Hôm nay,  

Hoa Kỳ Có Thể Sẽ Bị TQ Vượt Mặt Trong Cuộc Đua Đưa Con Người Trở Lại Mặt Trăng

01/11/202400:00:00(Xem: 298)

moon
Trong thế kỷ 21, quốc gia nào sẽ đưa con người trở lại Mặt Trăng đầu tiên? (Nguồn: Shutterstock)
 
Người tiếp theo đặt chân lên Mặt trăng sẽ nói tiếng Anh hay tiếng Quan Thoại? Từ năm 1969 đến 1972, tổng cộng có 12 phi hành gia của Hoa Kỳ từng đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Giờ đây thì cả Hoa Kỳ và TQ đều đang chuẩn bị để đưa con người trở lại Mặt trăng trong thập niên này.
 
Tuy nhiên, sứ mệnh quay trở lại Mặt trăng của Hoa Kỳ đang bị trì hoãn, một phần là do bộ đồ du hành không gian (spacesuits) và tàu đổ bộ Mặt trăng vẫn chưa được hoàn thiện. Trong khi đó, TQ đã cam kết sẽ đưa phi hành gia lên Mặt trăng trước năm 2030 và nổi tiếng với việc hoàn thành mục tiêu đúng hạn.
 
Chỉ vài năm trước, điều này vẫn là chuyện viễn vông, khó tin; nhưng giờ đây, TQ hoàn toàn có khả năng vượt Hoa Kỳ trong cuộc đua do chính Hoa Kỳ khởi xướng.
 
Vậy ai sẽ trở lại Mặt trăng đầu tiên, và điều đó liệu có quan trọng không?
 
Chương trình Mặt trăng của NASA có tên là Artemis, nhằm đưa con người trở lại bề mặt Mặt trăng. Để giảm bớt gánh nặng chi phí, Hoa Kỳ đã hợp tác với các đối tác quốc tế và các công ty tư nhân. NASA đã đề ra một kế hoạch để đưa người Hoa Kỳ quay lại bề mặt Mặt trăng qua ba sứ mệnh.
 
Vào tháng 11 năm 2022, NASA đã phóng phi thuyền Orion bay vòng quanh Mặt trăng nhưng không chở theo phi hành gia. Đây là nhiệm vụ Artemis I, nhằm thử nghiệm hệ thống.
 
Sứ mệnh Artemis II, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2025 và cũng tương tự như Artemis I, nhưng lần này Orion sẽ mang theo bốn phi hành gia. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ bay quanh Mặt trăng và kiểm tra sức chịu đựng và quá trình hoạt động của phi thuyền khi có chở theo người. Việc hạ cánh sẽ dành cho sứ mệnh kế tiếp: Artemis III.
 
Với sứ mệnh Artemis III, NASA sẽ đưa một nam phi hành gia và lần đầu tiên có một nữ phi hành gia đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Dù chưa công bố cụ thể là những ai, nhưng dự kiến rằng một trong số họ sẽ là người da màu đầu tiên lên Mặt trăng.
 
Ban đầu, sứ mệnh Artemis III được lên kế hoạch thực hiện trong năm nay, nhưng lịch trình đã bị trì hoãn nhiều lần. Một cuộc khảo xét vào tháng 12 năm 2023 cho thấy xác suất sứ mệnh này diễn ra trước tháng 2 năm 2028 chỉ ở khoảng 33%. Hiện tại, thời gian dự kiến sớm nhất cho Artemis III là tháng 9 năm 2026.
 
Trong khi đó, chương trình không gian của TQ lại đang thuận buồm xuôi gió, không bị trì hoãn hay gặp trục trặc nào đáng kể. Vào tháng 4 năm 2024, các viên chức không gian TQ đã tuyên bố rằng kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030 vẫn đang diễn ra đúng hướng, đúng hạn.
 
Đây là một tiến bộ đáng kinh ngạc, khi mà TQ chỉ vừa mới đưa phi hành gia đầu tiên lên không gian vào năm 2003. Đến năm 2011, TQ đã vận hành trạm không gian riêng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng thông qua chương trình thám hiểm Mặt trăng Chang’e.
 
Các sứ mệnh trong chương trình này sử dụng robot thu thập và mang về mẫu vật từ bề mặt Mặt trăng, bao gồm cả các mẫu vật lấy ở bên một nửa không nhìn thấy được (còn gọi là bên mặt tối) của Mặt trăng. Họ cũng đã thử nghiệm những công nghệ quan trọng cho việc đưa con người lên Mặt trăng và hạ cánh an toàn.
 
Sứ mệnh tiếp theo của TQ sẽ đặt chân đến cực Nam của Mặt trăng – khu vực đang thu hút rất nhiều sự quan tâm vì sự hiện diện của băng trong các miệng núi ở nơi khuất ánh sáng Mặt trời.
 
Nguồn băng này rất quan trọng vì có thể sẽ trở thành nguồn nước cung cấp cho các căn cứ trên Mặt trăng, hoặc được chuyển đổi thành nhiên liệu hỏa tiễn. Sản xuất nhiên liệu hỏa tiễn ngay trên Mặt trăng sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc phải mang nhiên liệu từ Địa cầu lên. Chính vì lý do này, Artemis III sẽ cho tàu hạ cánh ở cực Nam Mặt trăng. Đây cũng là nơi dự kiến sẽ đặt các căn cứ của Hoa Kỳ và TQ trong tương lai.
 
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, TQ khoe một bộ đồ du hành không gian dành cho các phi hành gia của mình (được gọi là “selenaut”). Bộ đồ này có thiết kế nhẹ và linh hoạt, có thể bảo vệ phi hành gia khỏi sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt và bức xạ mạnh từ Mặt trời. Phái chăng đây là một dấu hiệu cho thấy TQ đã vượt qua Hoa Kỳ ở một số khía cạnh trong cuộc đua lên Mặt trăng?
 
Axiom Space, công ty chịu trách nhiệm chế tạo bộ đồ du hành không gian cho Sứ mệnh Artemis của NASA, vẫn còn đang phải điều chỉnh một số chi tiết theo thiết kế mà NASA cung cấp.
 
Ngoài ra, tàu đổ bộ đưa phi hành gia từ quỹ đạo Mặt trăng đáp xuống bề mặt Mặt trăng cũng đang bị trì hoãn. Năm 2021, công ty SpaceX của Elon Musk đã giành được hợp đồng chế tạo phương tiện này, được thiết kế dựa trên Starship của SpaceX, một phi thuyền dài 50 mét sử dụng loại hỏa tiễn mạnh nhất.
 
Ngày 13 tháng 10 năm 2024, Starship đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm thứ năm. Đây là bước tiến quan trọng, nhưng trước khi có thể đảm nhận nhiệm vụ đưa phi hành gia hạ cánh an toàn xuống Mặt trăng, phi thuyền vẫn còn một số thử thách cần phải vượt qua.
 
Đầu tiên, Starship không thể bay thẳng đến Mặt trăng mà phải tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo Địa cầu. Để thực hiện điều này, SpaceX dự kiến sử dụng các phi thuyền Starship khác làm nhiệm vụ “chở nhiên liệu” để mang lên cho Starship chính trong không gian. Ngoài ra, SpaceX cần chứng minh rằng hệ thống tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo hoạt động tốt, và thực hiện thành công một lần hạ cánh thử không có người trên Mặt trăng trước khi chính thức tiến hành Sứ mệnh Artemis III.
 
Bên cạnh đó, trong Sứ mệnh Artemis I, Orion đã gặp trục trặc với tấm chắn nhiệt khi quay trở lại Địa cầu. NASA đang tìm cách giải quyết vấn đề này để đảm bảo Orion có thể bảo vệ phi hành gia an toàn trong Sứ mệnh Artemis II sắp tới.
 
NASA có đang ‘làm quá’ khiến mọi chuyện phức tạp hơn?
 
Một số nhà phê bình nhận xét chương trình Artemis của NASA quá phức tạp. Họ cho rằng việc đưa các phi hành gia và tàu đổ bộ lên quỹ đạo Mặt trăng trước khi hạ cánh đòi hỏi nhiều bước rườm rà. Ngoài ra, có quá nhiều đối tác thương mại tham gia, mỗi đối tác đều hoạt động một cách độc lập, khiến cho khâu phối hợp dễ gặp khó khăn. Thêm vào đó, để hoàn tất việc tiếp nhiên liệu cho Artemis III, số lượng lần phóng Starship có thể dao động từ 4 đến 15 lần, tùy thuộc vào phương án được chọn.
 
Michael Griffin, cựu quản trị viên của NASA, cho rằng cần có chiến lược đơn giản hơn, gần giống như cách TQ đang làm. Theo Griffin, NASA nên hợp tác cùng các đối tác lâu năm như Boeing, thay vì chọn những ‘gương mặt mới’ như SpaceX.
 
Tuy nhiên, chiến lược đơn giản chưa chắc sẽ tốt hơn hoặc rẻ hơn. Chương trình Apollo trước đây tuy đơn giản hơn nhưng có chi phí cao gấp ba lần chương trình Artemis hiện tại. Hơn nữa, SpaceX đã chứng minh được hiệu quả về mặt chi phí, và cũng thành công hơn Boeing trong việc đưa phi hành đoàn lên Trạm Không gian Quốc tế ISS.
 
Công nghệ mới không thể được phát triển chỉ dựa vào các phương pháp đơn giản hay cách làm quen thuộc, mà cần đến những nỗ lực táo bạo, đòi hỏi sự sáng tạo và đối mặt với nhiều thử thách để vượt qua ranh giới hiện tại. Viễn vọng Không gian Kính James Webb là một thí dụ rõ ràng: cấu trúc thì phức tạp, đặc biệt là phần gương gấp, và được đặt vị trí xa ngoài không gian; nhưng James Webb mang lại cái nhìn sâu rộng vào không gian, vượt xa tất cả các viễn vọng kính trước đây. Sự đổi mới và sáng tạo là điều vô cùng quan trọng, nhất là khi chúng ta đang hướng đến những mục tiêu đầy tham vọng, chẳng hạn như khai thác tài nguyên trên các tiểu hành tinh hay xây dựng căn cứ trên Hỏa tinh.
 
Câu hỏi liệu người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng trong thế kỷ 21 là con dân của Hoa Kỳ hay của TQ cũng không đơn giản chỉ là vấn đề quốc gia nào thắng thế. Đây còn là câu hỏi về mối quan hệ giữa chính phủ và công dân, cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
 
Với các chính phủ dân chủ, thành công của những dự án tốn kém và dài hạn như vậy phụ thuộc vào sự ủng hộ của công chúng. Để có được sự ủng hộ này, chính phủ phải gầy dựng được uy thế và lòng tin. Nhưng với cuộc đua quay trở lại Mặt trăng trong thế kỷ 21, uy thế sẽ được khẳng định qua cách thực hiện đúng đắn và hiệu quả, chứ không phải là ganh đua nhau về tốc độ. Nếu vội vã lên Mặt trăng mà thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, có thể sẽ còn tốn kém nhiều tiền của hơn và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của nhiều người.
 
Các chính phủ cần phải làm gương, thể hiện tinh thần trách nhiệm trong hành vi của mình. Họ cần phải đặt các giá trị như hòa bình, bao dung và bền vững lên hàng đầu. Việc trở lại Mặt trăng không nên mang mục đích tranh giành quyền lực hay để thể hiện ta đây hơn người. Đây là cơ hội để chúng ta chứng minh rằng loài người có thể học hỏi từ những sai lầm từng gây ra trên Địa cầu, cải thiện cách hành xử của mình và có ý thức trách nhiệm cao hơn.
 
Nguồn: “The US is now at risk of losing to China in the race to send people back to the Moon’s surface” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines thông báo rằng một tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng tấn công một tàu của chính phủ Philippines gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp trong một cuộc tuần tra trên biển ở Biển Đông.
Nam Hàn đã trải qua một buổi tối đầy biến động khi Tổng thống Yoon Suk Yeol đưa ra quyết định gây tranh cãi nhất trong nhiệm kỳ của mình: ban bố lệnh thiết quân luật. Phải chăng đây là chiến thuật sử dụng nỗi sợ hãi để đạt được mục tiêu chính trị? Và thiết quân luật ở Hàn Quốc? Nơi mà người dân đã sống trong một nền dân chủ hiện đại từ những năm 1980, và hầu như đã quen sống với sự đe dọa từ phương Bắc.
Cảnh sát tại Pennsylvania đang tìm kiếm một người phụ nữ được cho là đã rơi xuống một hố sụt sâu 30 ft (9m) có thể đã mở ra dưới chân bà khi bà đang tìm con mèo bị lạc của mình.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, tôi lại có dịp quay trở về lại mái trường xưa, để tham dự buổi lễ ra trường của một cháu gái Cynthia Ngô, được lãnh nhận bằng Tiến Sĩ Luật Khoa, tại Đại Học Oklahoma City University (OCU), mà tôi là người đỡ đầu (God Father) khuyến khích cho cháu này theo học ngành luật khoa, cũng tại ngôi trường trước kia tôi học.
HOA KỲ – Hôm Chủ nhật (2/12), Thống đốc California Gavin Newsom (Đảng Dân chủ) công bố đề nghị lập ra một khoản ngân sách lên đến 25 triệu MK nhằm chuẩn bị cho các cuộc chiến pháp lý với chính quyền của Donald Trump sắp tới, theo Reuters.
BRUSSELS – Thứ Ba (3/12), các nhà ngoại giao cho biết NATO sẽ không đáp ứng lời kêu gọi của Ukraine về việc mời nước này gia nhập tổ chức ngay lập tức, dập tắt niềm hy vọng của Kyiv với điểm tựa chính trị quan trọng trong lúc vừa gặp nhiều khó khăn trên chiến trường, vừa đứng ngồi không yên khi Donald Trump sắp quay trở lại Tòa Bạch Ốc, theo Reuters.
Suy nghĩ từ góc độ đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh như vậy sẽ làm thay đổi cái nhìn của người thầy thuốc về bệnh nhân trong quá trình điều trị. Cả người bệnh khi hiểu rõ chất lượng cuộc sống là do mình quyết định cũng sẽ không chỉ biết lệ thuộc vào thầy, vào thuốc, vào xét nghiệm mà còn biết tăng cường sức khỏe, nâng cao sức khỏe của chính mình
OpenAI đang cân nhắc đưa quảng cáo vào các sản phẩm trí tuệ nhân tạo của mình nhằm tăng doanh thu, Giám đốc tài chính Sarah Friar của công ty cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times được công bố vào thứ Hai
Mặc cho việc đang phải vật lộn với đồng rúp Nga sụt giá, lạm phát tăng, tình trạng thiếu lao động và lãi suất cao, Putin đã phê duyệt một ngân sách quốc phòng phá kỷ lục, dành ra một phần ba trong tổng chi tiêu của chính phủ khi cuộc chiến ở Ukraine làm cạn kiệt nguồn lực của cả hai bên trong gần ba năm.
BENGALURU – Ngày thứ Hai (2/12), nhiều chuyên gia cảnh báo tình trạng quỹ đạo thấp LEO (Low Earth Orbit) gần Địa cầu đang tràn ngập vệ tinh và rác không gian, có thể không còn sử dụng được nếu không có sự hợp tác quốc tế và chia sẻ dữ liệu cần thiết, theo Reuters.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử người dẫn chương trình Fox News, Pete Hegseth, làm Bộ trưởng Quốc phòng. Thông tin về sự lựa chọn này đã khiến nhiều người ở Washington ngỡ ngàng và lo lắng, bởi Hegseth còn quá “non” trong kinh nghiệm ứng phó với các tình huống quốc tế để có thể tiếp quản quân đội Hoa Kỳ – lực lượng quân sự lớn nhất và hùng mạnh nhất thế giới.
Tổng thống Biden vừa ký lệnh ân xá cho con trai Hunter Biden. Trong bản tuyên bố hôm nay (nguyên bản đính kèm), ông tố cáo sự chính trị hóa của Đảng Cộng Hòa đã nhắm đánh Hunter chỉ vì họ muốn mượn đó tấn công ông. Ông cho biết chưa có ai bị truy tố vì những tội như Hunter: khai sai sự thật trên một mẫu đơn mua súng, và không đóng thuế đủ trong thời gian nghiện ngập nhưng sau đó đã nộp đủ khoản thiếu thuế, cộng tiền lời và tiền phạt. Ông cho biết với một người như vậy nhưng đã vượt khỏi nghiện ngập đã hơn 5 năm nay, họ thường sẽ nhận được một phán quyết phi hình sự.
Bồ-đề nguyện là lý tưởng, là chí nguyện cao đẹp, là mục đích của con đường Bồ-tát (Bồ-tát đạo). Con đường ấy dẫn đến mục tiêu tối hậu là đại giác ngộ (Trí tuệ) và cứu độ chúng sinh (Từ bi). Bồ-đề nguyện nếu không được duy trì, trưởng dưỡng hàng ngày thì sẽ bị phai nhạt, hoặc tiêu tăm vùi lấp trong lớp bụi dày của phiền não và hành nghiệp.
Thủ tướng Georgia (tên gọi theo báo VN là Gruzia) là Irakli Kobakhidze tuyên bố hôm Chủ Nhật rằng Tổng thống Salome Zourabichvili phải rời khỏi chức vụ của mình khi nhiệm kỳ của bà kết thúc vào tháng này. Tuyên bố này được đưa ra sau thông báo của Zourabichvili vào thứ Bảy rằng bà có ý định tiếp tục tại vị, với lý do quốc hội hiện tại không hợp pháp và không có thẩm quyền bổ nhiệm người kế nhiệm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.