Hôm nay,  

Chương Trình HOPE Của AAPI Equity Alliance Giúp Cộng Đồng Gốc Á Vượt Qua Nạn Phân Biệt Chủng Tộc

05/06/202421:34:00(Xem: 2422)
EMS briefing may 31 michelle wong
Diễn giả Michelle Wong


Los Angeles (VB) – Vào trưa ngày 31/06/2024, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) kết hợp với AAPI Equity Alliance đã có cuộc họp báo trên mạng, nhằm giới thiệu chương trình thí điểm ở Quận Hạt Los Angeles, nhằm chữa lành vết thương do tệ nạn phân biệt, thù ghét chủng tộc gây ra đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.


Những diễn giả chính của buổi họp báo:

Michelle Sewrathan Wong, Giám Đốc Điều Hành Chương Trình, AAPI Equity Alliance

Anne Saw, Ph.D, Phó Giáo Sư Tâm Lý Học, DePaul University  

Xueyou Wang, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Little Tokyo Service Center

Yu Wang, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Asian Pacific Counseling & Treatment Center

Joann Won, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Korean Youth & Community Center


Chương trình HOPE (Healing Our People Through Engagement) do AAPI Equity Alliance chủ trì với sự hợp tác của các tổ chức cộng đồng gốc Á. Theo bà Michelle Sewrathan Wong, chương trình HOPE có vai trò quan trọng sau khi cộng đồng AAPI tại khu vực Los Angeles đối diện tệ nạn phân biệt chủng tộc kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Vào năm 2020, cộng đồng người Mỹ gốc Á phải chịu đựng những sự tàn bạo với quy mô chưa từng thấy. Họ bị các chính trị gia đổ lỗi cho việc lây truyền COVID-19, là mục tiêu của các cuộc tấn công bạo lực. Cộng đồng gốc Á cảm thấy không an toàn, không được chào đón, bị bắt nạt và chế giễu.


Chương trình HOPE được tài trợ bởi Bộ Dịch Vụ Xã Hội California, nhằm chữa lành vết thương thù hận chủng tộc có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á thường ít tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần do sự kỳ thị, cũng như thiếu các nguồn lực phù hợp về mặt văn hóa và ngôn ngữ.


Tiến sĩ Anne Saw cho biết Chương trình HOPE dựa trên tâm lý học thúc đẩy tiến trình chữa lành thay vì chỉ đối phó với những tác động của nạn phân biệt chủng tộc đối với các cộng đồng da màu. Chữa bệnh triệt để thông qua kết nối với những người khác trong cộng đồng, thu hút sức mạnh từ cộng đồng và văn hóa; thúc đẩy hạnh phúc tập thể, khả năng phục hồi và thay đổi tích cực.


Trong khuôn khổ đó, các tổ chức hợp tác mở ra những trung tâm chữa lành ở Quận Los Angeles, nhằm “khuyến khích những kết nối trung thực xung quanh nỗi đau của nạn phân biệt chủng tộc”. Những không gian này cần thiết để thúc đẩy tiến trình chữa lành, giải quyết cảm giác cô đơn, không tồn tại của người Mỹ gốc Á cảm thấy do phân biệt chủng tộc.


Mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng những kết quả mà HOPE mang lại được đánh giá là tích cực, mang đến cho các nạn nhân một không gian nơi họ có thể cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và lắng nghe.


Kể từ năm 2020, hơn 11,000 câu chuyện về sự thù ghét đối với cộng đồng AAPI đã được báo cáo cho Stop AAPI Hate, một tổ chức do AAPI Equity đồng sáng lập. Không chỉ có những vết thương về thể xác, mà cả nỗi đau tinh thần. Càng nghe nhiều câu chuyện, càng thấy rõ rằng cộng đồng gốc Á đang phải hứng chịu sự cô lập, dẫn đến trình trạng lo lắng và trầm cảm. Cảm giác cô đơn khi bị nhổ nước bọt trên xe buýt, bị nghe những lời nói tục tĩu về chủng tộc trong cửa hàng tạp hóa, hoặc bị từ chối phục vụ trong một nhà hàng mà không ai can thiệp.


Chương trình HOPE được thực hiện với năm cộng đồng người Mỹ gốc Á ở Quận Los Angeles, bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chương trình có sự hợp tác của Trung Tâm Dịch Vụ Little Tokyo, Trung Tâm Tư Vấn Và Điều Trị SSG-Asian Pacific, Trung Tâm Cộng Đồng + Thanh Niên Koreatown, Search to Involve Filipino,  Dịch Vụ Tư Vấn Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương.


Yu Wang, người điều phối HOPE tại Trung Tâm Tư Vấn Và Điều Trị SSG-Asian Pacific, cho biết những người Mỹ gốc Hoa tham gia chương trình đã trải qua những kinh nghiệm đau thương. Văn hóa của người Hoa có truyền thống ít chia sẻ những cảm xúc bị tổn thương, do đó việc nói về những nỗi đau liên quan đến phân biệt chủng tộc là khó khăn. Thông qua HOPE, những người tham gia đang học cách tự hào về bản sắc châu Á, hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ câu chuyện của mình.

EMS briefing may 31 joann won
Diễn giả Joann Won


Joann Won, người điều phối Chương trình HOPE tại Trung tâm Cộng đồng + Thanh niên Koreatown cho biết một người tham gia thuộc thế hệ nhập cư đầu tiên đã kể lại kinh nghiệm về những nỗi đau do bị kỳ thị chủng tộc trong nước mắt. Bà kể về việc phải đối mặt với sự cô lập xã hội, bị chế nhạo vì sự khác biệt về văn hóa và giọng nói. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bà.


AAPI Equity đang thu thập ý kiến từ những người tổ chức và người tham gia HOPE ban đầu, để rút kinh nghiệm và điều chỉnh chương trình thí điểm cho nhóm thứ hai vào năm 2025. Mục tiêu là sẽ mở rộng sang các cộng đồng người Mỹ gốc Á khác trong tương lai. (VB)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kính lạy Thầy, bậc Thầy lớn của Phật Giáo Việt Nam, là nơi nương tựa của hàng tứ chúng. Kính lạy Thầy, Pháp thân thường trụ, hoá thân Người khắp cõi hư không. Kính lạy Thầy, Người đã cho con thêm một lần nữa được sinh ra trong Pháp. Kính lạy Thầy, nhục thân Người tan biến bốc thành mây trời, lang thang khắp cõi hư không, nhưng đời sống Người đã là một phần máu thịt trong con.
NEW YORK – Hôm thứ Năm (24/10), tòa án phúc thẩm liên bang đã cho phép New York được thực thi phần lớn các điều khoản trong luật kiểm soát súng mở rộng của tiểu bang, cấm người dân mang vũ khí tại các khu vực “nhạy cảm” như trường học, công viên, nhà hát, quán bar và tại Times Square, theo Reuters.
HOA KỲ – Hôm thứ Năm (24/10), trang web của Bộ Y tế Hoa Kỳ đăng thông cáo cho biết vụ tấn công mạng xảy ra tại Change Healthcare (công ty con của UnitedHealth) hồi tháng 2 đã làm lộ thông tin cá nhân của 100 triệu người. Đây được coi là vụ vi phạm dữ liệu y tế lớn nhất từ trước đến nay tại Hoa Kỳ, theo Reuters.
Trong Chương trình Kỷ niệm 50 năm định cư của Cộng đồng Người Việt ở hải ngoại vào năm 2025, Cộng đồng Người Việt Tự Do - New South Wales (Australia) sẽ tổ chức chuyến viếng thăm và cầu nguyện đến các trại tỵ nạn cũ ở Malaysia, Indonesia và Philippines.
Chủ nhật vừa qua, bà Zoe, vị dân biểu cao niên tại San Jose, mời thân hữu tham dự BBQ tại trang trại Kyoty phía Nam San Jose. Tôi ghi danh 1 bàn 10 người với giá $500. Tôi mời các bạn hữu trong danh sách có thầy Nguyễn Thường Vũ. Bác sĩ Vũ sinh hoạt với chúng tôi tại Bắc CA trên 40 năm. Bao nhiêu là kỳ họp mặt. Bao nhiêu lần biểu tình. Bao nhiêu lần dọn cơm cho homeless và bao nhiêu lần đi bộ cho thuyền nhân. Rồi một hôm có tin ông Vũ đóng cửa phòng mạch đi vớt người vượt biển.
Theo Philadelphia Enquirer, sự lựa chọn rất dễ dàng, cử tri chỉ cần trả lời một số câu hỏi giản dị sau đây:
Theo tin tức Walla, hơn 100 máy bay chiến đấu của Israel đã tham gia vào các cuộc không kích của Israel vào Iran vào đêm giữa thứ sáu và sáng thứ bảy, bao gồm cả máy bay tàng hình F-35. Các máy bay được cho là đã vượt qua khoảng cách khoảng 2.000 km để thực hiện các cuộc tấn công vào các địa điểm ở Iran.
Băng hình này thực hiện để cúng dường Tam Bảo. Nội dung dựa trên nhiều bản dịch khác nhau của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, và nhiều Thầy trên Sutta Central và Access to Insight.
Tư bản Cộng Hòa ủng hộ bà Harris. Hai doanh nhân nổi tiếng đang gia nhập hàng ngũ Lãnh đạo doanh nghiệp vì Harris (Business Leaders for Harris), nhóm đã công bố ngày hôm nay, Thứ Sáu. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mới là chủ tịch Ngân hàng Forbright John Delaney và đồng sáng lập The Home Depot Arthur M. Blank. Delaney cũng là cựu thành viên đảng Dân chủ của Quốc hội.
Một cuộc khảo sát gần đây của Kaiser Family Foundation cho thấy rằng rất nhiều người tin vào các thông tin sai lệch về di trú và họ bác bỏ những tuyên bố đúng cho về vấn đề này.
Ngày 21 tháng 10 năm 2024, cảnh sát Nhật Bản chính thức thừa nhận ông Iwao Hakamada, 88 tuổi, vô tội sau gần 50 năm ngồi tù vì án tử hình. Ông Hakamada bị bắt vào năm 1966 với cáo buộc giết hại một gia đình bốn người, nhưng nay cảnh sát trưởng Takayoshi Tsuda đã cúi đầu xin lỗi ông tại nhà riêng ở Hamamatsu. “Chúng tôi đã gây ra cho ông những đau khổ không thể diễn tả,” Cảnh sát trưởng Tsuda bày tỏ sự hối tiếc và hứa sẽ tiến hành một cuộc điều tra về sai phạm này.
Trong nhiều thập kỷ qua, người dân Trung Quốc luôn tin rằng tương lai sẽ tươi sáng hơn. Nhưng điều này không còn đúng nữa. Chính sách cứng rắn và việc tập trung quyền lực của Tập Cận Bình đã tạo ra cuộc khủng hoảng niềm tin lớn nhất đối với nền kinh tế trong 40 năm qua. Các tỷ phú, công chức nhà nước, người tiêu dùng thông thường và cả một thế hệ trẻ đều lo lắng. Ngành bất động sản đang tê liệt, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng cao, và các nhóm xã hội khác nhau đều mất niềm tin vào hệ thống lãnh đạo. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5%, và các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn khỏi Trung Quốc.
FDA vừa chấp thuận một thiết bị mới giúp giảm triệu chứng ù tai. Thiết bị này kết hợp việc kích thích điện lên lưỡi và phát âm thanh qua tai cùng một lúc. Christoffer Cederroth, nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska, Thụy Điển, nhận định rằng phương pháp này là "bước tiến quan trọng" trong việc điều trị bệnh ù tai. Tình trạng ù tai, với các triệu chứng như tiếng kêu, tiếng rít, hay tiếng gõ, ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Thụy Điển.
Hiện 21 người đàn ông và 6 phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 34 đã bị bắt vì tình nghi phạm tội lừa đảo nam giới ở Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và Singapore với số tiền hơn 46 triệu USD theo CNN. Những người đàn ông này nghĩ rằng họ gặp được một phụ nữ xinh đẹp trên mạng. Họ làm quen với nhau, gửi ảnh, trò chuyện video và đầu tư tiền bạc cho những kế hoạch chung trong tương lai. Nhưng người phụ nữ đó hoàn toàn không tồn tại. Thay vào đó, cô ấy được tạo ra bằng công nghệ AI tiên tiến, được gọi là deepfake, bởi một mạng lưới lừa đảo ở Hồng Kông
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.