Hôm nay,  

“Anh Chị Gốc Ở Đâu?” Thử Bàn Về “Microaggressions”

09/12/202200:00:00(Xem: 5116)

 

anh chi goc
Hình minh họa

  

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. – Tục ngữ Việt Nam.
 
Nước Mỹ đang ở trong một vòng xoáy chính trị về căn tính (identity politics) và một phong trào các phe nhóm “đấu tố” nhau là kỳ thị (chủng tộc, giới tính…) Nếu muốn hại người nào đó, dễ dàng nhất là gán cho họ cái tội kỳ thị chủng tộc.
 
Ngày tôi mới đi làm nội trú ở nhà thương Mỹ cách đây bốn mươi năm, một anh giáo sư trẻ có lẽ gốc Do Thái hỏi tôi từ đâu tới, và sau khi tôi trả lời là người Việt tỵ nạn, anh ta nhận xét tỉnh bơ với tôi rằng (tôi không nhớ rõ nguyên văn, chỉ ý đại khái): Nếu mình thọc tay vào cái hũ mật thì lúc rút tay ra ruồi hay kiến (?) sẽ bám vào theo tay mình. Có lẽ ý anh ta nói Mỹ rót nhúng tay vào Việt Nam và do đó lúc Mỹ rút ra thì đám tỵ nạn như tôi sẽ bám theo về Mỹ. Có thể tôi nhớ không  chính xác vì lúc đó nghe tiếng Anh vẫn còn rất yếu, nhưng điều quan trọng là sau 40 năm tôi vẫn nhớ câu nói này, mặc dù lúc đó tôi chẳng phản ứng gì cả, và xem đó cũng như chuyện thường, cũng như những chuyện nho nhỏ khác mình gặp mỗi ngày làm bực mình nhưng mình nghĩ là do mình chưa quen với xã hội mới. Sau khi bị gán đủ thứ tên, thứ tội ở Việt Nam sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì chuyện thêm một anh chàng Mỹ trẻ ví von mình với ruồi hay kiến cũng không gây cảm giác gì đặt biệt. Và thời đó xã hội Mỹ chưa “phân cực” nhiều như bây giờ, và lời ăn tiếng nói chưa bị gò bó như hiện nay.
 
Nhưng 40 năm sau thì khác. Không chỉ ở Mỹ mà ở phương tây nói chung cũng vậy, hiện nay một trong những điều cấm kỵ lớn là hỏi người thiểu số: “Where do you come from?” Như câu chuyện sau đây tôi đọc hôm nay trên trang web đài BBC: (1)
 
“Bà Ngozi Fulani là người sáng lập tổ chức từ thiện Sistah Space có trụ sở tại London, tổ chức hỗ trợ phụ nữ gốc Phi và Carribean trên khắp Vương quốc Anh từng phải đối mặt với lạm dụng tình dục và gia đình. Cùng với 300 khách mời, bà đã được mời tham dự tiệc chiêu đãi cấp cao tại Cung điện Hoàng gia vào thứ Ba, nơi Hoàng hậu Camilla sẽ cảnh báo về "đại dịch bạo lực toàn cầu đối với phụ nữ". Nhưng sau sự kiện, bà Fulani đã mô tả trên Twitter cách người phụ tá Hoàng gia (sau này được biết là Lady Hussey, 83 tuổi, mẹ đỡ đầu của Hoàng Thái tử William, người phụ tá thân cận nhất triều của cố Nữ  Hoàng Elizabeth) vén tóc bà sang một bên để xem huy hiệu tên của bà, và sau đó “thách thức” bà giải thích bà đến từ đâu.
 
Bà kể lại cách bà trả lời: "Chúng tôi có trụ sở tại Hackney (một quận của London, một nửa dân số là da đen và gốc Á)," và người phụ tá lại hỏi: "Không, chị đến từ vùng nào của Châu Phi?" Bà nói: "Tôi không biết, không còn bất kỳ hồ sơ nào", và phụ tá cung điện trả lời: "Chà, chị phải biết chị đến từ đâu chứ, tôi đã có thời gian ở Pháp. Chị đến từ đâu?" "Ở đây, Vương quốc Anh". "Không, nhưng chị là người quốc tịch nào?" "Tôi sinh ra ở đây và là người UK (Anh)." "Không, nhưng chị thật sự từ đâu tới, dân của chị từ đâu tới?"
 
Bà Fulani viết trên Twitter: "Thật là một cú sốc đối với tôi và hai người phụ nữ khác khiến chúng tôi choáng váng đến lặng người một lúc."
 
Sau đó thì Lady Hussey, người tra hỏi bà da đen này,  phải từ chức và xin lỗi (2), mặc dù bà từng phục vụ trong triều của Nữ hoàng trên dưới sáu mươi năm. Có lẽ Hoàng gia Anh không muốn  tai tiếng thêm nữa, sau lần bị Hoàng tử Harry và vợ kết tội là kỳ thị với người da màu hồi năm ngoái.
 
Người Việt, nhất là người lớn tuổi như Lady Hussey trong câu chuyện trên, thích đặt câu hỏi về xuất xứ, gốc gác của người khác. Như Nguyễn Trãi hỏi thăm lúc mới gặp nàng Thị Lộ:
 
Ả ở đâu ta bán chiếu gon,
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân thu phỏng độ chừng bao tuổi,
Đã có chồng chưa, được mấy con?
 
Gặp đồng hương, tay bắt mặt mừng, “tha hương ngộ cố nhân”, chúng ta hỏi anh chị người gì, người Huế, người bắc, người nam, di cư “mấy nút” (1954 hay 1975), vân vân… Gặp láng giềng mới dọn tới, tôi vẫn thích hỏi họ từ đâu tới, Iran, Iraq, hay Syria, Lebanon. Nếu là người Iran, sẽ  nói chuyện ngày xưa về bà hoàng hậu Farah Pahlavi mà vua Iran cưới sau khi bỏ bà trước vì bà này không có con, người Lebanon thì nói chuyện về đại học Mỹ ở Beyrouth, để tỏ ra mình thân thiện vậy thôi…
 
Nhưng hiện nay, có lẽ phải tính kỹ trước khi  hỏi về gốc gác người khác. Dù là mình không phải người da trắng, nhưng người đến ở trước trong khu phố cũng có thể bị nghi là “kỳ thị” người đến sau; người Á Châu kỳ thị người Châu Phi; người thu nhập cao kỳ thị người thu nhập thấp; nam kỳ thị nữ hay ngược lại; người không đồng tính kỳ thị người LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender) tiếng Anh gọi là Sexual Orientation and Gender Identity (SOGI) Discrimination; người trẻ kỳ thị người già; người khỏe mạnh kỳ thị người khuyết tật, v.v...
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng “context” hay bối cảnh rất quan trọng lúc thăm hỏi bằng những câu như vậy. Mặc dù có thể mình chỉ tò mò, muốn học hỏi hay muốn kiếm đề tài để bắt chuyện cho vui. Riêng về câu hỏi: “Where do you come from?” những lý do sau đây có thể khiến người được hỏi không vui: (3)
 
1) Người nghe coi câu hỏi xem nó có tính cách loại trừ (exclusionary) nếu người hỏi là da trắng hay thuộc nhóm được coi là về phe hay ngang hàng với người da trắng; xã hội Mỹ được coi là một xã hội trong đó người da trắng giữ ưu thế;  hỏi như vậy là cho người ta thấy mình nhìn người ta thuộc vào các nhóm “rõ ràng là có bề ngoài khác biệt”.
 
2) Thứ hai, người ta có thể giả định đằng sau câu hỏi – cho rằng một người nào đó không phải là gốc gác ở đây người  hỏi đang “xây dựng”, đang hình dung ra một con người khác, có căn tính cố định và chỉ gắn liền với một nơi xa xôi, do đó xóa đi căn tính có gạch nối (hyphenated identity) là điều  xác định thực tế người đó đang sống hằng ngày. Ví dụ một người gốc Trung Quốc có thể cho rằng người hỏi gốc gác của mình chỉ thấy con người Trung Quốc với  nhiều thành kiến hay stereotypes thường đi kèm (như giỏi toán, chăm chỉ học gạo, đánh bóng bàn giỏi, nói tiếng Anh không đúng giọng, v.v…) trong lúc căn tính thật  của anh ta là người Mỹ gốc Trung (Chinese-American, có gạch nối), nói tiếng Anh như người bản địa, là người Mỹ theo đúng và đầy đủ nghĩa của nó.
 
3) Thứ ba, nó gợi lên “cảm giác nghi ngờ về vị trí của mình”: người bị hỏi có thể có cảm tưởng người ta đòi hỏi họ phải biện minh cho việc họ nhận nơi đây là xứ sở, gốc gác của họ, như trường hợp trong bản tin BBC nêu trên.
 
Một ví dụ khác do đương sự, một phụ nữ gốc Hàn Quốc ở Thụy Điển kể lại (2): “Người ta hỏi tôi: Cô từ đâu đến? –Thụy Điển. – Không, tôi muốn hỏi thật sự cô đến từ xứ nào? –Thụy Điển. – Nhưng, nguồn gốc thật của cô kìa? Người ta cứ tiếp tục hỏi cho đến khi tôi giải thích rằng tôi sanh ra ở Hàn Quốc, và được nhận làm con nuôi ở Thụy Điển lúc mới 2 tuổi. Rồi người đó nói: – Aha! Tôi biết trước mà! Làm như là tôi đang giả ngộ để người ta tưởng tôi là dân Thụy Điển trong lúc rõ ràng ai cũng thấy ngay là tôi không phải tóc vàng mắt xanh! Dù là tôi sống ở Thụy Điển đã 34 năm người ta cũng không thấy điều đó quan trọng, họ vẫn làm như tôi muốn gạt họ cho họ tưởng tôi là người Thụy Điển thật.”
 
Tóm lại, ở Mỹ, nếu bạn muốn hỏi một ai “Where do you come from? Where are you from?” dù bạn không phải người da trắng, bạn phải cẩn thận, người ta có thể hiểu rằng bạn đang làm cái việc gọi là “microaggression” hay “sự tấn công tinh vi”.
 
Theo Wikipedia tiếng Anh: “Tấn công tinh vi”  là một thuật ngữ được sử dụng cho những sự xâm phạm  thông thường hằng ngày bằng lời nói, hành vi hoặc môi trường mình tạo ra, dù cố ý hay vô ý, thể hiện thái độ thù địch, xúc phạm hoặc tiêu cực đối với các nhóm bị kỳ thị hoặc bị gạt ra ngoài lề về văn hóa.Thuật ngữ này được đặt ra bởi bác sĩ tâm thần Chester M. Pierce của Đại học Harvard vào năm 1970 để mô tả những lời lăng mạ và hành vi coi thường (insults and dismissals) mà ông thường xuyên chứng kiến những người Mỹ không phải da đen gây ra cho người Mỹ gốc Phi. Vào đầu thế kỷ 21, việc sử dụng thuật ngữ này được áp dụng cho “sự vô tình làm mất phẩm giá (casual degradation)” của bất kỳ nhóm nào bị đẩy ra ngoài lề xã hội, bao gồm người LGBT, người sống trong cảnh nghèo  và người khuyết tật. Nhà tâm lý học Derald Wing Sue định nghĩa “tấn công tinh vi” là “những cuộc trao đổi ngắn gọn, thường nhật nhằm gửi những thông điệp có tính cách hạ nhục  đến một số cá nhân vì họ là thành viên của một nhóm nào đó . Những người đưa ra nhận xét có thể có ý tốt và không nhận thức được tác động tiềm tàng của lời nói của họ.”
 
Độc giả có thể đọc về một số ví dụ khá bất ngờ và ngộ nghĩnh về “tấn công tinh vi” theo một danh sách trên trang web của Đại học Minnesota, “Examples of Racial Microaggressions”, có lẽ dành cho sinh viên và ban giảng huấn để giảm thiểu các thái độ kỳ thị chủng tộc vô tình hay cố ý có thể xảy ra.
 
Vài ví dụ khá ngộ nghĩnh: nếu bạn thuộc nhóm đa số (Mỹ trắng) không nên khen người thiểu số nói tiếng Anh giỏi (người ta cũng là Mỹ, nói tiếng Anh giỏi là đương nhiên, tại sao khen?) không nên nhờ người Châu Á  dạy bạn vài tiếng nước họ (như vậy là nêu ra vấn đề họ là người nước ngoài), nhờ người châu Á kèm toán và khoa học (vì như vậy là tin vào stereotype cho rằng người Châu Á giỏi toán, khoa học nhưng kém về thể thao, giao tiếp xã hội), không nên hỏi người gốc Á hay Châu Mỹ La-tinh: “Tại sao lặng thinh vậy, sao không phát biểu cho chúng tôi biết bạn nghĩ gì, phải nói ra chứ!” (như vậy là không tôn trọng nét văn hóa khiêm tốn trầm lặng của họ).
 
Ngoài ra, ví dụ về ‘Environmental microaggression” hay “tấn công tinh vi về môi trường sống”: trường học quá đông đúc ở khu da màu; quá nhiều tiệm bán rượu ở khu da màu.
 
Có những ví dụ ngộ nghĩnh (và hơi buồn cười nếu chúng ta nhớ đến chuyện ở Việt Nam hiện nay nhà giàu đang tiêu xài biết bao nhiêu tiền cho con học trường quốc tế, xem phim Mỹ, sống trong môi trường người Tây phương): “Một đại học ở đó các tòa nhà toàn được đặt tên theo những nhân vật da trắng, giai cấp thượng lưu, không đồng tính (heterosexual); một phim ảnh mà diễn viên toàn là người da trắng, ít người da màu”. (4)
 
Cuối cùng, nếu người ta hỏi bạn “Where do you come from?” thì sao?
 
Việc này còn tùy hoàn cảnh, tùy theo người hỏi và cách hỏi, tùy theo triết lý của bạn, mức độ tự tin của bạn và tùy theo bạn đã trở nên “mẫn cảm” như một số người Mỹ thiểu số hiện nay hay chưa.
 
Riêng thế hệ con cháu chúng ta sinh ra và lớn lên tại Mỹ, câu trả lời cũng sẽ còn khác hơn nữa, do đó chúng ta nên tìm hiểu thêm về vấn đề “microaggression” đang được tranh cãi này để hiểu hơn về cái nhìn và thái độ của thế hệ sau.
 
– BS Hồ Văn Hiền
(2 tháng 12 năm 2022)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây vài tuần, kỹ sư phần mềm Andres Freund đã có một khám phá kỳ lạ. Công việc của anh tại Microsoft liên quan đến việc phát triển một chương trình cơ sở dữ liệu, và anh đã nhận được những kết quả không bình thường khi thử nghiệm hệ thống. Các nỗ lực đăng nhập vào chương trình đột nhiên mất nửa giây lâu hơn thường lệ.
Hiệp Hội Thể Thao Liên Trường Quốc Gia (National Association of Intercollegiate Athletics, NAIA) đã cấm toàn bộ phụ nữ chuyển giới tham gia thi đấu các môn thể thao dành cho nữ; quyết định này cứng rắn hơn các cơ quan thể thao khác cho phép vận động viên chuyển giới tham gia thi đấu dựa trên mức độ testosterone, theo Reuters.
Listas California là một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
Người cư sĩ tại gia có khả năng phát huy đạo đức cao thượng, từ từ bước lên nấc thang thánh vị, qua việc trì giữ giới luật: Năm Giới, Tám Giới, Mười Giới và Bồ Tát Giới Tại Gia. Chính những giới này giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa nghiệp xấu, vun trồng tâm lành để hiện tại và mai sau có được cuộc sống an vui, lợi mình, lợi người. Kính mời quý Phật tử phát tâm về Chùa Hương Sen thọ giới, nhận giới và giữ giới.
Vatican hôm thứ Hai tuyên bố phẫu thuật khẳng định giới tính và mang thai hgiùm là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với phẩm giá con người, đặt chúng ngang hàng với phá thai và an tử là những thực hành vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa dành cho sự sống con người. Vatican ban hành “Phẩm giá vô hạn” (Infinite Dignity), một tuyên bố dài 20 trang đã được thực hiện trong 5 năm. Sau khi sửa đổi đáng kể trong những tháng gần đây, nó đã được Đức Giáo Hoàng Francis phê duyệt vào ngày 25 tháng 3, theo AP.
Theo thông báo từ Cơ Quan Điều Tra Môi Trường (Environmental Investigation Agency, EIA) tại London, một lượng lớn chất cấm gây hại cho khí hậu đang được ‘tuồn’ lậu vào Châu Âu từ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, theo Reuters.
Sáng Chủ Nhật, chiếc Boeing 737-800 của Southwest Airlines đang trong quá trình cất cánh ở Denver thì một phần vỏ động cơ bị rơi ra và đập vào vạt cánh tà. Vụ việc khiến FAA phải mở một cuộc điều tra, theo Reuters.
AUKUS sẽ thêm một chữ J hay chữ JA vào.... Tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Úc đang xem xét đưa Nhật Bản vào quan hệ đối tác an ninh AUKUS của họ nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các bộ trưởng quốc phòng AUKUS vào thứ Hai sẽ công bố các cuộc đàm phán về việc mở rộng Trụ cột II (Pillar II), trong đó tập trung vào phát triển các năng lực tiên tiến và chia sẻ công nghệ.
Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Australia sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông (South China Sea) vào Chủ nhật tuần này, theo 1 tuyên bố chung: “Chúng tôi sát cánh cùng tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp vốn là nền tảng cho một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định. Bốn quốc gia của chúng tôi tái khẳng định quan điểm coi Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông năm 2016 là phán quyết cuối cùng
Kinh tế Mỹ lạc quan. Nền kinh tế Mỹ có thêm 303.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 3,8%, theo dữ liệu mới của Bộ Lao động công bố hôm thứ Sáu. Báo cáo việc làm tháng 3 một lần nữa vượt hơn mong đợi. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ đạt được 200.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống còn 3,8%.
Bán đảo Crimea nằm ở khu vực Biển Đen, phía bắc nối liền với nội địa Ukraine; diện tích ước khoảng 26.844 km2; dân số khoảng 2,4 triệu người; riêng tại thủ đô Sewastopol hiện có hơn 386.000 sinh sống. Trong vài thế kỷ qua, nhiều đế chế khác nhau đưa ra yêu sách đòi chủ quyền lãnh thổ của bán đảo này. Từ thời sơ khai, Crimea là mảnh đất mà một phần người Thổ thuộc sắc tộc Krimtataren lập nghiệp và thuộc quyền sở hữu của Đế chế Ottoman, sau này thuộc về Đế chế Sa hoàng Nga và Liên Xô.
Nghệ sĩ đường phố bí hiểm người Anh Banksy đã xác nhận tác phẩm mới của mình: bức tranh tường mới được vẽ ở phía bắc London vào cuối tuần qua (16 tháng 3) – vẽ một người phụ nữ đang cầm bình xịt sơn bằng áp suất, trông vẻ như bà đã phun sơn màu xanh lá cây lên một bên của một dãy nhà chung cư. Màu xanh được tô vẽ trên một bức tường đổ nát trên đường Hornsey ở Công viên Finsbury, phía sau một cái cây cằn cỗi không một ngọn lá, lớp sơn màu xanh lá cây phía sau những cành cây trông như thể sự sống lại được mọc lên từ thân cây ấy.
Trong suốt 30 năm làm cảnh sát ở ngoại ô Maryland, Lisa Bromley đã tham gia vào nhiều hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Làm cảnh sát ngầm lật tẩy các âm mưu mua bán ma túy. Điều tra các vụ cướp có vũ trang. Giải quyết các vụ xe công vụ gây tai nạn. Nhưng phải cho đến tuần trước, bà mới tự mình đội tóc giả và đeo khẩu trang phòng COVID-19, đóng vai nạn nhân 60 tuổi trong một vụ lừa đảo đã cuỗm mất số vàng miếng trị giá khoảng 789,000 MK. Kế hoạch được vạch ra là khiến kẻ lừa đảo tìm đến một bãi đậu xe thuộc cộng đồng Leisure World của Quận Montgomery để lừa đánh cắp thêm vàng.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine, xét trong khoảng thời gian 3 năm, những người có hạt vi nhựa (microplastics) hoặc hạt nano nhựa (nanoplastics) trong mô động mạch cảnh (hay còn gọi là động mạch cổ, tiếng Anh là carotid artery) có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc tử vong, cao gấp đôi so với những người không có các hạt này trong cơ thể.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.