

Hơn nữa, theo luật quốc tế, một chính phủ – chẳng hạn như Chính quyền Palestine – không thể thay mặt toàn bộ dân số để đưa ra quyết định này. Mỗi cá nhân có quyền tự quyết, tức là quyền được quyết định tương lai của chính mình.

 

Một thí dụ điển hình là di cư. Nếu một người tự nguyện rời khỏi đất nước để tìm kiếm cuộc sống mới, đó là quyền hợp pháp của họ. Nhưng nếu họ bị ép buộc rời đi, đó là hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

 

Ngoài ra, việc sử dụng lời đe dọa để buộc người ta rời khỏi quê hương cũng không thể coi là sự đồng thuận. Nếu ai đó nói rằng: “Ở lại đồng nghĩa với cái chết, vì chiến tranh sẽ không kết thúc. Nhưng nếu rời đi, sẽ có cơ hội sống trong yên bình.” Đây không phải là đưa ra lựa chọn, mà là một hình thức đe dọa 

 

Việc ép buộc người dân rời khỏi Gaza có phải là hành vi thanh lọc sắc tộc không?

 

Khái niệm “thanh lọc sắc tộc” (ethnic cleansing) chưa từng được định nghĩa chính thức trong bất kỳ thỏa ước hay hiệp định quốc tế nào.

 

Nhưng hầu hết các chuyên gia luật quốc tế đều dựa vào định nghĩa do Ủy ban Chuyên gia về cựu Nam Tư đưa ra trong phúc trình gửi Hội đồng Bảo an LHQ vào năm 1994. Phúc trình này mô tả thanh lọc sắc tộc là: “Biến một khu vực trở nên thuần nhất về sắc tộc bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa để trục xuất các nhóm dân cư ra khỏi nơi đó.

 

Dựa trên định nghĩa này, những gì Trump đề nghị hoàn toàn có thể bị xem là thanh lọc sắc tộc – tức là buộc người Palestine rời khỏi Gaza bằng cưỡng ép hoặc đe dọa.


Điều gì sẽ xảy ra nếu Trump thực hiện kế hoạch này?

 

Nếu Trump thực sự cố gắng thực hiện kế hoạch này, ông ta sẽ vi phạm một trong những nguyên tắc tối cao của luật pháp quốc tế, được gọi là jus cogens (các quy tắc nền tảng, bao gồm cấm xâm lược lãnh thổ, cấm diệt chủng, cấm tội ác chiến tranh và các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng).

 

Luật pháp quốc tế cũng quy định rằng không quốc gia nào được phép bắt tay với quốc gia khác vi phạm những nguyên tắc này. Tất cả các quốc gia khác phải cố gắng ngăn chặn hoặc từ chối hợp tác, bao gồm áp đặt các biện pháp trừng phạt như cấm vận mậu dịch hoặc đóng băng tài sản; ngừng cung cấp hỗ trợ quân sự hoặc kinh tế, chẳng hạn như từ chối bán vũ khí hoặc cung cấp viện trợ tài chánh.

 

Một thí dụ điển hình về cách luật pháp quốc tế phản ứng với hành động vi phạm jus cogens là trường hợp Nga sát nhập bất hợp pháp Crimea vào năm 2014. Khi đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều từ chối công nhận Crimea thuộc về Nga. Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, hàng loạt lệnh trừng phạt đã được áp đặt, bao gồm đóng băng các tài sản của Nga và nhiều biện pháp kinh tế khác nhằm gây áp lực lên chính phủ Moscow.

 

Nếu Trump vẫn cố chấp thực hiện kế hoạch này, ông ta cũng có thể bị truy tố cá nhân theo luật hình sự quốc tế. Nếu bị xác định là người chủ mưu hoặc ra lệnh thực hiện hành vi cưỡng ép di dời dân cư, Trump có thể bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy tố.

 

ICC thực ra đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Israel và một chỉ huy của Hamas vì các tội danh liên quan đến xung đột tại Gaza.

 

Nguy cơ từ những phát ngôn của Trump

 

Một trong những tác động nguy hiểm từ những lời lẽ của Trump là khiến cho đối phương không được xem là con người.

 

Những giọng điệu như: “Nghĩ coi hàng thập niên qua, Gaza chỉ toàn là chết chóc,” và đem người dân đi tái định cư “cho họ có một mái nhà an ổn,” thay vì ở đó để “bị giết.”  Cách nói này tạo ra một hình ảnh méo mó rằng tình trạng ở Gaza là do bản chất “không văn minh” của người dân Palestine, chứ không phải là hậu quả của lịch sử xung đột kéo dài hàng thập niên.

 

Ngay cả khi Trump chỉ nói mà không làm, thì chỉ những lời lẽ như thế cũng đã khiến người Palestine bị coi là kém cỏi, không quan trọng, có thể đặt đâu ngồi đó. Điều đó có thể làm gia tăng các hành vi vi phạm luật chiến tranh và luật nhân đạo quốc tế, vì những kẻ vi phạm sẽ cảm thấy mình chẳng mang tội lỗi gì nặng nề khi tấn công hoặc đàn áp họ.

 

Cách Trump thảo luận về những vấn đề quan trọng như tiếp quản lãnh thổ và di dời dân cư một cách hời hợt, thiếu trách nhiệm cũng làm cho tình hình trở nên nguy hiểm hơn. Bởi vì ông ta đang tạo ra ấn tượng rằng các quy tắc luật pháp quốc tế có thể dễ dàng bị phá vỡ dù có thực sự làm vậy hay không.

 

Nguồn: “Trump wants the US to ‘take over’ Gaza and relocate the people. Is this legal?được đăng trên trang TheConversation.com.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
06/02/202514:14:09
Khách
Bài phân tích rất hay. Cái vụ này là trò giết nguời cuớp của nà ngay cả CSVN cũng không làm. CSVN quy hoạch đất đai bãi biển để xây đuờng sá khách sạn, nhưng họ bồi thuờng và không dội bom giết chủ nhà. Các tài sản đất đai bị tịch thu sau năm 1975 nay đuợc trả lại khi chủ nhân trở về có giấy tờ chứng minh. Ngày xưa dân da đỏ Mỹ cũng bị dân da trắng giết nguời cuớp của rồi đuổi họ vào vùng rừng nuí hẻo lánh mà không đuơc bồi thuờng.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bắt bớ vào những giờ thất thường từ nhà ở của người dân đã là một chiến lược phổ biến được các chính quyền độc tài áp dụng, nhằm áp đảo và gây hoảng hốt, khiến người bị bắt cũng như những người khác hoang mang, sợ hãi, lo lắng bất thường và vì vậy không kịp trở tay suy nghĩ hay ứng xử bình tĩnh theo những lý lẽ thông thường.
Theo thống kệ, hiện có khoảng 33.2 triệu doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ, chiếm 99.9% tổng số doanh nghiệp. Hơn 40% chủ doanh nghiệp nhỏ là phụ nữ, 24% là người nhập cư, và gần 20% là người chủng tộc thiểu số
- Trump đón Thủ tướng Ireland, nói Liên Âu lập ra để chống Mỹ trong đó Ireland bóc lột Mỹ vì cho thuế nhẹ để đón các hãng dược Mỹ vào. Thủ tướng Ireland đáp: có 700 công ty Ireland đặt trụ sở ở Mỹ, tạo ra nhiều ngàn việc làm. - Nhân quyền la làng: Trump đã nối lại việc giam các gia đình người nhập cư tại một trại giam ở Nam Texas, trong đó có 1 em bé 1 tuổi
(MOSCOW, ngày 12 tháng 3, Reuters) – Trong chuyến thăm bất ngờ đến nơi quân đội Nga đang đóng quân tại khu vực Kursk, Putin mặc quân phục, trực tiếp chỉ thị quân đội tiếp tục tấn công và nhanh chóng giành lại toàn bộ lãnh thổ, nơi còn quân lính Ukraine.
(WASHINGTON, ngày 12 tháng 3, Reuters) – Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) loan báo rằng họ thu hẹp phạm vi quy định đối với các nguồn nước thuộc quyền quản trị liên bang, nhằm tuân thủ phán quyết của Tối Cao Pháp Viện vào năm 2023. Quyết định này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa, đặc biệt là tại các tiểu bang nông nghiệp.
Các quan chức Ukraine và Hoa Kỳ đã họp kín trong khoảng hơn 8 giờ tại Jeddha, Saudi Arabia vào thứ Ba, 11/3/2025, để tìm ra giải pháp chấm dứt chiến tranh với Nga, trong khi Kiev đưa ra đề nghị ngừng bắn một phần trên không và trên biển. Phái đoàn của Hoa Kỳ gồm có Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mike Waljz, Ngoại Trưởng Marco Rubio. Phái đoàn Ukraine gồm Ngoại Trưởng Andrii Sybiha, Bộ Tưởng Quốc Phòng Rustem Umerov và Chánh Văn Phòng Tổng Thống Andriy Yermak.
Dữ liệu cho thấy phân biệt đối xử tại nơi làm việc vẫn là rào cản đối với sự thăng tiến nghề nghiệp của phụ nữ da đen.
DB Anh Mike Martin: Nga có thể "làm sụp đổ NATO" với cú thử Điều 5, khi cho lính mặc quân phục ẩn danh tấn công Narva (thị trấn Estonia giáp biên) rồi sẽ "hiếp dâm và thảm sát" như ở Ukraine. - Dân Ukraine sợ Zelensky nhượng bộ Nga (và Trump) quá nhiều: 47,1% không chấp nhận nếu nhượng đất cho Nga và bị cấm vào NATO, chỉ 8,2% nói đồng ý vì cần hòa bình
(WASHINGTON, ngày 11 tháng 3, Reuters) – Hạ viện Hoa Kỳ (do Đảng Cộng hòa kiểm soát) đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời để duy trì hoạt động của các cơ quan liên bang, ngăn chặn nguy cơ chính phủ phải đóng cửa sau thứ Sáu (14/3). Tổng thống Donald Trump vẫn đang điên cuồng theo đuổi chính sách cắt giảm quy mô bộ máy chính phủ liên bang.
(HOA KỲ, ngày 11 tháng 3, Reuters) – Tình hình dịch sởi tại Texas và New Mexico ngày càng trở nên đáng lo ngại khi số ca nhiễm tăng thêm 28 trường hợp chỉ trong vòng 5 ngày. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm tại hai bang này đã lên tới 256 ca kể từ khi dịch sởi bùng phát vào cuối tháng 1.
Hhiện tượng mới của nhiều người dân Nam Hàn ưa chuộng thiền tập chánh niệm nhưng không muốn gắn liền với các giáo hội. Một điểm cũng đáng chú ý ở Nam Hàn hiện nay là khuynh hướng hồi phục tín ngưỡng dân gian Shamanism, có thể dịch là tín ngưỡng Thầy Pháp dân gian, có thể đối chiếu phần nào tương đương như Đạo Mẫu tại Việt Nam
- Rủ nhau đốt tiền: 5 vị khách tỷ phú của Trump bốc hơi 209 tỷ đô tài sản kể từ lễ nhậm chức của Trump - Rạng sáng hôm nay, cổ phiếu Tesla Inc. tăng 3% nhờ Trump nói sẽ mua liền 1 xe Tesla mới - Cổ phiếu Mỹ lao đốc hơn 1.000 điểm vào chiều Thứ Hai, gây cơ nguy suy thoái kinh tế. - Musk la làng: mạng X bị tấn công, đứt mạng mấy giờ liền
(NEW YORK, ngày 10 tháng 3, Reuters) – Tòa án đã ra phán quyết tạm dừng lệnh trục xuất Mahmoud Khalil, sinh viên người Palestine tại Đại học Columbia. Vụ trục xuất này là một phần trong chiến dịch trấn áp của chính quyền Trump đối với những người biểu tình chống Israel. Phiên tòa xét xử được lên lịch vào thứ Tư (12/3).
(MONTREAL/JEDDAH, ngày 10 tháng 3, Reuters) – Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố: Hoa Kỳ phản đối việc sử dụng những từ ngữ có thể làm tổn hại đến việc cố gắng đưa Nga và Ukraine đến bàn đàm phán. Trước thềm cuộc họp của Nhóm G7 trong tuần này, Washington đã có những tranh cãi với các đồng minh, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bế tắc trong việc đạt được đồng thuận chung.
Cùng với một chủng virus cúm độc lực hơn, sự hoài nghi về vaccine, những thay đổi về chính sách công, thông tin sai lệch, và nỗi sợ bị trục xuất của cộng đồng di dân đã góp phần tạo nên cơn bão hoàn hảo cho một mùa cúm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.