Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

05/08/202200:00:00(Xem: 952)

 

Việt Nam siết chặt quyền tín ngưỡng tôn giáo hơn nữa

Đàn áp tôn giáo
Những tín đồ Phật giáo Hoà hảo độc lập bị đàn áp trong nhiều năm. Hình: Chụp lại từ RFA.

 

Việt Nam – Theo bản tin RFA, hai Dự thảo về tín ngưỡng - tôn giáo theo kế hoạch có thể được thông qua trong kỳ họp Quốc hội tới đây. Có nhận định từ giới quan tâm cho rằng đó sẽ là một bước lùi nữa trong chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam.

Một bước lùi về chính sách tôn giáo

Hồi trung tuần tháng bảy vừa qua, Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý cho hai bản dự thảo liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017 - quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng- tôn giáo; và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng- tôn giáo. 

Một trong những yêu cầu quan trọng trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 162 là phải bổ sung những quy định và biện pháp để quản lý đối với hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc “đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người”. Hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Việt Nam.

Về Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng - Giám đốc BPSOS, một tổ chức chuyên vận động, đấu tranh cho Tự do Tôn giáo Việt Nam - cho rằng Dự thảo này cho thấy một sự đi lùi rất nhiều rất đáng quan ngại về chính sách đối với các tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo mà không chịu sự khống chế của Nhà nước:

“Trước đây có thể có những điều vi phạm nhưng mà chưa có biện pháp xử phạt hành chính và đặc biệt là phạt tiền thì bây giờ. Với bản dự thảo Nghị định mà phía Việt Nam định thông qua sắp tới đây có những khoản ấn định mức phạt tiền rất cao. Rất nhiều các tổ chức tôn giáo sẽ không thể đủ sức để đóng tiền phạt, có nghĩa là họ sẽ không thể sinh hoạt được nữa.

Cái nữa phải thông báo trước cả năm trời. Nếu như không thông báo trước thì sẽ bị phạt. Mỗi lần vi phạm như vậy thì tiền phạt sẽ tăng lên gấđôi, gấp ba.  Phải thông báo trước 12 tháng những sinh hoạt, sự kiện về hoạt động tôn giáo của mình thì đó là một sự quá quắt, kể cả về vấn đề hoạt động sinh hoạt trực tuyến.

Thì đó là một sự khắt khe hơn rất nhiều so với lại tình trạng hiện nay, vốn đã hết sức tắc nghẽn về vấn đề tự do tôn giáo cho rất nhiều nhóm sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam.

Hoặc là đòi hỏi những trường đào tạo mục sư hay linh mục, chức sắc của các tôn giáo thì bắt buộc phải học về lịch sử cách mạng thì đó là một sự tuyên truyền của Đảng Cộng sản, vốn là một đảng vô thần. Việc bắt buộc phải học những điều của Đảng Cộng sản nhiều khi nó lại đi ngược lại với tín lý của tôn giáo.

Đây là một bản dự thảo mà chúng tôi nghĩ là cần phải rút lại, không thể đưa ra vào kỳ họQuốc hội sắp tới đây để thông qua.”

Các điều khoản “bóp nghẹt Tự do Tôn giáo”

Những điểm mà tiến sỹ Thắng cho ra nghiêm trọng, bóp nghẹt tự do tôn giáo, được quy định cụ thể trong dự thảo như sau:

Khoản 2 Điều 25, Phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu không tổ chức giảng dạy môn học lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo.

Điều 28, khoản 1, Cảnh cáo đối với việc không thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, dự thảo còn quy định mức phạt từ mười đến 20 triệu đồng đối các tổ chức không được Nhà nước cấp phép hoạt động, và buộc phải chấm dứt các hoạt động tôn giáo.

Tại điều 20 quy định xử phạt năm đến 10 triệu nếu không hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử người làm chức sắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu tổ chức hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài khi không được cơ quan Nhà nước chấp thuận sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Đối với các hoạt động quyên góp của các tổ chức tôn giáo, theo điều 39, xử phạt năm đến 10 triệu đông nếu không thông báo hoạt động quyên góp cho cơ quan nhà nước. Nếu nhận các khoản tài trợ không đúng với mục đích đã được cơ quan nhà nước chấp thuận sẽ bị phạt 20 đến 40 triệu đồng, đồng thời tịch thu tiền, hiện vật đã nhận.

Đàn áp tôn giáo vẫn tiếp diễn

Một sư thầy muốn ẩn danh tính, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN), nói với RFA rằng không chỉ riêng hai bản Dự thảo nêu trên, mà trong tất cả các văn bản luật về tín ngưỡng- tôn giáo khác đều thể hiện sự hà khắc, kìm kẹp của Chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo:

“Tôi nhận định đây là dự thảo thừa thãi, không cần thiết. Bởi vì trong các điều luật khác nó đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo rồi. Bây giờ lại ra thêm một bản dự thảo này và sắp sửa được ban hành thì lại càng vi phạm nghiêm trọng hơn về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.”

Theo vị sư thầy này, Nhà nước luôn tìm mọi biện pháp để “thâu tóm tôn giáo một cách triệt để”. Do đó, những tổ chức tôn giáo độc lập, không chịu sự kiểm soát luôn bị coi là “cái gai” trong mắt chính quyền. Họ luôn tìm mọi cách tấn công, đàn áp để giải thể các tổ chức tôn giáo này:

Giáo hội PGVNTN gần như bị cô lập, đàn áp và sách nhiễu mọi mặt. Luôn luôn, trong các hoạt động tổ chức hành chính hoặc hoạt động cúng lễ, các hình thức tôn giáo… chúng tôi đều bị đàn áp trực tiếp hoặc gián tiếp.”

Tiến sỹ Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo phát biểu trong hội thảo Góp ý về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo rằng “việc xử phạt chính là hoạt động bảo vệ tôn giáo”.

Tuy nhiên, trong năm qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ việc bị người trong cuộc cho là đàn áp tôn giáo. Điển hình như vụ các tín đồ tôn giáo sắc tộc ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành nói họ không được chấp thuận khi đăng ký nhóm họp cầu nguyện tại gia; hay là chính báo chí Nhà nước cũng báo cáo rằng đã xoá bỏ hoàn toàn đạo Hà Mòn trên toàn lãnh thổ Việt Nam… Hôm 12 tháng 7, báo Công an Nhân dân- cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam - đăng bài viết của tác giả Quỳnh Vinh với nội dung tuyên truyền về chiến dịch “xoá bỏ đạo Dương Văn Mình” ở tỉnh Bắc Kạn. 
 
Thêm hai quốc gia không công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam

Ho Chieu Viet Nam

Mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam.


Việt Nam – Tin VOA - Cộng hòa Czech hôm 2/8 thông báo dừng công nhận mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam, ngay sau khi Tây Ban Nha đưa ra thông báo tương tự vì lý do thiếu thông tin “Nơi sinh” trong hộ chiếu.

Trước đó, vào ngày 27/7, Đức là quốc gia đầu tiên thông báo không công nhận hộ chiếu mới màu xanh tím than của Việt Nam vì hộ chiếu thiếu thông tin “Nơi sinh”, khiến phía Đức không thể xác định rõ ràng người mang hộ chiếu vì nhiều trường hợp trùng họ.

Trong thông cáo ngày 2/8, Đại sứ quán Czech tại Việt Nam nói: “Hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam được cấp từ ngày 1/7 không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về thông số ICAO. Vì vậy, Cộng hòa Czech đồng quan điểm với các nước thành viên khác thuộc Liên minh châu Âu (EU) và dừng công nhận hộ chiếu mẫu mới”.

Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam chiều 1/8 cũng đưa ra thông báo không thể cấp visa cho hộ chiếu phổ thông Việt Nam theo mẫu mới và giải thích:
“Hộ chiếu mẫu mới không thể hiện thông tin nơi sinh của người mang. Đây là thông tin quan trọng để xác định danh tính cá nhân và cũng là thông tin bắt buộc để xử lý đơn xin thị thực vào các nước thuộc khối Schengen”.

Thông báo nói thêm rằng: “Quy định hiện hành không cho phép cấp thị thực Schengen cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu mới do thiếu thông tin nơi sinh, dẫn đến không thể xác minh danh tính của người xin thị thực”.

Trả lời báo chí Việt Nam vào ngày 2/8, lãnh đạo Cục Xuất nhập cảnh, thuộc Bộ Công an, nói những vấn đề liên quan đến hộ chiếu mới của Việt Nam đang được đơn vị của Bộ Công an cùng Bộ Ngoại giao làm việc với các nước phối hợp giải quyết.

“Tất cả đang nỗ lực giải quyết bằng con đường ngoại giao”, tờ Zing dẫn lời đại diện Cục Xuất nhập cảnh nói, đồng thời thêm rằng khi có thông tin cụ thể, đơn vị phát ngôn của Bộ Công an sẽ công bố.

Trước đó, vào ngày 29/7, sau khi Đức thông báo không công nhận mẫu hộ chiếu mới, Cục này khẳng định hộ chiếu mới của Việt Nam được cấp theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn của ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế), với chất lượng cao hơn, an toàn hơn và chống gian lận.

Như vậy, tính đến tối 2/8, đã có 3 quốc gia trong 26 nước thuộc khối Schengen thông báo không chấp nhận hộ chiếu mới của Việt Nam. Khối này hiện đã bãi bỏ việc kiểm soát biên giới, cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên, và người mang thị thực Schengen được phép lưu trú tại các nước trong khối tối đa 90 ngày trong mỗi chu kỳ nửa năm. Tuy nhiên, việc một số quốc gia trong khối dừng cấp thị thực cho mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại cho công dân Việt Nam khi đi lại trong khu vực này.

Đại sứ quán Tây Ban Nha cho biết các cơ quan chức năng của nước này đang phối hợp cùng các quốc gia thành viên khác trong khối Schengen để phân tích kỹ thuật mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam. Vì vậy, Đại sứ quán sẽ dừng tiếp nhận đơn xin thị thực Schengen, việc này sẽ kéo dài cho đến khi các cơ quan trung ương có thẩm quyền trong khối đưa ra quyết định về việc có tiếp nhận mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam hay không.

Trong khi đó, mẫu hộ chiếu cũ màu xanh lá cây của Việt Nam vẫn được các nước chấp nhận cho việc xin thị thực Schengen như bình thường
  
Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thăm Đài Loan

building taiwan
Tòa nhà 101 nổi tiếng ở Đài Loan chiều thứ Ba ngày 2 tháng 8 đã chạy hàng chữ chào mừng Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, nhân vật cao cấp nhất trong chính quyền Hoa Kỳ tới thăm Đài Loan từ 25 năm nay.
 
Bà Nancy Pelosi đã hoàn tất chuyến viếng thăm Đài Loan và ngay giữa sự phản đối đe dọa của Trung Quốc, Bà đã dõng dạc đưa ra cam kết vững chắc hỗ trợ nền dân chủ Đài Loan.

"Phía Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về hậu quả nghiêm trọng của chuyến thăm Đài Loan, nhưng Pelosi cố tình thực hiện một hành động khiêu khích ác ý để tạo ra một cuộc khủng hoảng," theo Trung Quốc.

Pelosi đã tweet ngay sau khi đáp máy bay rằng chuyến thăm tôn vinh “cam kết kiên định của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ nền dân chủ sôi động của Đài Loan”.

Bà nói: “Sự đoàn kết của Hoa Kỳ với 23 triệu dân Đài Loan ngày nay quan trọng hơn bao giờ hết, khi thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chế độ chuyên quyền và dân chủ.

"Chuyến thăm của chúng tôi là một trong số các phái đoàn quốc hội đến Đài Loan - và việc này không hề mâu thuẫn với chính sách lâu đời của Hoa Kỳ."
Cùng thời điểm này, bốn tàu chiến Hoa Kỳ, trong đó có một hàng không mẫu hạm, đã vào các vị trí ở vùng biển phía đông Đài Loan trong hoạt động mà hải quân Mỹ nói là các triển khai thường lệ. Tàu hải quân Mỹ, USS Ronald Reagan - được dùng để hộ tống bà Pelosi - đã tiến tới gần đảo Đài Loan. Đi cùng là tuần dương hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Antietam và khu trục hạm USS Higgins. Một tàu nữa của Mỹ, tàu tấn công lội bộ USS Tripoli, đang ở gần đảo Okinawa của Nhật Bản, theo hãng tin Nikkei.
 
Trong lúc đó, truyền thông Đài Loan loan tin hôm thứ Ba rằng quân đội Đài Loan đã bước vào ba ngày đặc biệt "giai đoạn chuẩn bị chiến đấu nâng cao", từ sáng thứ Ba đến trưa ngày 4/8.

Quân đội Đài Loan cũng cử tám chiến đấu cơ series Mirage tới căn cứ không quân tại Taitung, nâng tổng số chiến đấu cơ Mirage tại đây từ bốn lên 12.  Ngoài ra, căn cứ Chiayi gửi đội trực thăng cứu hộ tới đóng tại Taitung.
 
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn vào hôm nay bà Nancy Pelosi cho biết, “Đây là mục đích của chuyến đi để thế giới thấy thành công của người dân Đài Loan. Sự dũng cảm thay đổi quốc gia của mình trở nên dân chủ hơn. Chúng tôi không muốn bất kỳ điều gì xảy đến với Đài Loan bằng vũ lực. Vì vậy sức mạnh, một trong những nguồn sức mạnh là nền dân chủ.”
 
 Đáp lại, bà Thái Anh Văn cho biết, “Sự hiện diện của Chủ tịch Hạ viện Pelosi tại Đài Loan giúp tăng sự tự tin của công chúng, về sức mạnh của nền dân chủ như nền tảng trong mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ.”
 
Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã được Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn vinh danh bằng cách tặng huân chương dân sự cao nhất -- Khanh Vân Huân Chương (Order of Propitious Clouds - 卿雲勳章) dải băng xanh -- trong cuộc họp được truyền hình trực tiếp hôm thứ Tư 3/8/2022 từ phủ tổng thống. Họ Thái tuyên bố rằng huân chương để "thể hiện lòng biết ơn [của Đài Loan] đối với Pelosi và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Mỹ-Đài Loan thông qua hợp tác nhiều hơn."
 
 Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
 
Giáo sư Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc SOAS University of London tin rằng chiến tranh sẽ không thể xảy ra ít nhất vào thời điểm này.
 “Trung Quốc cho đến nay không có khả năng chiếm Đài Loan và sẵn sàng đối đầu Mỹ và chắc chắn họ sẽ thắng. Còn người Đài Loan thì vì những lý do rõ ràng thật sự không muốn chiến tranh. Họ không ngu ngốc. Họ sẽ là một nơi phô diễn bất kỳ hoạt động quân sự nào và sẽ bị hầu như bị hủy hoại vì điều này.”
“Trung Quốc cho đến nay không có khả năng chiếm Đài Loan và sẵn sàng đối đầu Mỹ và chắc chắn họ sẽ thắng. Còn người Đài Loan thì vì những lý do rõ ràng thật sự không muốn chiến tranh. Họ không ngu ngốc. Họ sẽ là một nơi phô diễn bất kỳ hoạt động quân sự nào và sẽ bị hầu như bị hủy hoại vì điều này.” 
 
CẬP NHẬT CHIẾN TRANH TẠI UKRAINE
 
Ukraine president to Odesa
Tổng thống Ukraine tới vùng Odesa
 
Các lực lượng Ukraine vào trung tuần tuyên bố đã chiếm lại hơn 40 khu dân cư ở khu vực chiến lược Kherson, theo giới chức địa phương. Cùng lúc Bộ Quốc phòng Ukraine cũng xác nhận đã nhận thêm 4 hệ thống pháo HIMARS từ Mỹ. "Hôm nay, 46 khu dân cư nữa ở Kherson đã được tái chiếm", ông Dmytro Butriy - tỉnh trưởng Kherson do Ukraine bổ nhiệm - nói với Hãng tin Reuters ngày 1-8. Một số làng trở lại dưới sự kiểm soát của Ukraine sau khi đã bị phá hủy tới 90%. Phần lớn các ngôi làng được tái chiếm nằm ở phía bắc Kherson, một số ngôi làng khác nằm ở phần phía nam, gần Biển Đen và khu vực Mykolaiv đang bị bắn phá nặng nề. Theo tỉnh trưởng Butriy, tình hình nhân đạo ở Kherson hiện ở mức "rất nghiêm trọng". Do đó những người còn đang cố bám trụ tại các khu định cư nên rời đi, đến nơi khác an toàn càng sớm càng tốt. Tại Kherson, Ukraine tuyên bố đã sử dụng hệ thống pháo phản lực HIMARS do Mỹ cung cấp đánh vào các cây cầu nối các tuyến đường tiếp tế quan trọng cho quân đội Nga trong vùng.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov, nước này vừa nhận thêm 4 hệ thống HIMARS từ Mỹ. Trong thông báo trên Twitter ngày 1-8, ông Reznikov cảm ơn nước Mỹ và ví von âm thanh đạn pháo của hệ thống HIMARS rời bệ phóng là "bản nhạc đỉnh nhất ở tiền tuyến mùa hè này". Hiện không rõ có bao nhiêu hệ thống đang hoạt động. Phía Nga tuyên bố đã phá hủy nhiều hệ thống HIMARS và trưng các video tấn công như bằng chứng. Trong tuyên bố mới nhất ngày 1-8, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đã "tiêu diệt" nhiều lính đánh thuê và phần tử cực đoan ở tỉnh Kharkov. Phía Nga cũng nói đã phá hủy 2 hệ thống HIMARS trong đợt tấn công nhưng không công bố video như các lần trước.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, tuyên bố các cuộc tấn công bằng pháo HIMARS trong hai ngày qua đã phá hủy đoàn tàu hơn 40 toa chở theo nhân lực, thiết bị và đạn dược từ Crimea tới nhà ga ở tỉnh miền nam Kherson. Ông Gerashchenko nói rằng cuộc tập kích khiến lực lượng Nga chịu tổn thất nặng nề với 80 người thiệt mạng và khoảng 200 người bị thương.

Ukraine kêu gọi các bên gửi hệ thống phòng không để Kiev có thể đóng không phận phía trên các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Trong bài phát biểu ngày 1/8 tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Nikolay Tochitsky kêu gọi việc lập vùng cấm bay phía trên các nhà máy hạt nhân của Kiev. "Cần có những hành động chung mạnh mẽ để ngăn chặn thảm họa hạt nhân trên quy mô toàn cầu. Chúng tôi muốn đóng không phận phía trên các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine. Hãy cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine", ông Tochitsky phát biểu. Nga hiện đang kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, Zaporizhzhia. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 1/8 đã cáo buộc Nga có hành động "vô trách nhiệm" xung quanh nhà máy khi biến Zaporizhzhia thành "lá chắn hạt nhân" trước các cuộc tấn công từ phía Ukraine. Cụ thể, Mỹ cáo buộc Nga biến nhà máy hạt nhân trên thành "căn cứ quân sự" và khai hỏa từ đây vào lực lượng Ukraine. Mỹ nói rằng, phía Kiev không thể bắn đáp trả vì lo ngại xảy ra thảm họa hạt nhân.

Tàu Razoni treo cờ Sierra Leone hôm 1/8 chở 26.000 tấn ngô rời cảng Odessa, đánh dấu chuyến hàng ngũ cốc đầu tiên rời thành phố này kể từ khi Nga và Ukraine ký thỏa thuận do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tại Istanbul ngày 22/7. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết tàu Razoni dự kiến neo ngoài khơi Istanbul để kiểm tra vào khoảng 12h giờ GMT ngày 2/8.

Tổng thống Nga cảnh báo không quốc gia nào chiến thắng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, nhấn mạnh điều này không bao giờ được phép xảy ra. "Chúng tôi bắt đầu từ thực tế là không ai có thể thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và điều này không bao giờ được phép xảy ra. Chúng tôi ủng hộ an ninh bình đẳng và không chia tách cho toàn bộ thành viên cộng đồng thế giới", Putin cho biết trong thư gửi các đại biểu tham gia Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) ngày 1/8. Putin nhấn mạnh NPT đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống an ninh quốc tế và ổn định chiến lược trong hơn nửa thế kỷ tồn tại. NPT nêu ra các nghĩa vụ liên quan tới không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đáp ứng lợi ích của các cường quốc hạt nhân lẫn những nước không sở hữu vũ khí này.

Tổng thống Biden cho biết sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận kiểm soát hạt nhân mới với Moskva, trong khi giới chức Nga tỏ ra bất ngờ với đề xuất này. "Chính quyền của tôi sẵn sàng đẩy nhanh đàm phán khuôn khổ kiểm soát vũ khí mới thay thế Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ hết hạn vào năm 2026. Tuy nhiên, đàm phán cần đối tác sẵn lòng hành động thiện chí. Nga cần thể hiện họ sẵn sàng nối lại đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ". Biden cũng kêu gọi Trung Quốc tham gia những cuộc đối thoại nhằm "hạn chế nguy cơ tính toán sai và xử lý các vấn đề quân sự gây bất ổn".

Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev bác bỏ lời kêu gọi ngày 1-8 của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc đàm phán một hiệp ước hạt nhân mới thay thế hiệp ước New START sẽ hết hạn năm 2026. Ông Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho biết ông đã nói với Washington nhiều lần rằng các vấn đề lớn, như một khuôn khổ để thay thế Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), có thể không thực hiện được nếu không có sự tham dự của Nga. Ông Medvedev cho rằng lời kêu gọi của tổng thống Mỹ không phù hợp trong một thế giới đã thay đổi, Hãng tin Reuters đưa tin. "Tất nhiên, tất cả những điều này là tốt. Tuy nhiên, để tôi nói lại lần nữa, tình hình bây giờ tệ hơn nhiều so với hồi Chiến tranh lạnh. Rất tệ! Và dù lỗi không phải ở chúng tôi. Cái chính là chúng ta có thật sự cần hiệp ước này hay không. Thế giới đã khác rồi", ông Medvedev viết trên Telegram.

Mỹ cáo buộc Nga dùng nhà máy điện Ukraine làm "lá chắn hạt nhân". Ngày 1-8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gọi các hành động của Nga quanh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraine - Zaporizhzhia - là "đỉnh cao của sự vô trách nhiệm".

Nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng bởi lệnh trừng phạt phương Tây và các doanh nghiệp quốc tế rút khỏi thị trường, theo nghiên cứu của Đại học Yale. Báo cáo về nền kinh tế Nga được các chuyên gia kinh tế và kinh doanh tại Đại học Yale, một trong những đại học lâu đời nhất ở Mỹ, công bố cuối tháng 7. Theo báo cáo này, dù Nga có thể đã thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu giá cao, phần lớn dữ liệu chưa công bố cho thấy hoạt động kinh tế trong nước của Nga đã đình trệ từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. "Chúng tôi đã phân tích toàn diện nền kinh tế Nga và tìm ra những phát hiện không thể chối cãi: Các biện pháp trừng phạt và việc doanh nghiệp quốc tế rút khỏi thị trường Nga không chỉ hiệu quả mà còn làm tê liệt nền kinh tế Nga ở mọi cấp độ", báo cáo dài 118 trang có đoạn. "Sản xuất nội địa của Nga đã đình trệ hoàn toàn, không còn khả năng thay thế các doanh nghiệp, sản phẩm và nhân tài đã rời đi", các chuyên gia Đại học Yale cho biết thêm.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) ghi nhận gần 5,237 dân thường thiệt mạng và hơn 7,035 người bị thương kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine. Con số thực tế có thể cao hơn do tình hình chiến sự gây cản trở quá trình xác minh và thống kê. Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) báo cáo hơn 9.9 triệu lượt người rời Ukraine và gần 4 triệu lượt người từ nước ngoài vào Ukraine trong hơn 5 tháng xung đột. Cơ quan này ghi nhận hơn 6,1 triệu người tị nạn Ukraine trên khắp châu Âu.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 19 tháng 3 năm 2024, các nhà lập pháp ở Hồng Kông đã thông qua luật an ninh mới, trao cho các cơ quan chính quyền ở thành phố bán tự trị quyền lực mạnh mẽ hơn để trấn áp những người bất đồng chánh kiến. Luật mới, theo Điều 23 (Article 23), đã mất hàng thập niên để hoàn thiện, nhưng cũng vấp phải sự phản đối trong một thời gian dài. Nhiều người đã biểu tình để phản đối Article 23 vì lo ngại luật sẽ hạn chế quyền tự do dân sự ở Hồng Kông, một khu vực hành chánh đặc biệt ngày càng bị Bắc Kinh kiểm soát gắt gao.
Đối với nhiều người, buổi sáng sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu một ly cà phê. Theo báo cáo của Hiệp Hội Cà Phê Quốc Gia (National Coffee Association), người dân Hoa Kỳ trung bình uống hơn 3 ly cà phê mỗi ngày. Và cũng có một số người chọn nạp caffeine qua nước tăng lực hoặc thuốc có chứa caffeine (caffeine pills). Dù rằng khả năng dung nạp của mỗi người là khác nhau, nhưng vẫn có mức giới hạn về lượng caffeine có thể hấp thụ trong cơ thể. Những dấu hiệu phổ biến cho thấy quý vị đã tiêu thụ caffeine quá mức là ngón tay rung rẩy và tim đập nhanh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tình trạng gọi là ngộ độc caffeine (caffeine intoxication) hay quá liều caffeine (caffeine overdose).
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã nêu bật một vấn đề cấp bách: cần phải tăng cường bảo vệ các cấu trúc nền móng của các cây cầu, đặc biệt là những trụ cầu đỡ các nhịp cầu bắc qua những khúc tàu thuyền thường qua lại, theo Reuters.
Hoa Kỳ đang lập danh sách các nhà sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc bị cấm nhận các công cụ quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất chip, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để sản xuất chip, theo Reuters.
Sáng nay, ngày 28 tháng Ba, nhà thơ Viên Linh đã bỏ cuộc nhân sinh từ giã chúng ta vào lúc 11:11 giờ sáng, tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Việt Báo nhận được tin từ bà Dương Nghiễm Mậu, theo tin từ bà Thúy Diệm nhắn. Tin này cũng đã được gia đình và thân hữu xác nhận. Được biết, từ đầu tuần, hôm thứ Hai, Viên Linh đã hôn mê và được chuyển vào hospice, với thân nhân bên cạnh chăm sóc vào những ngày cuối đời.
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Francis trông sức khỏe có vẻ ổn định khi ngài bắt đầu bốn ngày đầy sự kiện căng thẳng dẫn đến Lễ Phục sinh, và tái lập lời thề thụ phong vào ngày Giáo hội Công giáo La Mã đánh dấu ngày Chúa Jesus thành lập chức linh mục vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Một tòa kháng án Hoa Kỳ đã quyết định tạm ngưng thực thi một dự luật được Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn ở Texas, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang bắt giữ những người bị nghi ngờ là di dân vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden lập luận rằng việc thực thi dự luật này là can thiệp vào quyền lực của chính phủ liên bang, theo Reuters.
Cựu TNS Joe Lieberman, từng là ứng viên Phó Tổng Thống của Đảng Dân Chủ năm 2000, đã từ trần vào chiều thứ Tư (27/3), thọ 82 tuổi, theo Reuters.
Phân ưu: Nhận được tin Anh TRẦN VỊNH từng là cựu học sinh tại các trường tiểu, trung học tại Ban Mê Thuộc, cũng là CSV/QGHC DS 11 và Cựu CH 8 KT đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, Californai Hưởng Thọ 83 tuổi. Tang lễ sẽ cử hành ngày 29 tháng 3 năm 2024 lúc 12 giờ trưa tại Garden Crematory, số 1835 S. Lewis Street, Anaheim, CA 92805. Chúng tôi một nhóm thân hữu gồm đồng môn, đồng sự, đồng hương... xin thành thật chia buồn cùng tang quyến. Xin nguyện cho hương hồn anh, một người con ưu tú của đất nước, đã luôn sống đẹp với người, với đời, và với quốc gia dân tộc sớm được về nơi cửa Phật để hưởng Niết bàn miên viễn.
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Theo các hình ảnh mà Financial Times được Viện Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) chia sẻ, Ít nhất 5 tàu chở dầu của Bắc Hàn đã di chuyển để thu gom các sản phẩm dầu từ cảng Vostochny ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã ra dấu hiệu sẽ không hạn chế quyền tiếp cận thuốc phá thai Mifepristone, vì các thẩm phán tỏ thái độ hoài nghi rằng các nhóm chống phá thai và các bác sĩ đệ đơn kiện loại thuốc này không có đủ tư cách pháp lý cần thiết để tiếp tục vụ kiện, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.