Hôm nay,  

Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ bất chấp các phản đối của quốc tế

14/10/202200:00:00(Xem: 1151)

nhan quyen

Phiên họp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 10/10/2022 (Hình chụp lại từ RFA)

 

Tin Tổng Hợp từ RFA và VOA - Việt Nam vừa thắng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 sau phiên bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 11/10, bất chấp những phản đối của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế trước đó.

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin nhận định rằng: “kết quả của cuộc bỏ phiếu cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và cam kết mạnh mẽ cũng như nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và tin tưởng”.

Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) và các nhóm về môi trường đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cam kết về nhân quyền trong cương vị mới của mình. Đó là trả tự do ngay lập tức cho bốn nhà hoạt động môi trường bị Hà Nội bắt giam trong vòng hai năm qua với các cáo buộc tội trốn thuế mà quốc tế cho là vô lý.

Là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền LHQ, bước đầu tiên ngay lập tức mà Chính phủ Việt Nam nên làm là chứng minh cam kết về nhân quyền của mình bằng cách trả tự do cho bà Ngụy Thị Khanh – người nhận giải thưởng môi trường Goldman – cùng các nhà bảo vệ môi trường khác bị bỏ tù trong hai năm qua” – ông Michael Sutton – Giám đốc điều hành của Quỹ Môi trường Goldman được trích lời trong thông cáo báo chí.

Là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền, Chính phủ Việt Nam nên cho thấy là mình đã chuẩn bị để tôn trọng các quyền con người thay vì vi phạm chúng.” – ông Phil Robertson, Giám đốc Phân ban Châu Á của Human Rights Watch phát biểu.

Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, một nhóm các tổ chức nhân quyền quốc tế gồm Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Article 19, Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ủy ban Luật gia Quốc tế -ICJ đã đưa ra thông cáo đòi hỏi Việt Nam phải có những cải thiện về tình hình nhân quyền để đáp ứng yêu cầu trở thành thành viên Hội đồng.

Theo thông cáo này, kể từ khi Hà Nội tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền vào ngày 22/2/2021, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ, hoặc bỏ tù ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và những người lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ với các tội danh như “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, “Tuyên truyền chống Nhà nước” và “Trốn thuế” trong Bộ Luật hình sự.

Theo thống kê của RFA, kể từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bắt bỏ tù ít nhất 29 người với các cáo buộc như vừa nêu.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu cho 14 nước vào Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia.

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có sáu ứng cử viên cho bốn ghế. Các nước Bangladesh, Kyrgyzstan, Maldives và Việt Nam đã đánh bại hai nước khác là Nam Hàn và Afghanistan để vào Hội đồng.

Louis Charbonneau, Giám dốc của HRW tại Liên Hiệp Quốc nhận định: “Việc bầu cho các chính phủ đàn áp như Việt Nam vào Hội đồng chỉ phá hỏng uy tín của Hội đồng Nhân quyền”.

Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Lần đầu tiên Việt Nam trúng cử vào Hội đồng là vào nhiệm kỳ 2014 – 2016.
 
Quốc tế kêu gọi Hội đồng Nhân quyền LHQ ‘yêu cầu tiến bộ nhân quyền từ Việt Nam’ trước cuộc bỏ phiếu
 
Nhân Quyền VN
Chụp Lại từ trang web mạng lưới nhân quyền Việt Nam.
  
Việt Nam hồi tháng 2 năm nay thông báo chính thức về việc ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025, với tư cách là đại diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là lần thứ hai Việt Nam tham gia ứng cử thành viên UNHRC và là ứng viên duy nhất của ASEAN tham gia lần này.

Tuy nhiên kể từ khi Việt Nam thông báo ứng cử vào UNHCR, đã có nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên của tổ chức nhân quyền liên chính phủ vì họ cho rằng Việt Nam có hồ sơ nhân quyền yếu kém và không đủ tiêu chuẩn để có ghế trong hội đồng.


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW), có trụ sở ở New York của Mỹ, Ân xá Quốc tế (AI) và Article 19, đều có trụ sở ở London của Anh, cùng Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), có trụ sở ở Geneva của Thụy Sỹ, hôm 10/10 ra một thông cáo chung “bày tỏ quan ngại công khai từ lâu nay về tình hình nhân quyền ở Việt Nam”.

Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ yêu cầu các thành viên được bầu vào Hội đồng Nhân quyền phải duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, 4 tổ chức phi chính phủ chuyên thúc đẩy cho quyền con người nói trong một tuyên bố chung đưa ra hôm 10/10.
“Việt Nam cần phải ngay lập tức cam kết thực hiện các bước cụ thể để cải thiện hoạt động nhân quyền của mình, bằng cách thả những người bảo vệ nhân quyền bị giam giữ tùy tiện, trong đó có các nhà báo, đảm bảo quyền tự do ngôn luận và lập hội, đồng thời cải thiện hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế”, các tổ chức nói trong tuyên bố chung. “Các bước như vậy sẽ là cần thiết để Việt Nam trở thành một thành viên đánh tin cậy của Hội đồng”.

Vào tháng trước, đã có 8 tổ chức nhân quyền gửi một bức thư chung cho Đại diện Thường trực của các quốc gia thành viên ĐHĐ LHQ để kêu gọi không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên UNHRC. Các tổ chức, gồm cả các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ, cho rằng Việt Nam “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và triền miên, không tuân thủ các cam kết, có thành tích hợp tác kém với Hội đồng Nhân quyền”.

Đầu tháng này, có thêm 3 tổ chức – gồm các nhóm nhân quyền phi chính phủ từ Mỹ, Canada và châu Âu – đồng kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ bác tư cách ứng cử thành viên của Việt Nam vào UNHRC. Các tổ chức này cũng cho rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” và “không đủ tiêu chuẩn” để trở thành một thành viên của UNHRC.

Kể từ khi tuyên bố ứng cử vào UNHRC vào ngày 22/2/2021, Việt Nam “đã câu lưu, bắt giam, hoặc kết án ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và các nhà lãnh đạo NGO [tổ chức phi chính phủ] vì các tội danh tùy tiện, từ ‘lạm dụng quyền tự do dân chủ’ cho đến ‘tuyên truyền chống nhà nước’ cho đến ‘trốn thuế’, theo các điều 331, 117 và 200 của Bộ luật Hình sự [Việt Nam]”, theo thống kê của HRW, AI, Article 19 và ICJ.

Hai trường hợp tiêu biểu của xu hướng gần đây được 4 tổ chức này nêu ra trong tuyên bố chung là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam – người bị kết án 15 năm tù hồi tháng 1/2021, và bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập nổi danh và cũng là một người bảo vệ nhân quyền – bị kết án 9 năm tù vào tháng 12 năm ngoái cũng về tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Một loạt các nhà hoạt động môi trường đồng thời là lãnh đạo tổ các chức xã hội dân sự, trong đó có bà Ngụy Thị Khanh – người được mệnh danh là “anh hùng chống biến đổi khí hậu”, cũng đã bị bắt giam và kết án gần đây tại Việt Nam. Họ đều bị kết tội “trốn thuế”, một tội danh mà các tổ chức nhân quyền quốc tế xem là được nhà cầm quyền Việt Nam dùng để tấn công những người bất đồng chính kiến.

Việt Nam hồi đầu tháng 8 năm nay tuyên bố về những thành tựu nhân quyền và chia sẻ những cam kết tự nguyện của họ khi phát biểu trước Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, trong đó quốc gia Đông Nam Á tái khẳng định các cam kết trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Tuy nhiên 4 tổ chức nhân quyền quốc tế nêu trên cho rằng “Việt Nam đã mô tả sai các quyền dân sự và chính trị trong nước khi quốc gia Đông Nam Á nói là các quyền này đã “được đảm bảo tốt hơn”. Các tổ chức đặc biệt quan ngại về việc “các nhà hoạt động và các nhà báo vẫn tiếp tục bị sách nhiễu và bắt giữ”. Đưa ra ví dụ cho mối lo ngại này, tuyên bố chung của các tổ chức cáo buộc về trường hợp nhà hoạt động cho quyền đất đai Trịnh Bá Tư bị “đánh đập, biệt giam và cùm chân trong nhiều ngày trong lúc đang chấp hành bản án 8 năm tù vì tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước’”.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã nêu bật một vấn đề cấp bách: cần phải tăng cường bảo vệ các cấu trúc nền móng của các cây cầu, đặc biệt là những trụ cầu đỡ các nhịp cầu bắc qua những khúc tàu thuyền thường qua lại, theo Reuters.
Hoa Kỳ đang lập danh sách các nhà sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc bị cấm nhận các công cụ quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất chip, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để sản xuất chip, theo Reuters.
Sáng nay, ngày 28 tháng Ba, nhà thơ Viên Linh đã bỏ cuộc nhân sinh từ giã chúng ta vào lúc 11:11 giờ sáng, tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Việt Báo nhận được tin từ bà Dương Nghiễm Mậu, theo tin từ bà Thúy Diệm nhắn. Tin này cũng đã được gia đình và thân hữu xác nhận. Được biết, từ đầu tuần, hôm thứ Hai, Viên Linh đã hôn mê và được chuyển vào hospice, với thân nhân bên cạnh chăm sóc vào những ngày cuối đời.
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Francis trông sức khỏe có vẻ ổn định khi ngài bắt đầu bốn ngày đầy sự kiện căng thẳng dẫn đến Lễ Phục sinh, và tái lập lời thề thụ phong vào ngày Giáo hội Công giáo La Mã đánh dấu ngày Chúa Jesus thành lập chức linh mục vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Một tòa kháng án Hoa Kỳ đã quyết định tạm ngưng thực thi một dự luật được Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn ở Texas, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang bắt giữ những người bị nghi ngờ là di dân vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden lập luận rằng việc thực thi dự luật này là can thiệp vào quyền lực của chính phủ liên bang, theo Reuters.
Cựu TNS Joe Lieberman, từng là ứng viên Phó Tổng Thống của Đảng Dân Chủ năm 2000, đã từ trần vào chiều thứ Tư (27/3), thọ 82 tuổi, theo Reuters.
Phân ưu: Nhận được tin Anh TRẦN VỊNH từng là cựu học sinh tại các trường tiểu, trung học tại Ban Mê Thuộc, cũng là CSV/QGHC DS 11 và Cựu CH 8 KT đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, Californai Hưởng Thọ 83 tuổi. Tang lễ sẽ cử hành ngày 29 tháng 3 năm 2024 lúc 12 giờ trưa tại Garden Crematory, số 1835 S. Lewis Street, Anaheim, CA 92805. Chúng tôi một nhóm thân hữu gồm đồng môn, đồng sự, đồng hương... xin thành thật chia buồn cùng tang quyến. Xin nguyện cho hương hồn anh, một người con ưu tú của đất nước, đã luôn sống đẹp với người, với đời, và với quốc gia dân tộc sớm được về nơi cửa Phật để hưởng Niết bàn miên viễn.
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Theo các hình ảnh mà Financial Times được Viện Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) chia sẻ, Ít nhất 5 tàu chở dầu của Bắc Hàn đã di chuyển để thu gom các sản phẩm dầu từ cảng Vostochny ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã ra dấu hiệu sẽ không hạn chế quyền tiếp cận thuốc phá thai Mifepristone, vì các thẩm phán tỏ thái độ hoài nghi rằng các nhóm chống phá thai và các bác sĩ đệ đơn kiện loại thuốc này không có đủ tư cách pháp lý cần thiết để tiếp tục vụ kiện, theo Reuters.
PHÂN ƯU: Nhận được tin buồn: Ông TRẦN VỊNH Sinh ngày 8 tháng 10 năm 1941 tại Thủ Dầu Một, Việt Nam. Đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, California. Hưởng thọ 83 tuổi Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến, Nguyện cầu hương linh Ông TRẦN VỊNH sớm tiêu diêu miền cực lạc. ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU: Phạm Việt Cường, Nguyễn Kim Chi, Phan Tấn Hải, Nguyễn Hương, Nguyễn Diệu Liên Hương, Nguyễn Khắc Hiếu, Phạm Kim Khải, Nguyễn Khiết, Thập Lang, Trần Việt Long, Trương Đình Luân, Thân Trọng Mẫn, Đỗ Thái Nhiên, Hoàng Chính Nghĩa, Hoàng Khởi Phong, Hà Khắc Quỳnh, Hà Thế Ruyệt, Nguyễn Văn Sâm, Đỗ Hữu Tài, Trịnh Y Thư, Tư Đồ Tuệ, Nguyễn Bá Tùng, Khánh Trường, Nguyễn Tiến Văn, Trương Vũ.
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.