Hôm nay,  

Sau Thảm Họa Cháy Rừng, Liệu Los Angeles Có Khôi Phục Nhanh Chóng Mà Không Cần Người Nhập Cư?

07/02/202500:00:00(Xem: 1890)

EMS briefing 1-24-25

Ảnh EMS

 
Quận Cam (VB) - Người nhập cư là xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ, là lực lượng lao động chính của nhiều ngành nghề, trong đó có xây dựng, các dịch vụ khác liên quan đến việc tái thiết sau thảm họa. Sau các vụ cháy rừng khủng khiếp ở Los Angeles, giống như mọi thảm họa khác từng xảy ra ở Hoa Kỳ, những người nhập cư đã làm việc chăm chỉ để dọn dẹp khi khu vực này. Nhiều người trong số những công nhân này là người nhập cư chưa có giấy tờ.
 
Vào đầu năm 2025, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã liên lạc với chính quyền mới của tổng thống Trump, thuyết phục nên giảm bớt các kế hoạch trục xuất di dân hàng loạt, với lời hứa khi tranh cử lên đến 10 triệu người! Lý do là nhiều ngành công nghiệp đã ở giai đoạn "thắt lưng buộc bụng", thiếu hụt lao động trầm trọng.
 
Trong một cuộc họp báo trên zoom do Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) tổ chức vào ngày 24/01/25, các chuyên gia đã thảo luận về hậu quả của nỗ lực trục xuất di dân, và những nỗ lực bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động nhập cư.
 
Những diễn giả trong hội thảo:
Pablo Alvarado, giám đốc điều hành của National Day Laborers Organizing Network (NDLON).
Nik Theodore, giáo sư danh dự, Khoa Quy hoạch và Chính sách đô thị Đại học Illinois Chicago
Anabella Bastida, giám đốc, Liên Minh Vì Quyền Của Người Nhập Cư Los Angeles (CHIRLA).
Jennie Murray, chủ tịch Diễn Đàn Nhập Cư Quốc Gia (NIM)
 
Thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Los Angeles đã thiêu rụi hơn 50,000 mẫu Anh, khiến 28 người chết. Thiệt hại của thảm họa ước tính lên tới 275 tỷ đô la, gần 17,000 tòa nhà bị phá hủy, hơn 150,000 người phải sơ tán hoặc mất nhà cửa. Việc phục hồi nhanh chóng sẽ rất quan trọng đối với tương lai của thành phố nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sự phục hồi có hiệu quả sẽ giúp đỡ không chỉ với những người mất nhà cửa, mà còn cả đối với ngành bảo hiểm.
 
Nhưng hiện nay, trước các mối đe dọa trục xuất di dân của chính quyền Trump, ngành xây dựng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng ở Quận LA và trên toàn quốc. Sau cơn bão Katrina năm 2005, Tổng thống George W. Bush đã tạm dừng lệnh trừng phạt của chủ doanh nghiệp thuê những người nhập cư chưa có giấy tờ. Các doanh nghiệp đang thuyết phục Tòa Bạch Ốc làm điều tương tự.
 
Theo giáo sư Nik Theodore, nhu cầu dọn dẹp và tái thiết là cấp thiết. Khu vực cháy đang bị ô nhiễm bởi ​​tro bụi có chì, các chất độc khác bị rò rỉ vào lòng đất, ngấm vào nước ngầm và không khí. Trong công việc dọn dep các khu vực phục hồi sau thảm họa đô thị mà NDLON đã nghiên cứu trong hai thập niên, các nhà thầu thường đến từ ngoài tiểu bang, thuê lao động địa phương và những người nhập cư,  tạo ra các đội làm việc nhanh chóng, rẻ tiền. Điều đáng nói là những người nhập cư được trả lương thấp, nhưng chưa bao giờ được hưởng các điều kiện bảo vệ sức khỏe theo tiêu chuẩn lao động Hoa Kỳ.
 
Trên toàn quốc, khoảng 30% công nhân ngành xây dựng là người nhập cư. Ở các tiểu bang như California và Texas, tỷ lệ này là 40%. Vào năm ngoái, tình trạng thiếu hụt nhân công ngành xây dựng đã lên tới hơn nửa triệu trên toàn quốc.
 
Bà Jennie Murray (NIM) cho rằng Los Angeles sẽ phải phụ thuộc vào người lao động nhập cư để tái thiết sau thảm họa. Nhưng hiện nay họ đang quá sợ hãi, không dám nhận việc vì sợ bị trục xuất. Thế vận hội Olympic 2028 vẫn đang được chuẩn bị tại Los Angeles. Ngành công nghiệp xây dựng đang cần nhiều nhân công nhập cư ngay cả khi không có thảm họa cháy rừng.
 
Một bản ghi nhớ của Bộ Nội An mới được công bố, cho phép các nhân viên thực thi pháp luật về nhập cư nhanh chóng trục xuất những người di cư đến Hoa Kỳ theo chương trình ân xá của Biden. Khoảng 1.5 triệu người di cư chủ yếu là từ Haiti, Cuba, Nicaragua và Venezuela đang nằm trong tầm ngắm.
 
Ngay cả một số cử tri Cộng Hòa cũng cho rằng việc trục xuất nên nhắm vào những thành phần tội phạm hơn là những người đang góp phần xây dựng nước Mỹ. Theo một cuộc thăm dò toàn quốc do NIM thực hiện với 1,200 người lớn trên toàn quốc, 60% cử tri Cộng Hòa và 67% cử tri nói chung cho biết cơ quan thực thi luật nhập cư nên nhắm vào những tội phạm bạo lực và những người đã có lệnh trục xuất, thay vì  nhắm vào tất cả những di dân chưa có giấy tờ.  Nước Mỹ đã quen với việc hưởng lợi từ người lao động nhập cư, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng có tính nhân đạo dành cho họ. Các diễn giả cảnh báo đừng rơi vào cái bẫy mà chính quyền Trump tuyên truyền là chỉ để truy đuổi tội phạm bạo lực. Thực tế, phần lớn những người đang bị trục xuất không phải là mối đe dọa đối với an ninh công cộng.
 
Trung tâm điều hành của tổ chức NDLON ở Pasadena, cách đám cháy Eaton một dặm về phía nam, là tổ chức hoạt động ứng phó thảm họa lớn nhất trong khu vực. Tổ chức cung cấp hơn 1,000 người lao động mỗi ngày. Họ còn có 500 xe đi khắp nơi để nhận các khoản quyên góp thực phẩm, quần áo, khẩu trang N95… Những người nhập cư làm việc chung với những người địa phương như một lực lượng lao động lành nghề. 15 đội đang dọn dẹp những đống đổ nát trên khắp thành phố, và những người lao động nhập cư dẫn đầu công việc này.Một điều đáng trân trọng ở đây là khi cùng nhau làm việc, người dân không còn để ý đến sự khác biệt về chính kiến. Những người MAGA cùng người nhập cư dọn sạch các lối đi bị chặn vào các căn nhà; họ không hỏi chủ căn nhà mà họ đang dọn dẹp là đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, là bạn hay thù.
 
Anabella Bastida là giám đốc của CHIRLA, tổ chức chuyên bảo vệ quyền lợi của người nhập cư. Bà cho  biết nhiều gia đình hiện đã mất hết giấy tờ tùy thân trong hỏa hạn: passport, giấy tờ liên quan đến tình trạng di trú… CHIRLA đang hợp tác với lãnh sự quán Mexico ở Los Angeles để giúp đỡ họ làm lại giấy tờ, đang kết nối họ với những tổ chức hỗ trợ thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Tổ chức đặc biệt hỗ trợ cho các gia đình thu nhập thấp, những người không đủ điều kiện nhận trợ giúp từ FEMA, hoặc không dám cung cấp thông tin về tình trang di trú. Một gia đình đã nói sẽ không mạo hiểm cung cấp thông tin cho chính phủ, vì sợ sẽ bị trục xuất.  
 
CHIRLA cũng hợp tác với các nhà thờ địa phương và khu học chánh của quận tổ chức gần 150 buổi hướng dẫn về quyền lợi hợp pháp của người nhập cư, trong trường hợp họ phải đối phó với ICE. Mới đây, người dân đã chứng kiến ​​các cuộc đột kích của ICE ở Bakersfield và ở Quận LA. Những người nhập cư không phải là tội phạm, đang chờ được xét duyệt tình trạng di trú, đang làm việc và đóng thuế cần được tiếp tục đến trường, đi bệnh viện, nhận được sự giúp đỡ mà họ cần. California đang cần họ để tái thiết lại Los Angeles.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn 300 thành viên tham gia gồm các cá nhân và tổ chức quan trọng trong cộng đồng, đã dẫn đầu cuộc biểu tình ngày thứ Ba trước văn phòng dân biểu Young Kim ở Anaheim Hills, với những bảng hiệu phản đối các sách lược cắt giảm ngân sách liên bang áp dụng với các chương trình an sinh xã hội quan trọng như Medicaid và SNAP, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu gia đình, người cao niên, người khuyết tật, các gia đình và trẻ em phụ thuộc vào các chương trình này.
(WASHINGTON, ngày 18 tháng 3, Reuters) – Một thẩm phán liên bang tại Washington đã ra lệnh tạm thời ngăn chặn quân đội Hoa Kỳ thực thi sắc lệnh của Trump về việc cấm người chuyển tính phục vụ trong quân đội. Phán quyết này được đưa ra trong vụ kiện của 20 quân nhân đương nhiệm và những người đang có nguyện vọng nhập ngũ.
(DALLAS, ngày 19 tháng 3, AP) – Chính phủ Hoa Kỳ vừa công bố một loạt các tài liệu mật liên quan đến vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy năm 1963, theo chỉ thị của Tổng thống Trump được ban hành ngay sau khi ông nhậm chức.
Cuối tuần qua, chính quyền Trump đã tiếp tục đẩy nước Mỹ vào một cuộc khủng hoảng Hiến pháp chưa từng có khi công khai phớt lờ hai lệnh cấm trục xuất từ tòa án liên bang. Trong sự việc đầu tiên, bác sĩ Rasha Alawieh, một chuyên gia ghép thận tại Đại học Brown, đã bị cưỡng ép rời khỏi Hoa Kỳ dù hôm thứ Sáu (14/3), thẩm phán đã ra lệnh dừng ngay lập tức việc trục xuất. Sau đó, chính quyền tiếp tục trục xuất khoảng 250 người Venezuela đến El Salvador, dù một thẩm phán liên bang đã ra lệnh dừng ngay lập tức các chuyến bay. Bộ Tư Pháp viện cớ rằng họ không thể ngăn chặn vụ trục xuất Alawieh vì lệnh tòa đến quá muộn. Tòa Bạch Ốc thậm chí còn cho rằng thẩm phán không có quyền can thiệp đối với những di dân Venezuela và Trump có toàn quyền trục xuất bất kỳ ai không phải công dân Mỹ mà không cần phải chịu sự giám sát của tư pháp.
(CHICAGO/WASHINGTON, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Chính quyền Trump tuyên bố có kế hoạch hợp pháp hóa vĩnh viễn việc tăng tốc độ dây chuyền chế biến tại các nhà máy chế biến thịt heo và gia cầm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quyết định này khiến các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động lo ngại, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe người lao động và an toàn thực phẩm.
(WASHINGTON, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Đại học Harvard thông báo rằng từ năm học 2025-2026, trường sẽ miễn toàn bộ học phí cho sinh viên đại học từ các gia đình có thu nhập dưới 200,000 MK mỗi năm. Đối với sinh viên đến từ các gia đình có thu nhập dưới 100,000 MK, Harvard sẽ không chỉ miễn học phí mà còn chi trả phí bảo hiểm y tế, chỗ ở và các chi phí sinh hoạt khác.
Lama Zopa Rinpoche giải thích phương pháp thiền về tính không trong cuộc sống hàng ngày. Trích đoạn này là từ bài giảng tại Viện Root Institute, Bodhgaya, Ấn Độ, vào ngày 30 tháng 1 năm 2012. Biên tập bởi Tu sĩ Ailsa Cameron.
(PERTH, ngày 16 tháng 3, Reuters) – Trên vùng biển ngoài khơi Tây Úc, trong phòng điều khiển của tàu ngầm USS Minnesota (Virginia class), các vận hành viên hệ thống Sonar đang điều chỉnh hệ thống để thích nghi với những âm thanh đặc trưng của cá heo. Đây là vùng biển mới đối với họ, trong thời gian tới, sự hiện diện của tàu ngầm Hoa Kỳ sẽ được mở rộng đáng kể.
(SEOUL, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Bắc Hàn tuyên bố sẽ tiếp tục nâng cấp và tăng cường lực lượng nguyên tử của mình, đồng thời lên án các ngoại trưởng của nhóm G7 (gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản) vì đã vi phạm chủ quyền của nước này khi yêu cầu họ chấm dứt chương trình vũ khí nguyên tử.
- Canada: Thủ tướng Mark Carney xét lại vụ mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ xem có thể mua chiến đấu cơ nước khác hay không. Công ty Lockheed Martin lạnh cẳng: hợp đồng 88 phi cơ còn giá trị. - Trump thêm 1 chiến thắng: Một tòa kháng án đã dỡ bỏ lệnh tòa dưới chặn các sắc lệnh của Trump đòi xóa sổ DEI
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau. Trong truyền thống Phật giáo, nó được gọi là "Phật tánh" hay là bản chất Phật -- thường được mô tả theo ba phẩm chất: trí tuệ vô biên, khả năng vô hạn và lòng từ bi vô lượng.
Nhân viên truyền thông của đài VOA sáng hôm nay đến làm việc tại Đài Tiếng nói Hoa Kỳ để phát sóng chương trình cuối tuần của họ như thường lệ đã nhận được thông báo họ đã bị cấm cửa: Các quan chức liên bang đã tiến hành lệnh đình chỉ hàng loạt hoạt động vô thời hạn. Việc này diễn ra sau sắc lệnh ban hành vào khuya thứ Sáu của Tổng thống Trump rằng cơ quan mẹ của cơ quan này, có tên là U.S. Agency for Global Media (Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ), “phải loại bỏ mọi hoạt động luật pháp không bắt buộc” (eleminate all activities not required by law). Khoảng 10 giờ sáng Thứ Bảy 15/3/2025, Kari Lake, giám đốc Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA đăng trên danh khoản Twitter nội dung: “Tổng thống đã ban hành một sắc lệnh hành pháp có tên là Tiếp tục Cắt Giảm Bộ máy Quan liêu Liên bang. Sắc lệnh này tác động vào Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM) và các đài VOA, OCB, RFA, RFI do USAGM tài trợ ngân sách. Nếu bạn là nhân viên của cơ quan này, vui lòng kiểm tra email của bạn ngay để
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.