Hôm nay,  

Nghiên Cứu Mới: Kim Tinh Chưa Từng Có Đại Dương

07/02/202500:00:00(Xem: 1382)

kim tinh
Hình ảnh mô phỏng góc nhìn bán cầu Bắc của Kim tinh, được tạo dựng từ dữ liệu do phi thuyền Magellan của NASA thu thập. (Nguồn: NASA/JPL)
 
Là một hành tinh đá có kích thước tương đương Địa cầu với nhiệt độ bề mặt lên đến 1,000 độ Fahrenheit (khoảng 537 độ C), Kim tinh từ lâu đã được mệnh danh là “chị em song sinh đáng sợ” của Địa cầu. Biệt danh này xuất phát từ ý kiến phổ biến cho rằng Kim tinh có thể từng được bao phủ bởi các đại dương, giống như Địa cầu.
 
Tuy nhiên, một nhóm nhà thiên văn học tại Đại học Cambridge vừa đưa ra kết luận ngược lại: Kim tinh có thể chưa bao giờ có đại dương. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, có thể sẽ làm thay đổi cách chúng ta tìm kiếm sự sống ngoài không gian.
 
Tereza Constantinou, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Viện Thiên văn học của Cambridge và là tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ với tờ Guardian: “Phát hiện này không bác bỏ hoàn toàn việc có sự sống trên Kim tinh, mà chỉ loại trừ việc có dạng sự sống giống như trên Địa cầu.
 
Hiện nay, bề mặt của Kim tinh là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất từng được biết đến. Nhiệt độ trên hành tinh này đủ để khiến chì nóng chảy, áp suất không khí thì cao gấp 100 lần Địa cầu, và bầu khí quyển chứa đầy những đám mây axit sulfuric độc hại. Để giải thích vì sao Kim tinh trở nên khắc nghiệt như hiện tại, các khoa học gia đã đưa ra hai giả thuyết: phiên bản “ẩm” và phiên bản “khô.”
 
Cả hai giả thuyết đều cho rằng Kim tinh có khởi đầu là một “biển magma” – lớp bề mặt nóng chảy. Nhưng giả thuyết “ẩm” cho rằng hành tinh này từng hạ nhiệt và hình thành đại dương, còn giả thuyết “khô” khẳng định rằng Kim tinh chưa bao giờ có nước.
 
Constantinou giải thích; “Cả hai giả thuyết trên đều dựa trên các mô hình khí hậu. Chúng tôi muốn đi theo một hướng khác, dựa trên các quan sát về thành phần hóa học bầu khí quyển của Kim tinh hiện tại.
 
Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào việc phân tích bầu khí quyển của Kim tinh, và nhận thấy rằng các chất mất đi từ bầu khí quyển liên tục được bổ sung bởi hoạt động núi lửa. Từ đó, họ có thể suy ra các loại khí thải từ các vụ phun trào núi lửa, và từ đó đưa ra kết luận về cấu tạo bên trong hành tinh.
 
Nếu Kim tinh từng có nước (kịch bản ẩm), nước sẽ được giữ bên dưới bề mặt hành tinh, và hiện tại vẫn phải thoát ra khí quyển thông qua các vụ phun trào núi lửa. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy điều ngược lại: các vụ phun trào núi lửa trên Kim tinh chỉ chứa tối đa 6% hơi nước, trong khi trên Địa cầu, con số này là hơn 60%.
 
Constantinou cho biết: “Thành phần hóa học bầu khí quyển cho thấy các vụ phun trào núi lửa trên Kim tinh thải ra rất ít nước. Điều này phù hợp với giả thuyết rằng Kim tinh có một bề mặt khô hạn từ lâu và chưa bao giờ là một hành tinh có thể sống được.
 
Tuy nhiên, Frank Mills, khoa học gia về hành tinh tại Đại học Quốc gia Úc, không tham gia vào nghiên cứu, cho biết ông chưa hoàn toàn bị thuyết phục bởi kết quả này. Trong một bài phỏng vấn với đài ABC của Úc, Mills giải thích rằng hiện chưa có sự đồng thuận trong giới khoa học về lịch sử đại dương của Kim tinh. Dù vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn nghiêng về giả thuyết Kim tinh từng có nước, nên ông cần thêm những bằng chứng thuyết phục hơn.
 
Thực tế, Constantinou cho biết cuộc tranh luận về kịch bản “ẩm hay khô” của Kim tinh sẽ không được giải quyết dứt điểm cho đến khi chúng ta gửi các tàu thăm dò đến hành tinh này. May mắn thay, NASA đã lên kế hoạch cho sứ mệnh DaVINCI vào năm 2030. Sứ mệnh này dự kiến sẽ thực hiện các chuyến bay ngang qua Kim tinh và đưa một tàu thăm dò vào bầu khí quyển của hành tinh. Các nhà nghiên cứu hy vọng tàu thăm dò này có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt trên Kim tinh đủ lâu để thu thập thông tin về bề mặt hành tinh.
 
Trong khi đó, dựa vào giả thuyết Kim tinh từng có nước, các khoa học gia vẫn dùng Kim tinh và Địa cầu làm thí dụ cho những hành tinh có thể sống được trong không gian. Ngoài ra, Kim tinh nằm ngay rìa “vùng sống được” – khu vực xung quanh một ngôi sao mà nhiệt độ của hành tinh vừa đủ để nước lỏng tồn tại trên bề mặt, có thể chứa được sự sống.
 
Điều này có nghĩa là, kết quả nghiên cứu không chỉ thách thức hiểu biết của chúng ta về lịch sử địa chất của Kim tinh, mà còn thay đổi phần nào cách các khoa học gia tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
 
Constantinou chia sẻ: “Nếu Kim tinh từng có thể sống được, thì có nghĩa là những hành tinh khác mà chúng ta đã phát hiện cũng có thể sống được. Nhưng nếu Kim tinh chưa từng có sự sống, thì các hành tinh giống Kim tinh ở nơi khác cũng khó tồn tại sự sống hơn.
 
Bà nói thêm rằng: “Chúng tôi đã rất muốn thấy rằng Kim tinh từng là một hành tinh giống Địa cầu hơn. Nên cũng thấy buồn khi biết là không phải.” Dù vậy, bà khẳng định rằng phát hiện này sẽ giúp tập trung hơn vào “những dạng sự sống giống như chúng ta đã biết.
 
Nguồn: “Did Venus Have Oceans? This Surprising New Study Suggests Not, a Theory That Could Upend the Search for Extraterrestrial Life” được đăng trên trang Smithsonianmag.com. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(BOSTON, ngày 28 tháng 4, Reuters) – Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết đang điều tra Đại học Harvard và Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review) sau khi có cáo buộc rằng ban biên tập của tạp chí đã ưu tiên duyệt nhanh một bài viết của thành viên thuộc nhóm sắc tộc thiểu số chấp bút.
(HỒNG KÔNG, ngày 29 tháng 4, Reuters) – Bốn nhà hoạt động dân chủ trong số 47 người bị kết án trong phiên tòa an ninh quốc gia nổi tiếng tại Hồng Kông đã được trả tự do sau hơn bốn năm bị giam giữ.
- Trump thúc giục dân Canada hãy bầu một thủ tướng chịu sáp nhập Canada vào Mỹ để có thuế quan zero - Canada: Trump chỉ muốn tài nguyên Canada, nên sáp nhập là khỏi cần mua - Bộ trưởng Tài chính Mỹ: TQ hãy hạ nhiệt chiến tranh thương mại. TQ im lặng.
(SEOUL, ngày 28 tháng 4, Reuters) – Bắc Hàn chính thức thừa nhận đã điều binh lính tới giúp Nga trong cuộc chiến với Ukraine, theo mệnh lệnh trực tiếp từ Kim Jong Un. Bình Nhưỡng còn khẳng định lực lượng này đã “góp công lao không nhỏ” vào việc giành lại các vùng lãnh thổ của Nga bị Ukraine chiếm giữ.
(WASHINGTON, ngày 27 tháng 4, Reuters) – Theo Cơ Quan Bài Trừ Ma Túy Hoa Kỳ (DEA), cảnh sát liên bang đã bố ráp một hộp đêm ở Colorado Springs, bắt giữ hơn 100 di dân lậu.
WESTMINSTER (PTH/VB) – Buổi ra mắt sách “Những Người Ở Lại” của tác giả LU Thuy hôm Chủ Nhật 27/4/2025 tại Westminster cũng là dịp để tác giả tâm sự về lý do vì sao viết sách này, cũng là dịp để nghe anh Võ Văn Thiệu, một sinh viên du học tại Ý từ trước năm 1975, kể về không khí thân cộng của các sinh viên từ Miền Nam VN du học tại Pháp
- Bến cảng cho tàu hàng vắng hơn: phí bảo hiểm hàng tăng, giá cước vận chuyển container từ TQ giảm. - Báo động: tăng hủy chuyến tàu hàng từ các công ty vận chuyển vì chờ thuế quan - Các nhà bán lẻ Walmart, Home Depot và Target áp lực Trump: thuế quan làm thiếu hàng, giá tăng.
Michael Gloss, 21 tuổi, con trai Phó giám đốc CIA tử trận ở Ukraine tháng 4/2024 trong khi tình nguyện chiến đấu trong quân đội Nga. Thân phụ là cựu lính chiến nói cậu con tâm thần. CIA coi sự ra đi của Michael là chuyện riêng của gia đình Gloss. - Wisconsin: FBI bắt Thẩm phán Hannah Dugan tại tòa Milwaukee vì chỉ đường cho luật sư dẫn 1 di dân lậu thoát ngõ bên hông, trong khi ICE mai phục, bố ráp
Ngày 25/4, chính quyền Trump bất ngờ thông báo sẽ tạm thời khôi phục hồ sơ của sinh viên quốc tế trong hệ thống SEVIS, cho phép họ tiếp tục duy trì tình trạng hợp pháp để học tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các viên chức di trú nhấn mạnh rằng đây chỉ là tạm thời, và họ vẫn có thể tiếp tục chấm dứt tình trạng hợp pháp này trong tương lai, bất chấp làn sóng pháp lý, theo The New York Times.
(WASHINGTON, ngày 25 tháng 4, Reuters) – Từ việc đưa ra cảnh báo không nên rời khỏi Hoa Kỳ cho đến hướng dẫn cách hoàn thành chương trình học giữa tình hình rối ren, bất ổn, nhiều trường đại học Hoa Kỳ đang chủ động hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm cách ứng phó với chính sách di trú cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia , rằng chuyện Thiền Tông bên ni và Tịnh Độ bên nớ, và những chuyện tương tự... khi người này nói rằng chỉ có họ đúng và người khác hẳn phải là sai. Ngay cả đôi khi bạn mở truyền hình ra xem, cũng bất ngờ khi thấy một vị sư hay một cư sĩ Phật tử nói những chuyện tương tự. Những tranh cãi hiện ra bất kể rằng họ cùng thờ Đức Phật, cùng công nhận các pháp ấn, cùng tu pháp Bát Chánh Đạo, nhưng một khác biệt nào đó đã được xem là lệch nghĩa. Dò lại kinh điển, chúng ta thấy rằng Đức Phật nói rằng người trí sẽ không thấy gì để tranh cãi nữa, vì tâm họ đã xa lìa cõi này.
Nếu một di dân nhập cư có thể bị trục xuất mà không cần thủ tục tòa án hợp pháp, chỉ cần bị gán mác băng đảng là xong, thì có gì bảo đảm rằng điều đó sẽ không xảy ra với công dân Mỹ? Câu hỏi tưởng chừng như không tưởng này lại đang làm dấy lên làn sóng tranh luận trong giới luật gia, sau khi Trump úp mở ý tưởng trục xuất những công dân Mỹ bị kết án tội bạo lực sang El Salvador.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho là đang xem xét ban hành một sắc lệnh hành pháp cho phép tích trữ các kim loại được khai thác từ đáy Thái Bình Dương. Kế hoạch này nằm trong chiến lược giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn khoáng sản quan trọng từ các nước khác, như đồng, cobalt và lithium. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang bàn bạc để xây dựng một “lộ trình” chung nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản biển sâu (deep-sea mining) trong vùng biển quốc tế. Nếu Mỹ quyết định tiến hành kế hoạch hỗ trợ khai thác khoáng sản ở Thái Bình Dương, thì họ sẽ tự làm mà không cần xin phép Cơ Quan Quản Trị Đáy Biển Quốc Tế (International Seabed Authority, ISA), cơ quan liên quốc gia có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động khai thác ở vùng biển quốc tế.
TQ đã chính thức thông qua kế hoạch xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới, bắc ngang qua dòng sông Yarlung Tsangpo tại vùng Tây Tạng. Khi được hoàn thành và đưa vào vận hành, công trình này không chỉ là một cột mốc kỹ thuật mà còn trở thành nhà máy phát điện lớn nhất thế giới, có quy mô vượt xa bất kỳ dự án nào từng có trước đó. Tuy nhiên, đằng sau sự vĩ đại ấy là vô vàn nỗi lo. Nhiều người e ngại rằng con đập sẽ buộc cộng đồng dân cư tại địa phương phải di dời, đồng thời gây ra những tác động sâu rộng đến môi trường tự nhiên. Mối quan ngại này đặc biệt nghiêm trọng đối với Ấn Độ và Bangladesh – hai quốc gia nằm ở khu vực hạ lưu, nơi dòng sông được gọi là Brahmaputra.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.