Hôm nay,  

Quỹ Đạo LEO Của Địa Cầu Ngày Càng Nhiều “Rác”

01/12/202421:51:00(Xem: 530)

 

Skärmbild 2024-12-02 070030
Nếu thế giới không nhanh chóng hợp tác và hành động, Địa cầu sẽ sớm bị “bọc” trong “rác” do chính con người tạo ra. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

 

BENGALURU – Ngày thứ Hai (2/12), nhiều chuyên gia cảnh báo tình trạng quỹ đạo thấp LEO (Low Earth Orbit) gần Địa cầu đang tràn ngập vệ tinh và rác không gian, có thể không còn sử dụng được nếu không có sự hợp tác quốc tế và chia sẻ dữ liệu cần thiết, theo Reuters.

 

Vào cuối tháng 10, một ủy ban của Liên Hiệp Quốc về điều phối giao thông không gian đã nhấn mạnh rằng cần nhanh chóng tìm ra giải pháp. Ủy ban kêu gọi xây dựng một cơ sở dữ liệu chung toàn cầu về các vật thể đang ở trong quỹ đạo và lập ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế để giám sát và kiểm soát.

 

Theo dữ liệu từ Slingshot Aerospace, có hơn 14,000 vệ tinh đang quay quanh quỹ đạo LEO, trong đó khoảng 3,500 vệ tinh đã ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, còn có khoảng 120 triệu mảnh vỡ từ các vụ phóng, do va chạm và hao mòn theo thời gian. Tuy nhiên, chỉ có một số ít trong số này (khoảng vài ngàn mảnh) đủ lớn để có thể theo dõi được.

 

Aarti Holla-Maini, giám đốc Văn phòng LHQ về Các vấn đề Không gian (United Nations Office for Outer Space Affairs) cho biết: “Không còn thời gian để chần chừ trong việc điều phối giao thông không gian. Số lượng vật thể được phóng vào không gian ngày càng nhiều. Chúng ta phải làm mọi cách để đảm bảo an toàn không gian, và việc đó đòi hỏi sự chia sẻ thông tin giữa các nhà vận hành, của cả nhà nước và tư nhân, để có thể tránh nguy cơ xảy ra va chạm.

 

Bà nhấn mạnh rằng quỹ đạo LEO cần được giữ an toàn để không làm gián đoạn các công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực như liên lạc toàn cầu, định vị và nghiên cứu khoa học.

 

Tuy nhiên, hiện nay không có một hệ thống tập trung chung mà tất cả các quốc gia có thể sử dụng, và việc thuyết phục họ tham gia vào một hệ thống như vậy, sẽ gặp phải rất nhiều rào cản. Dù một số quốc gia sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, nhưng cũng có nhiều quốc gia khác lo ngại về nguy cơ bị lộ thông tin an ninh, đặc biệt là vì các vệ tinh thường được sử dụng theo kiểu ‘nhất cử lưỡng tiện,’ tận dụng cho cả các mục đích quốc phòng. Hơn nữa, các công ty cũng rất cẩn trọng trong việc bảo vệ các bí mật thương mại của mình.

 

Trong khi đó, tình trạng rác không gian ngày càng nghiêm trọng. Tháng 8 vừa qua, một tầng hỏa tiễn của TQ phát nổ, tạo ra hàng ngàn mảnh vỡ mới trong quỹ đạo LEO. Vào tháng 6, một vệ tinh đã ngừng hoạt động của Nga cũng phát nổ, làm văng ra hàng ngàn mảnh phế liệu. Sự việc này buộc các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) phải trú ẩn khẩn cấp trong một giờ.

 

Quỹ đạo LEO của Địa cầu hiện là khu vực có nhiều vật thể nhân tạo nhất, vì đây là vùng cân bằng giữa chi phí và khoảng cách. Theo dữ liệu của Slingshot, số lần các vệ tinh bay gần nhau trong quỹ đạo này đã tăng 17% trong năm qua.

 

Trong những năm tới, dự báo sẽ có thêm hàng chục ngàn vệ tinh mới được đưa vào quỹ đạo, nguy cơ va chạm sẽ càng tăng cao. Theo mô hình tính toán từ NorthStar Earth & Space, thiệt hại từ các vụ va chạm này có thể lên đến 556 triệu MK trong 5 năm, tức là mức thiệt hại hàng năm khoảng 111 triệu MK.

 

Stewart Bain, CEO của NorthStar, cho biết: “Chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng trong việc thiết lập các quy định, cơ cấu để giám sát, kiểm soát tình trạng không gian tắc nghẽn. Starlink phóng hàng ngàn vệ tinh mỗi năm, TQ và các quốc gia khác cũng đang chuẩn bị nhập cuộc, quỹ đạo LEO sẽ sớm chịu không xuể.

 

Quỹ đạo LEO ngày càng đông đúc, đặc biệt là khu vực từ độ cao 540 – 570 km, nơi tập trung các vệ tinh phục vụ cho dịch vụ Internet Starlink của SpaceX. Tính đến ngày 27 tháng 11, hệ thống Starlink đã có 6,764 vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo, theo báo cáo từ Jonathan's Space Report. Trong nửa đầu năm 2024, các vệ tinh của Starlink đã thực hiện gần 50,000 lần điều chỉnh để tránh va chạm, gấp đôi so với nửa cuối năm trước đó.

 

Ở các độ cao khác, như ở 800 – 900 km, thì có ít vệ tinh hơn, nhưng vẫn có tới 3,114 vật thể, bao gồm cả vệ tinh đang hoạt động, ngừng hoạt động, bộ phận của hỏa tiễn và các mảnh phế liệu. Tổng khối lượng của các vật thể tại đây chiếm 20% tổng khối lượng vật thể trong quỹ đạo LEO.

 

Các vệ tinh hết hạn sử dụng không bị loại bỏ ngay mà thường trôi nổi trong quỹ đạo cho đến khi rơi vào bầu khí quyển và cháy rụi, hoặc được chuyển đến “quỹ đạo nghĩa địa” cách Địa cầu khoảng 36,000 km.

 

Tháng 11 năm 2021, Nga bị cả thế giới chỉ trích sau khi thử nghiệm bắn hỏa tiễn vào một vệ tinh không còn hoạt động, tạo ra hàng ngàn mảnh vỡ mới. Ba tháng sau, cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra, làm gia tăng lo ngại rằng xung đột trên mặt đất có thể lan ra không gian.

 

Holla-Maini, trưởng ban thư ký của Ủy ban LHQ về Sử dụng Không gian vì Hòa bình (Committee on the Peaceful Uses of Outer Space), cho biết ủy ban đã tổ chức họp với các chuyên gia từ cả chính phủ và tư nhân để xây dựng các bước phối hợp cụ thể. Kết quả sẽ được công bố vào năm sau.

 

Các chuyên gia trong ngành nhấn mạnh rằng sự hợp tác toàn cầu là yếu tố không thể thiếu để phát triển các quy tắc có thể thực thi, giống như những quy tắc mà Sở Hàng Không Dân Sự Quốc Tế (ICAO) đã sử dụng để kiểm soát giao thông hàng không. Để đạt được điều này, cần tận dụng các công cụ hiện có như cơ sở dữ liệu, viễn vọng kính, radar và các cảm biến để theo dõi vật thể. Đồng thời, cần mở rộng phạm vi theo dõi, nâng cao khả năng phát hiện sớm và cải thiện độ chính xác của dữ liệu.

 

Tuy nhiên, trước mắt có rất nhiều rào cản như căng thẳng địa lý chính trị và sự không sẵn lòng chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia được coi là không thân thiện. Ngoài ra, các công ty tư nhân cũng lo ngại việc chia sẻ thông tin có thể làm lộ bí mật làm ăn hoặc mất đi lợi thế cạnh tranh.

 

Hiện tại, các nhà vận hành thiết bị phải dựa vào những phương pháp không chính thức hoặc chỉ chính thức phần nào để tránh va chạm, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ (U.S. Space Force) hoặc Hiệp hội Dữ liệu Không gian (Space Data Association). Nhưng các cách này gặp phải một số vấn đề về trách nhiệm và các tiêu chuẩn dữ liệu không nhất quán.

 

Bà Holla-Maini chia sẻ: “Hai thách thức lớn nhất hiện nay là tốc độ là lòng tin. Để có được sự đồng thuận cần rất nhiều thời gian. Một số quốc gia không thể hoặc không muốn qua lại với nhau thì LHQ có thể làm trung gian. Vì vậy, thời gian là vấn đề lớn nhất, nhưng chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Đây là vấn đề cấp bách.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
BRUSSELS – Hôm thứ Hai (20/1), Ủy viên Môi trường EU Jessika Roswall cho biết, Ủy ban Âu Châu (EC) chuẩn bị đưa ra lệnh cấm sử dụng các hợp chất PFAS, hay còn được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” (forever chemicals), trong các sản phẩm tiêu dùng, ngoại trừ một số trường hợp thực sự cần thiết cho một số ngành công nghiệp, theo Reuters.
Vào tối Thứ Bảy 18 tháng 1, 2025, dạ tiệc Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Hội Y Sĩ Việt Nam Miền Nam California (VPASC) được tổ chức tại Hyatt Regency thành phố Irvine
Trước khi chính thức nhậm chức lần thứ hai, Donald Trump đã cam kết ban hành khoảng 100 sắc lệnh hành pháp nhằm tái định hình toàn diện các chính sách của chính phủ. Từ việc siết chặt thực thi luật nhập cư, giảm bớt các sáng kiến đa dạng, cho đến bãi bỏ các quy định về môi trường, các sắc lệnh này không chỉ phản ánh tham vọng của Trump mà còn mang mục tiêu xóa bỏ phần lớn di sản chính trị mà Joe Biden để lại. Trump không phải là vị Tổng thống đầu tiên sử dụng sắc lệnh hành pháp, và chắc chắn cũng không phải là vị cuối cùng. Theo Sharece Thrower, giảng sư về Khoa học chính trị tại Đại học Vanderbilt, sắc lệnh hành pháp đã trở thành công cụ quen thuộc trong chính trị Hoa Kỳ; chúng mang đến nhiều lợi thế cho Tổng thống, nhưng cũng có những giới hạn đáng kể.
Một đoạn clip ghi lại cử chỉ của Elon Musk tại lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên nhiều tranh cãi vì rất giống "lời chào của Hitler", theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Trong buổi lễ diễn ra tại Capital One Arena, Elon Musk cám ơn các cử tri và thực hiện cử chỉ đập vào ngực mình rồi giơ tay thẳng lên theo đường chéo. Hành động này nhanh chóng thu hút sự chú ý và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Các nhà phê bình đã chỉ trích rất gay gắt, nhiều người cho rằng đó là "lời chào kiểu Hitler" trong khi những người khác lại cho rằng đó chỉ là một cái vẫy tay chào khán giả.
Lễ nhậm chức lần hai của Trump không giống với bất kỳ lễ nhậm chức nào trước đây. Thay vì kêu gọi đoàn kết dân tộc như truyền thống, Trump chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Biden, nhấn mạnh rằng nước Mỹ dưới thời ông Biden đã rơi vào tình trạng "sụp đổ." Bài phát biểu của tân tổng thống mang đậm phong cách vận động tranh cử, tập trung vào các chính sách cụ thể thay vì những thông điệp ý nghĩa quốc gia truyền cảm hứng hay lời cảm ơn đến người tiền nhiệm. Điều này phản ánh tính cách lãnh đạo đặc trưng của Trump: không ngại đối đầu và luôn đặt bản thân làm trung tâm.
Vụ kiện do Nippon Steel Corp. đệ trình chống lại chính quyền Biden sẽ bắt đầu vào ngày 3 tháng 2/2025, theo Kyodo News đưa tin hôm thứ Hai trích dẫn các tài liệu của tòa án. Công ty Nhật Bản đã kiện chính quyền cùng với US Steel
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Ngày 19 tháng 1, người dùng tại Mỹ đã có thể sử dụng Tiktok trở lại, sau khi ứng dụng này tự ngừng hoạt động vào cuối tuần, thời hạn chót để công ty chủ Trung Quốc ByteDance thoái vốn tại Mỹ.
WASHINGTON – Hôm Chủ Nhật (19/1), trong buổi vận động hoành tráng tại Capital One Arena ở Washington, Donald Trump tuyên bố trước hàng ngàn người ủng hộ cuồng nhiệt rằng ông sẽ giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử, áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt về nhập cư ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, theo Reuters.
BERLIN – Theo một tài liệu mật mà Reuters được xem hôm thứ Bảy (18/1), Đại sứ Đức tại Hoa Kỳ Andreas Michaelis đã cảnh báo rằng chính quyền Trump sắp tới sẽ tước đi sự độc lập của các cơ quan thực thi pháp luật và truyền thông, đồng thời trao “quyền đồng quản trị” cho các tập đoàn công nghệ lớn.
Nga lại vu khống. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố hôm Chủ Nhật rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gây ra một cuộc chiến giữa phương Tây và Nga về vấn đề Ukraine, gần như đã phát triển thành một cuộc xung đột hạt nhân. Medvedev nói thêm rằng những tác động có hại của chính sách của Biden sẽ không sớm được đảo ngược.
Hà Nội: Báo nhà nước sau nhiều tháng im lặng, bắt đầu đăng tin về Thầy Minh Tuệ: Thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực sáng 18 tháng 1 năm 2025. Theo Báo HomeVN. Bản tin rất ngắn, viết chỉ mấy dòng như sau: "Thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực sáng 18 tháng 1 năm 2025. Sáng ngày 18/1/2025 thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực, bà con Lào, Thái Lan đến bố thí rất đông và vui vẻ, trong tâm mỗi người đều xúc động và hạnh phúc
“Chính quyền Nga…gần như luôn tiếp cận Phật giáo với một mức độ thận trọng nhất định”, theo Nikolai Tsyrempilov, sử gia về Phật giáo tại Đại học Nazarbayev University của Kazakhstan, nói với chương trình phát thanh podcast Republic Speaking. “Họ coi các cộng đồng tôn giáo có trụ sở tâm linh bên ngoài nước Nga là những kẻ phát tán ảnh hưởng [nước ngoài] không mong muốn… Bao gồm Hồi giáo, Công giáo và cả Phật giáo,” Tsyrempilov nói với Republic Speaking.
Tại sao không thử làm theo những cách mà khoa học ủng hộ này để đem lại hạnh phúc nhiều hơn trong đời bạn? Một vài người sinh ra hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cho dù bạn thuộc loại người ca hát yêu đời trong lúc tắm và nhảy múa trong mưa, hay là loại người có khuynh hướng khắc khổ hơn, thì hạnh phúc không chỉ là điều gì đó xảy ra đối với chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thay đổi tập quán để theo đuổi nó nhiều hơn trong cuộc sống của mình.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.