Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Nị Ăn Cơm Chưa

3/5/202210:40:00(View: 3192)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến:

tnt-1

 

Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) nơi một thành phố nhỏ – ở phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”

Sau này, sau khi đọc lại một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn Ký Thác của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông: “Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”

Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra thì cũng gốc Tầu. Nói nào ngay: tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.

Dòng họ bên bả đông hết biết luôn. Tôi tiếp xúc với họ hằng ngày nhưng không còn nghe ai chào theo kiểu (“ăn cơm chưa”) như thời trước nữa. Cách họ thăm hỏi nhau nghe đã khác rồi:

– Nị ăn mì chưa?

Nói vậy dám có người không tin lắm à nha. Muốn biết (chắc) cứ thử leo lên một cái phản lực cơ của công ty AirAsia hay China Airline mà coi. Thực đơn trên mọi tuyến bay đến Ma Cao, Trùng Khánh, Quảng Châu, Côn Minh, Quảng Đông, Thượng Hải… đều có ghi đủ loại mì ly (hay mì tô) cùng hình ảnh đi kèm.

Ở phi trường Thượng Hải hành khách còn được cung cấp nước sôi luôn nữa. Vòi nước này luôn đặt cạnh cái máy bán mì ăn liền. Bỏ tiền, bấm nút, lấy cái tô ra, xé nắp, rồi chế nước vô là… sực thôi.

Giản tiện và tân kỳ chưa?

Hổng dám “tân kỳ” đâu! Kiểu đó đã xưa lắm rồi, cha nội. Trang mạng Shangaiist vừa hớn hở loan tin là những máy bán mì đầu tiên của thế giới đã xuất hiện ở thành phố Thượng Hải. Chỉ cần bấm nút một cái là nguyên tô mì (bốc khói) tới miệng cấp kỳ.

Sau la bàn, thuốc súng, chữ in thì có lẽ đây là phát kiến quan trọng thứ tư của dân tộc Trung Hoa! Từ nay các đấng con trời có quyền ngẩng mặt nhìn đời với niềm hãnh diện là họ (cũng) vừa phát minh ra một thứ gì đó hoàn toàn mới lạ, chớ không còn cứ tiếp tục chỉ làm hàng nhái hay chôm chỉa phát kiến của thiên hạ nữa.

Ủa? Mà sao người Ấn, người Thái, người Miên, người Miến, người Lào, người Nhật, người Việt, người Mã Lai, người Nam Dương, người Đại Hàn, người Miến Điện… cũng đều ăn mì (lia lịa) nhưng chỉ có người Tầu mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền thôi, vậy cà?

Lý do, theo tôi, có lẽ vì “văn hoá ăn liền” hợp với tạng của người Tầu hiện nay hơn nhiều dân tộc khác. Nhân loại đâu có ai nghĩ ra được những cú Đại Nhẩy Vọt (Great Leaps Forward) lẹ cấp kỳ như Chủ Tịch Mao Trạch Đông, hồi cuối thập niên 1950.

 

tnt-2

 


Tác giả cuốn Bia Mộ, nhà báo Dương Kế Thằng, tính gọn là mấy cú nhẩy ngoạn mục này đã khiến cho ba mươi sáu triệu người dân Trung Hoa biến thành những con ma đói. Tuy tất cả các nạn nhân đều đã mồ yên mả đẹp từ lâu nhưng có lẽ cái “gene” nóng vội vẫn còn thôi thúc trong dòng máu của những thế hệ sau. Nhờ vậy, hậu duệ của họ mới phát minh ra được cái máy bán mì ăn liền tại chỗ.

Những người Cầm Lái Vỹ Đại kế tiếp của nước Trung Hoa cũng đều nóng như hơ, đều nhấp nhổm muốn nhẩy vọt (và nhẩy đại) bất cần thân thể. Sau khi hô hào “mèo trắng mèo đen gì miễn bắt chuột là được”, họ còn tiến xa hơn khi khuyến khích toàn dân xẻ núi lấp sông để nâng cao sản xuất.

Ngó cái cách người Trung Hoa lấp sông bằng xe đổ rác cũng đã đủ cho thiên hạ “ấn tượng” lắm rồi nhưng nghe bác Nguyễn Gia Kiểng kể chuyện đi Tầu thì mới thiệt là hết hồn hết vía:

“Trên máy bay từ Tây An về Côn Minh, tôi đọc trên tờ China Daily, tờ nhật báo duy nhất bằng ngoại ngữ tại Trung Quốc, dĩ nhiên là báo nhà nước và cũng chỉ tìm thấy trên máy bay: 278 thành phố, 5.000 thị xã và 20.000 thị trấn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải.”



Những nhà máy sản xuất trên toàn quốc, tất nhiên, cũng khỏi cần cài đặt hệ thống xử lý nước thải làm chi (cho má nó khi) cứ tuồn mẹ nó hết xuống sông cho nó khoẻ. Thiệt là gọn gàng, lẹ làng, và khỏe khoắn hết biết luôn.


tnt-3


Hèn chi mà hàng hoá Trung Quốc tuy bán rẻ (như cho) nhưng kinh tế của họ vẫn tăng trưởng đều đều khiến toàn thể nhân loại đều phải xuýt xoa ngưỡng mộ, trừ mấy ông Việt Nam có máu bài Tầu, trong cũng như ngoài nước:

-- Nguyễn Xuân Nghĩa: “Đây là chuyện bình thường của các nước ‘tân tòng’ mới áp dụng quy luật thị trường để điều hành kinh tế, như Nhật Bản sau Thế chiến II và nhiều nước Đông Á kể từ thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Nhờ đi sau, khởi lên từ một nền móng tan hoang vì sai lầm chánh sách trước đấy, và học các xã hội đi trước, các nước tân tòng đều có một giai đoạn ‘khởi phát’. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tụt hậu so với đà tiến đã qua. Sẽ mất vị trí cường quốc kinh tế họ vừa thấy trong tầm tay và chưa nắm được thì đã tuột.”

 

-- Ngô Nhân Dụng: “Cả nền kinh tế Trung Quốc trong mấy năm qua dựa trên ‘phép lạ’ đầu tư chỉ để tiếp tục đầu tư thêm, nhờ thế vẫn chưa sụp đổ… Ai cũng thấy tình trạng này không thể kéo dài được… Cho nên, chúng ta không nên ngộ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc cứ thế mà lên, đè bẹp các nước khác. Bên trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc không có động cơ tạo sức phát triển bền vững mà trái lại còn chứa những trái bom nổ chậm không biết lúc nào.”

 

-- Lê Phú Khải: “TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng.”

 

-- Nguyễn Gia Kiểng: “Thực ra chính quyền Bắc Kinh chỉ làm một điều rất giản dị là bóc lột công nhân tối đa và tàn phá môi trường để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ. Nói cách khác chính quyền cộng sản Trung Quốc xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân đồng thời phá hoại đất nước theo nghĩa đen, làm cho đất khô cằn, nước và không khí bẩn và độc. Chính sách tệ hại đó dù nhất thời có thể gây ấn tượng nhưng sau cùng chỉ làm Trung Quốc kiệt quệ lâu dài, như những kim tự tháp tại Ai Cập và Vạn Lý Trường Thành tại chính Trung Quốc trước đây.”

Tui không đủ kiến thức, cũng như chữ nghĩa, để có thể đưa ra những nhận định cùng với những kiểu ví von xa xôi (Đông/Tây-Kim/Cổ) như quí vị thức giả thượng dẫn. Cứ theo cách nghĩ của một thường dân cỡ tôi thì kiểu làm ăn của người Trung Hoa, trong mấy thập niên qua, từa tựa như những kẻ sống bằng… nghề bán máu để ăn (liền) vậy. Tất nhiên, họ sẽ không sống được lâu.

Nói vậy nghe hơi ác miệng, và cũng rất dễ mích lòng nên tôi email bài viết này cho bà vợ (nhỏ) đọc trước – cho nó chắc ăn – trước khi đi ngủ. Dù gì thì mình cũng đang sống chung với Tầu mà.

Sở dĩ có cái vụ “email” và “reply” qua lại vì vợ chồng chúng tôi giận nhau hơn cả tuần rồi. Người Việt cũng như người Tầu đều rất giầu tự ái nên không đứa nào chịu mở lời (trước) cả. Tôi không nằm chung giường với kẻ thù đã gần chục đêm nay.

Sáng hôm sau, có hồi âm ngay:

“Nị viết quá hay và quá đúng. Không chỉ đúng với dân Tầu mà còn đúng luôn với dân Việt nữa. Bởi vậy chỉ cần thay hai chữ “Trung Hoa” bằng “Việt Nam,” và đổi lại cái tựa (“Mày Ăn Cơm Chưa?”) là coi như sẽ có thêm một bài viết mới. Nói cách khác là đêm qua nị chỉ viết một bài thôi nhưng lại có thể biến thành hai nên có thể nhận được hai lần tiền nhuận bút. Nhớ là số tiền dư này phải dùng để mua thêm thuốc bổ gan, chớ đừng có mang đi nhậu hết (mang tội chết) đó nha – cha nội.”

P.S: I love you. Dù có giận, nị vẫn ái ngộ. Ngộ đừng ái ngại.

– Tưởng Năng Tiến

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau nhiều tuần căng thẳng leo thang, các cuộc sơ tán đại sứ quán và các lệnh trừng phạt ngoại giao, lực lượng xâm lăng Nga đã tấn công Ukraine bắt đầu vào tuần trước. Rạng sáng thứ Năm tuần trước ngày 24 tháng Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố "sự khởi đầu của một cuộc xâm lược của Nga" vào quốc gia láng giềng, ra lệnh tấn công quân sự và chính thức tuyên chiến. Đây là một điều mà người Ukraine đã lo sợ trong nhiều tuần, và chiến tranh – với ý định khôi phục đế chế Liên Bang Xô Viết và sự chán ghét chung của Putin đối với nền dân chủ Ukraine - là một cuộc xung đột mà ngay cả công dân Nga dường như cũng không muốn. Vài giờ trước khi khi chiến tranh bắt đầu, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có một bài phát biểu đầy xúc động trước người dân Ukraine, chuẩn bị tinh thần cho dân chúng về “thảm họa” sắp xảy ra. “Mục tiêu chính của chúng tôi là hòa bình ở Ukraine và sự an toàn của người dân Ukraine,” Zelensky nói. "Sẽ không có ai đảm bảo an ninh nữa."
Benjamin Franklin nói: “Wars are not paid for in wartime, the bill comes later.” (Giá chiến tranh không trả trong thời chiến, hóa đơn sẽ gửi sau.) Chúng ta hiểu câu này khá rõ ràng, nhưng có lẽ, hầu hết chúng ta cho rằng hóa đơn đó, liệt kê toàn những thiệt hại và thảm họa; những thế hệ sau phải trả góp cái giá đắt đỏ để được hưởng hòa bình. Trong thực tế, không có chuyện gì, việc gì, thoát ra khỏi định luật “âm dương”. Đã có thiệt hại, tất phải có đền bù. Đã có thảm họa, tất phải có sự cảm nhận sâu sắc về khổ đau và tìm thấy những gì để chữa lành thương tích. Nói một cách khác, tâm tư nhân loại sẽ lớn lên từ đám tàn tro của tàn phá. Chiến tranh Ukraine-Russia cũng không ngoại lệ. Những ngày qua, chúng ta theo dõi, nghe ngóng, bàn thảo, biết bao nhiêu tin tức thời sự, lý luận biết bao nhiêu lời nói, chia sẻ biết bao nhiều điều cảm động, cảnh tang thương. Người Việt trải qua những kinh nghiệm sống, mất còn, ly tán, thảm thiết của chiến tranh.
Cũng như họa sĩ, chúng ta ít nhiều đều nghĩ đến cuộc chiến tranh Ukraine hiện tại, hồi tưởng hình ảnh Việt Nam những ngày trước/sau 75. Câu hỏi được đặt ra từ TS Trần Tuệ Quân, giáo sư Dân Tộc Học, Chủng Tộc Học và Sử Học tại trường đại học Yale (tiểu bang Connecticut) khi xem tranh của họa sĩ Ann Phong: “Khi thế giới của chúng ta đổ vỡ, chúng ta đối phó với những hoàn cảnh xé toạc đi sự tồn tại của mình như thế nào. Chúng ta phải làm gì với những chấn thương tâm lý và mắt mát mà sự đổ vỡ đó gây ra? Làm thế nào mà chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng giữa sự đau đớn và tuyệt vọng? Chúng ta đi đâu từ đó?” Cuộc triển lãm “Đánh Giá Lại Sự Bình Thường” của họa sĩ Ann Phong sắp tới tại Đại Học Cal State Fullerton (ngày 12 tháng 3 đến ngày 21 tháng 5, 2022) suy ngẫm về những câu hỏi trên và mở ra một khung trời nơi chúng ta có thể chiêm nghiệm, suy nghĩ về những thách thức hiện tại.
"Tôi tin văn hóa có thể tạo ra những khuôn mẫu cư xử nơi con người, và đó là những gì tôi muốn nói đến khi tôi viết về hệ lụy của đất mẹ, Yakimchuk nói về bài thơ nguyện cầu (prayer). "Đây chính là hệ lụy chúng ta gánh theo, và cuối cùng thì chúng ta phải sống hòa hoãn với nó. Và chúng ta nên sáng tạo ra những câu chuyện mới để tự kể cho mình. Nếu chúng ta không làm thế, kẻ thù chúng ta sẽ làm cho chúng ta."
Chiều Thứ Sáu 25.2.2022, Đức Giám Mục Kevin Vann, Giám Mục Giáo Phận Orange đã mở cuộc họp báo tại tòa nhà Văn Hóa trong khuôn viên nhà thờ chính tòa (nhà thờ kiếng) để loan báo việc ngài bổ nhiệm cha Thái Quốc Bảo làm đại diện cho ngài, điều hành mọi việc trong Giáo Xứ Chánh tòa và thánh đường chánh tòa Giáo phận Quận Cam.
Chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã bắt đầu bùng nổ vào tối thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2022, giờ California, Hoa Kỳ. Sử sách thế giới sẽ ghi xuống hành động tấn công Ukraine này của Nga như một hành động xâm lược. Để bảo vệ tổ quốc, toàn dân và chính phủ Ukraine đã anh dũng đối đầu và chiến đấu chống lại Nga. Quân đội Nga tràn ngập Ukraine tứ phía. Cả hai phe đã cận chiến ngay trong thủ đô Kiev Máu đã đổ, đạn đã bay và người đã chết. Tan hoang và đổ vỡ khắp nơi. Còn đâu một quốc gia Đông Âu với những người dân hiền hoà, thành phố Kiev với kiến trúc cổ độc đáo cùng nét văn hoá mà ai đến thăm một lần cũng đều yêu mến.
Tháng Hai 2022 đánh dấu năm năm ngày thành lập hội PIVOT. Tháng 12 năm 2016, sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống, một nhóm người Mỹ gốc Việt họp tại Virginia để tìm cách ngăn chận một chỉnh quyền mà họ tiên đoán là tham nhũng và lũng đoạn, có phương hại đến nền tự do dân chủ tại Mỹ và các dân tộc thiểu số. Vào tháng Giêng 2017, những cuộc họp tiếp tục tại nam và bắc Cali. Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tổ chức của người Mỹ gốc Việt tiếp tay thực hiện nhiều việc hữu ích tại địa phương của họ và Việt Nam. Nhưng không có một tổ chức toàn quốc nào hữu hiệu cho những người Mỹ gốc Việt cấp tiến muốn bắt tay vào chính trường Hoa Kỳ.
(Robert Mullins International) Dự luật Phân bổ ngân sách Omnibus và bất kỳ dự luật nào khác đang chờ xem xét tại Quốc hội, hiện giờ sẽ chỉ đứng ở vị trí phụ. Ngay bây giờ, trọng tâm ưu tiên của Quốc hội là làm thế nào để cung cấp cho Tổng thống Biden mọi thứ mà ông ấy cần để đáp lại hành động gây hấn của Nga. Tất cả các ưu tiên khác có thể bị trì hoãn, bao gồm cả các đề xuất di trú có thể được kèm vào trong Dự luật Phân bổ ngân sách Omnibus, trong đó có chương trình trung tâm vùng EB-5.
Trong thời gian gần đây tỉ số mắc bệnh cao kỷ lục, kể cả trẻ em. Biện pháp tốt nhất là chủng ngừa gấp, từ 5 tuổi trở lên, kể cả mũi bồi. Trong tinh thần phục vụ cộng đồng, chúng tôi mời bạn vào Thứ Bảy, 05/11 này đến Miyoco Clinic từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa tại
UKRAINE Một nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia ở đông nam Ukraine đã bị bốc cháy bởi những đợt pháo kích không ngừng trong đêm thứ năm rạng sáng thứ sáu, đám cháy đã được dập tắt, chính quyền Ukraine cho biết. nhưng quân đội Nga sau đó đã chiếm đóng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia này, theo tin Reuters
HOA KỲ – Do nhu cầu vắc xin COVID-19 ngày càng giảm, các tiểu bang đang hối hả sử dụng các liều dự trữ trước khi hết hạn bị lãng phí, theo APnews đưa tin ngày Thứ Năm, 3 tháng 3 năm 2022.
HOA KỲ – Hàng trăm trang tài liệu tòa án do Ủy ban 6 tháng 1 đệ trình đã cho thấy các chi tiết mới về mức độ áp lực mà Trump đã gây cho Cựu Phó Tổng thống Mike Pence, theo TheHill đưa tin ngày Thứ Năm, 3 tháng 3 năm 2022.
BORODYANKA – Nga và Ukraine đã thống nhất lập ra các hành lang nhân đạo để di tản dân thường thoát khỏi cuộc giao tranh, tiến bộ rõ ràng đầu tiên trong các cuộc đàm phán, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 3 tháng 3 năm 2022.
HOA KỲ – Thống đốc Iowa Kim Reynolds đã ký luật cấm phụ nữ chuyển giới ở bang tham gia thi đấu các môn thể thao dành cho nữ, áp dụng cho các trường công lập và tư thục K-12, các trường cao đẳng cộng đồng cũng như các trường cao đẳng và đại học liên kết với NCAA và NAIA, theo NPR đưa tin ngày Thứ Năm, 3 tháng 3 năm 2022.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.