Hôm nay,  

Suy Nghĩ Về Tuyên Bố Của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Trước Phán Quyết Của TCPV Về Quyền Phá Thai

27/06/202206:40:00(Xem: 2656)

prolife
Trên trang mạng vietcatholic.net vào ngày 24/06/2022 có đăng bản dịch tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đáp lại việc Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ra phán quyết bác bỏ phán quyết Roe vs. Wade, trong đó có đoạn:  

 “Đây là một ngày lịch sử trong cuộc đời của đất nước chúng ta, một ngày làm xúc động những suy nghĩ, cảm xúc và những lời cầu nguyện của chúng ta. Trong gần năm mươi năm, Hoa Kỳ đã thực thi một luật bất công cho phép một số người quyết định xem những người khác có thể sống hay chết. Chính sách này đã dẫn đến cái chết của hàng chục triệu trẻ sơ sinh, những thế hệ bị từ chối quyền được sinh ra”.

“Nước Mỹ được thành lập dựa trên sự thật rằng tất cả nam giới và phụ nữ đều được tạo ra bình đẳng, với các quyền được Chúa ban cho cuộc sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Sự thật này đã bị phủ nhận một cách đau buồn bởi phán quyết Roe kiện Wade của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, là phán quyết đã hợp pháp hóa và bình thường hóa việc lấy đi mạng người vô tội. Hôm nay chúng ta tạ ơn Chúa vì Tòa án đã lật lại quyết định này. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho các quan chức được bầu của chúng ta bây giờ sẽ ban hành luật và chính sách thúc đẩy và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong số chúng ta”.

“Suy nghĩ đầu tiên của chúng tôi là với những đứa trẻ nhỏ bé đã bị cướp đi mạng sống kể từ năm 1973. Chúng tôi thương tiếc sự mất mát của họ, và chúng tôi giao phó linh hồn của họ cho Chúa, Đấng đã yêu thương họ từ trước đó và sẽ yêu thương họ đến muôn đời. Trái tim của chúng tôi cũng ở với mọi phụ nữ và nam giới đã phải chịu đựng đau buồn vì phá thai; chúng tôi cầu nguyện cho sự chữa lành của họ, và chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục cảm thông và hỗ trợ …”


Hoàn toàn tôn trọng đức tin Ky Tô Giáo, người viết chỉ xin đưa ra một vài suy nghĩ với tư cách của một công dân đất nước của Nữ Thần Tự Do, mà không đứng trên góc nhìn của bất kỳ một tôn giáo nào.


“…những thế hệ bị từ chối quyền được sinh ra…”.
Nếu có “quyền được sinh ra”, thì chắc chắc khái niệm về “quyền được không sinh ra” cũng sẽ tồn tại và nên được xem xét. Không ai chắc chắn những bào thai sẽ lựa chọn ra sao trước hai quyền nói trên. Theo luật nước Mỹ, một công dân đến 18 tuổi mới được quyền đi bầu. Như vậy, một đứa trẻ phải đến bao nhiêu tuổi để có thể tự quyết định rằng mình có nên có mặt trên cõi đời này hay không?

Tôi có một cô bạn thân, là một người thành đạt trong xã hội Mỹ. Ấy vậy mà cô đã từng tâm sự rằng lẽ ra cha mẹ không nên sinh cô ra trên cõi đời này. Giờ đây, sau khi đã sống non nửa cuộc đời, nếu được hỏi ý kiến trước khi ra đời, cô sẽ lựa chọn “không”! Không có một thống kê nào về sự lựa chọn này, nhưng chắc chắn sự lựa chọn của cô bạn tôi không phải là người duy nhất. Một nhà giáo dạy triết ở Sài Gòn ngày xưa đã mô tả vắn tắt về một số người theo chủ nghĩa hiện sinh ở các nước Âu Mỹ vào thập niên 60: họ sinh ra không được hỏi ý kiến, lớn lên theo sự định hướng của gia đình, đi học trong một hệ thống giáo dục đã có sẵn, sinh hoạt làm việc trong một khuôn phép xã hội đã định hình. Như vậy đâu là sự tự do lựa chọn cho bản thân của họ? Một số người tin rằng chỉ có cái chết là thực sự nằm trong tay quyết định của mình! Ở đây không phê phán lối suy nghĩ này đúng hay sai, đạo đức hay không đạo đức, mà chỉ để cho thấy câu hỏi “có nên sinh ra đời?” không chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng cho mọi người.

 


“…Trong gần năm mươi năm, Hoa Kỳ đã thực thi một luật bất công cho phép một số người quyết định xem những người khác có thể sống hay chết…” Trở lại với những đứa trẻ chưa sinh ra, khi chúng ta không biết chắc về sự lựa chọn của họ, thì ai sẽ là người xứng đáng nhất có quyền đưa ra quyết định khó khăn này? Nếu bỏ qua yếu tố niềm tin tôn giáo, và xét riêng ở nước Mỹ là quốc gia mà quyền tự do cá nhân là điều thiêng liêng, quan trọng hơn bất cứ quốc gia nào khác trên hành tinh này, thì có lẽ không ai có đủ thẩm quyền quyết định hơn chính người phụ nữ đang mang thai, người cũng sẽ chịu trách nhiệm mang nặng đẻ đau nếu sau này đứa bé chào đời.


Một ngày sau khi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, một nhà truyền thông gốc Việt, cũng là một người Công Giáo thuần thành đã đưa tin này. Ông không bình luận phán quyết đúng hay sai, mà chỉ nói đại ý rằng khi ra một phán quyết như vậy, thì chúng ta không nên chỉ đứng trên góc nhìn của riêng mình, mà nên thử đặt mình trong vị trí của những người phụ nữ đang ra quyết định khó khăn đó. Thực sự họ nghĩ gì? Tại sao họ phải lựa chọn như vậy? Có phải họ không có tình thương yêu dành cho mầm sống mà chính mình đang cưu mang?


Cách đây hơn hai mưới năm, hồi còn ở Việt Nam, vợ tôi phải đi chụp quang tuyến vài lần thì mới biết mình đã có mang. Lúc đó vợ tôi rất muốn có con, nhưng cũng biết rằng tia phóng xạ có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai của mình. Tôi nhớ chưa bao giờ vợ tôi khổ sở như lúc đó, vì không biết phải quyết định như thế nào cho đúng với cả mặt y học, đạo đức lẫn tinh thần. Để con chào đời với dị tật bẩm sinh thì sẽ tự cắn rứt lương tâm cả đời vì mình đã có thể tránh được lỗi lầm này mà không làm, chưa cần kể tới nỗi ân hận khi nghe con trách sao để nó ra đời trong nghịch cảnh như vậy. Sau nhiều ngày trăn trở, cuối cùng vợ tôi cũng đã đi đến quyết định không giữ bào thai đó nữa. Tôi nhớ vợ tôi đã khóc nhiều lần sau khi trở về từ bệnh viện Từ Dũ. Rất lâu sau đó, dù không bao giờ nhắc lại chuyện này, nhưng tôi biết vợ tôi vẫn suy tư nhiều về quyết định của mình. Chúng tôi cũng có niềm tin tôn giáo, cũng biết yêu quí sự sống. Cá nhân tôi hoàn toàn tôn trọng quyết định này của vợ mình, và tin rằng đó là một quyết định hợp lý về cả mặt khoa học và đạo đức.


Tự do tôn giáo là một quyền tự do quan trọng của người Mỹ. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hoàn toàn có quyền kêu gọi những tín đồ của mình thực hành đức tin về việc bảo vệ sự sống. Tương tự, tín đồ của các tôn giáo khác cũng được quyền thể hiện đức tin của mình. Và cả những người không theo bất cứ một tôn giáo nào cũng có quyền thể hiện niềm tin vào khoa học trong các chuẩn mực đạo đức có liên quan đến sự sống.


Về mặt pháp lý, Tối Cao Pháp Viện ngày hôm nay lật ngược lại phán quyết của một Tối Cao Pháp Viện của năm 1973 không hoàn toàn loại bỏ quyền phá thai của phụ nữ, mà chỉ giao nó về cho tiểu bang quyết định. Nhưng nó là biểu tượng cho một nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội Mỹ mà đến thế kỷ 21 này vẫn còn tranh cãi: trong khi quyền sở hữu súng sát thương hàng loạt vẫn là một quyền tự do bất khả xâm phạm vẫn được bảo vệ trên toàn quốc, thì quyền tự do quyết định về thân thể của người phụ nữ lại chỉ là một sự lựa chọn tùy thuộc vào chính quyền của từng tiểu bang.

Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện ngày hôm nay cũng không phải là không thể đảo ngược. Nếu TCPV 2022 xét lại phán quyết của TCPV 1973, thì có thể một TCPV 20xx nào đó cũng sẽ làm điều tương tự trong tương lai.


Đối với những người Mỹ muốn bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ, họ vẫn có thể thay đổi mọi chuyện bằng lá phiếu của mình. Chính quyền các tiểu bang chống phá thai có thể thay đổi bằng lá phiếu. Thành phần Tối Cao Pháp Viện được đề cử bởi tổng thống, chuẩn thuận bởi thượng viện cũng có thể thay đổi bằng lá phiếu. Quyền bỏ phiếu là công cụ để định hướng đất nước đi theo ý nguyện mà đại đa số người dân Hoa Kỳ mong muốn.


Dân Việt

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo Cơ Quan Hải Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA), trong vùng biển gần nhóm đảo Lower Keys ở Florida, người ta phát hiện ít nhất 40 loài cá khác nhau thực hiện các hành động “xoay tít và quay vòng vòng,” và nhiều con đã chết. Cho đến nay, các khoa học gia vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây ra khuynh hướng bất thường này.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
FBI và Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) đang điều tra một trong những vụ cướp tiền mặt lớn nhất lịch sử thành phố: một cơ sở cất giữ tiền mặt ở Thung lũng San Fernando bị trộm đánh cắp 30 triệu đô la, theo CNN.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Hôm thứ Tư (3/4), Đài Loan hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong 25 năm. Ít nhất 9 người chết và hàng trăm người bị thương; nhà cửa, đường sá bị hư hại và hàng chục công nhân bị kẹt trong các mỏ đá.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6, theo Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Reuters, đầu bếp nổi tiếng Jose Andres xúc động cho biết một cuộc tấn công của Israel giết hại 7 nhân viên cứu trợ lương thực của ông ở Gaza; Israel đã nhắm mục tiêu vào nhóm nhân viên cứu trợ “một cách có hệ thống, từng xe một”, theo Reuters.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ, theo Reuters.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
Tin Đang Cập Nhật: Khoảng 8 giờ sáng thứ Tư (3/4), một trận động đất mạnh tối thiểu 7.4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan và gây ra nhiều thiệt hại. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong 25 năm, thậm chí còn gây ra cảnh báo sóng thần cho một số hòn đảo ở Nhật Bản.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn, được cho là hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, ra biển ngoài khơi bờ biển phía đông. Thủ tướng Nhật Bản ngay lập tức lên án vụ việc, theo Reuters.
Các chiến đấu cơ ném bom vào Đại Sứ Quán Iran ở Syria bị nghi ngờ là của Israel. Iran cho biết cuộc tấn công đã giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 chỉ huy cấp cao. Việc này là một bước ngoặt khiến căng thẳng trong khu vực leo thang nghiêm trọng, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.