Hôm nay,  

Điểm Báo Quốc Tế Bàn Về Các Biến Động Tại Kazakhstan

13/01/202217:56:00(Xem: 2154)

Thời sự thế giới

dkt

Liên minh quân sự của các nước Trung Á (OKVS) 

 

Karzakhstan là một đất nước còn non trẻ, gìành độc lập từ năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ. Với diện tích 2 triệu 7 cây số vuông và hơn 19 triệu dân, Karzakhstan giàu tài nguyên khoáng sản như dầu hoả, khí đốt và đá hiếm và kinh tế phát triển với nhiều đầu tư của Mỹ, Thụy Sĩ, Hà Lan và nhiều nước khác của Liên Âu.

 

Nhưng giá khí đốt tăng vọt khiến cho dân chúng bất bình và gây bạo loạn. Các biến động mới nhất của Karzakhstan làm cho công luận quốc tế quan tâm đặc biệt. Để đối phó, chính quyền độc tài đã gây cho hơn 164 người chết và bắt giữ trên 4.400 người biểu tình. Trong khi Nga đưa quân đội tới để hỗ trợ về mặt an ninh, bạo loạn vẫn tiếp diễn.

 

Liệu chế độ có tiếp tục cai trị đất nước được không, đó là vấn đề mà báo chí quốc tế đưa ra nhiều lời bình luận khác nhau và sau đây là phần tuyển dịch.

 

*

 

Tờ BIRGÜN của Thổ Nhĩ Kỳ từ Istanbul viết:

 

"Vấn đề không chỉ là về khí đốt, về cơ bản, mọi thứ đã trở nên đắt đỏ hơn, và khoảng cách biệt giàu nghèo đang mở rộng. Trên thực tế, tình hình trong nước lẽ ra phải leo thang sớm hơn. Ngoài lý do kinh tế cho điều này, cũng có những lý do chính trị. Sự đàn áp nặng nề, con người không có tự do. Hy vọng rằng từ tình trạng bất ổn này, cuối cùng, người dân Kazakhstan sẽ chiến thắng".

 

Nhà bình luận của tờ ASAHI SHIMBUN của Tokyo ngạc nhiên là:  

 

"Kazakhstan thực sự được coi là tương đối ổn định. Những cuộc bạo loạn này càng đáng ngạc nhiên hơn. Tuy nhiên, cho đến nay có vẻ như mọi người chỉ bày tỏ sự thất vọng của họ đối với chế độ và không có yêu cầu cụ thể.”

 

Tờ VEDOMOSTI của Moscow cho rằng:

 

"Các cuộc biểu tình ở Kazakhstan được thể hiện bởi tính cách mạng lưới của họ. Nhưng cho dù là có sự tổ chức rõ ràng của các cá nhân tích cực, cuộc biểu tình không có nhà lãnh đạo chính danh. Do đó, chính quyền không biết là có thể đàm phán cụ thể với ai".

 

Tờ LA STAMPA của Ý phân tích:

 

"Trong vòng vài giờ, cuộc biểu tình phản đối giá xăng khí đốt đã biến thành một cuộc nổi dậy chính trị. Mọi thứ đều chỉ ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nhìn từ Moscow, sự can thiệp quân sự để hỗ trợ chế độ Kazakhstan đang lung lay sẽ chính thức đưa Tổng thống Putin trở lại vai trò khao khát là phục hồi cho đế chế Liên Xô".

 

Tờ DIENA của Latvia viết:

 

"Kazakhstan, nơi dường như rất yên tĩnh, đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý của công luận thế giới. Nguyên nhân gây ra cho tình trạng bất ổn là giá khí đốt cao hơn.

 

Trong nước, tình trạng bất bình đẳng rất lớn, và bất mãn đối với chính phủ lan rộng. Hạn hán trong năm ngoái, sự đối kháng sắc tộc và việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc do đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình hình. Những kẻ gây bạo loạn không có kế hoạch nắm quyền hoặc đưa ra các yêu cầu chính trị, và không ai biết ai đang điều phối các cuộc biểu tình.

 

Tổng thống Tokayev đổ lỗi bạo lực cho những kẻ khủng bố quốc tế đã gửi quân đội tới và yêu cầu đồng minh giúp đỡ. Những binh sĩ Nga đầu tiên đã đến Kazakhstan, bề ngoài là để bảo vệ các mục tiêu chiến lược quan trọng. Một vấn đề khác là làm thế nào họ có ý định để giải quyết các vấn đề dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc biểu tình".

 

Tờ AFTENPOSTEN của Na Uy nhìn những diễn biến mới nhất như sau:

 

"Trong khi cảnh sát nói về các cuộc tấn công của các lực lượng cực đoan, các video trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy cuộc tuần hành của binh sĩ và bắn vào người biểu tình. Đồng thời, có những cuộc bạo loạn lớn và cướp bóc các cửa hàng. Hàng chục người được cho là đã thiệt mạng và dường như có hàng trăm người bị thương.

 

Tokayev đã hứa sẽ rút lại việc tăng giá. Nó không giúp ích gì cho Tokayek. Ngay cả việc từ nhiệm của chính phủ cũng không dẫn đến việc chấm dứt các cuộc biểu tình. Có lẽ bầu cử tự do sẽ là một giải pháp tốt hơn."

 

Tờ GUARDIAN của Anh coi yêu cầu hỗ trợ của các đồng minh gởi đến Kazakhstan là một hành vi mạo hiểm của Tổng thống Kazakhstan:

 

"Việc yêu cầu Moscow giúp đỡ không chỉ là một sự thừa nhận ngấm ngầm về điểm yếu của Tokayev, mà còn có khả năng làm đảo lộn cho nhiều người ở một quốc gia tự hào về chính sách đối ngoại của mình. Liên minh các quốc gia hậu Xô Viết chưa bao giờ can thiệp vào một cuộc khủng hoảng, nhưng Nga, giống như Trung Quốc, nước láng giềng hùng mạnh khác của Kazakhstan, muốn sự ổn định ở biên giới của mình, chứ không phải để các cuộc biểu tình đường phố lật đổ một chính phủ khác trong khu vực".

 

Theo JIEFANG RIBAO của Trung Quốc, kịch bản bất ổn này hiện không đe dọa Kazakhstan:

 

"Một mặt, chính giới vẫn nắm vững quyền lực trong tay, và sự đa số người dân bất mãn không đi xa đến mức là muốn thay đổi chế độ. Quan trọng hơn, bằng cách gửi lực lượng gìn giữ hòa bình, Nga đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho phương Tây không can thiệp. Tương tự như Nga, Trung Quốc cũng rất muốn nước láng giềng Kazakhstan trở lại bình thường, bởi vì Trung Á là một trung tâm chiến lược quan trọng của Con đường tơ lụa mới."

 

Báo GZETA WYBORCA của Ba Lan giải thích:

 

"Kazakhstan là một quốc gia hậu Xô Viết đặc biệt, có lẽ là quốc gia duy nhất bắt tay vào con đường hiện đại hóa độc tài tương đối thành công trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ và tin cậy với Nga trong một thời gian tương đối dài.

 

Không phải ngẫu nhiên mà bảng chữ cái bằng tiếng Latinh được sử dụng ở Kazakhstan, và không phải ngẫu nhiên mà Kazakhstan, quốc gia Trung Á duy nhất  đạt hơn 50% xuất khẩu sang Liên Âu và gần có 80% đầu tư nước ngoài đến từ Hoa Kỳ và các nước châu Âu.

 

Ngày nay, đất nước này đang phải đối mặt với một quyết định lịch sử vĩ đại, và năm 2022 có thể sẽ không kém phần quan trọng đối với không gian hậu Xô Viết so với năm 2003 với "Cách mạng Hoa hồng" Georgia hoặc năm 2014 với Cách mạng Ukraine."

 

Tờ NEU ZÜRCHER ZEITUNG từ Thụy Sĩ tin rằng Moscow cũng đang theo đuổi các mục tiêu địa chính trị bằng cách triển khai cái gọi là "lực lượng gìn giữ hòa bình:

 

"Putin biết được việc nắm bắt cơ hội khi cơ hội thể hiện. Rõ ràng, Putin coi tình trạng bất ổn ở Kazakhstan là cơ hội để cho quốc gia lớn nhất ở Trung Á này ràng buộc vững chắc với Nga trong tương lai gần. Putin khéo léo dùng cơ hội khai thác điểm yếu của các nhà độc tài Kazakhstan.

 

Dự kiến là quân đội Nga sẽ không lại ra khỏi Kazakhstan nhanh như vậy. Moscow sử dụng không thương tiếc "lực lượng gìn giữ hòa bình" của mình ở nhiều nước cộng hòa của Liên Xô cũ, vì lợi ích địa chính trị của mình. Một khi tình hình ở Kazakhstan đã được kiểm soát, nước này có thể sẽ gia nhập danh sách này."

 

Tờ SABAH của Thổ Nhĩ Kỳ từ Istanbul cũng nghi ngờ rằng sự can thiệp của quân đội Nga là vị tha:

 

"Nhân dịp này, Nga muốn thực hiện một số yêu cầu. Điều này được thể hiện rõ trong các tuyên bố của người đứng đầu các phương tiện truyền thông có liên kết với Điện Kremlin là Sputnik và Russia Today. Ví dụ, việc Kazakhstan công nhận Crimea là một phần của Nga, du nhập tiếng Nga như một ngôn ngữ chính thức thứ hai, sự tái du nhập chử cyrillic và cho phép của các trường học Nga hoạt động.”

 

Tờ LIDOVE NOVINY từ Tiệp Khắc nhận định các tham vọng của Nga một cách tương tự và trích ra một ví dụ khác:

 

"Một số người sẽ nhớ cách mà các đơn vị Nga kết thúc cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan trong Nagorno-Karabakh năm ngoái. Lần này, Nga cũng đảm bảo trật tự. Điều này không thể bị lên án như là một tội ác.

 

Nhưng vấn đề là Nga không biết bắt đầu từ đâu và dừng lại ở đâu. Sự can thiệp  vào Nagorno-Karabakh và Kazakhstan không làm phiền phương Tây. Nhưng điều này cũng sẽ áp dụng cho Georgia, Ukraine hay thậm chí là các nước Baltic? Mỹ và NATO phải đàm phán điều này với Nga.”

 

Tuy nhiên, tờ HUANQIU SHIBAO của Trung Quốc tin rằng tình hình hiện đang được kiểm soát trở lại:

 

"Việc triển khai quân đội của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể đã đóng góp đáng kể cho việc này. Liên minh quân sự do Moscow lãnh đạo đã chứng tỏ bảo vệ an ninh cho các quốc gia thành viên ở Trung Á. Các hệ thống phòng thủ như vậy phải được mở rộng hơn nữa nếu các quốc gia như Kazakhstan muốn tự bảo vệ mình khỏi một cuộc cách mạng do phương Tây lãnh đạo. Tuy nhiên, đánh giá tuỳ theo định kiến của phương Tây là Nga đang thách thức NATO với liên minh này."

 

Tờ EL PERIODICO DE ARAGON của Tây Ban Nha viết:

 

"Liên minh phòng thủ của sáu nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (OVKS) không gì khác hơn là một công cụ của điện Kremlin. Nhìn vào Ukraine và việc sáp nhập Crimea trong năm 2014 là đủ để đoán xem Nga sẵn sàng đi bao xa và mở rộng ảnh hưởng của mình. Cuộc nổi dậy ở Kazakhstan chắc chắn không chỉ là kết quả của việc tăng giá khí đốt.

 

Thay vào đó, tình hình cho thấy sự bất mãn dân chúng, mức sống của họ không cao như sự giàu có của đất nước về tài nguyên khoáng sản có thể mang lại. Nhưng cũng có lời hứa không được thực hiện về dân chủ hơn, bởi vì Kazakhstan được cai trị bởi một đảng duy nhất và không có phe đối lập chính trị. Đây là những phần tác động cho một cuộc khủng hoảng xã hội, mà nó sẽ lan sang các quốc gia khác cũng không ổn định trong khu vực."

 

Tờ JYLLANDS-POSTEN  của Đan Mạch nhấn mạnh:

 

"30 năm sau Liên Xô sụp đổ, người ta vẫn phải nhận thức tỉnh táo là từ quan điểm dân chủ, các nước cộng hòa cũ phía nam kém phát triển một cách vô vọng.

 

Nhưng hiện nay, Putin có thể rơi vào trong một trò chơi nguy hiểm cao độ của mình. Sau khi cố gắng gây bất ổn cho châu Âu bằng các cuộc tấn công mạng, uỷ thác việc giết người, nguỵ tạo thông tin và các mối đe dọa quân sự, Putin đột nhiên bị thách thức bởi cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan. Bình thường hóa thế giới hậu Xô Viết sẽ kéo dài bao lâu? Phương Tây chỉ còn một điều duy nhất: họ phải kiên quyết đối đầu với các chế độ độc tài này."

 

Đây chính xác là một vấn đề trong mắt của tờ CORRIERE DELLA SERA của Ý:

 

"Vladimir Putin không thể tưởng tượng được là, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất của mình, phương Tây đang bị phân hoá và rối loạn như ngày nay.

 

Mỹ bị chia cắt bởi các cuộc xung đột nội bộ, Đức có một chính phủ mới vẫn chưa tìm thấy hướng đi cho khu vực. Pháp đang trong chiến dịch tranh cử tại Điện Elysée, nơi hứa hẹn sẽ gây rủi ro cho Tổng thống Macron.

 

Tóm lại, phương Tây đang trải qua một trong những giai đoạn bất ổn và yếu kém, chắc chắn nó ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược - và cũng ảnh hưởng đến phản ứng đối với hành động của người khác."

 

Tờ NEW YORK TIMES cũng lưu ý một sự mất đoàn kết nhất định giữa các quốc gia phương Tây trong mối quan hệ với Nga, có liên quan đến Kazakhstan, mà cũng với Belarus và trên hết là Ukraine:

 

"Bộ phim chỉ mới bắt đầu. Các nước láng giềng khác có thể trở thành con tin cho chiến lược sinh tồn của Nga, đòi hỏi phải mở rộng quyền lực sang các nước khác để duy trì ổn định ở trong nước.

 

Điện Kremlin đang đối phó với một hệ thống chính trị lâu đời ở phương Tây  quyết tâm duy trì hiện trạng. Bởi vì toàn cầu hóa ngăn cản một chính sách ngăn chặn nghiêm trọng: làm thế nào phương Tây có thể ngăn chặn được Nga khi bị vướng vào trong một mạng lưới quan hệ kinh tế và an ninh với nhà nước Nga.”

 

Tờ báo MÜSAVAT từ Azerbaijan đã làm sáng tỏ các nguyên nhân sâu xa của sự bất ổn ở Kazakhstan và tự hỏi:

 

"Những người biểu tình có vũ trang này là ai, họ thuộc nhóm khủng bố nào và yêu cầu của họ là gì? Điều thú vị ở đây là cuộc họp của các quốc gia kế tục của Nga tại St. Petersburg vào cuối năm.

 

Ở đó, người đứng đầu điện Kremlin Putin lần đầu tiên gặp cựu Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và sau đó với người kế nhiệm Tokayev. Putin đã đưa ra nhiều yên sách đối với Kazakhstan.  Nazarbayev đã từ chối yêu cầu này, nhưng sau đó Tokayev đã đồng ý.

 

Còn Nazarbayev thì sao? Nazarbayev bị quản thúc tại gia hay đã rời khỏi đất nước chưa? Có lẽ Nazarbayev đã đặt mình vào vị trí hàng đầu của "cuộc kháng chiến vũ trang chống lại sự chiếm đóng của Nga".

 

Cho đến khi nào tất cả câu hỏi này không được trả lời, người ta sẽ không hiểu được những gì đang xảy ra ở Kazakhstan."

 

-- Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.

 

Tổng hợp từ nguồn của Deutschlandfunk, die internationale Presschau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo Cơ Quan Hải Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA), trong vùng biển gần nhóm đảo Lower Keys ở Florida, người ta phát hiện ít nhất 40 loài cá khác nhau thực hiện các hành động “xoay tít và quay vòng vòng,” và nhiều con đã chết. Cho đến nay, các khoa học gia vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây ra khuynh hướng bất thường này.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
FBI và Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) đang điều tra một trong những vụ cướp tiền mặt lớn nhất lịch sử thành phố: một cơ sở cất giữ tiền mặt ở Thung lũng San Fernando bị trộm đánh cắp 30 triệu đô la, theo CNN.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Hôm thứ Tư (3/4), Đài Loan hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong 25 năm. Ít nhất 9 người chết và hàng trăm người bị thương; nhà cửa, đường sá bị hư hại và hàng chục công nhân bị kẹt trong các mỏ đá.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6, theo Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Reuters, đầu bếp nổi tiếng Jose Andres xúc động cho biết một cuộc tấn công của Israel giết hại 7 nhân viên cứu trợ lương thực của ông ở Gaza; Israel đã nhắm mục tiêu vào nhóm nhân viên cứu trợ “một cách có hệ thống, từng xe một”, theo Reuters.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ, theo Reuters.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
Tin Đang Cập Nhật: Khoảng 8 giờ sáng thứ Tư (3/4), một trận động đất mạnh tối thiểu 7.4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan và gây ra nhiều thiệt hại. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong 25 năm, thậm chí còn gây ra cảnh báo sóng thần cho một số hòn đảo ở Nhật Bản.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn, được cho là hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, ra biển ngoài khơi bờ biển phía đông. Thủ tướng Nhật Bản ngay lập tức lên án vụ việc, theo Reuters.
Các chiến đấu cơ ném bom vào Đại Sứ Quán Iran ở Syria bị nghi ngờ là của Israel. Iran cho biết cuộc tấn công đã giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 chỉ huy cấp cao. Việc này là một bước ngoặt khiến căng thẳng trong khu vực leo thang nghiêm trọng, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.