HUEHUETAN, Mexico – Hôm thứ Ba (23/7), khoảng 3,000 di dân chia thành hai đoàn lớn, tay xách nách mang, dắt díu theo con cái nheo nhóc cùng vượt qua cái nóng gay gắt dọc theo con đường cao tốc ở miền nam Mexico hướng đến biên giới Hoa Kỳ, theo Reuters.
Trong tuần qua, 3,000 di dân này đã chia thành hai đoàn lớn và bắt đầu khởi hành đến Hoa Kỳ. Trước đây, những đoàn di dân như thế này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi ở Hoa Kỳ, và vấn đề nhập cư có thể sẽ là chủ đề chính trong cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 5/11 sắp tới.
Leivi Galvna, một di dân từ Honduras, cho biết bất kể ai là người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ, họ vẫn sẽ nỗ lực đấu tranh để đến với Giấc mơ Mỹ. Trong khi đi, nhóm di dân miệng thì hô vang những câu như “yes we can” (Chúng ta có thể!), tay thì đẩy những chiếc xe đẩy cọc cạch, cũ mèm.
Trong những năm gần đây, hàng chục ngàn di dân đã nương nhờ vào các đoàn lữ hành lớn để vượt qua Mexico để tránh những hiểm họa như cướp bóc, hiếp dâm và bắt cóc. Các đoàn di dân này là cứu cánh cho những người không đủ tiền trả cho bọn buôn người. Yoisy, một di dân Venezuela, cho biết cô cảm thấy an toàn hơn khi đi chung với đoàn thay vì đi riêng lẻ. Bộ An Ninh ở Chiapas, Mexico, cho biết đoàn lữ hành hiện tại có khoảng 2,500 đến 3,000 người, phần lớn là người Venezuela.
Trong những năm gần đây, hàng chục ngàn di dân đã nương nhờ vào các đoàn lữ hành lớn để vượt qua Mexico để tránh những hiểm họa như cướp bóc, hiếp dâm và bắt cóc. Các đoàn di dân này là cứu cánh cho những người không đủ tiền trả cho bọn buôn người. Yoisy, một di dân Venezuela, cho biết cô cảm thấy an toàn hơn khi đi chung với đoàn thay vì đi riêng lẻ. Bộ An Ninh ở Chiapas, Mexico, cho biết đoàn lữ hành hiện tại có khoảng 2,500 đến 3,000 người, phần lớn là người Venezuela.
Một nguồn tin từ chính quyền địa phương cho biết số lượng trẻ em trong các đoàn di dân gần đây đã tăng đáng kể. Vào đầu tháng 6, chính quyền Biden đã áp dụng một chính sách mới cấm di dân vượt biên trái phép được quyền xin tị nạn. Trong tuần đầu tiên sau khi chính sách mới có hiệu lực, trung bình mỗi ngày có khoảng từ 2,500 đến 3,000 di dân bị bắt giữ, giảm đáng kể so với các tháng trước đó.
Dù phải trải qua vô vàn chông gai và nguy hiểm, hàng ngàn di dân vẫn cố gắng xin tị nạn ở Hoa Kỳ để thoát khỏi những thảm cảnh ở quê nhà. Jose Maria Garcia, giám đốc cơ sở tạm trú Juventud 2000 ở Tijuana, cho biết ông không rõ đoàn di dân sẽ đến đâu, nhưng cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ có thể là động lực thúc đẩy họ. Họ đang cảm thấy mơ hồ và lo lắng rằng cách chính sách nhập cư sẽ thay đổi sau cuộc bầu cử.
Gửi ý kiến của bạn