Hôm nay,  

Tự Do Tôn Giáo Có Giới Hạn Không? (Phần II)

20/01/202219:12:00(Xem: 1262)

religious right

Điều khoản 18 ICCPR và diễn giải của Ủy ban Nhân quyền LHQ

 

Điều18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, ICCPR, tức Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo/niềm tin, có nhiều khía cạnh và đan xen với các quyền con người khác.

 

Điều18 phân biệt “tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hoặc niềm tin“ với “tự do thể hiện tôn giáo hoặc niềm tin”.

 

1/   Điều18 không cho phép bất kỳ giới hạn nào đối với quyền tự do tư tưởng và lương tâm hoặc quyền tự do có hoặc theo một tôn giáo/ niềm tin một người đã lựa chọn.

 

Các quyền tự do này được bảo vệ vô điều kiện, cũng như quyền của mọi người được đưa ra ý kiến mà không bị can thiệp trong điều 19.1. Theo các điều 18.2 và 17, không ai có thể bị bắt buộc phải tiết lộ suy nghĩ của mình hay tiết lộ tôn giáo hoặc niềm tin mình có.

 

2/   Tuy nhiên tự do thể hiện tôn giáo hoặc niềm tin có thể chịu một vài giới hạn có điều kiện:

18.3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc niềm tin chỉ có thể bị áp đặt các giới hạn đã được quy định bởi pháp luật và chỉ khi sự giới hạn đó cần thiết để bảo vệ an ninh công cộng, trật tự, sức khoẻ, hoặc đạo đức cũng như các quyền và tự do cơ bản của người khác.

 

Quyền tự do thể hiện tôn giáo/niềm tin có thể được thực hiện với tính cách “cá nhân hoặc trong cộng đồng với những người khác, và ở nơi công cộng hoặc riêng tư”. Quyền tự do thể hiện tôn giáo/niềm tin trong việc thờ phượng, tuân theo, thực hành và giảng dạy bao gồm những hoạt động đa dạng.

 

Khái niệm tôn thờ đưa đến các hình thức thờ cúng và các buổi nghi lễ thể hiện trực tiếp niềm tin, cũng như các thực hành khác nhau gắn liền với những cách thể hiện đó, thí dụ việc xây dựng nơi thờ tự, sử dụng các công thức và đồ vật nghi lễ, trưng bày các biểu tượng, và việc tuân thủ những ngày lễ và những ngày nghỉ ngơi.

 

Việc tuân thủ và hành trì tôn giáo/niềm tin có thể không chỉ bao gồm các hoạt động theo nghi lễ mà còn bao gồm các phong tục như tuân thủ các quy định về chế độ ăn uống, mặc quần áo đặc biệt hoặc đội khăn trùm đầu, tham gia vào các nghi lễ liên quan đến các giai đoạn nhất định của cuộc đời và sử dụng một ngôn ngữ đặc thù của một nhóm.

Ngoài ra, việc thực hành và giảng dạy tôn giáo/niềm tin bao gồm các việc làm không thể thiếu của các nhóm tôn giáo để điều hành các vấn đề cơ bản của họ, chẳng hạn như quyền tự do lựa chọn các nhà lãnh đạo tôn giáo, linh mục và giáo viên , tự do thành lập các chủng viện hoặc trường học tôn giáo, cũng như tự do để chuẩn bị và phân phối các văn bản hoặc ấn phẩm tôn giáo.

 

Điều 18.3 chỉ cho phép hạn chế quyền tự do biểu lộ tôn giáo/niềm tin nếu những hạn chế này do luật pháp quy định và cần thiết để bảo vệ an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe hoặc đạo đức cũng như các quyền và tự do cơ bản của người khác.

Không thể hạn chế quyền tự do không bị ép buộc phải có hoặc theo một tôn giáo /niềm tin, không thể hạn chế quyền tự do của cha mẹ và người giám hộ trong việc đảm bảo giáo dục tôn giáo và đạo đức.

Khi giải thích phạm vi của các điều khoản giới hạn sự cho phép, các Quốc gia thành viên cần dựa trên nhu cầu phát sinh để bảo vệ các quyền được đảm bảo theo Công ước, bao gồm quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử, dựa trên tất cả các cơ sở quy định tại các Điều 2, 3 và 26 (*1)

 

Các giới hạn áp dụng phải được được đặt ra bởi luật pháp và không được áp dụng theo cách có thể vi phạm các quyền được đảm bảo bởi Điều 18.

Ủy ban xét thấy khoản 3 của Điều 18 phải được giải thích một cách chặt chẽ: các hạn chế không được phép dựa trên các lý do không được nêu ra trong điều 18, ngay cả khi những lý do này có thể được phép giới hạn các quyền khác được bảo vệ trong Công ước, thí dụ như an ninh quốc gia.

Các giới hạn chỉ có thể được áp dụng cho những mục đích đã được quy định và phải liên quan trực tiếp và tương xứng với nhu cầu cụ thể tại sao chúng được đề ra. Các hạn chế không được áp dụng cho các mục đích phân biệt đối xử hoặc áp dụng theo cách thức phân biệt đối xử.

 

Ủy ban xét thấy rằng khái niệm đạo đức xuất phát từ nhiều truyền thống xã hội, triết học và tôn giáo khác nhau; do đó, các hạn chế về quyền tự do thể hiện một tôn giáo/niềm tin nhằm mục đích bảo vệ đạo đức phải dựa trên các nguyên tắc không chỉ xuất phát từ một truyền thống duy nhất.

 

Những người đã phải chịu một số ràng buộc hợp pháp nhất định, chẳng hạn như tù nhân, phải tiếp tục được hưởng quyền thể hiện tôn giáo/niềm tin của họ ở mức tối đa phù hợp với bản chất cụ thể tình trạng sống của họ.

 

Báo cáo của các quốc gia thành viên phải cung cấp thông tin về tất cả mọi phạm vi và ảnh hưởng của các giới hạn theo Điều 18.3, cả về mặt luật pháp lẫn việc áp dụng chúng trong các trường hợp cụ thể.

 

Tình trạng một tôn giáo dù được công nhận là Quốc giáo, hoặc tôn giáo đó được thành lập là chính thức hoặc truyền thống, hoặc tín đồ của tôn giáo đó chiếm đa số dân số, sẽ không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng bất kỳ quyền nào được Công ước bảo vệ, bao gồm cả các điều 18 và 27 (*2), cũng như không được gây ra bất kỳ sự phân biệt đối xử nào đối với những người theo tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào.

 

Đặc biệt, một số biện pháp phân biệt đối xử với những người này, thí dụ như:

 

-- Dành khả năng hội đủ điều kiện để phục vụ trong chính quyền hoặc dành đặc quyền kinh tế cho các thành viên của tôn giáo chủ yếu

 

-- Hoặc áp đặt các hạn chế đặc biệt lên việc thực hành các niềm tin khác,

đều không phù hợp với việc cấm phân biệt đối xử giữa các tôn giáo/niềm tin cũng như đảm bảo sự bảo vệ bình đẳng theo Điều 26.

 

Theo điều 20 (*3) không sự thể hiện tôn giáo/ niềm tin nào được đưa tới sự tuyên truyền cho chiến tranh hoặc cổ xúy sự căm thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo, cấu thành sự kích động phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực.

Như đã được Ủy ban nêu trong bình luận chung số 11 [19] (*4), các Quốc gia thành viên có nghĩa vụ ban hành luật để cấm các hành vi đó.

 

Các biện pháp được đề cập trong Điều 20, khoản 2 của Công ước là những biện pháp bảo vệ quan trọng chống lại việc xâm phạm quyền của các tôn giáo thiểu số cũng như các nhóm tôn giáo khác trong việc thực hiện các quyền được đảm bảo bởi các điều khoản 18 và 27, đồng thời chống lại các hành vi bạo lực hoặc bắt bớ nhắm vào các nhóm này.

 

Nếu một tập hợp các niềm tin được coi là hệ tư tưởng chính thức trong hiến pháp, quy chế, tuyên ngôn của các đảng cầm quyền, v.v., hoặc trong đời sống thực, thì điều này sẽ không được làm suy giảm các quyền tự do theo điều 18 hoặc bất kỳ quyền nào khác được ghi nhận trong Công ước, cũng như không được tạo bất kỳ sự phân biệt đối xử nào cho những người không chấp nhận hoặc phản đối hệ tư tưởng chính thức đó.

 

Ủy ban mong muốn được thông báo về các biện pháp mà các Quốc gia thành viên thực hiện để bảo vệ việc mọi thể hiện tôn giáo/niềm tin không bị xâm phạm và bảo vệ các tín đồ/người cùng niềm tin của họ khỏi bị phân biệt đối xử.

Tương tự, những thông tin về việc tôn trọng quyền của các nhóm tôn giáo thiểu số theo Điều 27 rất cần thiết để Ủy ban đánh giá mức độ thực hiện quyền tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo /niềm tin của các Quốc gia thành viên. Các Quốc gia thành viên cũng nên đưa vào báo cáo của mình thông tin liên quan đến các hoạt động bị pháp lý học và luật pháp của mình xếp loại có thể bị trừng phạt vì phạm lỗi “báng bổ”.

 

18.4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.

 

Ủy ban có quan điểm rằng điều 18.4 cho phép trường công lập giảng dạy các môn học như lịch sử chung của các tôn giáo và đạo đức nếu nó được đưa ra một cách trung lập và khách quan. Sự tự do của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp để đảm bảo rằng con cái của họ được giáo dục về tôn giáo và đạo đức phù hợp với niềm tin của chính họ, được quy định trong điều 18.4, liên quan đến những đảm bảo về quyền tự do giảng dạy một niềm tin hoặc tôn giáo được nêu trong điều 18.1.

 

Ủy ban lưu ý rằng giáo dục công cộng bao gồm hướng dẫn về một tôn giáo/ niềm tin đặc biệt là không phù hợp với điều 18.4 trừ khi có quy định cho phép lựa chọn hoặc xin miễn trừ mà không bị phân biệt đối xử, để phù hợp với sự mong muốn của cha mẹ và người giám hộ.

 

(*1) -Điều 2 ICCPR

1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.

2. Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiện bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự pháp luật nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này.

3. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết:

a) Bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do như được công nhận trong Công ước này đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra;


b) Bảo đảm rằng bất kỳ người nào có yêu cầu về các biện pháp khắc phục sẽ được các cơ quan tư pháp, hành pháp hoặc lập pháp có thẩm quyền hoặc bất kỳ cơ quan nào khác có thẩm quyền do hệ thống pháp luật của quốc gia quy định, xác định quyền lợi cho họ và sẽ mở rộng khả năng áp dụng các biện pháp khắc phục mang tính tư pháp;


c) Đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành các biện pháp khắc phục đã được đề ra.

 

-- Điều 3 ICCPR


Các quốc gia thành viên Công ước này cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Công ước đã quy định

 

-- Điều 26 ICCPR

 

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác.

 

(*2) Điều 27 ICCPR


Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không bị khước từ quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

 

(*3) Điều 20 ICCPR


1. Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm.


2. Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm.

 

(*4) https://www.ohchr.org/Documents/Issues/Opinion/CCPRGeneralCommentNo11.pdf

 

-- Thục-Quyên

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.