Hôm nay,  

Năm Điều Cần Biết Về Các Lệnh Trừng Phạt Mới Nhất Dành Cho Nga

06/04/202221:08:00(Xem: 2398)
download
Trang The Hill đã nêu ra 5 điều cần biết về các lệnh trừng phạt mới nhất dành cho Moscow, lời đáp trả cho nỗi kinh hoàng mà quân Nga đã gây ra ở các thành phố và thị trấn của Ukraine bên ngoài Kyiv (Nguồn: pixabay.com)
HOA KỲ – Chính quyền Biden đã công bố một làn sóng trừng phạt mới nhắm vào các thành viên thân cận nhất trong vòng nội bộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, gồm hai người con gái và các tổ chức tài chánh hàng đầu của Nga. Các biện pháp trừng phạt mới là lời đáp trả cho nỗi kinh hoàng mà quân Nga đã gây ra ở các thành phố và thị trấn của Ukraine bên ngoài Kyiv. Trang The Hill đã nêu ra 5 điều cần biết về các lệnh trừng phạt mới nhất:

1. Vì sao các lệnh trừng phạt nhắm vào các con gái của Putin?

Các biện pháp trừng phạt thường ngăn chặn bất kỳ bật động sản hoặc tài sản nào do cá nhân nằm trong danh sách đen sở hữu ở Hoa Kỳ, và cũng thường cấm người dân Hoa Kỳ thực hiện các giao dịch tài chánh với các cá nhân bị trừng phạt.

Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Putin đã leo thang với các biện pháp mới dành cho cho hai người con lớn của ông, là Katerina Vladimirovna Tikhonova và Maria Vladimirovna Vorontsova. Đây là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Hoa Kỳ nhằm “vạch trần chế độ đạo tặc (kleptocracy) của Nga.”

Tikhonova được mô tả là một giám đốc điều hành công nghệ có công việc hỗ trợ chính phủ Nga và ngành công nghiệp quốc phòng, còn Vorontsova được cho là dẫn đầu các chương trình do nhà nước chống lưng và “đã nhận được hàng tỷ đô la từ Điện Kremlin cho nghiên cứu di truyền và được Putin giám sát cá nhân.”
 
2. Hoa Kỳ thêm tên các cộng sự hàng đầu của Putin và gia đình ngoại trưởng Nga vào Danh sách đen

Các biện pháp trừng phạt khác nhắm vào vợ của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Maria Aleksandrovna Lavrova, và cô con gái Yekaterina Sergeyevna Vinokurova. Lavrov đã bị Hoa Kỳ trừng phạt cùng lúc với Putin vào ngày 25 tháng 2 năm 2022.

Cũng bị trừng phạt trong đợt này là 21 thành viên của Hội đồng Bảo an Nga, tất cả các thành viên hội đồng đã bị đưa vào danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ hoặc đồng minh, bao gồm Canada, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, New Zealand, Úc Châu và Anh. Trước đó, Hoa Kỳ cũng đã trừng phạt 140 nhà tài phiệt cùng gia đình của họ cũng như hơn 400 viên chức chính phủ Nga.
 
3) Cho tới hiện nay, Nga vẫn đang được phép cung cấp phần lớn năng lượng và khí đốt

Có lẽ điều cốt lõi nhất để giảm thiệt hại khổng lồ là những nỗ lực của Hoa Kỳ và các đồng minh nhằm cắt xuất cảng dầu và khí đốt của Nga, vốn chiếm khoảng 40% nguồn thu ngân sách của Nga.

Các biện pháp trừng phạt mở rộng đã được nhắm vào 2 ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank và Alfa, giữ lại một số biện pháp gây tổn hại nhất cho nền kinh tế Nga trong khi vẫn có thể bảo toàn năng lượng cho các đồng minh ở châu Âu.

Các khoản khắc phục tài chánh cho phép các nước ngoài thanh toán cho hàng xuất cảng của Nga bằng đồng nội tệ của họ, nhưng Nga chỉ có thể sử dụng nguồn tiền đó sau khi đã được chuyển thành đồng rúp, điều này làm suy yếu phần nào tác động của nó.


Bộ trưởng Tài chánh Đức Christian Lindner cho biết Đức không đủ khả năng để cấm hoàn toàn khí đốt của Nga trong ngắn hạn. Ông nói: “Nếu làm vậy, chúng tôi sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn họ.” Nga có thể “kiếm được 1 tỷ đô la mỗi ngày” nhờ việc tiếp tục bán dầu và khí đốt.

Hoa Kỳ đã chặn nhập cảng dầu và khí đốt của Nga. Anh cũng cho biết sẽ nỗ lực để chấm dứt sự phụ thuộc vào than và dầu của Nga vào cuối năm 2022 và chấm dứt nhập cảng khí đốt ngay sau đó.

Lithuania đã trở thành quốc gia EU đầu tiên công bố lệnh cấm nhập cảng khí đốt của Nga và Latvia, nước láng giềng Baltic, dự kiến ​​cũng sẽ sớm đưa ra thông báo tương tự.

Tuy nhiên, một gói trừng phạt thống nhất của EU phải có sự đồng thuận từ 27 thành viên của khối. Tổng thống Hungary Viktor Orbán đã tuyên bố Budapest sẽ không tham gia vào lệnh cấm nhập cảng năng lượng của Nga.
 
4) Hungary, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn thái độ “lập lờ”

Lời hứa tiếp tục mua khí đốt Nga của Orbán làm cho Hoa Kỳ khó mà đạt được mục tiêu trong chiến dịch gây áp lực tài chánh cho Nga trên toàn thế giới.
Để duy trì mối quan hệ với Nga, Ấn Độ đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ hoặc lên án về cuộc xâm lược của Moscow, và dĩ nhiên, New Delhi không hề cấm nhập cảng than và dầu của Nga.

Trung Quốc là nhà nhập cảng dầu thô hàng đầu và số lượng đáng kể khí đốt và than của Nga. Dù chế giễu chiến dịch cô lập Moscow của Washington, Bắc Kinh cũng không hoàn toàn chung phe với Điện Kremlin. Bởi vì dù vẫn đang tôn trọng các hợp đồng năng lượng hiện có với Nga, họ đã tránh ký kết các thỏa thuận mới.

Washington cho biết đã có hàng loạt cuộc tham vấn riêng “ở cấp cao nhất của chính phủ chúng tôi và chính phủ Trung Quốc” và rằng Hoa Kỳ đã “thực sự nói rõ [với Bắc Kinh] về hậu quả của bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá vỡ hoặc lấp liếm các biện pháp trừng phạt.”
 
5) Các biện pháp trừng phạt có thể đẩy Nga quay về cuộc sống “thời Liên Xô cũ”

Cùng với Anh, Hoa Kỳ đã tiến thêm một bước ngăn chặn các nguồn đầu tư mới vào Nga, một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm tiêu hao nguồn thu mới của nền kinh tế Nga và tiếp cận với các công nghệ và bí quyết mới nhất trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

“Thực tế là Nga đang rơi vào thế bị cô lập về kinh tế, tài chánh và công nghệ. Cứ cái đà này, họ có thể sẽ quay trở lại cuộc sống thời Liên Xô những năm 1980,” một viên chức chính quyền cho biết.

Tuy nhiên, Putin có thể sẽ “lèo lái” được (nhờ dầu khí).

Benjamin Schmitt, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trường Harvard và thành viên tại Center for European Policy Analysis, cho biết các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực ngân hàng Nga là “bước quan trọng tiếp theo để gia tăng áp lực buộc chế độ Putin phải ngừng tay” trong cuộc chiến ở Ukraine, nhưng lại “để chừa khoảng trống đáng kể để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch năng lượng.”

Ông viết: “Với vai trò quan trọng của dầu khí trong việc tài trợ cho cỗ máy chiến tranh khủng khiếp của Putin, điều quan trọng là cộng đồng quốc tế phải thực hiện các bước để ngăn chặn dòng tiền đó, càng sớm càng tốt.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.