Hôm nay,  

Đức Phật Dạy Vô Tâm Là Đạo

24/07/202407:53:00(Xem: 1519)
blank 

Đức Phật Dạy Vô Tâm Là Đạo

Nguyên Giác

  

Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm. Cách diễn tả như thế có vẻ như như để làm nổi bật hai ý chỉ khác nhau, rằng Thiền do Như Lai dạy chủ yếu là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp… trong khi Thiền do các vị Tổ Sư Trung Hoa và Việt Nam dạy chủ yếu là vô niệm, vô tâm. Sự thật, Đức Phật trong Tạng Pali đã dạy các pháp vô niệm, vô tâm… nhưng nhiều vị sư đời sau không chú ý, và đôi khi còn ngộ nhận rằng pháp vô niệm, vô tâm là sáng tác của các vị sư Trung Hoa.
 
Có lẽ câu thơ nổi tiếng nhất trong Thiền Tông Việt Nam là của ngài Trần Nhân Tông, rằng “Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền,” nghĩa là, khi gặp tất cả các cảnh trong và ngoài, tâm vẫn là rỗng rang và vắng lặng, thì không cần gì tu nữa. Khi đọc kỹ Tạng Pali, chúng ta sẽ thấy trong nhiều Kinh (đặc biệt là phần lớn Kinh trong Phẩm 4 và Phẩm 5 của Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh) rằng Đức Phật đã dạy rằng vô tâm chính là đạo, là con đường giải thoát. Nói như thế, không có nghĩa là phân biệt pháp này hay pháp kia cao hay thấp, chỉ muốn nói rằng Đức Phật là vị đại y vương, tùy bệnh cho thuốc.
 
Không chỉ phần lớn các sư không còn tu học theo lời Phật dạy về vô niệm, vô tâm… (thậm chí có sư còn dám nói sai lầm rằng tứ niệm xứ là pháp duy nhất) nhiều vị sư cũng không nhắc tới một số lời dạy khác của Đức Phật. Thí dụ, chúng ta không còn nghe nhiều về pháp quán bất tịnh, pháp niệm tăng, pháp niệm thí, pháp niệm thiên… trong khi chỉ cần một pháp quán niệm đó là đủ để giải thoát.
 
Đức Phật dạy rằng chỉ cần một pháp trong các pháp sau là đủ để giải thoát, theo bản dịch Kinh AN 1.296-305 của Thầy Minh Châu:
 
Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp… niệm Tăng… niệm Giới… niệm Thí… niệm Thiên… niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra… niệm Chết… niệm Thân… niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.” (1)
 
Trong khi đó, Đức Phật dạy trong Kinh SN 22.64 rằng vô niệm (không suy tưởng) là con đường vắn tắt (Dhamma in brief) để giải thoát. Kinh này khởi đầu bằng “Rồi một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, lành thay, Thế Tôn hãy thuyết pháp tóm tắt cho con...” và chuỗi đối thoại này ghi lời Phật dạy rất minh bạch, không mơ hồ (độc giả nào ngờ vực, có thể đối chiếu các bản tiếng Anh sẽ thấy rõ nghĩa hơn). Trích bản dịch của Thầy Minh Châu như sau:
 
“— Ai suy tưởng, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma.
— Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu.
— Như thế nào, này Tỷ-kheo, Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời Ta nói một cách vắn tắt:
— Ai suy tưởng sắc, bạch Thế Tôn, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai suy tưởng thọ … tưởng … hành … thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
— Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Như vậy Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời nói vắn tắt này của Ta. Này Tỷ-kheo, ai suy tưởng sắc, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai suy tưởng thọ … tưởng … các hành … Ai suy tưởng thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Này Tỷ-kheo, lời nói vắn tắt này của Ta cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.” (2)
 
Nói ngắn gọn, lời Đức Phật dạy là đừng suy nghĩ tư lường gì hết. Hễ suy tưởng đúng hay sai, xanh hay đỏ, trắng hay vàng… là hỏng.
 
Bản dịch Sujato: “When you conceive, mendicant, you’re bound by Māra. Not conceiving, you’re free from the Wicked One.”
 
Bản dịch Bodhi: “Bhikkhu, in conceiving one is bound by Mara; by not conceiving one is freed from the Evil One.”
 
Nhà sư Nguyễn Thế Đăng giải thích qua bài viết nhan đề “Vô Niệm Của Lục Tổ Huệ Năng” trích như sau:
 
Luận Đại thừa Khởi tín của ngài Mã Minh nói: ‘Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp. Pháp giới Một tướng này tức là Pháp thân bình đẳng của chư Như Lai. Pháp thân này tất cả chúng sanh vốn có, nên gọi là Bản giác.’
Luận nói tiếp: ‘Thế nên chúng sanh nào quán sát vô niệm thì chúng sanh đó đã hướng về Trí Phật.’” (3)
 
Bất kỳ ai cũng có thể thực tập pháp vô niệm. Trong Kinh Lăng Nghiêm chú trọng nói về tánh nghe, vì từ nghe là cách dễ vào đạo nhất. Trong khi bạn nghe (thí dụ, nghe chim hót, nghe mưa rơi), bạn sẽ không níu được âm thanh nào của quá khứ và hiện tại (vì âm thanh luôn luôn biến mất trong từng khoảnh khắc), và bạn sẽ không nghĩ gì tới được tương lai (âm thanh chưa tới và có thể sẽ không tới). Đó là bạn đang sống với tâm xa lìa ba thời (quá, hiện, vị lai), xa lìa ngũ uẩn của ba thời. Đó là Kinh Bahiya: khi cái được thấy chỉ là cái được thấy và cái được nghe chỉ là cái được nghe, và đó là giải thoát. Đức Phật dạy rất minh bạch như thế. Không cần khởi niệm gì hết.
 
Thậm chí, trong Kinh SN 4.19, Đức Phật còn rầy những người ưa khởi niệm và gọi đó là trò của ma. Bản dịch Thầy Minh Châu viết, trích:
 
Này Ác ma, ý là của Ông, pháp là của Ông, thức xứ do ý xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có ý, không có pháp, không có thức xứ do ý xúc chạm, thời này Ác ma, chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.” (4)
 
Đọc hai bản dịch tiếng Anh, chúng ta sẽ kinh ngạc vì Đức Phật nói y hệt ngài Huệ Năng, Lâm Tế, rằng khởi tâm tức là chuyện của đường ma, cửa quỷ.
Bản dịch Bodhi: “The mind is yours, Evil One, mental phenomena are yours, mind-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no mind, no mental phenomena, no mind-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One.” (Nơi đây, chúng ta dịch: Ác Ma, tâm là của ngươi, hiện tượng tâm là của ngươi, xúc của tâm và cõi ý thức của nó là của ngươi; nhưng, này Ác Ma, nơi không có tâm, nơi không có hiện tượng tâm, nơi không có xúc của tâm và cõi ý thức của nó – thì không có chỗ cho ngươi nơi đó, hỡi Ác Ma.”
 
Bản dịch Sujato: “…yours are ideas, yours is the field of mind contact consciousness. Where there is no mind, no ideas, no mind contact consciousness—you have no place there, Wicked One!” (…của ngươi là các niệm, của ngươi là cõi ý thức sinh khởi từ xúc của tâm. Nơi nào không có tâm, không có niệm, không có cõi ý thức sinh khởi từ xúc của tâm – thì ngươi không có chỗ nơi đó, hỡi Ác Ma!”
 
Tại sao vô tâm, vô niệm? Tại sao Đức Phật nói vô tâm là con đường giải thoát vắn tắt? Đơn giản, vì chúng sinh không có ai thực sự vô tâm được. Và người nào vô tâm được, ngay khi đó là xa lìa tham sân si. Trong Kinh SN 35.90, Đức Phật dạy rằng không nghĩ ngợi tới bất cứ cái gì, thì sẽ không chấp thủ (nắm giữ) bất cứ cái gì, thì tự tâm sẽ tịch lặng. Bản dịch Thầy Minh Châu, trích:
 
Chớ có nghĩ đến tất cả, chớ có nghĩ đến trong tất cả, chớ có nghĩ đến từ tất cả, chớ có nghĩ đến: “Tất cả là của tôi”. Vị ấy do không nghĩ đến nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ, vị ấy không có dao động (paritassati). Do không dao động, vị ấy tự mình tịch tịnh một cách hoàn toàn. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”…” (5)
 
Tương tự, các bản dịch tiếng Anh của kinh này cũng rất rõ ràng, không có nghĩa nào mơ hồ. Hễ nghĩ ngợi tư lường là bị trói giữ.

 
Đối với người đã buông bỏ hết thấy, nghe, hay, biết, buông bỏ hết nghĩ ngợi tư lường, thì vị đó đã vượt qua cả thiện và ác. Chúng ta sẽ thấy ngôn phong Tâm Kinh và Kinh Kim Cang hiển lộ trong Kinh SN 35.248 khi Đức Phật dạy, theo bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:
 
Ai có tư tưởng (Mannamàna), người ấy bị Māra trói buộc. Ai không có tư tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. “Tôi là”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Cái này là tôi”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Tôi sẽ là”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không là”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ có sắc”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có sắc”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ có tưởng”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có tưởng”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng”, là một tư tưởng. Có tư tưởng, này các Tỷ-kheo, là tham. Có tư tưởng là mụt nhọt. Có tư tưởng là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các ông cần phải học tập: “Tôi sẽ sống với tâm không có tư tưởng.”(6)
 
Trong khi đó, Kinh SN 35.133 nói y hệt Bát Nhã Tâm Kinh, rằng phải sống trong nhận biết rằng không hề có mắt hiện hữu, không hề có tai hiện hữu… [cho tới] không hề có tâm ý hiện hữu thì đó là Niết Bàn. Đó là lời dạy của Tôn giả Udāyi dạy cho một vị nữ Bà-la-môn:
 
Này Chị, do mắt hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do mắt không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ … Do ý hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do ý không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ.” (7)
 
Đoạn Kinh vừa dẫn trong bản dịch tiếng Anh của Bodhi rất dễ hiểu: “Sister, the arahants maintain that when the eye exists there is pleasure and pain, and when the eye does not exist there is no pleasure and pain. The arahants maintain that when the ear exists there is pleasure and pain, and when the ear does not exist there is no pleasure and pain…. The arahants maintain that when the mind exists there is pleasure and pain, and when the mind does not exist there is no pleasure and pain.”
 
Nơi đây, xin dịch là: “Chị ơi, các vị A-la-hán nói rằng khi mắt hiện hữu thì có vui sướng và đau khổ, và khi mắt không hiện hữu thì không có vui sướng và đau khổ. Các vị A-la-hán nói rằng khi tai hiện hữu thì có vui sướng và đau khổ, và khi tai không hiện hữu thì không có vui sướng và đau khổ …. Các vị A-la-hán nói rằng khi tâm hiện hữu thì có vui sướng và đau khổ, và khi tâm không hiện hữu thì không có vui sướng và đau khổ.”
 
Chữ “maintain” trong đoạn trên có nghĩa là “chủ trương rằng, nhận biết rằng, thấy rằng…” Như vậy, câu hỏi rằng, làm sao để thấy rằng không hề có mắt tai mũi lưỡi thân ý? Để thấy như thế, có nhiều cách. Đơn giản nhất là từ luật duyên khởi, vì thấy cái này có, nên cái kia có. Do vậy, các pháp tự thân đã xa lìa cả Có và Không. Không có gì cần nghĩ ngợi tư lường, hãy để ngôn ngữ dứt bặt, vì nói Có, nói Không đều sai.
 
Cũng y hệt tiếng đàn, có chẻ cây đàn ra trăm ngàn mảnh cũng không dò ra tiếng đàn nơi đâu. Nhưng tiếng đàn là từ cây đàn, từ mưa nắng qua nhiều năm cho gỗ rừng mọc lên, rồi thợ rừng cưa xuống để đóng thành cây đàn, từ nhạc sĩ học nhiều thập niên để trình diễn, từ rất nhiều duyên mới thành tiếng đàn. Không gọi tiếng đàn là Có, vì nó là từ nhiều duyên, vì vừa sinh đã liền diệt và vì chúng ta không chỉ ra được là nó ở đâu. Thân tâm chúng ta cũng thế, đừng tưởng mắt tai mũi lưỡi thân ý là Có, mà cũng đừng nói là Không. Các pháp chỉ là như thế, và như thế. Tất cả thân tâm và thế giới đang chảy xiết trong vô thường, không có cái gì gọi được là cái gì. Hiện tượng sát na vô thường được Tạng Pali so sánh với hạt đậu trên đầu mũi kim, nơi tất cả các pháp chỉ tiếp giáp với sát na chút xíu rồi biến mất.
 
Và bất kỳ ai tự thấy đang tắm gội thân tâm mình trong sát na vô thường đó, thì đó là thể nghiệm Niết Bàn, nơi đó xa lìa tất cả những gì gọi là tâm, ý và thức. Còn gọi là vô ngôn, vì ngôn ngữ và ý thức là dựa vào thời gian, dựa vào kinh nghiệm quá khứ. Nhưng khoảnh khắc của sát na thì xa lìa cả ba thời quá, hiện, vị lai. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ Bẩy, bản dịch của Thầy Thích Duy Lực,  ghi lời Lục Tổ Huệ Năng dạy ngài Chí Đạo, trích:
“...chơn lạc của Niết Bàn, sát na chẳng có tướng sanh, sát na chẳng có tướng diệt, cũng chẳng có sanh diệt để diệt, ấy tức là tịch diệt hiện tiền. Đang lúc hiện tiền, cũng chẳng có số lượng hiện tiền, nghĩa là chẳng có một tí khái niệm nào về không gian, thời gian, và số lượng của tịch diệt hiện tiền, mới gọi là thường đức, lạc đức, nghĩa là chơn vui. Vui này chẳng có kẻ thọ dụng, cũng chẳng có kẻ không thọ dụng...”(8)
 
Trong ngôn ngữ Phật học Việt Nam có một số chữ rất khó hiểu. Thí dụ, nói về cái được biết, thường chia làm ba chữ cho ba trường hợp: tưởng tri, thắng tri, liễu tri.
 
Đối chiếu với các kinh văn tiếng Anh, chúng ta thấy rằng:
 
. người phàm phu biết theo kiểu “tưởng tri” là "perceive" hay là "become aware or conscious of". Trong cái biết này chưa lìa tham sân si. Vì luôn luôn thấy có cái tôi đang biết, qua những lăng kính quá khứ, môi trường, xã hội…
 
. bậc tu học biết theo kiểu “thắng tri” là biết trực tiếp, là “directly know” hay “having directly known”  mà không nghĩ ngợi tư lường gì trong khi nhận biết, tức là biết của vô tâm, của ngay tức thời, của ngay ở đây và bây giờ. Kinh MN 1 ghi rằng, theo bản dịch Thầy Minh Châu: “…có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: “Địa đại là của ta”,—không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.” (9)
 
. bậc giải thoát biết theo kiểu “liễu tri” là biết đầy đủ, là “fully understand” – nghĩa là, khi nghe tiếng đàn, biết ngay là vô thường, vô ngã. Kinh MN 1 ghi về cái biết của các vị A La Hán, theo bản dịch Thầy Minh Châu: “...có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” —không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại.” (9)
 
Nghĩa là, “thắng tri” (hay: biết trực tiếp) là rất gần với “liễu tri” (hay: biết đầy đủ, biết trong thực tướng của vô thường, vô ngã) và nơi đó cũng là đang lìa xa tham sân si. Đó là cái biết của Kinh Bahiya, khi cái được thấy chỉ là cái được thấy, và cái được nghe chỉ là cái được nghe. Nơi đó, tâm thường trực  rỗng rang, tịch lặng. Cái biết của thắng tri và liễu tri chính là cái biết của vô tâm, vô niệm.
 
Nghĩa là, không có việc gì phải mài ngói làm gương. Tuệ Trung Thượng Sĩ viết đơn giản rằng việc tu thiền chỉ có nghĩa là trâu bùn lội qua sông. Vì là trâu bùn, nên trâu sẽ tan trong nước, và đó là lời dạy của Đức Phật, rằng vô tâm chính là đạo. Khi chư tổ nói rằng vô tâm chưa phải là đạo, vì còn cần bước qua một trùng quan nữa, đó chính là từ thắng tri bước vào liễu tri, là hình ảnh trâu bùn tan vào nước, chứng nhập vô ngã, vô thường.
 
GHI CHÚ:
(3) Nguyễn Thế Đăng, “Vô Niệm Của Lục Tổ Huệ Năng”: https://thuvienhoasen.org/a18917/vo-niem-cua-luc-to-hue-nang
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây khoảng hơn 13 năm có một vụ án tù chung thân được ban bố cho một nữ tù nhân người Việt Nam đầu tiên duy nhất tên là Lê Thị Vân trên toàn quốc Hoa Kỳ tại tiểu bang Oklahoma, mà tác giả may mắn được mắt thấy tai nghe từ đầu câu chuyện xảy ra cho tới khi nội vụ được xét xử tại tòa án và vị Quan Tòa chủ tọa phiên tòa đã phán quyết một án phạt chung thân quá cay nghiệt cho bị cáo phải sống trong tù cho tới khi chết (Lifetime Sentence without Parole).
Hoa Kỳ và Nam Hàn sẽ bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung Double Dragon vào thứ Hai, theo lực lượng Hải quân và Thủy quân Lục chiến Nam Hàn cho biết vào Chủ Nhật. Các cuộc tập trận quy mô lớn này sẽ kéo dài đến ngày 7 tháng 9 và bao gồm nhiều máy bay tác chiến và khoảng 40 tàu chiến, theo tuyên bố của Yonhap.
Ứng cử viên tổng thống độc lập Robert F. Kennedy Jr. đã tuyên bố vào thứ sáu rằng ông sẽ tạm dừng chiến dịch tranh cử tổng thống của mình tại mười "tiểu bang chiến trường" nơi sự hiện diện của ông "sẽ là một sự phá hỏng" đối với ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris.
Tôi đã đọc bản thảo “Dòng Đời” khá là chậm. Đôi khi tôi đọc lại môt số đoạn, một số trang. Khi đọc lại toàn văn bản thảo lần thứ nhì, tôi lấy giấy ra ghi chú về các nhân vật, các mốc thời gian, những chuyển biến khi các nhân vật dời đổi từ bên dòng sông này qua thị trấn miền núi kia. Tất cả như một cuốn phim về một quê nhà đang tìm hướng đi trong thời kỳ hậu thực dân Pháp, nơi lối rẽ của tranh chấp để con sông trở thành đôi bờ và rồi người lái đò (trong tiểu thuyết này là người có tên là ông Ba Đò) trở thành người hai mặt, bị buộc cung cấp tin cho cả hai lực lượng thuộc hai ý thức hệ khác nhau.
Thông cáo báo chí ngày 15 tháng 8 năm 2024, tại Los Angeles, Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) giới thiệu Tài nguyên Thông tin qua trang mạng điện tử bao gồm những thông tin quan trọng và dịch vụ trợ giúp của AJSOCAL mà những người di cư rất cần khi họ vừa đến Hoa Kỳ. Trang mạng cũng kết nối những nguồn thông của Tiểu bang, Liên bang và những nguồn thông tin cần thiết khác. Trang thông tin điện tử hiện tại cũng được dịch sang năm ngôn ngữ bao gồm Anh, Hoa, Ấn, Hàn và Việt Ngữ
T&T Supermarket Inc., nhà bán lẻ đồ tạp hóa Châu Á được ưa chuộng nhất tại Canada, thông báo sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên tại California ở Trung Tâm Westgate, 1600 Saratoga Ave, San Jose, vào mùa thu năm 2025. Với hai cửa hàng đang được xây dựng tại Washington, đây là thông báo mở cửa hàng thứ ba của T&T tại Hoa Kỳ.
Đã có một kế hoạch cho các cuộc trục xuất hàng loạt. Ông Trump đã làm việc chặt chẽ với Stephen Miller, người cố vấn đã tạo ra các chính sách và luật lệ chống di dân của ông Trump. Miller cho biết nếu đảng Cộng hòa vào lại Nhà Trắng vào năm 2025, họ sẽ có hai mục tiêu: "Đóng cửa biên giới. Trục xuất tất cả những người bất hợp pháp".
Cấy ghép điện tử để khôi phục thị giác cho người mù là một công nghệ đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Công nghệ này hoạt động bằng cách kích thích trung tâm thị giác của não qua các xung điện, tạo ra cảm giác nhìn ngay cả khi mắt không còn khả năng hoạt động. Tuy nhiên, các cấy ghép hiện tại, chủ yếu làm từ silic với kích thước lớn, thường gây ra mô sẹo trong não và bị ăn mòn theo thời gian, làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của chúng.
Đám cháy Park Fire ở California đã tạo ra ít nhất một cơn lốc xoáy lửa, còn được gọi là lốc lửa, xoáy lửa hoặc vòi rồng lửa. Nhưng lốc xoáy lửa là gì, và có thực sự đáng sợ như cái tên không? Cháy rừng không chỉ là những đám cháy hung hiểm lan rộng ra xung quanh, mà còn có thể tự tạo ra cả một hệ thống thời tiết riêng biệt, gọi là “fire weather system” (xin tạm dịch là “hệ thống thời tiết của đám cháy,” có gió, mây, bão…). Trong hệ thống này, một loại mây đặc biệt được hình thành gọi là “pyrocumulonimbus”
Theo bản tin AP tuần qua, giới chức trách cho biết không ai có quyền đến gần câu các chai rượu nằm trong khu vực đắm thuyền có chứa gần 100 chai rượu champaign từ thế kỷ 19 ngoài khơi tây nam Thụy Điển mà không có giấy phép.
HOA KỲ – Hôm thứ Năm (22/8), trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 tăng liên tục, Cơ quan Kiểm soát Thực-Dược phẩm (FDA) đã cho phép sử dụng các loại thuốc ngừa (vaccine) mới của Pfizer và Moderna để chủng ngừa cho mọi người, theo Huffpost.
WASHINGTON – Hôm thứ Sáu (23/8), NASA cho biết đang cân nhắc xem có cần chờ phi thuyền của SpaceX đưa hai phi hành gia đang bị kẹt ở Trạm Không gian Quốc tế (International Space Station – ISS), trên phi thuyền Starliner của Boeing, trở về Trái Đất hay không; quyết định sẽ được công bố sớm nhất vào thứ Bảy, theo Reuters.
Đến năm 2030, ước tính hơn 10.8 triệu người California (một phần tư dân số của tiểu bang) sẽ ở độ tuổi trên 60. California hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tới 3.2 triệu người chăm sóc.
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.