Hôm nay,  

Giải Đáp Cho Những Câu Hỏi Lớn Về AI

08/11/202400:00:00(Xem: 1262)

Robot photo
Liệu AI sẽ giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn, hay sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề đang tồn đọng trong xã hội? Các chuyên gia cho rằng câu trả lời phụ thuộc vào cách chúng ta đào tạo và sử dụng AI, đồng thời nhấn mạnh rằng chúng ta cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này. (Nguồn: pixabay.com)


Liệu chúng ta có thể tin vào những gì mình thấy không?
 
Fred Ritchin đã nghiên cứu về nhiếp ảnh suốt gần nửa thế kỷ qua. Ông bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trong lĩnh vực này vào năm 1982, khi còn làm biên tập viên hình ảnh cho tạp chí New York Times Magazine.
 
Năm 1984, Ritchin viết một bài báo có tựa đề “Những Chiêu Trò Mới Của Nhiếp Ảnh,” trong đó bàn về những tác động của công nghệ chỉnh sửa kỹ thuật số đối với hình thời sự (photojournalism) đương thời. Trong những thập niên sau đó, Ritchin đã chứng kiến quá trình chuyển mình từ giai đoạn chỉnh sửa hình ảnh kỹ thuật số sơ khai sang thời kỳ sử dụng công nghệ hình ảnh do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, cả người dùng nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp đều có thể tạo ra những hình ảnh chân thực chỉ trong tích tắc.
 
Với sự bùng nổ của hình ảnh AI, Ritchin cho rằng chúng ta cần tìm cách xác định tính xác thực của những gì mình thấy. Ritchin liên kết các cuộc tranh luận hiện đại về AI với những các tranh cãi từ trước thời Photoshop về việc các nhà báo có nên công khai khi họ đã chỉnh sửa ảnh hay không.
 
Một thí dụ nổi tiếng là trường hợp của tạp chí National Geographic, từng bị chỉ trích vì đã chỉnh sửa ảnh để di chuyển vị trí các kim tự tháp ở Giza trên trang bìa của số báo tháng 2/1982. Ngày nay, các nhiếp ảnh gia của National Geographic bắt buộc phải chụp ảnh định dạng RAW, và tạp chí này cũng có chính sách rất nghiêm ngặt đối với việc chỉnh sửa ảnh.
 
Theo Ritchin, các biên tập viên, nhà xuất bản và phóng viên ảnh cần đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng để đối phó với những vấn đề phát sinh từ AI. Nhiều công ty truyền thông và các hãng camera đã phát triển công nghệ nhúng siêu dữ liệu (metadata) và mã hóa dấu vết (cryptographic) trong ảnh để xác định thời điểm chụp và liệu ảnh đã bị chỉnh sửa hay chưa. Ritchin không kêu gọi loại bỏ hẳn AI, nhưng ông mong muốn nhiếp ảnh có thể tìm lại sức mạnh mà lĩnh vực này từng có.
 
Máy móc có sai sót thì chúng ta có nên ‘thông cảm bỏ qua’ không?
 
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một chatbot AI phổ biến được nhiều người tin dùng nhất lại cung cấp thông tin sai bét nhè về lập trình máy tính. Đây là một thí dụ tiêu biểu cho vấn đề mà AI đang đối mặt: các thuật toán phát triển liên tục có thể gặp hiện tượng “ảo giác” (hallucinate), tức là khi AI đưa ra một câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng thực tế lại hoàn toàn bịa đặt.
 
Điều này xảy ra vì các ứng dụng AI tổng quát (generative AI), như các mô hình ngôn ngữ lớn, hoạt động như một chương trình dự đoán. Khi người dùng đặt một câu hỏi, AI sẽ tìm kiếm trong cơ sở kiến thức đang có để lấy ra những thông tin liên quan. Sau đó, dựa trên những gì tìm được, AI sẽ dự đoán một tập hợp các từ để tạo thành câu trả lời phù hợp. Mỗi lần dự đoán một tập từ, AI sẽ tiếp tục dự đoán các từ tiếp theo dựa trên những gì đã học, và quá trình này cứ lặp đi lặp lại như vậy.
 
Tuy nhiên, theo giáo sư Rayid Ghani từ Đại học Carnegie Mellon, vì AI chỉ dựa trên các dự đoán mang tính xác suất chứ không thực sự “thấu hiểu” nội dung, nên đôi khi nó tạo ra những câu trả lời sai lầm nhưng vẫn nghe có vẻ hợp lý. Các mô hình AI thường được đào tạo từ lượng dữ liệu khổng lồ trên mạng, nhưng không ai kiểm tra độ chính xác của những dữ liệu này, và AI không biết phân biệt nguồn nào đáng tin cậy, nguồn nào thì không.
 
Ghani giải thích rằng chúng ta dễ dàng tha thứ cho lỗi của con người vì hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm. Nhưng với máy móc, chúng ta lại mong đợi sự chính xác tuyệt đối. Điều này khiến chúng ta khó tha thứ khi AI phạm lỗi. Tuy nhiên, thông cảm có thể sẽ rất hữu ích để giúp phát hiện và sửa lỗi cho AI. Vì AI là sản phẩm do con người tạo ra, nên những lỗi của AI thường phản ánh những sai sót trong dữ liệu mà con người cung cấp. Nếu chúng ta không chỉ kiểm tra các quy trình của AI mà còn xem xét cả những vấn đề trong dữ liệu đầu vào, chúng ta vừa có thể cải thiện AI, vừa có thể giải quyết các thiên kiến trong xã hội và văn hóa.
 
Tác động môi trường của AI là gì?
 
AI đang tiêu tốn một lượng lớn năng lượng và nước. Shaolei Ren, giảng sư kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học UC Riverside, giải thích rằng các công cụ AI như ChatGPT cần rất nhiều năng lượng để hoạt động, và lượng năng lượng đó tạo ra nhiệt. Để làm mát các trung tâm dữ liệu – nơi lưu trữ các hệ thống AI và hỗ trợ tính toán cho chúng – cần sử dụng một lượng nước rất lớn. Khi các trung tâm dữ liệu nóng lên, lượng nước bốc hơi không thể tái sử dụng, gây lãng phí tài nguyên. Ren nhấn mạnh rằng chúng ta cần hiểu rõ tác động môi trường của AI khi sử dụng những công cụ như ChatGPT.
 
Ngay cả trước khi có vô vàn công cụ AI như hiện nay, nhu cầu về nước và năng lượng của các trung tâm dữ liệu cũng đã tăng đều đặn. Năm 2022, theo báo cáo của Google, các trung tâm dữ liệu của họ đã tiêu thụ hơn 5 tỷ gallon nước, tăng 20% so với năm 2021. Microsoft cũng báo cáo mức tăng 34% về lượng nước sử dụng trong cùng năm đó. Và AI chỉ đang làm tình hình tồi tệ thêm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo rằng đến năm 2026, lượng điện tiêu thụ tại các trung tâm dữ liệu sẽ tăng gấp đôi so với năm 2022.
 
Trong khi Hoa Kỳ mới bắt đầu đánh giá các tác động môi trường của trung tâm dữ liệu, Liên Âu đã có bước đi tiến bộ hơn. Tháng 3 vừa qua, Ủy ban Năng lượng của EU đã ban hành một quy định nhằm tăng cường tính minh bạch cho các nhà vận hành trung tâm dữ liệu và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng như giảm lãng phí tài nguyên.
 
Ren cho biết: “Tôi giải thích cho con theo cách dễ hình dung rằng khi con đặt một câu hỏi cho ChatGPT, sẽ tiêu tốn năng lượng tương đương với việc bật đèn LED bốn watt trong một giờ. Một cuộc trò chuyện với AI trong khoảng 10-50 câu hỏi có thể tiêu thụ 500 ml nước, tương đương một chai nước uống bình thường.
 
AI có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề đã tồn tại từ trước không?
 
Theo nhà nghiên cứu Nyalleng Moorosi từ Distributed AI Research Institute, trong quá trình học hỏi từ toàn bộ dữ liệu mà chúng ta cung cấp, AI có thể ‘học’ luôn những bất công và định kiến đã tồn tại từ trước. Thực tế, AI chỉ là tấm gương phản ánh những vấn đề như nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt phái tính, và những bất công khác trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự đa dạng trong đội ngũ phát triển AI. Những người này thường phụ thuộc quá nhiều vào các tập dữ liệu ưu tiên các quan điểm của phương Tây về điều gì là thông tin có giá trị và điều gì không.
 
Phần lớn thế giới hiện nay đã từng trải qua cảm giác bị áp bức, một phần do hậu quả của chế độ thực dân, khi các hệ thống và tư tưởng của các quốc gia giàu có áp đặt lên các quốc gia khác. Moorosi tin rằng AI có nguy cơ tái tạo những hệ thống này: ưu tiên những quan điểm và mục tiêu của những người nắm quyền, bỏ qua hoặc làm ngơ trước những tri thức và giá trị văn hóa của các cộng đồng thiểu số.
 
Nhiều đội nhóm phát triển AI ở các công ty công nghệ thường có những “điểm mù” – tức là những thiếu sót trong việc hiểu và tiếp xúc đa dạng văn hóa, ngôn ngữ. Họ không thể tránh khỏi việc vô tình mang luôn những mặt hạn chế này vào các công cụ AI của mình.
 
Để cải thiện tình hình, Moorosi tin rằng cần phải “dân chủ hóa AI” – tức là AI cần phải được phát triển ở cấp độ địa phương, nơi những nhà phát triển và kỹ sư có thể xây dựng công cụ phù hợp với cộng đồng của mình. Thí dụ như Lelapa AI ở Nam Phi, đã ra mắt mô hình học ngôn ngữ phục vụ những người nói tiếng Swahili, Yoruba, Xhosa, Hausa, và Zulu.
 
Moorosi cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi về quyền lực. Không thể mong đợi những người làm việc cho Google hay OpenAI thấu hiểu hết mọi thứ, về tất cả mọi người. Silicon Valley không thể đại diện cho tám tỷ người trên thế giới. Cách tốt nhất là mỗi cộng đồng tự xây dựng các hệ thống AI cho riêng mình.
 
Theo bà, “một thế giới lý tưởng là nơi mà AI sẽ trở thành công cụ phổ biến và gần gũi, giúp mọi người tự mình đối mặt và giải quyết các vấn đề cá nhân cho đến những thách thức của cộng đồng, thay vì chỉ nằm trong tay những tập đoàn công nghệ lớn.
 
VB biên dịch
 
Nguồn: “Your biggest AI questions, answered” được đăng trên trang nationalgeographic.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính phủ Ý đã áp đặt việc phong tỏa khu vực phía bắc của nước này, hạn chế hoạt động của hơn 16 triệu người, khi chính quyền đang cố gắng kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn corona tại đó. Phong tỏa ảnh hưởng toàn bộ khu vực Lombardy, cùng với thủ phủ của nó, là thành phố Milan, cũng như thành phố Venice. Khu vực này gồm khoảng ¼ tổng dân số nước Ý. Bộ Bảo Vệ Công Dân Ý báo cáo tổng số trường hợp bị lây COVID-19 là 5,883 tính tới chiều tối Thứ Bảy, 7 tháng 3, với 233 người chết vì dịch bệnh này. Hành động của Ý theo sau một ngày gia tang các trường hợp bị lây corona tại Hoa Kỳ, gồm một trường hợp bị lây đầu tiên tại thủ đô của Mỹ.
Chủ tịch Hiệp Hội American Conservative Union thừa nhận ông đã tiếp xúc với một người tham dự Nghị Hội Hành Động Chính Trị Bảo Thủ là người đã được xét nghiệm với kết quả dương tính vi khuẩn corona, theo bản tin của trang mạng www.washingtonexaminer.com cho biết hôm 8 tháng 3. Matt Schlapp nói với báo Washington Post hôm Thứ Bảy rằng ông đã tiếp xúc với người tham dự bị lây vi khuẩn corona, dù không rõ khi nào hai người có tiếp xúc. Sau đó ông nói với Fox & Friends Weekend hôm Chủ Nhật, 8 tháng 3 rằng ông đã “vô tình tiếp xúc” với người tham dự “rất ngắn gọn.”
Trung Quốc và Nam Hàn là hai quốc gia thành công với chính sách công nghiệp quốc gia (National Industrial Policy). Việt Nam thất bại khi những “quả đấm thép” chỉ mang đến thất thoát, nợ nầng và cơ hội tham nhũng. Hoa Kỳ dù không có chiến lược công nghệ do nhà nước đề ra nhưng vẫn dẫn đầu trong nhiều ngành kỷ thuật tiên tiến nhờ vào khu vực tư nhân đầy sáng tạo và năng động. Tuy nhiên ngày càng thêm nhiều lời kêu gọi chính quyền Mỹ nên khẩn cấp hổ trợ doanh nghiệp tư nhân trước đà cạnh tranh của đối thủ chiến lược là Trung Quốc.
Mồng 8 tháng 3 là ngày trọng đại của phụ nữ khắp năm châu. Ngày Quốc tế phụ nữ nói lên những nỗi bất công đối với phụ nữ. Tại Canada cũng như tại nhiều quốc gia khác đều có những buổi hội thảo, những cuộc đi bộ nhầm tranh đấu cho quyền bình đẳng giới tính.
Chùa Phật Tổ trân trọng thông báo cùng Phật tử Chùa tạm ngưng sính hoạt cuối tuần kể từ ngày 8 tháng 3 đến hết ngày 5 tháng 4 năm 2020 vì tình trạng dịch corona đang hiện diện tại California. Vì sự an toàn và sức khỏe của đại chúng, Chùa mong quý Phật tử hoan hỉ thông cảm. LL: 562-599-5100. Thượng Toạ Thích Thường Tịnh trân trọng thông báo.
Bản tin của Reuters hôm Thứ Bảy cho biết số người được xác nhận bị lây vi khuẩn corona tại Việt Nam lên tới 20, trong đó 3 trường hợp mới nhất. Một trong các trườnh hợp mới là một bệnh nhân 27 tuổi đã từ thành phố Daegu của Nam Hàn trở về VN trên chuyến bay Vietjet hôm Thứ Tư, 4 tháng 3 và đã bị cách ly khi máy bay hạ cánh. 2 trường hợp khác là 1 thành viên gia đình và tài xế 26 tuổi phụ nữ VN trở về VN từ Châu Âu hôm Thứ Hai và được xét nghiệm dương tính với corona hôm Thứ Sáu.
do Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đảm trách tại Học viện Liên dòng TGH Gioan XXIII -- Học viện Liên dòng Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII là trung tâm giáo dục và đào tạo chuyên môn về Thần học I và Thần học II cho các nữ tu Giáo phận Vinh.
Chủ Nhật, ngày 8 tháng 3 năm 2020 là thời điểm đổi giờ lần đầu trong năm. Chính xác là lúc 2 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 8 tháng 3 năm 2020 sẽ đổi giờ. Tốt nhất là tối nay Thứ Bảy, ngày 7 tháng 3 trước khi đi ngủ nhớ vặn đồng hồ tới thêm một giờ để sáng Chủ Nhật khi thức dậy thì đúng với giờ mới. Nhớ rằng mùa thu (fall) thì vặn lui và mùa xuân (spring) thì vặn tới.
kính mời quý vị đồng hương và quý độc giả đến tham dự Đại Nhạc Hội Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập CLB TNS... Thứ Bảy 21/3/2020 tại Golden Sea Restaurant, thành phố Anaheim, Calif.
Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) đã công bố danh sách các chất khử trùng để bảo vệ chống lại sự lây lan của vi khuẩn corona. Theo EPA, các sản phẩm trong danh sách "đủ điều kiện sử dụng để chống lại COVID-19" thông qua chương trình Emerging Viral Pathogen của cơ quan nơi các nhà sản xuất cung cấp cho EPA dữ liệu "cho thấy các sản phẩm của họ có hiệu quả chống lại vi khuẩn khó diệt này."
Chủ nhật tuần vừa rồi ngày 01 tháng 3 năm 2020, Câu lạc bộ Trần Nhân Tông Orange County (CLBTNT-OC) phối hợp với gia đình anh Tuệ Quán-Trần Minh Anh đã tổ chức một buổi chiều tu học và Đêm thắp nến Tưởng Niệm Giác Linh Cố Đại Lão HT Thich Quảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, cũng đồng thời nguyện cầu cho những nạn nhân mùa dịch bệnh Covid-19, nhân loại bớt những tai ương thống khổ, thế giới được hoà bình an lạc.
Tổng số người thiệt mạng vì vi khuẩn corona tại tiểu bang đã lên tới 15 hôm Thứ Sáu, ngày 6 tháng 3, theo báo Seattle Times cho biết. Có ít nhất 250 trường hợp được xác nhận bị lây corona tại Hoa Kỳ và có thể còn gia tăng khi xét nghiệm tiếp tục. Số trường hợp được xác nhận bị lây corona đã lan truyền tới 20 tiểu bang tại Hoa Kỳ. Thống Đốc New York Adrew Cuomo tuyên bố có 44 trường hợp bị lây corona tính tới Thứ Sáu và nói rằng tất cả đều có vẻ liên hệ tới một luật sư 50 tuổi đã vào bệnh viện tại Quận Westchester. Cuomo cũng cho biết rằng 4,000 người khắp tiểu bang New York đang được cách lý như là đề phòng – gồm 2,700 tại Thành Phố New York, 1,000 tại Westchester và 70 người tại Quận Nassau.
Như thông lệ hằng năm, để có phương tiện cho việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2564-2020 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Cộng Đồng Phật Giáo California sẽ được tổ chức vào hai ngày 18, 19 tháng 4, tại Garden Grove Park. Buổi tiệc chay gây quỹ đã được tổ chức tại nhà hàng Diamond Seafood Palace 3, Westminster vào lúc 5 giờ 30 chiều thứ Bảy, ngày 29 tháng 2, 2020. Tham dự tiệc chay gây qũy có quý Chư Tôn Đức Tăng Ni, qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể Phật giáo, Gia Đình Phật Tử một số các cơ quan truyền thông và đồng hương Phật tử.
Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã cảnh báo các chính phủ rằng dịch vi khuẩn corona tiếp tục lây lân trên thế giới đòi hỏi hành động nghiêm túc để chận đứng sự lây lan chết người, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 6 tháng 3. Lời kêu gọi hành động nói trên đến khi số người bị nhiễm vi khuẩn trên toàn cầu đã lên gần 100,000, là con số nghiệt ngã mà hiện vi khuẩn corona đã lây lan tới hơn 80 nước, gồm Nam Hàn, Nhật Bản, một phần Châu Âu, Iran và Hoa Kỳ.
Để phòng tránh những bất trắc không lường trước được do sự lây lan của dịch COVID-19, hội VASCAM rút ruột quyết định dời ngày diễn của chương trình Ám Ảnh Phở của Chủ Nhật 8 tháng 3 tại Trung Tâm Nghệ Thuật Musco. Xin thành thật cáo lỗi cùng quý vị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.