Hôm nay,  

Năm Điều Quan Trọng Về Việc Đóng Cửa Nord Stream 2

2/23/202221:10:00(View: 1939)
photoViệc đình chỉ Nord Stream 2 có nhiều phức tạp, buộc các nhà lãnh đạo thế giới phải cân nhắc nhu cầu năng lượng trước những căng thẳng quốc tế. (Nguồn: Unplash)


HOA KỲ – Đức đã tuyên bố sẽ ngừng chứng nhận đường ống khí đốt Nord Stream 2 của Nga sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai ở Ukraine.

Việc đình chỉ Nord Stream 2 có nhiều phức tạp, buộc các nhà lãnh đạo thế giới phải cân nhắc nhu cầu năng lượng trước những căng thẳng quốc tế. Đường ống được thiết lập để chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức.

Vào thời điểm Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố ngừng hoạt động, việc xây dựng Nord Stream 2 đã hoàn thành, đang chờ chứng nhận cuối cùng trước khi có thể bắt đầu đi vào hoạt động.

 Theo tin TheHill ngày Thứ Tư, 23 tháng 2 năm 2022, tóm tắt 5 điểm quan trọng về đường ống Nord Stream 2:

Mọi bước đi đều gây tranh cãi

Năm ngoái, chính quyền Biden đã quyết định không trừng phạt đối với những người liên quan đến việc xây dựng Nord Stream 2, vì nó có liên quan tới các công ty Đức. Quyết định này ngay lập tức gây ra phản ứng dữ dội từ các thành viên Quốc hội, cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Mỹ đã tiếp bước theo lời đe dọa trừng phạt

Tổng thống Biden đã lên tiếng đe dọa Nord Stream 2 hai tuần trước, tuyên bố Nord Stream 2 sẽ bị đóng cửa nếu Putin xâm lược Ukraine.

“Nếu Nga tiến hành cuộc xâm lược, xe tăng hoặc quân Nga mà vượt qua biên giới Ukraine một lần nữa, thì sẽ không còn Nord Stream 2. Chúng tôi sẽ kết liễu nó,” Biden nói. “Tôi hứa là chúng tôi sẽ làm vậy.”

Thứ Tư, 23 tháng 2 năm 2022, Tổng thống Biden công bố các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2 AG, công ty xây dựng đường ống, và cả vị giám đốc điều hành của công ty.

Những tác động lớn nhất có thể là về bản chất chính trị

Các chuyên gia đã nói rằng việc đình chỉ Nord Stream 2 có thể dẫn đến một cuộc xung đột, mà cả hai bên sử dụng chung nguồn cung cấp và vận chuyển năng lượng, trong cuộc chiến địa lý chính trị (geopolitical) rộng hơn.

Ở châu Âu, “có ý kiến ​​cho rằng Nga ... luôn là một nhà cung cấp đáng tin cậy, và họ sẽ không sử dụng năng lượng như một công cụ chính trị. Niềm tin này đã bị lung lay trong ít nhất nửa năm qua,” Liana Fix, một thành viên của German Marshall Fund cho biết.

“Và từ đây, cuộc tranh luận về an ninh năng lượng ở châu Âu đã có một bước hoàn toàn mới.” Katja Yafimava, nhà nghiên cứu Energy Studies Gas Research Program tại Oxford Institute cho biết rằng việc đình chỉ Nord Stream 2 cũng có những ảnh hưởng chính trị lớn đối với Đức. Nó “cho thấy sự thay đổi quan điểm của chính phủ Đức trước đây trong việc tách biệt Nord Stream 2 ra khỏi chính trị,” bà nói.



Hoa Kỳ cũng “phải công nhận rằng chúng tôi mua một lượng dầu nhất định từ Nga, khoảng 20,000 thùng mỗi ngày”, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Azerbaijan Richard Morningstar, giám đốc sáng lập kiêm Chủ tịch Global Energy Center tại Atlantic Council cho biết. “Vì vậy, nếu dầu bị cắt giảm, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ có tác động lên lạm phát, dù rằng chúng ta có thể tìm một nguồn khác.”

Vẫn chưa rõ việc ngừng hoạt động Nord Stream 2 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nguồn cung cấp và giá cả khí đốt

Nếu được đi vào hoạt động, Nord Stream 2 có khả năng vận chuyển 151 triệu mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng mỗi ngày. Tuy nhiên, châu Âu, giống như phần lớn thế giới, đang ở giữa cuộc khủng hoảng năng lượng trong những tháng gần đây. Dmitri Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho rằng giá khí đốt của châu Âu sẽ tăng cao đột đột. Ông đăng tweet rằng: “Chào mừng quý vị tới một thế giới hoàn toán mới, nơi người dân châu Âu sẽ sớm phải trả 2,000 Euro cho 1,000 mét khối khí đốt!”

Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt nhập cảng cho Liên minh Châu Âu. Tính đến Thứ Tư, 23 tháng 2 năm 2022, giá khí đốt của Châu Âu đã tăng khoảng 20% ​​so với 2 ngày trước. Phần lớn nguồn cung cấp còn lại đến từ Algeria và Na Uy, mặc dù Tổng Thống Biden cho biết sẽ làm việc để đảm bảo khí đốt tiếp tục chảy sang châu Âu từ các đồng minh khác, bao gồm Qatar và Australia…

Tương lai năng lượng của châu Âu và Hoa Kỳ có thể có những thay đổi lớn.

Những người ủng hộ loại bỏ cacbon, bao gồm đặc phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ John Kerry, đã nói rằng khí đốt tự nhiên sẽ là cầu nối để chuyển đổi sang năng lượng tái tạo hoàn toàn, thay vì được dùng để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Ông cho biết: “Tất cả những điều đang xảy ra ở Ukraine ... thực sự cho thấy khí đốt sẽ trở nên quan trọng.”

Tuy nhiên, Teresa Eder nói, một thành viên của chương trình liên kết với Global Europe Program của Trung tâm Wilson, cho biết: “Ở Đức, cảm nhận của tôi là mọi người đều đang thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi năng lượng, và coi đây là một cơ hội để từ bỏ khí đốt chuyển sang năng lượng tái tạo, không sớm thì muộn. Rõ ràng sẽ rất khó khăn, nhưng đó là quá trình bền vững duy nhất về lâu dài. Đặc biệt là hiện nay, khi giá khí đốt đang tăng cao, người ta càng có nhiều động lực hơn để không xài nhiên liệu hóa thạch nữa mà chuyển qua các dạng năng lượng mặt trời và gió."

Đức đã ngừng hoạt động nhiều nhà máy điện hạt nhân trong những tháng gần đây. Tháng 12 năm ngoái, Đức tuyên bố sẽ đóng cửa 3 trong số 6 lò phản ứng hạt nhân còn lại. Cả 6 nhà máy chiếm khoảng 12% sản lượng điện trong cả nước.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thêm nỗi lo COVID-19. Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO nói hôm Thứ Hai rằng nơi này đang quan sát vài chục trường hợp nghi từ 2 biến chủng của Omicron để xem có nguy hiểm hay không. Hai biến chủng mới này là BA.4 và BA.5, chị em của BA.1 Omicron.
Quân đội Cộng sản Việt Nam khoe “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, nhưng sau 78 năm ra đời (22/12/1944) lực lượng này không vượt qua nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” ngay trong hàng ngũ mình và đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Trong sáu tuần qua, tên lửa và pháo của Nga đã phá hủy các thành phố, nhà cửa, bệnh viện và trường học của Ukraina. Nhưng chiến tranh cũng đã len lỏi tới các vùng đồng bằng màu mỡ của một khu vực được mệnh danh là vựa lúa mì của châu Âu, làm tê liệt mùa màng, phá hủy các kho đựng lúa và cây giống, đồng thời mang lại hậu quả tàn khốc đối với một quốc gia đang cung ứng một phần lớn ngũ cốc của cả thế giới.
Khi bom rơi, đạn nổ ập xuống nơi đâu thì sinh mệnh nơi đó đều chịu chung thảm trạng máu đổ, thân phơi, tan xương, nát thịt! Nạn nhân có thể không đồng loại, nhưng máu đổ ra thì cùng mầu đỏ, nước mắt trào, cùng vị mặn như nhau!
Những nước nhược tiểu lọt vào vùng tranh chấp giữa các cường quốc, nhất là lại ở cạnh môt nước lớn thường khó có khả năng chọn lựa đường lối ngoai giao theo ý muốn. Phần Lan (giáp biên giời vơi Nga) và Áo (giáp ranh với các nước thuôc khối Warsaw Pact) đều theo chính sách trung lập trong thời Chiến Tranh Lạnh để xoa dịu Liên Xô.
Thật tình Putin đang lo sợ cho số mạng của ông ta và cả ngôi vị Tổng thống mà ông đã cố công dọn sẵn chờ ông cho tới năm 2036. Trước nhứt, ông lo sợ trong nội bộ, như cựu Thủ tướng Dmitri Medvedev bị thất sủng và bị ra rìa trước thế lực của cánh «siloviki» (quân đội và an ninh), Bộ trưởng Quốc phòng Serguei và Tham mưu trưởng Valery Guerrassimov, bỗng vắng bóng, giới trí thức yêu chuộng dân chủ tự do có thái độ bất mãn....
Theo NBC News, Lãnh đạo thiểu số Hạ Viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-CA) sẽ phải ân hận vì đã rút các dân biểu Cộng Hòa ra khỏi Ủy Ban Hạ Viện Điều Tra Bạo Loạn 6/1/2021 sau khi Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi từ chối vài lựa chọn của McCarthy.
Chùa Hương Sen sẽ tổ chức một cuộc thi viết văn bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh về ứng dụng Phật Pháp trong đời sống hàng ngày. Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày
UKRAINE Thứ Bảy ngày 9 tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Áo Karl Nehammer và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến Kyiv để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để thể hiện sự hỗ trợ, theo tin của báo DN, Thụy điển. Trước đó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Đại diện Ngoại giao EU Josep Borrell cũng đã đến thăm Kyiv vào thứ Sáu ngày 8 tháng 4 năm 2022.
Từ Rạch Giá – hôm 21 tháng 3 năm 2022 – nhà văn Thận Nhiên đã gửi đến độc giả xa gần tấm hình của người đàn ông gầy gò/đen đủi, ngồi trên chiếc xe lôi (trong một con phố nào đó) ở thị xã này. Bức ảnh tuy chỉ đơn sơ và giản dị thế thôi nhưng vẫn khiến tôi không khỏi ngậm ngùi...
Nga nói rằng các nước Liên Âu có đường biên giới với Nga và Belarus đã chận một số xe vận tải đăng bộ ở 2 nước này, không cho vào kể từ Thứ Sáu 8/4/2022 vì cớ cấm vận, theo Sở Hải Quan Nga. Sở này nói nhiều xe vận tải hàng quốc tế đang dùng số xe đăng bộ Nga và Belarus cũng bị chận như thế.
California: đang đứng đưa tiền vào máy để mua vé số cào, bất ngờ bị ai đụng mạnh, bấm nhầm nút, trúng độc đắc 10 triệu đôla. Cô LaQuedra Edwards không muốn mua vé số cào giá $30 đô. Khi đưa $40 vào máy California Lottery Scratchers ở siêu thị Tarzana tháng 11/2021 ý định chỉ mua vé số cào rẻ hơn.
Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn nghi ngờ hai chữ “anh hùng”. Từ thơ ấu, ý nghĩa “anh hùng” đối với tôi, to tác nhưng mơ hồ. Rồi già theo tuổi, ý nghĩa này nhỏ dần, càng nhỏ càng rõ ràng. Sống đến 70 tuổi, chắc chắn đã gặp gỡ, chuyện trò, chứng kiến nhiều loại anh hùng, nhưng hầu hết, khả năng nghi ngờ của tôi khá đúng. Lần lượt các anh hùng lộ dần ra bản chất tiểu nhân (không có nghĩa người xấu, chỉ kém hơn bình thường.) Tôi dùng chữ “anh hùng” bao gồm nam nữ, trẻ già, vì tránh khỏi phải viết: chị hùng, bé hùng, cụ hùng. (Tôi đã thấy cụ hùng chống gậy ra giữa quân thù chiếm đóng làng xóm và chửi rủa thậm tệ, xem cái chết nhẹ như lông gà. Thấy chị hùng đưa dao bén lên cổ tay và thề sẽ cắt đứt mạch máu nếu chồng đi theo vợ bé. Thấy bé hùng dám đánh nhau với những đứa lớn hơn. Nhưng rồi, từ từ, họ hết hùng. Hoặc buồn thê thảm, hoặc khóc tỉ tê, hoặc đưa tay đầu hàng sau trận đòn túi bụi. Có lẽ, anh hùng chỉ xuất hiện trong giây phút hoặc giai đoạn ngắn, sau đó anh hùng bỏ thân xác ra đi,
Kể từ khi Ukraine hứng chịu cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 năm 2022, các thành phố lớn đã bị bao vây trong không kích và đạn pháo. Thương vong gia tăng, bạo lực leo thang, khói lửa chiến trang đã đẩy 3,7 triệu người vào cuộc sống xa xứ, gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ sau Thế Chiến II. Việc ném bom vô tội vạ vào các khu đô thị, bao gồm thủ đô Kyiv, thành phố lớn thứ hai Kharkiv và thành phố cảng phía nam Mariupol, đã làm dấy lên lo ngại rằng các lực lượng Nga sẽ đi vào vết xe đổ của sự tàn phá điên cuồng, như đã từng gây ra trong các cuộc xung đột trước đây ở Chechnya và Syria. Các di sản văn hóa phong phú của Ukraine đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại không thể phục hồi. Các đài kỷ niệm và bảo tàng, đại diện cho nguồn ký ức và bản sắc dân tộc mạnh mẽ, đang trân mình trong bom đạn. Giao tranh đã càn quét qua các địa điểm văn hóa như Bảo Tàng Nghệ Thuật Kuindzhi ở Mariupol, Thư Viện Phục Hưng Gothic ở Chernihiv
Những bài thơ về chiến tranh của Halyna Kruk thật xót xa. Cô ấy nhặt từng nắm đất Ukraine ra khai quật những mảnh vụn đổ nát của lịch sử. Đất mẹ màu mỡ của Ukraine, được gọi là "chernozem" hoặc "đất đen", từng được trồng trọt và nuôi dưỡng bằng bàn tay và tình yêu của người nông dân Ukraine. Vựa lúa mì của châu Âu “lẽ ra” phải sản xuất ngũ cốc cho Liên Bang Xô Viết “hùng mạnh”. Đức Quốc Xã đã từng cho vùng đất này là tiềm năng “lãnh thổ”* dành cho giống dân thượng tôn thuần chủng mắt xanh. Mảnh đất đã gieo bao hoa màu này cũng từng chôn vùi biết bao đau thương của lịch sử. Như Timothy Snyder đã đề cập trong cuốn Bloodlands** 2012, "Tro cốt con người cũng bón phân."
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.