Hôm nay,  

Nhóm Oath Keepers Bị Cáo Buộc Tội Danh Âm Mưu Lật Đổ Chính Quyền

16/01/202218:53:00(Xem: 1475)
photo-1613416997453-07bb61c0859a
Rhodes, kẻ cầm đầu nhóm Oath Keepers, và 10 thành viên hoặc cộng sự khác đã bị buộc tội với tội danh ‘Âm mưu lật đổ chính quyền’ (Nguồn: Unsplash.com




WILMINGTON – Rhodes, kẻ cầm đầu nhóm Oath Keepers, và 10 thành viên hoặc cộng sự khác đã bị buộc tội với tội danh ‘Âm mưu lật đổ chính quyền’ (seditious conspiracy), theo trang APnews đưa tin ngày Chủ Nhật, 16 tháng 1 năm 2022.

Theo các tài liệu của tòa án, hai ngày sau cuộc bầu cử vào ngày 3 tháng 11 năm 2020, nhóm Oath Keepers tin chắc rằng chiến thắng là của Tổng thống Donald Trump và đã bị tráo đổi. Các thành viên của nhóm dân quân cực hữu lên kế hoạch biểu tình ở Điện Capitol của Hoa Kỳ. “Muốn qua được trận này thì nội chiến là không thể tránh khỏi,” kẻ cầm đầu nhóm Oath Keepers Stewart Rhodes viết cho các thành viên khác, “Quá trễ rồi. Hãy chuẩn bị tinh thần và sức lực.” Bốn ngày sau, khi các trang tin tức tuyên bố Joe Biden là người chiến thắng, các tài liệu cho biết Rhodes đã nói với các thành viên Oath Keepers rằng “từ chối chấp nhận và biểu tình ở Điện Capitol.”

Bản cáo trạng dành cho Rhodes, kẻ cầm đầu nhóm Oath Keepers, và 10 thành viên hoặc cộng sự khác đã có phần gây sửng sốt vì sau một năm điều tra về vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 năm 2021, các công tố viên liên bang đã quyết định buộc tội họ với tội danh ‘Âm mưu lật đổ chính quyền’. Đây là điều hiếm khi xảy ra, tội danh này được dùng từ thời Nội chiến và chỉ dành cho những tội phạm chính trị nghiêm trọng nhất.

Nhưng các tài liệu cũng cho thấy những người ủng hộ nhiệt thành và nguy hiểm nhất của Trump đã huy động nhanh chóng như thế nào để lật đổ kết quả bầu cử bằng vũ lực và bạo lực, dù rằng không hề có gian lận bầu cử trên diện rộng, và Nội các của Trump và các quan chức bầu cử địa phương đều cho biết cuộc bỏ phiếu diễn ra tự do và công bằng.

Hàng trăm người đã bị buộc tội cố tình sử dụng bạo lực nhằm ngăn chặn Quốc hội chứng nhận chiến thắng của Biden. Nhiều người đã bị kích động bởi bài phát biểu của Trump tại một cuộc biểu tình gần Tòa Bạch Ốc, ông ta đã nói: “Chúng ta hãy chiến đấu như đang ở địa ngục. Nếu không, chúng ta sẽ mất nước.” Còn đối với Rhodes và những người khác, không cần những lời này của Trump. Mọi thứ đã được lên kế hoạch từ trước.

Elmer Stewart Rhodes III, 56 tuổi, thành lập nhóm Oath Keepers vào năm 2009. Ông và một số bạn bè quyết định thành lập một tổ chức xoay quanh suy nghĩ rằng “chế độ chuyên chế sắp lên ngôi,” lo ngại về sự tiếp cận quá mức của liên bang và các mối đe dọa không được công nhận, giống như kiểu chính phủ đang lên kế hoạch tấn công người dân. Ông đã tuyển dụng binh sĩ, cảnh sát kể cả những người đang làm việc hay đã nghỉ việc.

Theo trang web của Southern Poverty Law Center, sau khi tốt nghiệp trung học, Rhodes đã gia nhập Quân đội và làm lính dù, nhưng đã được giải ngũ danh dự sau khi bị thương trong một vụ tai nạn. Ông ta đã đi học ban đêm tại trường Nevada ở Las Vegas. Công việc đầu tiên của Rhodes trong lĩnh vực chính trị là giám sát thực tập sinh cho Ron Paul, người khi đó là nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ Texas. Sau đó, Rhodes học trường Luật Yale, tốt nghiệp năm 2004 và làm thư ký cho Thẩm phán Tòa án Tối cao Arizona Michael Ryan. Rhodes chuyển đến Montana, nhưng đã “quay lưng lại ngay với chính trị” và ra mắt Nhóm Oath Keepers.

Thời kỳ đỉnh cao, Oath Keepers có khoảng 40,000 thành viên; một chuyên gia về chủ nghĩa cực đoan ước tính số thành viên của nhóm vào khoảng 3,000 người trên toàn quốc. Không lâu sau, Rhodes đã bỏ nghề luật sư để chuyên tâm làm việc cho Oath Keepers. Ông ta đã bị tước quyền làm luật sư vào năm 2015.

Các thành viên của Oath Keepers cam kết “thực hiện lời thề của quân đội và cảnh sát là bảo vệ Hiến pháp, chống lại mọi kẻ thù, trong và ngoài nước,” theo trang web của nhóm. Với phương châm “Đừng Hòng Xảy Ra Dưới Sự Canh Gác của Chúng Ta!”, Oath Keepers đã tham gia vào một loạt các cuộc đối đầu với chính phủ trong những năm Barack Obama làm tổng thống. Đáng chú ý nhất là một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ liên bang tại Bundy Ranch ở Bunkerville, Nevada.



Sau đó, Trump được bầu làm tổng thống vào năm 2016. Dù Rhodes khẳng định Oath Keepers là phi đảng phái, nhóm đã đến thủ đô của quốc gia vào tháng 1 năm 2017, khi Trump nhậm chức, để bảo vệ những ‘người yêu nước ôn hòa của Hoa Kỳ’ khỏi ‘phe cánh tả cấp tiến.’

“Trong thời gian này, Rhodes ngày càng trở nên âm mưu, tiếp thu và rao giảng một số lý thuyết âm mưu của phe cánh hữu với sự hỗ trợ của người bạn Alex Jones,” theo cuốn sách “Oath Keepers: Patriotism and the Edge of Violence in a Right-Wing Antigovernment Group,” của trợ lý giáo sư Sam Jackson của Đại học Albany. Alex Jones là người theo thuyết âm mưu và người dẫn chương trình Infowars. Các công tố viên cho biết, khi Trump có vẻ như sẽ thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 trước Biden, thì nhóm Oath Keepers bắt đầu rục rịch.

Vào ngày 9 tháng 11 năm 2020, Rhodes đã hướng dẫn những người theo gót mình trong một cuộc gọi GoToMeeting đến Washington để cho Trump biết rằng “mọi người ủng hộ ông” và bày tỏ hy vọng rằng Trump sẽ kêu gọi lực lượng dân quân để giúp giữ quyền lực. “Đó sẽ là một cuộc chiến đẫm máu và đáng sợ,” Rhodes cảnh báo. “Chúng ta sắp sửa chiến đấu. Không thể tránh được.”

Ngày 14 tháng 12 năm 2020, khi các đại cử tri ở các bang bỏ phiếu, Rhodes đã công bố một lá thư trên trang web của Oath Keepers rằng “ủng hộ việc sử dụng vũ lực để ngăn chặn việc chuyển giao quyền lực tổng thống một cách hợp pháp.” Khi sắp tới quá trình chuyển giao ở Washington, Oath Keepers đã nói về một kho vũ khí mà họ chỉ cần vài phút để lấy, nếu cần thiết.

Edward Vallejo, người cũng bị buộc tội, viết: “Mọi người tham gia đều có thiết bị kỹ thuật riêng và biết cách sử dụng.”

Vào sáng ngày 6 tháng 1 năm 2020, Vallejo và những người khác đã tham gia một podcast thảo luận về khả năng xảy ra xung đột vũ trang. Các thành viên mặc trang phục chiến đấu và đội nón bảo hiểm. Họ tiến vào Điện Capitol cùng với rất đông những kẻ bạo loạn, chúng đã xông qua hàng rào cảnh sát và đập vỡ cửa sổ, làm bị thương hàng chục sĩ quan và khiến các nhà lập pháp phải tháo chạy.

Nhóm Oath Keepers đã thành lập hai đội, hay “nhánh quân,” một thuật ngữ quân sự. Nhánh đầu tiên tách ra bên trong tòa nhà để đi riêng biệt sau Hạ viện và Thượng viện. Nhánh còn lại đối đầu với các sĩ quan bên trong Capitol Rotunda.

Tòa nhà bị xâm phạm. Quá trình chứng nhận của Quốc hội đã dừng lại. Tin đồn lan truyền rằng phe chống đối cánh tả đã xâm phạm nền dân chủ Hoa Kỳ. “Không. Tôi ở ngay đây, đều là những Người Yêu Nước,” Rhodes viết “Tất cả những gì tôi thấy Trump làm là phàn nàn. Tôi thấy ông ta chẳng cố gắng làm gì cả. Nên những người yêu nước sẽ tự nổi dậy giành lấy quyền lực. Họ giành được rồi.”

Một nhóm chuyên săn tìm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nhưng không thể tìm thấy bà. Cuộc bao vây tiếp tục trong nhiều giờ, cho đến khi lực lượng thực thi pháp luật giành được quyền kiểm soát. “Chúng ta đang hành động như những người khai sáng,” một người viết trong cuộc hỗn chiến. “Không thể lùi bước.”

Sau đó, trong nhóm bắt đầu xuất hiện rạn nứt. Trước khi bị bắt, Rhodes đã tìm cách tạo khoảng cách với những người đã bị bắt, khẳng định họ đã trở nên bất hảo còn hắn không bao giờ có kế hoạch vào Điện Capitol. Những thành viên Oath Keeper cũng đang gặp rắc rối về tiền bạc. Nhóm đã mất khả năng giải quyết thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến.

Cuộc điều tra vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 vẫn kéo dài. FBI vẫn đang tìm kiếm những kẻ tình nghi, các đặc vụ đã tìm hiểu hàng loạt bằng chứng để liên kết những người có trong những hình ảnh ngày hôm đó. Cho đến nay, hơn 700 người đã bị buộc tội. Hầu hết đối mặt với các tội cấp thấp hơn, là cố tình tiến vào nơi cấm. Khoảng 150 người đã bị buộc tội hành hung cảnh sát tại Điện Capitol. Và các thành viên của một nhóm cực hữu khác là Proud Boys đã bị truy tố với tội danh âm mưu thông thường (simple conspiracy), có thể bị kết án đến 5 năm tù giam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 4 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về Listas California, một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6. Theo nhà bán đấu giá Christie's, cuốn Crosby-Schoyen Codex – được viết trên giấy papyrus bằng tiếng Coptic (ngôn ngữ Ai Cập cổ đại) trong khoảng thời gian từ năm 250-350 sau Công nguyên, và được ghi chép tại một trong những tu viện đầu tiên của Kitô Giáo. Ước tính quyển sách cổ quý giá này sẽ có giá từ 2.6 triệu đến 3.8 triệu MK.
Mối quan hệ giữa xã hội và tuổi vị thành niên khá là phức tạp. Chúng ta vừa muốn bảo vệ và chăm sóc lứa tuổi này như khi còn là trẻ em, nhưng cũng muốn giúp các em trở nên độc lập và tự chủ. Trong quá trình này, thanh thiếu niên phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức, từ việc học cách tự lập, xây dựng mối quan hệ với bạn bè, tới phát triển bản thân và thậm chí là phải học hỏi từ những sai lầm.
Theo thông tin được công bố trong một chỉ thị khẩn cấp từ Sở An Ninh Mạng và Hạ Tầng Hoa Kỳ (Cybersecurity and Infrastructure Security Agency, CISA), các tin tặc được chính phủ Nga hậu thuẫn đã lợi dụng quyền truy cập vào hệ thống email của Microsoft để đánh cắp thư tín giữa các viên chức và công ty, theo Reuters.
Chính quyền Biden cho biết Hoa Kỳ đã vượt qua mục tiêu ban đầu về việc cho phép triển khai hơn 25 gigawatt các dự án năng lượng sạch trên đất công cộng vào năm 2025, và hoàn tất kế hoạch cắt giảm các khoản phí cho các dự án năng lượng gió và mặt trời trên các khu đất liên bang, theo Reuters.
Hôm thứ Tư ngày 10 tháng Tư 2024 vừa qua, tại tòa liên bang khu vực DC, thẩm phán Tanya S. Chutkan đã tuyên án Antony Võ 9 tháng tù giam, 12 tháng quản thúc sau hạn tù và 1,000 đô la tiền phạt. Antony Võ là một thanh niên gốc Việt 31 tuổi tại Indiana, đã tham gia cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Một (J6) tại tòa Quốc Hội Hoa Kỳ. Khác với nhiều bị can khác đã nhận tội hay bày tỏ sự hối hận khi bị bắt, bị truy tố hay khi bị tuyên án, Antony là một bản nhái của Donald Trump thu nhỏ khi đối mặt và thách thức cùng hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
Antony Võ lãnh 9 tháng tù vì nghe lời Trump, tham dự bạo lực tấn công tòa nhà Quốc Hội ra tòa thủ đô. Thẩm phán Tanya Chutkan, giám sát vụ can thiệp bầu cử của cựu Tổng thống Donald Trump, đã bác bỏ quan điểm hôm thứ Tư rằng các bị cáo bị bỏ tù bị buộc tội về một số tội ác bạo lực nhất trong cuộc bạo loạn ở Điện Capitol Hoa Kỳ là “con tin” - một nhãn hiệu mà Trump và các đồng minh của ông thường dùng để mô tả các tù nhân.
Hoa Kỳ đưa thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen xuất cảng vì tìm cách mua chip AI cho quân đội nước này, theo Reuters.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết, một cựu sinh viên Đại học Cornell đã nhận tội đăng trực tuyến các thông điệp đe dọa sinh viên Do Thái trong trường, bao gồm cả dọa giết và bạo lực, theo Reuters.
Báo Nikkei hôm thứ Tư đưa tin Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ ký hơn 70 thỏa thuận tại cuộc gặp hôm nay. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với các phóng viên: “Đây có lẽ là tập hợp các sản phẩm có ý nghĩa quan trọng lớn nhất mà chúng tôi từng thấy”. Kishida đã đến Washington ngày hôm Thứ Ba trong chuyến thăm cấp nhà nước.
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin.
Một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, Washington sẽ bán cho Ukraine thiết bị trị giá tới 138 triệu MK để bảo trì và nâng cấp hệ thống phòng không HAWK, nhằm giúp ứng phó với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) và hỏa tiễn hành trình của Nga, theo Reuters.
Tòa án cao nhất Arizona đã ra phán quyết rằng tiểu bang phải tuân thủ luật đã tồn tại 160 năm – cấm tất cả các hình thức phá thai, ngoại trừ những trường hợp “cần thiết để cứu sống” thai phụ. Đây là một phán quyết quan trọng, buộc Arizona phải thực thi luật cấm phá thai từ thời Nội Chiến, theo CNN.
Cách đây vài tuần, kỹ sư phần mềm Andres Freund đã có một khám phá kỳ lạ. Công việc của anh tại Microsoft liên quan đến việc phát triển một chương trình cơ sở dữ liệu, và anh đã nhận được những kết quả không bình thường khi thử nghiệm hệ thống. Các nỗ lực đăng nhập vào chương trình đột nhiên mất nửa giây lâu hơn thường lệ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.