Woody Allen từng nói: "Tôi không muốn trở nên bất tử nhờ công việc của mình. Tôi muốn trở nên bất tử bằng cách không chết." Câu nói này phản ánh một khát vọng chung của nhân loại: kéo dài tuổi thọ, thậm chí là mơ về sự bất tử. Sống mãi có thể không phải là điều đáng mơ ước và cũng không thực tế lắm, nhưng sống lâu và khỏe mạnh vẫn là điều mà hầu hết mọi người đều mong muốn.
Vậy làm thế nào để kéo dài tuổi thọ?
Hạn Chế Calo: Bí Quyết Từ Khoa Học
Các nhà khoa học đã khám phá ra một cách kéo dài tuổi thọ đơn giản nhưng hiệu quả: giảm lượng calo tiêu thụ. Các thí nghiệm trên tế bào nấm men, giun tròn, ruồi giấm, chuột và khỉ cho thấy việc cắt giảm 20–40% calo có thể sống lâu hơn đáng kể. Ở các sinh vật nhỏ hơn, kết quả thường cao hơn.
”Hầu như bất kể bạn nhìn vào mô hình động vật nào, bạn đều thấy điều này và những gì bạn nhìn thấy đều có tác động trực tiếp đến tuổi thọ của bạn, nếu không phải là cách duy nhất, thì hạn chế calo là cách hiệu quả nhất để làm chậm quá trình lão hóa sinh học được biết đến ngày nay”. Sara Hägg, người nghiên cứu về lão hóa tại Viện Karolinska, Thụy điển, cho biết,.
Nếu lượng calo tiêu thụ giảm từ 20 đến 40% so với lượng tiêu thụ bình thường, tuổi thọ của những động vật này sẽ tăng từ 50 đến 300%. Nói cách khác, một cuộc đời dài gấp nhiều lần. Ở những động vật nhỏ hơn, chẳng hạn như giun tròn hoặc tế bào nấm men, hiệu quả thường lớn hơn.
Nghiên cứu trên con người, dù chưa toàn diện, cũng cho thấy tiềm năng tương tự. Một thí nghiệm lâm sàng kéo dài hai năm với hơn 200 người đã giảm trung bình 12% lượng calo tiêu thụ. Kết quả, họ không chỉ giảm cân mà còn cải thiện đáng kể các chỉ số sức khỏe như insulin, đường huyết và mỡ máu.
Sara Hägg cho rằng: "Không có lý do gì để nghĩ rằng việc hạn chế calo không có tác dụng tương tự với con người."
Nghiên cứu này đã được vài năm nhưng việc lấy mẫu sau đó đã chỉ ra rằng những người áp dụng chế độ hạn chế calo cũng đã cải thiện một số dấu hiệu về tuổi sinh học của họ so với nhóm đối chứng. Do đó, có mọi lý do để tin rằng việc hạn chế calo cũng có tác dụng với con người chúng ta.
Tại Sao Hạn Chế Calo Lại Hiệu Quả?
Các nhà khoa học không biết chính xác tại sao hạn chế calo lại kéo dài tuổi thọ. Có lẽ hạn chế calo có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Đó là tốc độ tế bào chuyển hóa các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng như carbohydrate, protein và chất béo. Từ lâu người ta đã biết rằng quá trình luân chuyển này có thể làm phát sinh các chất có hại, chẳng hạn như các gốc tự do. Gốc tự do (tiếng Anh: radical hoặc free radical) là một nguyên tử, phân tử hoặc ion có ít nhất một electron hóa trị đơn độc. Khi lượng calo ít đi, cơ thể chuyển từ chế độ "lãng phí" sang "tiết kiệm", tăng cường tái chế và sửa chữa. Điều này giúp ngăn ngừa tổn thương lâu dài và làm chậm quá trình lão hóa.
”Ở tuổi trung niên, quá trình trao đổi chất bắt đầu thay đổi và đó có lẽ là lúc việc hạn chế calo sẽ có tác dụng lớn nhất, lợi ích lớn nhất là bạn tránh được bệnh tiểu đường loại 2 và có lẽ một số bệnh tim mạch, đồng thời cải thiện huyết áp của mình”. Sara Hägg cho biết.
Cần Tìm Cách Phù Hợp
Dù việc giảm calo mang lại nhiều lợi ích, không phải ai cũng sẵn sàng áp dụng. Một số người chọn cách bỏ bữa sáng, số khác giới hạn ăn uống vào một khung giờ trong ngày. Điều quan trọng là tìm ra phương pháp phù hợp với cơ thể và lối sống của bạn.
”Chúng ta không được tạo ra để sống lâu như ngày nay. Về mặt tiến hóa, không có sự chọn lựa để già đi. Sự tiến hóa chỉ bảo chúng ta phải sống đủ lâu để chăm sóc con cái. Dù việc giảm calo mang lại nhiều lợi ích, không phải ai cũng sẵn sàng áp dụng. Trong số các đồng nghiệp nghiên cứu quốc tế của tôi, có rất nhiều người không ăn sáng. Với tôi thì không được. Ngược lại, tôi không ăn gì vào buổi tối”. Sara Hägg cho biết.
Một cách khác là duy trì số cân ổn định. Nếu bạn giữ được trọng lượng cơ thể như ở tuổi 20, đây cũng là một hình thức hạn chế calo hiệu quả.
Vậy thì kéo dài tuổi thọ không chỉ là giấc mơ viển vông. Những thay đổi nhỏ như giảm lượng calo tiêu thụ, duy trì cân nặng ổn định và chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn sống lâu hơn và chất lượng hơn.
VB biên dịch
Nguồn: Sự Thật Về Tuổi Sinh Học, Sara Hägg và viện Karolinska, Thụy điển
Gửi ý kiến của bạn