Hôm nay,  

NASA Sẽ Lựa Chọn Các Phi Hành Gia Tham Gia Sứ Mệnh Artemis Sắp Tới Như Thế Nào?

03/02/202300:00:00(Xem: 8201)
 
tin 1
NASA vẫn chưa chính thức chọn ai sẽ là những phi hành gia đầu tiên tham gia trong các Sứ mệnh Artemis, đó có thể là người đã từng lên vũ trụ và đã bay đến Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS). Tuy nhiên, cải thiện sự đa dạng các ứng cử viên hiện llà mục tiêu trọng tâm hiện nay của NASA. (Nguồn: pixabay.com)
 
Xuyên suốt Sứ Mệnh Apollo, Hoa Kỳ đã đưa 12 phi hành gia lên Mặt Trăng; tất cả đều là đàn ông, và tất cả đều là người gốc da trắng. Phần lớn đến từ các lực lượng Hải Quân và Không Quân, những phi hành gia này minh họa cho lý tưởng của Hoa Kỳ về lòng dũng cảm và sự chính trực, nhưng đồng thời cũng có tính thiên vị. Khi tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng vào năm 1969, nhiều người Mỹ gốc da đen không mảy may quan tâm đến sự kiện này. Liên Xô, đối thủ của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua vào không gian, đã đưa một phụ nữ bay vào vũ trụ vào năm 1963. Nhưng Hoa Kỳ đã không làm điều đó mãi cho đến năm 1983, Sally Ride trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tàu con thoi Challenger, đồng thời còn có phi hành gia người Mỹ gốc Phi đầu tiên, Guion Bluford.
 
Giờ đây, khoảng năm thập niên sau Sứ mệnh Apollo cuối cùng, NASA sẽ quay trở lại Mặt Trăng với Sứ mệnh Artemis. Sứ mệnh này đã bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái với Artemis I, chỉ đưa người nộm vào không gian. Artemis II ngược lại sẽ mang theo một nhóm phi hành gia bay vòng quanh Mặt Trăng và quay về Trái Đất. Sau đó, Artemis III sẽ đưa con người lên bề mặt Mặt Trăng vào năm 2025 – nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, NASA hy vọng sẽ có thể thiết lập một căn cứ trên Mặt Trăng cùng với một trạm vũ trụ nhỏ trên quỹ đạo Mặt Trăng, được gọi là Gateway.
 
Giám đốc NASA Bill Nelson cho biết: “55 năm trước, chúng ta đã lên Mặt Trăng. Giờ đây chúng ta sẽ quay lại đó với người phụ nữ đầu tiên và người gốc da màu đầu tiên.”
 
NASA vẫn chưa chính thức chọn ai sẽ là những phi hành gia đầu tiên cho Sứ mệnh Artemis, đó có thể là người đã từng lên vũ trụ và đã bay đến Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS). Mặc dù NASA đã công bố một nhóm gồm 18 phi hành gia thuộc “Artemis Team” hồi năm 2020, nhưng kể từ đó tới nay, nhóm này đã được mở rộng thêm, lên tới 42 thành viên. NASA đang sử dụng ISS làm nơi huấn luyện các phi hành gia cho các nhiệm vụ thám hiểm không gian xa xôi trong tương lai, cũng như đang tiến hành một loạt các đợt huấn luyện tại Johnson Space Center ở Houston.
 
NASA cũng đang mở rộng suy xét tới các phi công lái máy bay chiến đấu. Bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào có tối thiểu bằng cấp thạc sĩ trong lĩnh vực khoa học hoặc toán học đều đủ điều kiện ghi danh trở thành phi hành gia, động thái này nhằm cải thiện sự đa dạng ứng cử viên. Nhóm ứng cử viên hiện tại gần như được phân chia đồng đều giữa nam và nữ, đồng thời cũng có tính đa dạng về sắc tộc, phù hợp với cấu trúc sắc tộc của Hoa Kỳ.
 
Dù vậy, số lượng phi hành gia là phụ nữ hoặc không thuộc gốc da trắng đã bay vào không gian vẫn còn khá ít. NASA đã công bố Equity Action Plan vào năm ngoái, nhằm cải thiện sự đa dạng trong toàn cơ quan.
 
Và dù những sáng kiến cụ thể như vậy rất quan trọng để đa dạng hóa ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và mở rộng đội ngũ phi hành gia, điều quan trọng đối với các phi hành gia trẻ là họ được thấy những người thuộc nhóm thiểu số cũng có thể tham gia vào các sứ mệnh cao cấp như các chuyến bay tới ISS; điều này sẽ truyền cảm hứng cho họ tiếp bước.
 
Vào năm 2019, Christina Koch và Jessica Meir của NASA đã thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên mà toàn bộ các phi hành gia tham gia là phụ nữ. Họ dành hơn bảy tiếng đồng hồ đi bộ ở bên ngoài ISS. Sau đó, vào năm ngoái, Jessica Watkins đã trở thành người phụ nữ gốc da đen đầu tiên thực hiện nhiệm vụ dài hạn trên trạm ISS, cô đã trở về Trái Đất vào tháng 10. Cô hy vọng sứ mệnh của mình sẽ truyền cảm hứng cho những cô gái và phụ nữ gốc da đen khác, cũng giống như chính cô đã được truyền cảm hứng từ bé. Không lâu sau, Nicole Mann trở thành người phụ nữ bản địa đầu tiên bay vào vũ trụ và hiện đã ở trên ISS được khoảng 6 tháng. Giống như Watkins, cô hy vọng sứ mệnh của mình sẽ truyền cảm hứng cho những người khác muốn trở thành phi hành gia, kỹ sư hoặc khoa học gia.
 
Trong khi sự đa dạng là một điểm khác biệt quan trọng giữa các sứ mệnh Mặt Trăng mới và Sứ mệnh Apollo của những năm 1960 và 1970, thì các sứ mệnh Artemis cũng diễn ra trong một môi trường chính trị và công nghệ hoàn toàn khác. Chương trình Apollo, như hình dung của Tổng thống John F. Kennedy, là nhằm mục đích thể hiện sức mạnh và năng lực của Hoa Kỳ trong lĩnh vực không gian thời Chiến Tranh Lạnh. Teasel Muir-Harmony, người phụ trách Apollo collection tại Bảo Tàng Hàng Không và Vũ Trụ Quốc Gia Smithsonian cho biết: “Nó được ông Kennedy đề nghị không vì mục đích khoa học và được tài trợ cũng chẳng vì khoa học. Đó chủ yếu là một chương trình thời Chiến Tranh Lạnh.”
 
Khi Chiến Tranh Lạnh đã lùi vào quá khứ, Artemis giờ đây sẽ tập trung vào khoa học và đổi mới, với các nhiệm vụ hướng đến những nơi chưa từng được khám phá trước đây. Các phi hành gia sẽ du hành tới các vùng cực của Mặt Trăng, là những nơi “bị che khuất vĩnh viễn.” Bởi vì những khu vực này cực kỳ lạnh giá, các khoa học gia tin rằng chúng có thể chứa nước đóng băng. Họ hy vọng có thể khai thác những nguồn tài nguyên này để lấy nước, sau đó tạo ra oxy, sau đó là nhiên liệu hỏa tiễn, những thứ này sẽ giúp xây dựng một căn cứ không gian trên bề mặt Mặt Trăng.
 
Việc mở rộng nhóm ứng viên thuộc lĩnh vực toán và khoa học nhấn mạnh trọng tâm mới của NASA. Trong lịch sử, cơ quan thường chọn phi công và những người có nền tảng quân sự để đào tạo phi hành gia. Chuyên gia phân tích Laura Forczyk của Astralytical, một công ty tư vấn hàng không vũ trụ, cho biết: “Hiện nay, họ đang tuyển chọn các khoa học gia và bác sĩ, những người có nền tảng về STEM nhưng không nhất thiết phải là kỹ sư hoặc phi công.”
 
Trước khi đến NASA, phi hành gia Loral O'Hara là kỹ sư nghiên cứu tại Viện Hải Dương Học Woods Hole, nơi bà làm việc trên các tàu ngầm có chở người, bao gồm cả Alvin, chiếc tàu nổi tiếng đã đi trục vớt RMS Titanic. Cực nam của Mặt Trăng là nơi tối tăm, kinh nghiệm khi điều hướng trong vùng biển sâu và tối của Loral O'Hara có thể hữu ích khi điều hướng và làm việc trong các miệng núi lửa bị che khuất của Mặt Trăng. NASA gần đây cũng đã chọn Deniz Burnham để huấn luyện cho đoàn phi hành gia. Bà có kinh nghiệm làm kỹ sư hiện trường trên một giàn khoan dầu từ xa và kinh nghiệm của bà sẽ hữu ích khi NASA muốn khai thác các nguồn tài nguyên quan trọng – như nước – trên bề mặt Mặt Trăng.
 
Theo một phần của chương trình Artemis, các phi hành gia hiện đang chuẩn bị xây dựng một căn cứ khoa học trên bề mặt Mặt Trăng. David Armstrong, giám đốc đào tạo của NASA cho biết: “Trọng tâm là những kỹ năng quan trọng, chúng không chỉ cần thiết để cứu giữ tính mạng mà còn để mang những ngành khoa học cần thiết lên trên bề mặt Mặt Trăng.” Mục tiêu của các sứ mệnh ban đầu bao gồm đánh giá rủi ro và tài nguyên ở cực nam Mặt Trăng, nơi NASA dự định xây dựng Artemis Base Camp. Để làm được điều đó, các phi hành gia đi bộ trên Mặt Trăng sẽ cần được đào tạo về địa chất thực địa, thu thập mẫu vật và triển khai các thí nghiệm trên bề mặt (Mặt Trăng).
 
Nhóm phi hành gia của Sứ mệnh Artemis cũng đang thực hành các kỹ năng điều khiển tàu vũ trụ Orion trong các thiết bị mô phỏng và tập mặc các trang phục đặc biệt. Theo Armstrong, việc tập dợt đi bộ ngoài không gian gần như tối đen như mực, được mô phỏng ở Neutral Buoyancy Lab, là “vô cùng đáng sợ.” Nhưng các phi hành gia đã “dựa vào kinh nghiệm của bản thân và đồng đội, cũng như mọi người ở trung tâm điều khiển, để xây dựng lòng tin cho sứ mệnh sắp tới.”
 
Mặc dù các chương trình Artemis và Apollo cách nhau tới 5 thập niên, các phi hành gia của NASA cũng đang nghiền ngẫm lại các sứ mệnh Mặt Trăng trong quá khứ để lấy cảm hứng và tìm hiểu thêm cho việc đào tạo và lập kế hoạch.
 
Christina Koch, phi hành gia của NASA cho biết: “Chúng tôi đã đọc kỹ bản ghi lại những gì [các phi hành gia của Apollo 11] Buzz Aldrin và Neil Armstrong đã nói khi họ đáp xuống [Mặt Trăng], cả trong thời gian thực và trong các cuộc phỏng vấn của họ.”
 
Koch đã dành 328 ngày sống trên ISS, lập kỷ lục thời gian liên tục dài nhất mà một phụ nữ ở trong không gian. Bà rất có thể sẽ được chọn cho Artemis III. Bà nói: “Thật tuyệt vời khi có thể ở đây vào thời điểm chúng ta đang theo đuổi những câu hỏi to lớn và những hướng đi mới táo bạo. Việc tôi có thể trở thành một phần của nó là một niềm hân hoan khó tả.”
 
Theo Koch, cam kết của NASA đối với sự đa dạng thông qua các sứ mệnh Artemis là điều tối quan trọng đối với sự thành công của cả cơ quan và nhân loại. Bà chia sẻ thêm: “Chúng ta phải làm điều đó vì tất cả và bởi tất cả mọi người. Nếu không, việc chúng ta làm không thực sự đáp lại lời kêu gọi khám phá (vũ trụ) của toàn nhân loại, và đó là điều đáng để ăn mừng.”
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “How NASA Is Selecting the Next Astronauts to Walk on the Moon” của Brendan Byrne, được đăng trên trang Smithsonianmag.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Trả thù: Bộ Tư pháp cấm Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) xem kho hồ sơ để xếp hạng các ứng cử viên tư pháp - Hôm nay, Trump làm lễ tiễn biệt Elon Musk. - Bộ Ngoại giao mở thêm 1 văn phòng, lặng lẽ phất cao lá cờ da trắng thượng đẳng.
Quyền công dân theo nơi sinh được ghi nhận trong Tu Chính Án Thứ 14, được coi là quyền được mở rộng cho bất kỳ trẻ em nào sinh ra tại Hoa Kỳ kể từ năm 1868. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2025, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã nghe các lập luận liên quan đến lệnh tòa án cấp dưới tạm dừng lệnh hành pháp của tổng thống Trump giới hạn quyền công dân theo nơi sinh. Sắc lệnh này được ban hành ngay vào ngày đầu tiên Trump nhậm chức, sẽ ảnh hưởng đến con em của những cha mẹ di dân chưa có giấy tờ; cũng sẽ ảnh hưởng đến con em của những người đến Hoa Kỳ có visa tạm thời, chẳng hạn như công nhân H-1B.
Chiếc phản lực cơ xa hoa do chính phủ Qatar tặng hiện đang nằm trên đường băng tại một phi trường ở San Antonio, chờ được nâng cấp thành một chiếc chuyên cơ Air Force One mới. Hôm Thứ Tư (21/5), chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức tiếp nhận chiếc Boeing 747-8 này. Theo Bộ Quốc Phòng, Không Quân Hoa Kỳ đã được giao nhiệm vụ thực hiện các cải tiến cần thiết để biến phản lực cơ thành chuyên cơ Air Force One, phục vụ Tổng Thống Donald Trump.
Tổng thống Trump hiện đang làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu với ý định đưa ngành sản xuất trở lại Hoa Kỳ. Trước đó, tổng thống Biden cũng ký thành luật các khoản đầu tư lớn nhằm mục đích tương tự. Nhưng có một nghịch lý: Các nhà sản xuất tại Mỹ cho biết họ đang phải vất vả để tìm người cho những công việc đang có sẵn. Theo dữ liệu từ Cục Thống Kê Lao Động, hiện có gần nửa triệu việc làm sản xuất đang tìm người. Vào năm ngoái, tổ chức phi lợi nhuận Manufaturing Institute kết hợp cùng công ty tư vấn Deloitte đã khảo sát hơn 200 công ty sản xuất. Hơn 65% công ty cho biết tuyển dụng và giữ chân người lao động là thách thức kinh doanh số một. Thị trường lao động đang thiếu người, đặc biệt là trong ngành xây dựng và vận tải.
Bài này có nhan đề Vô Sanh, trong tạp chí Viên Âm Nguyệt San, số 22, ấn bản tháng 7 và 8 năm 1936, dài sáu trang, in trên các trang 30-35. Tác giả ghi là Viên Âm, có lẽ là Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bài viết dựa vào lý luận Trung Quán của ngài Long Thọ (150-250) để thấy tất cả các pháp, thí dụ như cái bàn gỗ, qua ánh sáng của Không, Giả, Trung. Tất cả lý luận trong bài là một chuỗi công cụ giải thoát tuyệt vời, và không hề xa lời dạy của Đức Phật. Toàn văn được scan lại từ bản PDF, và dịch ra Anh văn để Phật tử thế hệ trẻ tiện dụng
- Trump và gia đình hốt bạc vô số. Các cơ quan điều tra tham nhũng đã bị Trump đóng cửa. Các doanh nhân gây quỹ cho Trump hy vọng Trump đền bù. - Tỷ phú công nghệ Dario Amodei: AI có thể xóa sổ 1/2 số việc làm văn phòng và tăng tỷ lệ thất nghiệp lên 10-20% trong 1-5 năm tới
(HOA KỲ, ngày 28 tháng 5, Reuters) – Hôm thứ Tư (28/5), chính quyền Trump đã chính thức hủy bỏ hợp đồng với hãng dược Moderna liên quan đến việc hoàn tất giai đoạn cuối phát triển vắc-xin cúm gia cầm dành cho người, cũng như quyền mua vắc-xin trong tương lai.
(NEW YORK, ngày 28 tháng 5, Reuters) – Một thẩm phán liên bang vừa ra phán quyết cấm Bộ Giao Thông Vận Tải Hoa Kỳ cắt viện trợ liên bang cho New York vào hôm thứ Tư (28/5), giữa lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tìm cách kết thúc chương trình thu phí chống kẹt xe tại khu vực Manhattan.
(SACRAMENTO, California, ngày 28 tháng 5, APNews) – Giữa làn sóng tranh cãi về sự tham gia của một nữ sinh chuyển tính tại Giải vô địch điền kinh cấp tiểu bang, Liên đoàn Trung học California (CIF) đã bất ngờ điều chỉnh quy định nhằm mở rộng cơ hội tranh tài cho nhiều nữ sinh hơn trong kỳ thi đấu cuối tuần này.
(WASHINGTON, ngày 27 tháng 5, Reuters) – Hoa Kỳ vừa ngừng khuyến nghị chích ngừa COVID-19 định kỳ dành cho thai phụ và trẻ em khỏe mạnh. Thông cáo này được Bộ trưởng Y tế Robert F. Kennedy Jr đưa ra hôm Thứ Ba qua một bài đăng trên mạng xã hội (không đúng quy trình truyền thống của Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh – CDC).
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: qua sông, bỏ bè, thấy thường trực không Phật, không ta, không người. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.
Ai rồi cũng tới lúc phải giã từ cõi đời phù du này và trước khi vĩnh biệt con cháu, Cha Mẹ tùy theo khả năng vật chất sẵn có của mỗi người, đều mong muốn để lại một chút ít gì cho con cháu mình lưu giữ làm kỷ niệm trước khi qua đời. Trong trường hợp về vật chất Cha Mẹ chẳng có gì để lại cho con cháu, ngoại trừ những thành tích đáng kể của các Ngài đã đạt được trong xã hội khi các Ngài còn đang sống nơi trần gian, thì đó mới chính là những món quà tinh thần vô giá muốn để lại cho con cháu sau này ghi nhớ. Vì món quà vật chất chỉ có giá trị nhất thời, trái lại món quà tinh thần mới có giá trị vĩnh cửu muôn đời.
Trump sẽ hủy bỏ tất cả các hợp đồng liên bang còn lại (100 triệu đô) với Đại học Harvard - Cộng Hòa Thượng viện lo vì dự luật "đẹp, lớn" của Trump sẽ làm nước Mỹ tăng nợ thêm 3 ngàn tỷ đôla vì giảm thuế cho người giàu quá nhiều. - Tom Homan (Tư lệnh biên giới của Trump) lãnh tiền phần trăm của công ty tư nhân giam tù GEO
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.