Hôm nay,  

Nguy Cơ Từ Việc Con Người Để AI Quyết Định Thay Mình

03/05/202400:00:00(Xem: 1415)

nguy co

Rất nhiều người lo sợ trong tương lai, AI trở nên quá thông minh và độc lập thì có thể sẽ nổi loạn và tiêu diệt nhân loại. (Nguồn: pixabay.com)

 
Khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của con người, những mối lo ngại về tác động của AI cũng tăng lên theo đó. Viễn cảnh đáng sợ nhất là khi AI trở nên quá độc lập và tự quyết định những hành động của mình, và một ngày nào đó, quyết định được đưa ra sẽ là tiêu diệt chủ nhân.
 
Đằng sau những lời kêu gọi tạm ngừng phát triển AI là một loạt các vấn đề xã hội cụ thể hơn. Trong số đó là những nguy hại mà AI có thể gây ra đối với quyền riêng tư và phẩm giá con người, và thực tế không thể tránh khỏi rằng, bởi vì các thuật toán của AI được lập trình bởi con người, nên cũng mang tính thiên vị và phân biệt đối xử giống như con người. Thêm vào đó là sự thiếu minh bạch trong quá trình thiết kế, nên cũng dễ hiểu tại sao ngày nay lại có quá nhiều tranh cãi về những tiềm năng và nguy cơ của AI.
 
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, còn có một nguy cơ ẩn sâu hơn, và cũng nguy hiểm hơn đối với AI: con người ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và kỹ năng khi cần đưa ra những quyết định cần suy nghĩ thấu đáo.
 
Ra quyết định một cách có suy nghĩ
 
Quá trình đưa ra một quyết định có suy nghĩ thường bao gồm ba bước cơ bản. Đầu tiên là dành thời gian để hiểu rõ nhiệm vụ hoặc vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tự đặt câu hỏi cho bản thân, xem mình cần biết những gì và cần làm gì, để đưa ra một quyết định mà ta có thể tự tin và có căn cứ để giải thích lý do tại sao mình lại quyết định như vậy?
 
Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ phải tích cực tìm kiếm thông tin, không chỉ những thông tin giúp lấp đầy lỗ hổng kiến thức và khẳng định niềm tin của mình, mà còn cần tìm hiểu cả những thông tin có thể phủ định hoặc nghi ngờ niềm tin đó. Trên thực tế, thông qua việc tìm hiểu những khả năng thay thế và đặt câu hỏi về những giả định của bản thân, chúng ta đang tự trang bị cho bản thân những lý do và lập luận để bảo vệ quyết định của mình một cách chắc chắn hơn khi bị phê phán và chỉ trích.
 
Bước thứ hai là tìm kiếm và xem xét nhiều lựa chọn cùng một lúc, nếu muốn cải thiện chất lượng cuộc sống. Dù đó là việc sẽ chọn bỏ phiếu cho ai, nên chọn làm những công việc nào, hay chọn mua những gì, luôn có nhiều lựa chọn để chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Nỗ lực cân nhắc và đánh giá tối thiểu một vài lựa chọn khả thi, và thành thật với lòng về sự đánh đổi mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận khi suy xét giữa các ưu điểm và nhược điểm – đó là một phần không thể thiếu của việc đưa ra những quyết định có suy nghĩ và có căn cứ.
 
Bước thứ ba là sẵn sàng trì hoãn quyết định cho đến khi đã dành thời gian xem xét kỹ lưỡng và đánh giá tất cả các khía cạnh của vấn đề. Có một điều mà hầu như ai cũng biết: sau khi đắn đo suy nghĩ và đưa ra một quyết định khó khăn, người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng cần phải nhớ là “cẩn tắc vô áy náy,” cái giá phải trả khi vội vàng, hấp tấp đưa ra một quyết định có thể sẽ cao hơn rất nhiều so với việc dành thời gian suy nghĩ cẩn thận. Quý vị có thể thử nhớ về những lần tặc lưỡi tiếc nuối vì lỡ đưa ra quyết định nào đó mà để cảm xúc chi phối.
 
Nguy cơ từ việc giao quyết định cho AI
 
Thật sự mà nói, thì chẳng có bước nào trong ba bước trên là quá khó để thực hiện. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, những việc đó cũng cần một chút cố gắng chứ không phải là điều tự nhiên. Để có thể đưa ra những quyết định chín chắn và có thể căn cứ, chúng ta cần phải rèn luyện cách suy nghĩ thấu đáo và khả năng tự kiểm soát bản thân. Và đây là lúc mối nguy tiềm ẩn từ AI ‘lộ mặt’: AI sẽ tự động “suy nghĩ” giùm rồi cung cấp câu trả lời cho chúng ta – không có ngữ cảnh, cũng chẳng có những lý lẽ cân nhắc. Tệ hơn, AI cướp đi cơ hội cho chúng ta rèn luyện các bước quan trọng trong quá trình đưa ra những quyết định có suy nghĩ thấu đáo và có căn cứ.
 
Hãy nghĩ về cách mọi người đối mặt với nhiều quyết định quan trọng hiện nay. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi thành kiến, vì chúng ta thường có khuynh hướng tiết kiệm năng lượng tinh thần. Khi những quyết định có vẻ tốt và đáng tin cậy được đưa ra, chúng ta sẽ thấy thích và chấp nhận mà không cân nhắc kỹ lưỡng. Và con người là loài động vật xã hội, coi trọng cảm giác an toàn và sự chấp nhận của cộng đồng hơn là sự tự chủ cá nhân. Vậy nên chúng ta có thể sẵn lòng hy sinh một phần tự do cá nhân để được chấp nhận và an toàn trong cộng đồng của mình.
 
Khi thêm AI vào quá trình đưa ra quyết định, có thể tạo ra một vòng lặp phản hồi nguy hiểm: Dữ liệu mà AI sử dụng để hoạt động là thu thập được từ các hành vi và quyết định của con người, nhưng những thông tin này thường mang tính chất thiên vị phản ánh áp lực tuân thủ ý kiến chung thay vì sự khôn ngoan của lập luận phản biện. Nhưng vì mọi người thích sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và năng lượng của việc suy nghĩ, nên họ thường chấp nhận các quyết định không tốt từ AI để chuyển sang việc khác mà chẳng học hỏi được gì. Cuối cùng, cả con người và AI đều không trở nên khôn ngoan hơn.
 
Suy nghĩ chín chắn trong thời đại AI
 
Cần phải công nhận rằng AI có thể mang đến nhiều lợi ích cho xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực như an ninh mạng, chăm sóc sức khỏe và tài chánh. Trong những lĩnh vực này, cần phải phân tích một lượng lớn dữ liệu phức tạp một cách đều đặn và nhanh chóng, và AI có thể rất hữu ích trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều quyết định đơn giản mà chúng ta không cần phải sử dụng đến AI.
 
Nhưng cho dù chúng ta có mong muốn hay không, thì AI đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực và môi trường khác nhau, từ giải trí, du lịch, cho đến học hành, công việc, hoặc y tế và tài chánh. Người ta cũng đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển các thế hệ AI mới có khả năng tự động hóa nhiều quyết định hàng ngày của con người. Và theo nghiên cứu mới, điều này là nguy hiểm.
 
Trong một thế giới mà suy nghĩ và tư duy của con người bị bủa vây bởi các thuật toán của mạng xã hội, nếu con người cho phép AI phát triển tinh vi đến mức có khả năng đưa ra mọi quyết định thay mình, tức là chúng ta đang tự đưa đầu vào thòng lọng. Chúng ta cần phải chống lại sự cám dỗ của AI và đòi lại quyền lợi và giành lại đặc quyền và trách nhiệm của con người: khả năng suy nghĩ và lựa chọn cho chính mình. Nếu có thể suy nghĩ và tự đưa ra quyết định, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn và quan trọng là sẽ trở nên tốt hơn trong quá trình phát triển bản thân.

Cung Đô biên dịch
Nguồn: “The hidden risk of letting AI decide – losing the skills to choose for ourselves” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ vừa tổ chức rất thành công Đại Nhạc Hội "Tình Hè" tại Trung Tâm Văn Hóa & Truyền Thông Việt Nam vào ngày Chủ Nhật, 1 tháng 6.
- Elon Musk: cần lập đảng mới, nên là Đảng Hoa Kỳ - Musk xúi PTT Vance luận tội để hạ bệ Trump. Vance bênh Trump, nói Musk sai rồi. Trump: không muốn bàn chuyện Musk nữa. - Stephen Miller (cố vấn Nội an của Trump) bị nghi lộ chuyện Musk phê ma túy cho báo NYT vì thấy viễn ảnh vợ mình (Katie Miller) bị Musk dắt theo ra khỏi Nhà Trắng
- Philippines: 3 ông TQ bắt cóc, hiếp 1 cô VN - Trump chỉ trích Fed, đòi giảm lãi suất ngay - Sẽ biểu tình lớn toàn quốc ngày 14 tháng 6 khi Trump diễn binh mừng sinh nhật 79 của Trump, sinh nhật 250 của Quân lực Mỹ - Thẩm phán Allison Burroughs chặn Trump: khoan cấm SV quốc tế đến Đại học Harvard - Châu Âu: sẵn sàng đón Elon Musk vào. - Trump lên mạng, phun phần lớn là tin giả
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
“Nếu không có tôi, Trump đã thua cuộc bầu cử, Đảng Dân Chủ đã kiểm soát Hạ Viện và Thượng Viện với tỷ lệ 51-49. Thật là vô ơn.” Musk tức giận và kiêu ngạo. Tức giận vì số tiền đầu tư quá lớn ($275 triệu) đã không thể mang lại cho Musk điều ông ta muốn từ Donald Trump. Đáp lại, Donald Trump gửi ra: “Cách dễ nhất để tiết kiệm tiền trong ngân sách của chúng ta, hàng $tỷ đô-la, là chấm dứt các khoản trợ cấp và hợp đồng mà chính phủ dành cho Elon.”
Các chuyên gia y tế công cộng đã cảnh báo từ lâu rằng virus COVID-19 vẫn chưa biến mất. Giờ đây, SARS-CoV-2 lại tiếp tục biến đổi thành một biến thể mới có tên NB.1.8.1, hiện đang bùng phát các ca lây nhiễm tại Trung Quốc. Một số trường hợp cũng vừa xuất hiện ở Hoa Kỳ, theo thông báo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa biến thể này vào danh sách “biến thể đang được theo dõi”.
Công viên đô thị không chỉ là nơi để thư giãn và giải trí, mặc dù những lợi ích đó rất quan trọng. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy công viên cũng đóng vai trò là không gian thiết yếu để kết nối giữa người với người; nơi cư dân thuộc nhiều thành phần khác nhau có thể gặp gỡ, trò chuyện, điều ngày càng hiếm hoi trong một xã hội Hoa Kỳ đang phân cực, chia rẽ. Hơn một nửa người Mỹ cho biết đã từng nói chuyện với một người không quen biết trước, thuộc một tầng lớp xã hội khác tại công viên. Dữ liệu cũng cho thấy các thành phố có hệ thống công viên rộng lớn thường có tỷ lệ tình nguyện viên cao hơn, nhiều tổ chức dân sự hơn tính trên đầu người; thành công hơn trong việc phát triển các nhà lãnh đạo cộng đồng.
Trong một tuyên bố cứng rắn đưa ra hồi tuần rồi, Tổng Thống Donald Trump đã gửi thông điệp thẳng thắn đến Apple: hoặc khởi sự sản xuất điện thoại iPhone trên lãnh thổ Hoa Kỳ, hoặc chuẩn bị đối diện với một mức thuế nhập cảng lên đến 25 phần trăm. Tuy lời đe dọa ấy còn thiếu nhiều chi tiết cụ thể, các nguồn tin cho hay mức thuế đó có thể bắt đầu áp dụng vào mùa hè năm nay, không chỉ riêng với Apple mà còn có thể mở rộng sang các hãng điện thoại khác như Samsung. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là một con bài mặc cả hơn là một mệnh lệnh.
Năm năm sau khi đại dịch COVID-19 làm rung chuyển thế giới: bệnh viện quá tải, trường học và văn phòng đóng cửa, các nền kinh tế gần như tê liệt… nhiều người từng hy vọng rằng đời sống con người rồi sẽ sớm hồi phục. Thế nhưng, theo phúc trình mới nhất từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme, UNDP), tác động tiêu cực của đại dịch có thể sẽ kéo dài hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.
- Amazon sẽ dùng robot hình người giao hàng - Trump dẹp tự ái để gọi trước: Trump và Tập Cận Bình điện đàm, hứa giảm thuế quan - Trump ký lệnh toàn diện cấm SV quốc tế vào Mỹ để theo học tại Đại học Harvard - Trump siết Đại học Columbia, có thể hủy bỏ công nhận trường.
Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp cấm công dân từ 12 quốc gia nhập cảnh vào Hoa Kỳ, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia và quyền lợi của nhân dân Mỹ. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ thứ Hai 9 tháng 6.
(HOA KỲ, ngày 4 tháng 6, Reuters) – Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa ký một sắc lệnh mới: ngừng cấp visa cho công dân nước ngoài đến Đại học Harvard với mục đích học tập hoặc tham gia các chương trình trao đổi sinh viên. Thông tin được Tòa Bạch Ốc công bố hôm thứ Tư (4/6), khiến căng thẳng giữa chính quyền và trường đại học thuộc nhóm Ivy League ngày càng leo thang.
(TORONTO, ngày 4 tháng 6, Reuters) – Trong tuần này, Chính phủ Tự Do Canada đã trình lên Quốc Hội một dự luật an ninh biên giới mới, với trọng tâm là thu hẹp quyền được ra tòa để trình bày hoàn cảnh xin tị nạn của mình, và cũng cho phép chính phủ áp dụng các biện pháp thu hồi quy chế cư trú nhanh hơn.
- OECD: thuế quan của Trump làm sụt giảm kinh tế hấu hết thế giới, đặc biệt là suy thoái sẽ tập trung ở Mỹ, TQ, Canada, Mexico - 6 nhà kinh tế đoạt giải Nobel thư ngỏ: dự luật "lớn, đẹp" của Trump sẽ làm hại 40% hộ gia đình nghèo nhất trong khi tăng nợ 5 nghìn tỷ đô vì giữ khoản giảm thuế vĩnh viễn
(WASHINGTON, ngày 3 tháng 6, Reuters) – Bộ Tư Pháp hôm thứ Ba (3/6) cho biết đang truy tố hai khoa học gia người TQ với cáo buộc đưa bất hợp pháp vào một loài nấm rất độc đối với cây cối vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.