Hôm nay,  

Thông Tin Giả Tạo Ra Bằng AI Ảnh Hưởng Tiêu Cực Đến Cử Tri Hoa Kỳ

15/07/202406:47:00(Xem: 1140)
EMS briefing jul 12  trump & black voters

-          Hình ảnh giả ông Trump và cử tri da đen, được họ ủng hộ


Quận Cam, (VB) – Hiện nay, công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) là một trong những chủ đề nóng bỏng không riêng ở Mỹ. AI đang có tác động mạnh đến đời sống của người dân, theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Các nhà làm luật đang cân nhắc những biện pháp để kiểm soát việc ứng dụng AI sao cho có lợi nhất cho nhân loại.


Trong phương diện chính trị, các chuyên gia, viên chức chính phủ, các nhà quan sát cho rằng AI đang làm tăng thêm mối đe dọa đối với hệ thống bầu cử Hoa Kỳ nói chung, và cho cuộc bầu cử 2024 nói riêng. Việc sử dụng AI để tạo ra hình ảnh, video, âm thanh giả, rồi phổ biến tràn lan trên mạng xã hội đang gây nhiều nhầm lẫn cho cử tri. Theo các báo cáo, những gì trước đây phải cần đến một studio, những chuyên viên kỹ thuật, nay có thể được tạo ra chỉ bằng một vài cú nhấp chuột. Kết quả là cử tri nay đang sống trong một môi trường rất khó đánh giá được tính xác thực của những hình ảnh, video.


Vào ngày 12 tháng 7 2024, Tổ Chức Truyền Thông Sắc Tộc EMS tổ chức một cuộc họp báo trên mạng,  trong đó các chuyên gia trình bày về sự gia tăng của tin giả được tạo bởi AI. Cuộc họp cũng ghi nhận những nỗ lực của nhà lập pháp trong việc ngăn chặn tin giả trên mạng xã hội. Các chuyên gia cũng lưu ý AI không chỉ nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống, mà cả đối với các cuộc bầu cử địa phương.


Những diễn giả của cuộc họp báo:

Jonathan Mehta Stein, Giám Đốc Điều Hành, California Common Cause, một tổ chức giám sát phi lợi nhuận

Jinxia Niu, Giám Đốc Chương Trình, Chinese Digital Engagement, Chinese for Affirmative Action

Brandon Silverman, nguyên CEO, CrowdTangle (nay thuộc Meta)

EMS briefing jul 12 hình cháy pentagon fake
Hình ảnh giả về “Ngũ Giác Đài bị tấn công”


Trong phần trình bày của mình, ông Jonathan Stein đưa ra một số hình ảnh, video giả bằng AI xuất hiện gần đây, một số từ các tài khoản trên mạng xã hội có nguồn gốc từ Nga. Ví dụ:

-          Hình ảnh giả về một đám cháy ở Ngũ Giác Đài, được giới truyền thông Nga dùng để đưa tin giả “Hoa Kỳ đang bị tấn công”!

-          Hình ảnh cựu tổng thống Trump chụp chung với Dr.Fauci. Hình ảnh giả được những người ủng hộ Thống Đốc Ron Desantis sử dụng, trong cuộc đua đại diện cho Đảng Cộng Hòa trong kỳ bầu cử tổng thống 2024. Hình ảnh giả để thuyết phục cử tri Cộng Hòa rằng ông Trump trong thời đại dịch Covid-19 đã “quá gần gũi với Dr.Fauci”!

EMS briefing jul 12  trump & fauci

-          Hình ảnh về cựu Tổng Thống Trump và Dr.Fauci (ảnh giả có khoanh tròn)

-          Hình ảnh ông Trump chụp chung với cử tri da đen, được họ ủng hộ. Những hình ảnh giả này được những người ủng hộ ông Trump tạo ra và tung lên mạng xã hội.

-          Một đoạn video giả với nội dung Tổng Thống Biden đọc diễn văn tổng động viên để tuyển quân cho chiến trường Ukraine! Những video dài chừng 2 phút kiểu này khá phổ biến trên mạng xã hội. Video được thực hiện bằng kỹ thuật AI, tung lên trên mạng vào tháng 2 năm 2023, nhân dịp đánh dấu một năm cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine. Mục đích của video là làm cho người Mỹ lo sợ chính quyền Biden sẽ sa lầy vào cuộc chiến. Về mặt kỹ thuật, video này kỹ thuật chưa tinh vi lắm, có thể nhận ra nếu chú ý kỹ đến miệng nhép của Tổng Thống Biden không khớp với nội dung phát biểu. Tuy nhiên, đối với những người xem video trên màn hình phone cũng khó nhận ra được sự giả mạo này.

-          Cả một trang web giả mạo mang tên Miami Chronicle, chuyên đưa thông tin và hình ảnh giả về chiến tranh Ukraine. Thực ra đây không phải là một tờ báo địa phương ở Miami, mà là một trang web do Nga thực hiện.

EMS briefing jul 12  biden video

-          Hình ảnh trên video giả về Tổng Thống Biden đọc lệnh tổng động viên


Ông Jonathan cho rằng những thông tin giả như trên không chỉ nhắm vào cuộc bầu cử tổng thống, mà còn vào cả những cuộc bầu cử ở cấp địa phương như nghị viên thành phố, dân biểu tiểu bang… Trên bình diện quốc tế, cuộc bầu cử phổ thông vừa qua ở Ấn Độ cũng bị chi phối bởi những thông tin giả trên mạng xã hội.


Theo ông Jonathan, không phải các trang mạng xã hội đều có chức năng kiểm tra và loại bỏ tin giả. Facebook đủ nguồn lực làm việc này, nhưng chủ yếu cũng chỉ dựa trên phương pháp dò tìm “từ khóa” để loại tin giả, vì vậy độ chính xác cũng không cao. Có nhiều tin đưa lên là trung thực nhưng vẫn bị loại. Trách nhiệm ngăn chặn tin giả thuộc về tất cả những cư dân mạng yêu chuộng sự thật. Nếu xem những hình ảnh, video đáng ngờ thì nên kiểm tra tính xác thực trước khi truyền đi cho người khác. Đối với nhà báo, đạo đức nghề nghiệp là quan trọng để ngăn chặn việc thực hiện và truyền tin giả.


Jinxia Niu Jinxia là người quản lý chương trình của Chinese for Affirmative Action(CAA), quản lý nhiều tài khoản WeChat, kiểm tra và xác nhận tin giả trên trang web tiếng Hoa  Piyaoba. WeChat là ứng dụng trên phone tiếng Hoa có nhiều người sử dụng nhất thế giới. Thông tin giả hiện đang tràn lan trên mạng xã hội này, đưa thông tin sai lệch đến với cộng đồng người Hoa ở Mỹ. Hình ảnh, video giả được thực hiện ngày càng tinh vi, càng nhanh nhờ vào AI.


Những nhóm chính trị cực hữu thường tung tin giả trên WeChat. Jinxia đưa ra hai hình ảnh giả của những nhóm ủng hộ ông Trump: một là hình ảnh ông Trump và những người ủng hộ da đen; hai là hình ảnh những cử tri ủng hộ Trump thánh thiện đối nghịch với cử tri ủng hộ Biden xấu xí, hợm hĩnh. Mục đích của việc tung tin giả là kiếm phiếu của cộng đồng gốc Hoa vốn thường theo dõi các mạng truyền thông xã hội bằng tiếng Hoa. Điều này cũng đúng với những cộng đồng thiểu số khác, trong đó có cộng đồng gốc Việt.

EMS briefing jul 12  trump & biden voters in chinese media

-          Hình ảnh giả về cử tri ủng hộ Trump và Biden trên mạng xã hội WeChat


Theo cô Jinxia, các cộng đồng thiểu số thường là mục tiêu của những nhóm tung tin giả lên mạng xã hội. Vai trò kiểm chứng thông tin của những tổ chức như Chinese for Affirmative Action là quan trọng trong việc giáo dục cộng đồng.


Trong phần trình bày của mình, ông Brandon Silverman cho rằng những nhóm chính trị cực hữu cố tình tung tin giả lên trên mạng xã hội càng nhiều càng tốt, để cư dân mạng không đủ thì giờ để kiểm chứng hết. Ông cũng đồng ý với hai diễn giả trước là chính mỗi người dân Mỹ, nếu có ý thức về sự tác hại của sự dối trá đến nền dân chủ, sẽ là tuyến đầu của cuộc chiến chống tin giả hữu hiệu. Nếu thấy có hình ảnh, tin tức đáng nghi ngờ, hãy kiểm chứng trước khi lan truyền chúng. Cách kiểm chứng hay nhất là lên Google, tìm hiểu tin tức tương tự từ những nguồn tin khả tín hơn. Cần ý thức rằng tin tức trên các mạng xã hội như Youtube, Facebook, X, Instagram không phải là nguồn đáng tin cậy như những cơ quan truyền thông có mặt từ lâu đời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HOA KỲ – Hôm thứ Năm (22/8), Neuralink, công ty nghiên cứu cấy ghép não của Elon Musk, cho biết con chip được cấy ghép trong não bộ của bệnh nhân thử nghiệm thứ hai đang hoạt động tốt, theo Reuters.
Cuối tuần vừa qua tôi đi dự hội thảo về Việt Nam tại Bảo tàng Bowers ở thành phố Santa Ana, thủ phủ của Quận Cam. Hai ngày hội thảo với hai chủ đề có liên quan với nhau là Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954. Xong ngày đầu của hội thảo, đi ăn tối với một bạn sống ở Quận Cam từ năm 1978, khi biết chủ đề là về cải cách ruộng đất, bạn hỏi ngay: “Có hình Hồ Chí Minh cầm khăn khóc không?”. Bạn tôi ít quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng nhưng cũng biết sử Việt vì là con trong gia đình bắc di cư 54, lớn lên tại miền Nam và sống ở đó cho đến khi vượt biển. Hình Hồ Chí Minh khóc và sự kiện bà Nguyễn Thị Năm đóng góp nhiều vàng cho Việt Minh rồi cũng bị đấu tố trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam từ 1953 đến 1956 có lẽ là những hiểu biết cơ bản của nhiều người Việt, dù không chứng kiến hay trực tiếp là nạn nhân trong sự việc. Những hình ảnh đó hôm nay cũng đã được trưng bày tại Bảo tàng Bowers và có trong bài nói chuyện của diễn giả tại hội thảo.
HOA KỲ – Hôm thứ Tư (21/8), Tòa thượng thẩm Florida cho phép các kinh tế gia của tiểu bang cảnh báo cử tri rằng việc thêm quyền phá thai vào hiến pháp có thể làm giảm nguồn thu nhập của tiểu bang, đồng thời bác bỏ vụ kiện của nhóm ủng hộ quyền phá thai đứng sau đề nghị này, theo Reuters.
Thành Phố Garden Grove hiện đang nhận đơn trực tuyến cho các vị trí cảnh sát tuyên thệ (sworn) và không tuyên thệ (non-sworn.) Hạn chót nộp đơn là Thứ Năm, 29 Tháng Tám, 2024.
Đêm nay, Thứ Tư 21/8/2024, và là Ngày 3 của Đại Hội Dân Chủ Toàn Quốc DNC. Trong bài phát biểu nhận đề cử tại hội nghị tối nay, Walz sẽ giới thiệu bản thân với người dân Mỹ bằng cách nêu bật những giá trị mà ông học được khi lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở Nebraska
Buổi họp báo nhắc nhở sinh viên đại học cộng đồng California về ngày 3 tháng 9 2024 là thời hạn chót để nộp đơn xin hỗ trợ tài chính thông qua FAFSA hoặc Đạo Luật Giấc Mơ California (California Dream Act, CADAA).
WASHINGTON – Hôm thứ Ba (20/8), Tòa Bạch Ốc cho biết kế hoạch về chiến lược nguyên tử được Tổng thống Joe Biden chuẩn thuận trong năm nay không nhằm đối phó với một quốc gia hay mối đe dọa riêng lẻ nào, theo Reuters. Trước đó, tờ New York Times loan tin rằng kế hoạch mật này có sự điều chỉnh chiến lược răn đe của Hoa Kỳ để tập trung vào mối đe dọa từ việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí nguyên tử.
KYIV – Hôm thứ Ba (20/8), các nhà lập pháp Ukraine đã thông qua luật cấm các hoạt động của nhánh giáo hội Chính Thống Giáo (Orthodox) có liên quan tới Nga và được cho là đã tiếp tay cho Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine, theo Reuters.
Một nguồn tin quân sự cho biết một người lính Bắc Hàn đã đào tỵ sang Nam Hàn vào sáng sớm thứ Ba, sau khi vượt qua biên giới liên Triều, theo như Yonhap trích dẫn. Người lính này được cho là một trung sĩ tham mưu đã đến miền Nam trong lãnh thổ do Sư đoàn 22 giám sát, hoạt động tại quận Goseong thuộc tỉnh Gangwon, gần biên giới với miền Bắc.
WASHINGTON – Hôm thứ Hai (19/8), tòa án đã từ chối yêu cầu của Hunter Biden, con trai của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, về việc hủy bỏ vụ án trốn thuế ở California, theo Reuters.
SEOUL – Hôm thứ Ba (20/8), hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin từ quân đội Nam Hàn nói rằng một người lính Bắc Hàn đã vượt qua khu phi quân sự dọc vĩ tuyến 38 để trốn sang Nam Hàn, theo Reuters.
TQ tuyên bố các tàu Philippines đã phớt lờ các cảnh báo liên tục và rằng họ "cố tình" va chạm với tàu TQ. Philippines cáo buộc tàu TQ thực hiện "các hành động phi pháp và hung hăng".
HOA KỲ – Chủ Nhật (18/8), Trung Tâm Báo Bão Quốc Gia (National Hurricane Center, NHC) cảnh báo bão Ernesto đã mạnh trở lại và gây ra nhiều dòng nước rút (rip currents) nguy hiểm trên các bãi biển ở khu vực Bờ Đông (East Coast) của Hoa Kỳ và ở Canada, theo Reuters.
BẮC KINH – Hôm thứ Hai (19/8), Lực lượng Duyên phòng TQ (China's Coast Guard) cho biết một tàu của Phi Luật Tân đã phớt lờ những cảnh báo và “cố tình va chạm” với tàu của họ một cách “nguy hiểm và không chuyên nghiệp ” ở Biển Đông, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.