Hôm nay,  

Cấm Sách: Khi Nào Thì Vi Hiến, Khi Nào Thì Hợp Hiến?

13/05/202200:00:00(Xem: 2834)
Picture1
“Cấm sách” hay cũng thường được gán mác là “kiểm duyệt.”(Nguồn: pixabay.com)

HOA KỲ – Hoa Kỳ đã và đang bị chia rẽ về các vấn đề quan trọng trong hệ thống giáo dục K-12, về những cuốn sách mà học sinh có thể đọc ở trường công. Nỗ lực cấm sách trong chương trình giảng dạy ở trường, loại bỏ sách ra khỏi thư viện và danh sách những cuốn sách không-phù-hợp cho học sinh ngày càng dài ra.

Các hành động trên được gọi là “cấm sách,” hay cũng thường được gán mác là “kiểm duyệt.” Tuy nhiên, khái niệm về kiểm duyệt, cũng như các biện pháp bảo vệ mang tính pháp lý trong việc này thường bị hiểu lầm rất nhiều. Erica Goldberg, Phó Giáo Sư Luật trường Dayton đã đưa ra những giải thích cho việc cấm sách, được đăng trên trang TheConversation như sau.

Cấm sách bởi đảng phái chính trị

Cánh hữu là nơi đang diễn ra hầu hết các lệnh cấm sách, dưới hình thức hội đồng nhà trường loại bỏ các cuốn sách ra khỏi chương trình giảng dạy trên lớp học.

Các chính trị gia cũng đã đề xuất cấm những cuốn sách mà một số nhà lập pháp và phụ huynh coi là quá trưởng thành đối với độc giả ở lứa tuổi học sinh, chẳng hạn như “All Boys Aren’t Blue,” viết về các chủ đề kỳ dị và sự chấp thuận. Tác phẩm kinh điển “The Bluest Eye” của nữ tác giả đoạt giải Nobel Toni Morrison, viết về các chủ đề về cưỡng hiếp và loạn luân, cũng là mục tiêu thường bị nhắm vào.

Trong một số trường hợp, các chính trị gia đã đề xuất truy tố hình sự các thủ thư ở các trường học và thư viện công cộng vì đã lưu hành những cuốn sách đó.

Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (American Library Association) cho biết hầu hết các sách bị nhắm mục tiêu cấm trong năm 2021 “là của hoặc viết về những người gốc da đen hoặc LGBTQIA +.” Các nhà lập pháp tiểu bang cũng đã nhắm mục tiêu vào những cuốn sách mà họ tin rằng khiến học sinh cảm thấy tội lỗi hoặc đau khổ vì chủng tộc của mình, hoặc ngụ ý rằng học sinh thuộc bất kỳ chủng tộc hoặc giới tính nào bị gán mác một cách cố định và mù quáng.
Cánh tả cũng nhúng tay vào việc cấm sách và loại ra khỏi chương trình giảng dạy những cuốn sách hạn chế người thiểu số hoặc sử dụng từ ngữ nhạy cảm về chủng tộc, chẳng hạn như tác phẩm nổi tiếng “Giết con chim nhại” (To Kill a Mockingbird).

Khái niệm về kiểm duyệt (censorship)

Liệu có nỗ lực nào trong việc cấm sách đó là hành vi kiểm duyệt vi hiến hay không? Đây là một vấn đề phức tạp.

Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, các hành động của chính phủ mà một số người có thể coi là kiểm duyệt - đặc biệt là liên quan đến trường học - không phải lúc nào cũng có thể được phân loại rõ ràng là hợp hiến hoặc vi hiến, bởi vì “kiểm duyệt” là một thuật ngữ thông tục, không phải thuật ngữ pháp lý. Nhưng có một số nguyên tắc có thể giúp làm sáng tỏ việc cấm sách có vi hiến hay không, và khi nào thì nó là vi hiến.

Kiểm duyệt không vi phạm Hiến Pháp, trừ khi đó là chính phủ ra lệnh kiểm duyệt.

Ví dụ, nếu chính phủ cố gắng ngăn cấm một số loại biểu tình chỉ vì quan điểm của những người biểu tình, thì đó là một lệnh cấm vi hiến đối với quyền tự do ngôn luận. Chính phủ không thể tạo ra luật hoặc cho phép các vụ kiện ngăn cấm người ta sở hữu những cuốn sách nào đó, trừ khi trong nội dung của những cuốn sách đó có chứa loại ngôn từ trong phạm vi không được bảo vệ, chẳng hạn như là tục tĩu hoặc phỉ báng. Mà “phạm vi không được bảo vệ” cũng được xác định theo những cách rất tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, chính phủ có thể ban hành các quy định hợp lý để hạn chế “thời gian, địa điểm hoặc cách thức” cho ngôn luận của mọi người, nhưng nhìn chung, chính phủ phải làm với quan điểm và nội dung trung lập. Do đó, chính phủ không thể ngăn cấm một cá nhân phát biểu hoặc nghe những phát biểu bởi vì chủ đề của những phát biểu đó hoặc ý kiến được bày tỏ về nó.


Và nếu chính phủ cố gắng hạn chế phát biểu theo những cách đó, thì nó có thể trở thành kiểm duyệt vi hiến.

Vậy thì thế nào là không vi hiến?

Ngược lại, khi các cá nhân, công ty và tổ chức tư nhân đưa ra các chính sách hoặc có các hành động ngăn cấm quyền ngôn luận của mọi người, thì những hành động riêng tư này lại không vi phạm Hiến pháp.

Lý thuyết chung về tự do của Hiến pháp đề cập tới “tự do” trong bối cảnh có bị hạn chế hoặc cấm đoán bởi chính phủ hay không. Chỉ có chính phủ mới có độc quyền sử dụng vũ lực buộc tất cả người dân phải hành động theo cách này hay cách khác. Ngược lại, ở các công ty hoặc tổ chức tư nhân không cho phát biểu ý kiến, thì vẫn có các công ty khác có các chính sách khác cho phép mọi người có nhiều lựa chọn hơn để tự do phát biểu hoặc hành động.

Trong khi chính sách riêng của các cơ sở, tổ chức tư nhân có tác động lớn đến quyền tự do ngôn luận của một người, thì đồng thời nó cũng hạn chế việc đưa ra và truyền bá các ý tưởng mới. Ví dụ, các trường tư nhân đốt sách hoặc phạt giảng viên vì chia sẻ những ý tưởng cụ thể nào đó, cũng có nghĩa là ngăn cấm thảo luận tự do hay đưa ra kiến thức và các ý tưởng sáng tạo.

Khi nào trường học có thể 'cấm' sách

Khó có thể nói dứt khoát liệu những vụ việc cấm sách hiện nay trong trường học là hợp hiến hay không hợp hiến. Lý do là: Các quyết định được đưa ra ở các trường công được tòa án phân tích là khác với sự kiểm duyệt trong bối cảnh phi chính phủ.

Theo cách diễn giải của Tối Cao Pháp Viện, quyền kiểm soát đối với giáo dục công, phần lớn được giao cho “các chính quyền địa phương và tiểu bang.” Chính phủ có quyền xác định những gì phù hợp với học sinh, sinh viên và chương trình giảng dạy tại trường của họ.

Tuy nhiên, học sinh, sinh viên được bảo đảm một số quyền của Tu chính án Thứ nhất: Các trường công lập không được kiểm duyệt những phát biểu của học sinh, trong hoặc ngoài khuôn viên trường, trừ khi nó gây ra “sự gián đoạn đáng kể.”

Nhưng các viên chức có quyền kiểm soát chương trình giảng dạy của một trường học mà không cần động tới quyền tự do ngôn luận của học sinh hoặc các nhà giáo dục trong hệ thống K-12.

Có những ngoại lệ đối với quyền lực của chính phủ đối với chương trình giảng dạy ở trường học: Chẳng hạn như Tối cao Pháp viện đã ra phán quyết rằng luật của bang cấm giáo viên trình bày chủ đề về sự tiến hóa là vi hiến, vì nó vi phạm điều khoản thành lập của Tu Chính Án Thứ Nhất, cấm chính phủ đưa ra bất kỳ luật nào “tôn trọng việc thành lập một tôn giáo cụ thể.”

Hội đồng trường học và các nhà lập pháp tiểu bang thường có lời nhắn nhủ cuối cùng về chương trình giảng dạy của các trường. Trừ khi các chính sách của bang vi phạm một số điều khoản khác của Hiến Pháp, có thể là về một số loại phân biệt đối xử, thường được cho phép về mặt hiến pháp.

Các trường học, với nguồn tài nguyên hữu hạn, cũng có quyền quyết định những sách nào cần cho thêm vào thư viện của họ. Tuy nhiên, một số thành viên của Tối Cao Pháp Viện đã viết rằng việc loại bỏ sách chỉ hợp hiến nếu nó dựa trên tính phù hợp về mặt giáo dục của cuốn sách, chứ không phải vì mục đích không cho học sinh tiếp cận với những cuốn sách mà các viên chức nhà trường không đồng ý.

Cấm sách, cũng như những chỉ trích mạnh mẽ của dư luận, không phải là vấn đề mới mẻ ở Hoa Kỳ. Và dù chính phủ có toàn quyền kiểm soát những gì được dạy trong trường học, Tu Chính Án Thứ Nhất cũng bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho những người phản đối những gì đang được dạy trong trường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Hôm thứ Tư (3/4), Đài Loan hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong 25 năm. Ít nhất 9 người chết và hàng trăm người bị thương; nhà cửa, đường sá bị hư hại và hàng chục công nhân bị kẹt trong các mỏ đá.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6, theo Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Reuters, đầu bếp nổi tiếng Jose Andres xúc động cho biết một cuộc tấn công của Israel giết hại 7 nhân viên cứu trợ lương thực của ông ở Gaza; Israel đã nhắm mục tiêu vào nhóm nhân viên cứu trợ “một cách có hệ thống, từng xe một”, theo Reuters.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ, theo Reuters.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
Tin Đang Cập Nhật: Khoảng 8 giờ sáng thứ Tư (3/4), một trận động đất mạnh tối thiểu 7.4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan và gây ra nhiều thiệt hại. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong 25 năm, thậm chí còn gây ra cảnh báo sóng thần cho một số hòn đảo ở Nhật Bản.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn, được cho là hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, ra biển ngoài khơi bờ biển phía đông. Thủ tướng Nhật Bản ngay lập tức lên án vụ việc, theo Reuters.
Các chiến đấu cơ ném bom vào Đại Sứ Quán Iran ở Syria bị nghi ngờ là của Israel. Iran cho biết cuộc tấn công đã giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 chỉ huy cấp cao. Việc này là một bước ngoặt khiến căng thẳng trong khu vực leo thang nghiêm trọng, theo Reuters.
Trong khi ngoài đời cũng như trong đạo, nhan nhản những người hữu danh vô thực, thì bậc thượng trí nương nơi trung đạo, vượt ngoài danh vị và thực tế, vượt khỏi danh ngôn và thực tại, vượt lên ngôn ngữ tương đối và sự thật tuyệt đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh giới bất khả tư nghì – và nơi vô trụ xứ ấy, không ngọn gió thế gian (4) nào có thể thổi tới.
Các triệu chứng thần kinh bí ẩn ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao và quan chức Hoa Kỳ kể từ năm 2016 được gọi là Hội chứng Havana (Havana Syndrome) có thể liên quan đến Đơn vị GRU 29155 của Nga, theo một cuộc điều tra của CBS, The Insider và Der Spiegel được công bố vào cuối Chủ nhật.
Cùng với những nỗ lực đang được tiến hành để dọn sạch hàng ngàn tấn mảnh vụn sắt thép từ vụ sập cầu ở cảng Baltimore, Thống đốc Maryland Wes Moore kêu gọi cả hai Đảng cùng hợp tác làm việc để thông qua nguồn kinh phí tái thiết cây cầu và hồi phục kinh tế cảng, theo Reuters.
Nhóm khủng bố Hồi giáo Hamas cáo buộc Fatah đã cài người vào miền bắc Gaza dưới vỏ bọc của các xe tải chở hàng viện trợ. Cáo buộc này đã bị một viên chức Chính quyền Palestine phủ nhận, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.