Hôm nay,  

AI Tổng Quát Đang Dần Được Chấp Nhận Trong Giáo Dục

07/09/202321:00:00(Xem: 2346)

Namnlös

Một số trường đại học đã bắt đầu cho phép sinh viên sử dụng Trí tuệ nhân tạo tổng quát (GenAI) trong một số trường hợp nhất định. Chúng ta có thể là thế hệ cuối cùng sống trong một thế giới không có GenAI. (Nguồn: pixabay.com)

 

 

Tại Lund, trường đại học hàng đầu Thụy Điển, giảng viên quyết định sinh viên nào có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp họ làm bài tập. Tại University of Western Australia ở Perth, sinh viên đã được cung cấp thông tin về những thách thức và lợi ích của việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo tổng quát (Generative AI – GenAI). Trong khi đó, University of Hong Kong cho phép sinh viên sử dụng ChatGPT trong một số ít trường hợp, theo Reuters.

 

Ra mắt bởi OpenAI vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, ChatGPT đã trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất thế giới cho đến nay và thúc đẩy sự ra đời của các đối thủ như Bard (Google).

 

Các công cụ GenAI (AI tổng quát), chẳng hạn như ChatGPT, dựa trên các mẫu ngôn ngữ và dữ liệu để tạo ra mọi thứ từ bài tiểu luận, clip cho đến các phép tính toán học… nhìn bề ngoài giống như là do con người làm. Chúng đã làm dấy lên những cuộc thảo luận và tranh cãi chưa từng có trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả học thuật.

 

Trong số những người có thể phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu có các học giả, bởi vì AI có thể mô phỏng lại y theo các nghiên cứu hiện được thực hiện bởi con người, nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Nhưng AI cũng có thể mang lại nhiều lợi ích nhờ khả năng giải quyết các thông tin và dữ liệu của GenAI, cung cấp cơ sở cho các phân tích sâu hơn.

 

Leif Kari, phó chủ tịch phụ trách giáo dục tại KTH Royal Institute of Technology có trụ sở tại Stockholm, cho biết: “Nó có thể giúp sinh viên điều chỉnh tài liệu khóa học theo nhu cầu của từng người, hỗ trợ cho sinh viên không khác gì một gia sư cá nhân.”

 

Thứ Năm (7/9), United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) đã công bố hướng dẫn toàn cầu đầu tiên về GenAI trong giáo dục và nghiên cứu học thuật.

 

Đối với các cơ quan quản lý, nó vạch ra các bước cần thực hiện trong các lĩnh vực như bảo vệ dữ liệu và sửa đổi luật bản quyền, đồng thời kêu gọi các quốc gia đảm bảo giáo viên được trang bị các kỹ năng cần thiết về AI.

 

Gian lận và lối tắt

 

Một số nhà giáo dục đưa ra so sánh giữa AI và sự ra đời của máy tính cầm tay. Loại máy này bắt đầu được đưa vào lớp học vào những năm 1970, và làm dấy lên những tranh cãi xoay quanh việc chúng sẽ ảnh hưởng đến việc học như thế nào. Sau này, máy tính cầm tay mới được chấp nhận là công cụ trợ giúp thiết yếu.

 

Một số người bày tỏ lo ngại rằng học sinh, sinh viên cũng có thể dựa vào AI để làm bài và gian lận – đặc biệt là khi nội dung AI ngày càng được cải thiện tốt hơn theo thời gian. Việc coi GenAI là tác phẩm gốc cũng có thể gây ra các vấn đề về bản quyền, đặt ra câu hỏi liệu AI có nên bị cấm trong giới học thuật hay không.

 

Rachel Forsyth, giám đốc dự án tại Phòng Phát Triển Chiến Lược của Lund University ở miền nam Thụy Điển, cho biết lệnh cấm “có vẻ sẽ khó mà thực thi.” Bà nói: “Chúng tôi đang cố gắng tập trung trở lại vào việc học, tránh gian lận và kiểm soát học sinh.”

 

Trên toàn thế giới, phần mềm Turnitin đã là một trong những cách chính để kiểm tra đạo văn trong nhiều thập niên. Vào tháng 4, hãng đã ra mắt một công cụ sử dụng AI để phát hiện nội dung do AI tạo ra. Họ đã cung cấp công cụ đó miễn phí cho hơn 10,000 tổ chức giáo dục trên toàn cầu, và có kế hoạch thu phí từ tháng 1 năm 2024.

 

Dữ liệu của Turnitin chỉ ra rằng cho đến nay, công cụ phát hiện AI đã phát hiện ra rằng chỉ có 3% sinh viên sử dụng AI trong hơn 80% bài vở họ nộp và 78% hoàn toàn không sử dụng AI.

 

Nảy sinh một số vấn đề với các trường hợp được gọi là ‘bị oan’ – khi văn bản do con người viết nhưng lại bị gắn cờ là do AI viết – qua một số trường hợp các giáo sư thử kiểm tra phần mềm. Một số cách để tự ‘minh oan’ cho mình là phải lưu lại đầy đủ tài liệu, bản thảo, bản nháp về thảo tác phẩm.

 

Kiến thức của AI cũng bị giới hạn ở những gì nó có thể thu thập được từ Internet, chưa đủ để trả lời cho những câu hỏi đặc biệt cụ thể. Sophie Constant, sinh viên luật 19 tuổi tại University of Oxford, Anh, cho biết: “Tôi thấy AI còn phải đi một chặng đường dài trước khi nó thực sự hữu ích. Tôi không thể hỏi nó về một trường hợp duy nhất. Nó cũng không biết và không có quyền truy cập vào các bài mà tôi đang nghiên cứu nên cũng chẳng mấy hữu ích.”

 

Hướng dẫn mới nhất của UNESCO cũng cảnh báo nguy cơ GenAI sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ xã hội khi thành công về kinh tế và giáo dục ngày càng phụ thuộc vào khả năng tiếp cận điện, máy tính và Internet, vốn không dành cho những người quá nghèo.

 

Stefania Giannini, phụ tá tổng giám đốc giáo dục tại UNESCO, cho hay: “Chúng tôi đang cố gắng điều chỉnh tốc độ chuyển đổi của hệ thống giáo dục theo tốc độ thay đổi của tiến bộ công nghệ.”

 

Cho đến nay, Liên Minh Châu Âu (EU) là một trong những lá cờ dẫn đầu trong việc đưa ra các quy định về việc sử dụng AI với dự thảo luật chưa được thông qua. Các quy định này không đề cập cụ thể đến giáo dục, nhưng các quy định rộng hơn về đạo đức có thể được áp dụng cho lĩnh vực này.

 

Sau khi rời khỏi EU, Anh cũng đang cố gắng xây dựng các hướng dẫn sử dụng AI trong giáo dục bằng cách tham khảo ý kiến các nhà giáo dục, và cho biết họ sẽ công bố kết quả vào cuối năm nay.

 

Singapore, quốc gia đi đầu trong nỗ lực đào tạo giáo viên cách sử dụng công nghệ, cũng nằm trong số gần 70 quốc gia đã phát triển hoặc lên kế hoạch chiến lược về AI.

 

“Về mặt các trường đại học, với tư cách là một giáo sư, thay vì đấu tranh với nó, ta nên tận dụng AI, trải nghiệm nó, xây dựng một khuôn khổ, hướng dẫn tốt và phát triển hệ thống AI có trách nhiệm, sau đó làm việc với sinh viên để tìm ra cơ chế phù hợp,” Kirsten Rulf, một đối tác tại Boston Consulting Group cho biết.

 

Rulf nhận định: “Tôi nghĩ chúng ta là thế hệ cuối cùng sống trong một thế giới không có GenAI.”

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
7 tiểu bang Miền Đông Bắc Hoa Kỳ và 3 tiểu bang Bở Biển Miền Tây đã hình thành các hiệp ước vùng hôm Thứ Hai, 13 tháng 4 nhằm mục đích phối hợp việc mở cửa từ từ các nền kinh tế của họ mà không làm tái phát việc truyền nhiễm vi khuẩn corona khi dịch bệnh này có vẻ đang bắt đầu suy yếu, theo bản tin của Reuters cho biết.
Tổng Thống Donald Trump đổ dầu vào suy đoán về tương lai của Bác Sĩ Anthony Fauci hôm Chủ Nhật, 13 tháng 4, qua twitter kêu gọi sa thải chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu sau khi người này trả lời phỏng vấn của CNN nói rằng nước Mỹ đã có thể làm nhiều hơn để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn corona, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật.
Một quận tại trung tâm tiểu bang Georgia giống trong phim “Twister” sau khi trận bão lốc bứng một ngôi nhà và thả xuống trên một con đường hôm Thứ Hai, 13 tháng 4 khi một hệ thống bão chết người thổi qua vùng này.
Tỷ lệ tử vong (số người chết so với tổng số người lây nhiễm corona virus) ở các quốc gia không giống nhau. Trong khi trên thế giới nói chung, tỷ lệ ấy trồi sụt từng ngày giữa khoảng 6.16% và 6.23%, thì tại Hoa Kỳ, tỷ lệ ấy giữa khoảng 3.93% và 4.05% (có thể nói chung là “vào khoảng 4%”). Tại các quốc gia Tây Âu, tỷ lệ ấy khá cao
Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders đã ủng hộ cựu Phó Tổng Thống Joe Biden làm tổng thống hôm Thứ Hai, 13 tháng 4 trong cuộc nói chuyện bằng trực tuyến giữa hai ông, nói với Biden rằng, “chúng tôi cần bạn trong Bạch Ốc.” “Tôi yêu cầu mọi đảng viên Dân Chủ, tôi yêu cầu mọi người độc lập, tôi yêu cầu nhiều đảng viên Cộng Hòa hãy đến với nhau trong cuộc vận động này để ủng hộ ứng cử viên của quý vị, mà tôi hủng hộ.” theo ông Sanders cho biết.
Hoa Kỳ hiện có số ca tử vong cao nhất thế giới do Covid-19, với ít nhất 21.692 người mất mạng vì virus - tính đến chiều Chủ nhật 12/4/20. Người Mỹ sẽ tiếp tục chết với số lượng lớn cho đến khi đất nước chúng ta có được một phản ứng hợp lý, mạch lạc, vững chắc với dịch bệnh. Tổng thống Donald Trump đã thất bại. Mỹ vẫn còn thiếu một kế hoạch cơ bản để kiểm soát dịch bệnh và khởi động lại nền kinh tế. Chỉ cần so sánh đơn giản về số người chết ở Mỹ với các nước châu Á để hiểu quy mô thất bại của chính quyền Trump. Hoa Kỳ hiện có khoảng 62 người chết trên một triệu người. Trong khi đó, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Hồng Kông, Nhật Bản và Đài Loan đều có ít hơn 1 người chết trên một triệu; và Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore có mỗi người chết dưới 5 triệu. Ấn Độ cũng vậy, đã có những hành động quyết liệt với việc khóa chặt toàn quốc bắt đầu vào ngày 24 tháng 3, khi đó mới chỉ có 10 người chết ở một đất nước 1,3 tỷ dân này. Tính đến hôm nay, Ấn Độ có 289 trường hợp tử vong
Một phúc trình mới về những sai lầm của chính phủ Trump trong những ngày đầu của dịch vi khuẩn corona lây lan vào Hoa Kỳ đã được đăng trong báo New York Times hôm Thứ Bảy, 11 tháng 4, nêu chi tiết các trường hợp mới cho thấy TT Trump đã phớt lờ các cảnh báo của các cố vấn của ông ra sao về bệnh lây nhiễm chết người đang tiến tới trước cửa nước Mỹ, theo bản tin CNN cho biết.
Hoa Kỳ đã có thể ngăn chận không số người thiệt mạng từ vi khuẩn corona với việc can thiệp sớm hơn từ các viên chức chính phủ và y tế để kềm chế sự lây lay của vi khuẩn, theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm của TT Trump là Bác Sĩ Anthony Fauci cho biết. “Tôi muốn nói, rõ ràng, bạn có thể có lý để nói rằng nếu bạn đã có phương pháp mà đang diễn tiến và bạn đã bắt đầu làm giảm lây lan sớm hơn, thì bạn đã có thể cứu nhiều mạng người. Rõ ràng rồi. Không ai phủ nhận điều đó,” theo BS Fauci cho biết trong cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật với Jake Tapper của CNN. “Nhưng bạn nói đúng. Tôi muốn nói rõ ràng là nếu chúng ta đã làm ngay từ lúc đầu đóng cửa mọi thứ, thì nó có thể là đã khác đi đôi chút. Nhưng có nhiều cản trở về việc đóng mọi thứ,” theo BS Fauci cho biết. Vào giữa ngày Chủ Nhật, 12 tháng 4, Hoa Kỳ đã có 559,409 trường hợp bị lây vi khuẩn corona và 22,071 người thiệt mạng.
FBI đã phát hiện ra một kế hoạch lừa đảo thúc đẩy bởi vi khuẩn corona quốc tế sau khi hơn 39 triệu mặt nạ được hứa hẹn với một liên đoàn hùng mạnh ở California đại diện cho các nhân viên y tế không bao giờ được giao tới bệnh viện và các nhóm y tế khác trong tiểu bang, theo báo cáo được phổ biến hôm Chủ Nhật, 12 tháng 4 cho biết. Tổ chức Service Employees International Union-United Healthcare Workers West tuyên bố hôm 26 tháng 3 là họ đã xác nhận người phân phố hải ngoại là người muốn bán 39 triệu mặt nạ N95 rất cần đến, theo một thông cáo báo chí cho hay.
Trong Vương Cung Thánh Đường Peter gần như trống vắng, Đức Giáo Hoàng Francis đã cử hành Lễ Phục Sinh trong đơn độc hôm Chủ Nhật, kêu gọi thế giới hãy cùng nhau đương đầu với đại dịch vi khuẩn corona. Thế giới “bị áp lực bởi đại dịch đang thử thách đại gia đình nhân loại chúng ta,” theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu, được Vatican cung cấp bản dịch cho biết. Trong sự khổ đau, theo ĐGH Francis cho biết, thông điệp mà Đức Chúa Kitô đã đã sống lại là “sự lan truyền của hy vọng.” Đức Giáo Hoàng Francis đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế, mà ngài nói là gây tổn hại cho những công dân dựa vào sự hỗ trợ từ chính phủ của họ. Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi các quốc gia giảm - hoặc thậm chí tha thứ - các khoản nợ của các nước nghèo nhất. Và ngài đã yêu cầu "ngưng bắn trên toàn cầu ngay lập tức" đối tất cả các quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột.
Phần lớn người Đức ủng hộ việc mang mặt nạ bảo vệ bắt buộc, ít nhất là ở một số nơi. Theo một cuộc khảo sát của viện nghiên cứu ý kiến ​​YouGov thay mặt cho Cơ quan báo chí Đức, 33 phần trăm muốn một nghĩa vụ giới hạn như ở Áo đối với các siêu thị. 21 phần trăm khác tin rằng mặt nạ bảo vệ nói chung nên được đeo ở nơi công cộng để chống lại sự lây lan của coronavirus. Chỉ có 37% chống lại yêu cầu mặt nạ bảo vệ, 9% không cung cấp bất kỳ thông tin nào. (dpa)
Sống giữa thời mắc dịch – thỉnh thoảng – tôi vẫn nghĩ đến chuyện bị Cô Vy (đột ngột) đến thăm, với đôi chút băn khoăn. Chết thì cũng chả oan uổng gì nữa nhưng mang cuộc đời về không thì kể cũng hơi buồn. Không công danh, sự nghiệp (gì ráo) đã đành; chút hư danh (liệt sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ, kẻ sỹ, chiến sỹ, đấu sỹ, dũng sỹ, hàn sỹ, thi sỹ, văn sỹ, họa sỹ … ) cũng không luôn. Bia mộ chỉ ghi vỏn vẹn là “thường dân” ngó cũng kỳ
Một điểm gây tranh cãi là chúng ta có nên mang khẩu trang khi ra ngoài không. Câu trả lời là có, nếu điều ấy không làm cho các nhân viên y tế bị thiếu trang bị. Lý do chính là nhiều người bị nhiễm COVID-19 và tuy họ không có triệu chứng gì, họ vẫn lây lan đến người xung quanh.
Bác Sĩ Monica Peek đi mua sắm tạp hóa tại Phía Nam của thành phố Chicago khi bà ghi nhận một nửa trong số 15 nhân viên thu ngân cửa tiệm không đeo khẩu trang, theo tin CNN hôm Thứ Bảy. Một bác sĩ nội khoa giúp xét nghiệm bệnh nhân vi khuẩn corona tại phòng cấp cứu của Trung Tâm Y Tế Đại Học Chicago, Peek biết những gì đang bị đe dọa. “Này cưng, em cần phải đeo mặt nạ," theo cô nói với người phụ nữ ở quầy thanh toán. "Cô ấy nói, 'Thật sao?' Điều đó thật buồn - tôi biết điều đó nhưng tôi không có. " Chicago, New York và các thành phố lớn khác đang phải vật lộn với sự chênh lệch chủng tộc trong các trường hợp bị lây vi khuẩn corona, với đại dịch phơi bày sự bất bình đẳng kinh tế sâu rộng khiến nó gây tổn hại không đồng đều cho người da đen và người La Tinh.
Hoa Kỳ hiện qua mặt nước Ý về số người thiệt mạng từ vi khuẩn corona cao nhất trên toàn thế giới. Dữ liệu mới nhất, được biên soạn bởi Đại Học Johns Hopkins, cho thấy hơn 20,000 người thiệt mạng tại Hoa Kỳ hiện nay. Cột mốc nghiệt ngà đến ngay sau khi Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên ghi nhận hơn 2,000 người thiệt mạng vì vi khuẩn chỉ trong một ngày. Thống Đốc New York Andrew Cuomo cho biết hôm Thứ Bảy, 11 tháng 4 rằng số người thiệt mạng tại tiểu bang của ông có vẻ đang ổn định. Tuyên bố số liệu 24 giờ với 783 người mới thiệt mạng, ông cho biết trong nhiều ngày qua đã chứng kiến cùng số lượng người thiệt mạng như vậy. Tiểu bang New York đã trở thành trung tâm đại dịch tại Hoa Kỳ, ghi nhận hơn 180,000 trong số 520,000 trường hợp bị lây vi khuẩn corona trên toàn nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.