Hôm nay,  

Iran Loại Bỏ Cảnh Sát Đạo Đức - Xem Xét Lại Luật Buộc Khăn Trùm Đầu Đối Với Phụ Nữ

04/12/202204:43:00(Xem: 1613)
Screenshot (482)
Làn sóng biểu tình tại Iran đã khiến chính quyền này tuyên bố bãi bỏ các đơn vị "cảnh sát đạo đức", và xem xét lại luật về khăn trùm đầu đối với phụ nữ. (Nguồn:Youtube)



IRAN  Các cuộc biểu tình lan tràn rầm rộ tại Iran sau cái chết của Mahsa Amini, 22 tuổi đã khiến chính quyền Iran lần đầu tiên cho biết sẽ loại bỏ các đơn vị được gọi là cảnh sát đạo đức, tin từ thông tấn xã AP, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển ngày 4 tháng 12 năm 2022.

 

Theo AP, tuyên bố được đưa ra vào tối thứ Bảy bởi Tổng chưởng lý Iran, Mohamed Jafar Montazeri. Ông cho biết trong phát biểu rằng cảnh sát đạo đức "không liên quan gì đến ngành tư pháp" và nó đã "bị đóng cửa".

 

Quyết định  được đưa ra bởi các nhà chức trách, nhưng không nói rõ khi nào hoặc làm thế nào việc đóng cửa cảnh sát đạo đức sẽ diễn ra.

 

 

Trước đó, ngày thứ Bảy 3 tháng 12, chính quyền Iran cũng cho biết sẽ sẵn sàng xem xét lại luật buộc phụ nữ nước này phải đội khăn trùm đầu.

 

“Quốc hội và Bộ Tư pháp đang làm việc về câu hỏi liệu luật có cần phải thay đổi hay không”, Jafar Montazeri nói trên truyền thông nhà nước.

 

Tổng thống Ebrahim Raisi đã tuyên bố hôm thứ Bảy rằng các giá trị Hồi giáo cơ bản vẫn là nền tảng trong hiến pháp của Iran.

 

“Nhưng có nhiều cách để thực hiện hiến pháp một cách linh hoạt’, tổng thống nói trong bài phát biểu trên truyền hình.

 

Làn sóng biểu tình tại Iran đã kéo dài sang tháng thứ 3, bắt nguồn từ cái chết của cô gái người Kurd bị cảnh sát Iran bắt giữ vì mặc "trang phục không phù hợp", và chết một thời gian ngắn sau đó. Chính quyền Iran tuyên bố cô chết vì bệnh, nhưng cả gia đình cô và những người chứng kiến ​​vụ bắt giữ đều cho rằng cô bị cảnh sát giết.

 

Đây là làn sóng biểu tình lớn nhất ở Iran  chống lại chế độ kể từ cuộc cách mạng năm 1979. Những người xuống đường đa số là thanh niên, một số phụ nữ thậm chí đã bỏ khăn trùm đầu. Cho đến hôm nay, 14.000 người đã bị bắt và các tổ chức độc lập tuyên bố rằng hơn 400 người đã chết.

 

Gilda Hamidi-Nia, phóng viên nước ngoài của SVT, Thụy điển tin rằng thông tin về việc lực lượng cảnh sát đạo đức bị bãi bỏ là rất đáng chú ý, nhưng vẫn chưa rõ điều đó thực tế có ý nghĩa như thế nào đối với người dân ở Iran.

 

"Có nguy cơ họ (cảnh sát đạo đức) sẽ trá hình và tiếp tục trên hình thức khác như lực lượng dân quân Basij hoặc Lực lượng Vệ binh Cách mạng.", Gilda Hamidi-Nia nói.

 

Cảnh sát đạo đức của Iran được thành lập vào năm 2005, nhưng đã tồn tại kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979 khi các giáo sĩ nắm quyền. Lực lượng đó bao gồm cả nam lẫn nữ và được giao nhiệm vụ tuần tra trên đường phố để 'chống lại kẻ xấu' - đặc biệt là đảm bảo rằng phụ nữ che tóc bằng mạng che mặt.

 

Phụ nữ rất sợ khi bị họ bắt giữ. Gilda Hamidi Nia cho biết bạn có thể bị đánh đập, bắt cóc và chịu nhiều hình thức bạo lực khác nhau.

 

“Liệu đây có phải là một cách mà chính quyền dùng để ngăn chặn các cuộc biểu tình hay không thì còn quá sớm để nói. Và câu hỏi đặt ra là liệu nó có hiệu quả hay không - trong những tuần này, chính quyền đã cho thấy rằng họ sẵn sàng sử dụng các biện pháp rất khắc nghiệt đối với người dân trên đường phố - đặc biệt là đối với phụ nữ không che mặt”, Gilda Hamidi-Nia nói.

 

Việc bắt buộc đội khăn trùm đầu - bao phủ tóc, cổ và vai - được đưa ra vào năm 1983, bốn năm sau Cách mạng Hồi giáo khi các giáo sĩ nắm quyền ở Iran.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.