Hôm nay,  

CIA: Thay Đổi Cán Cân Quyền Lực Ở Sài Gòn Sau Vụ “Bắn Lầm”, Và Mục Tiêu Chiến Lược Của Mỹ

01/01/202211:14:00(Xem: 4357)

Tài liệu lịch sử

Lichsu_75

✲ CIA: Vào khoảng 3 tháng trước ngày xảy ra biến cố tại trường Phước Đức, Chợ Lớn, CIA đã lên tiếng báo trước rằng " trong vài tháng tới...sớm đạt được 'khoảnh khắc của sự thật'  về cuộc tranh giành quyền lực giữa Thiệu-Kỳ ".

 

✲ WaPo:  "Không có cách nào xoa dịu được sự phẫn nộ, không chỉ của gia đình các sĩ quan bất hạnh, mà còn của các chiến binh khác và người dân Việt Nam"

 

✲ CIA: Phó TT Kỳ đảm bảo với Đại sứ Bunker rằng ông ta không có ý định tổ chức một cuộc đảo chính sau vụ "bắn lầm".

 

✲ CIA:  TT Thiệu đã hoàn thành một cuộc cách mạng thầm lặng với cái giá phải trả là Phó TT Kỳ và nhóm các tướng lãnh miền Bắc ủng hộ ông ta (sau biến cố ngày 2.6.1968).

 

✲ CIA: Các cuộc tấn công Tết đã thành công trong việc mang lại sự khác biệt và cho thấy sự đòi hỏi cấp bách đối với câu hỏi về quyền lãnh đạo tối cao.

 

✪ Truyền thông của Bộ Quốc Phòng tường thuật về vụ máy bay Mỹ gây tử vong cho 6 sĩ quan QLVNCH

 

• Ngày 2.6.1968 (Truyền thông BQP/Media Defense Gov.) Từ Tết Mậu Thân đến Tết Đoan Ngọ (1968)  Bộ Tư lệnh Yểm trợ Quân sự Thủ đô, một bộ phận của Lực lượng Chiến trường II của Tướng Weyand, được thành lập trong dịp Tết Đoan Ngọ  làm cơ quan chỉ huy phòng thủ Sài Gòn và vùng phụ cận Gia Định.  Những quân nhân, dù là Lục quân hay Không quân, đã  càn quét bốn khu vực xung quanh Sài Gòn - cho dù kẻ thù đã  tuyên truyền về một  mùa hè nẩy lửa... Tất nhiên, kẻ thù có thể đã loan tin  phóng đại nhưng  các vị trí như kho đạn của địch đã bị phá hủy bởi các lực lượng Hoa Kỳ đã phá hoại kế hoạch của chúng. Vì vậy Việt Cộng không thể phóng hàng loạt tên lửa như chúng từng rêu rao, ngoài ra  có thể  hiểu là phía  CSBV  vì lợi ích của các cuộc đàm phán hòa bình, một sự hiểu ngầm rằng kẻ thù kiềm chế không tấn công vào các thành phố của miền Nam Việt Nam trong khi các cuộc đàm phán tiếp tục.  Mặc dù Tướng Weyand đã bày tỏ lo ngại  tên lửa tấn công vào ban đêm, có thể bắn trúng quân đội bạn, nhưng tai nạn nghiêm trọng nhất trong cuộc tấn công mùa xuân lại xảy ra vào ban ngày.

 

Vào ngày 2 tháng 6, một quả tên lửa do một máy bay trực thăng của Quân đội  đã bắn vào  một đám đông các quan chức miền Nam Việt Nam đang theo dõi cuộc phản công do một nhóm Việt Cộng xâm nhập vào Chợ Lớn, khu phố của người Hoa ở thủ đô. Khiến 7 người chết, trong đó có một người em rể của Phó Tổng thống Kỳ.

 

Vụ tai nạn đã gây chấn động tại  Bộ Quốc phòng vốn đã lo ngại - về việc sử dụng hỏa lực quá mức, có lẽ là sự bất cẩn trong khi giao chiến trong thành phố. Charles Sweet, một thành viên của phái bộ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã  đi tìm hiểu phản ứng của thường dân miền Nam Việt Nam và kết luận rằng những người sống ở thủ đô và vùng ngoại ô  phẫn nộ trước sự tàn phá do quân đội của họ và của người Mỹ trong khi tiêu diệt những kẻ xâm nhập của đối phương.  Bộ trưởng Clifford đã yêu cầu Tướng Wheeler cần có biện pháp đề phòng và yêu cầu này dẫn đến việc  ban hành lệnh kiểm soát chặt chẽ các cuộc không kích trong thành phố. Bộ chỉ huy hỗ trợ quân sự nhấn mạnh đến các quy tắc áp dụng trong khi  giao tranh,  kêu gọi chính quyền miền Nam Việt Nam giải tỏa  và cảnh báo cho  thường dân biết trước về cuộc tấn công sắp diễn ra, đồng thời khuyến cáo sử dụng các quy tắc sử dụng  vũ khí bao gồm tên lửa trên không và bom.[1]

 

✪ Phản ứng của Hội Đồng ANQG Mỹ và BNG về biến cố tại  trường Phước Đức

 

• Ngày 4.6.1968 (tại Mỹ)

 

ⓐ Tòa Bạch Ốc (Thư viện BNG) Tóm lược bản văn cuộc họp vào ngày 04.6.1968  gồm có sự hiện diện của: The President, Secretary Rusk, Secretary Clifford, General Wheeler,CIA Director Helms, Walt Rostow, Justice Fortas, General Taylor, George Christian, Tom Johnson. "..."

 

- Tổng thống: Chuyện gì đã xảy ra trên chiếc trực thăng đó?

- General Wheeler: Nam Việt Nam kêu gọi trực thăng yểm trợ. Một tên lửa của ba chuyến bay đã bắn trúng  khu vực bộ chỉ huy và giết chết những người chỉ huy cuộc hành quân. Đây là một tai nạn. Thật không may.


- Bộ trưởng Clifford: Tổng thống  nên bày tỏ sự quan tâm. Một trong những người bị tử thương là em rể của Kỳ. Có thể coi như là một thảm kịch. Tổng thống  nên cử một số quan chức Chính phủ đến dự lễ tang, để  thể hiện sự quan tâm. Kỳ có thể không nghĩ đó là một tai nạn. "..."

 

Tóm lược bản văn trên tờ NYT (Thư viện BNG): Vào ngày 2 tháng 6, một tên lửa phóng từ trực thăng của Hoa Kỳ đã phá hủy một ngôi trường đang được sử dụng làm bộ chỉ huy trong cuộc giao tranh ở Sài Gòn. Bị giết trong vụ nổ là 7 quan chức cao cấp của miền Nam Việt Nam. Hầu hết những người thiệt mạng hoặc bị thương là cộng sự của Kỳ, trong số những người thiệt mạng có Trung tá Phó Quốc Chụ, em rể của Kỳ. Ngay sau vụ việc, Thiệu có thể đã củng cố quyền lực của mình hơn với sự thiệt hại  về phía Kỳ,  khi  các đồng minh của Kỳ là  Cảnh sát trưởng Quốc gia Nguyễn Ngọc Loan và Thị trưởng Sài Gòn Văn Văn Của đã bị thay thế.  See The New York Times, June 3–9, 1968. [2]

 

Ghi chú của người viết:  Một số bản tường trình lên tổng thống  liền sau ngày 2.6.1968 về tình hình miền Nam Việt Nam đều bị xóa, thí dụ như băn văn CIA phổ biến ngày 16.12.2015, liên quan đến  báo cáo về ngày 04.6.168: < THE PRESIDENT'S DAILY BRIEF 4 June  1968.pdf >. 

 

✪ TT Thiệu củng cố quyền lực

 

• Ngày 5.6.1968 (CIA phổ biến ngày 16.12.2015): Thiệu đã bác bỏ dự luật tổng động viên của Quốc hội và yêu cầu sửa đổi một số điều khoản thích hợp  hơn đối với quân đội.  Trong số các sửa đổi "được đề xuất" là mở rộng độ tuổi trung binh và loại bỏ các miễn trừ dành cho cựu chiến binh. [Xóa 1 dòng] Thiệu đã đe dọa sẽ ban hành sắc lệnh động viên nếu Ủy ban Quốc phòng của cả hai viện không chấp nhận những thay đổi này. Nếu Thiệu thực hiện lời đe dọa, ông ta sẽ tạo ra căng thẳng nghiêm trọng về sự quan hệ với Hạ viện, nơi đã soạn thảo dự luật hạn chế hiện nay. Ông ta thậm chí có thể thỏa hiệp với thượng viện, nơi sẵn sàng trao cho Thiệu nhiều quyền hạn hơn trong luật động viên.


Trong một cuộc nói chuyện với Đại sứ Berger gần đây, Tướng Khang, tư lệnh Quân đoàn III, đã tự biện giải về những lời phàn nàn về Thiệu, về Thủ tướng Hương, và về các thể chế dân chủ nói chung. Khang thân thiết với Kỳ, và sự bất mãn của ông  ta  làm tăng sự  ưu tư của  Phó Tổng thống. Bản thân Kỳ cũng đang rất buồn khi Berger và Tướng Abrams gọi điện để bày tỏ sự hối tiếc về tai nạn hôm Chủ nhật. Trong sự chán nản, ông  ta thậm chí còn nói về việc từ chức, nhưng Berger nghi ngờ rằng ông ta  khó có thể biến lời nói của mình thành hành động.[3]

 

• Ngày 8.6.1968 (CIA phổ biến ngày 16.12.2015): Đài phát thanh Sài Gòn hôm nay loan tin rằng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Loan đã được thay thế bởi Đại tá Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần Văn Hai. Cũng có tin đồn rằng Đô trưởng Sài Gòn là Của đã bị thay thế.  Có một số thông tin cho rằng Thiệu  có ý định thay thế cả hai người khi còn đang điều trị thương tích trong trận giao tranh gần đây ở Sài Gòn. [Xóa dòng 3-4] Mặc dù hành động của Thiệu có thể khiến Kỳ đưa ra phản ứng, bao gồm cả việc từ chức phó tổng thống, nhưng rõ ràng Thiệu đoán trước được rằng sẽ không có rắc rối lớn sảy ra.[4]


✪ Tường thuật của báo Washington Post: Accidental Killings Fan Viet Suspicion of U.S.

• Ngày 8.6.1968 (By Nguyễn Ngọc Rao, Special to The Washington Post Saigon): Mặc dù các chính trị gia, giới trí thức và người Nam Việt Nam am hiểu tình hình chính trị của Sài Gòn đã dần lấy lại niềm tin vào Hoa Kỳ trong vài tuần qua, nhưng vụ tử vong của 6 sĩ quan quân đội và cảnh sát cao cấp của Việt Nam vào tuần trước đã khơi động lại làn sóng chống Mỹ trong một số giới.   Một tên lửa từ trực thăng của Hoa Kỳ bắn trúng nơi các sĩ quan  đang chỉ huy cuộc phản công chống lại Cộng quân  tại Chợ Lớn đã gây thiệt mạng cho họ tại  khu vực người Hoa ở Sài Gòn.

 

Khi Tổng thống Johnson tuyên bố về giải pháp hòa bình cho Việt Nam vào ngày 31 tháng 3. Phản ứng dễ thấy nhất của chế độ tại Sài Gòn là bắt đầu chuẩn bị cho [ không đọc được một số chữ vì bị che khuất]. Đại sứ  W. Averell Harriman tại Paris đã góp phần trấn an những nghi ngờ của người Nam Việt Nam và trên báo chí địa phương dù được kiểm soát chặt chẽ, nhưng đã có  những bài bình luận về vụ (đàm phán) này.

 

Nhiều người Nam Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ lẽ ra không bao giờ nên  loại trừ không cho  phía Nam Việt Nam cùng tham gia vào  cuộc đàm phán  với Bắc Việt Nam. Các nhà lập pháp của cả hai viện trong Quốc hội đã chỉ trích công khai và yêu cầu chính phủ rút các quan sát viên khỏi Paris như một động thái phản đối các cuộc đàm phán.

 

Báo chí viết rằng thông báo chia buồn của Đại sứ quán Hoa Kỳ "không có cách nào xoa dịu được sự phẫn nộ, không chỉ của gia đình các sĩ quan bất hạnh, mà còn của các chiến binh khác và người dân Việt Nam" .

 

Các quan chức chính phủ đã từ chối bình luận về vụ tử vong này, nhưng có vẻ như Hoa Kỳ vẫn còn lâu mới thuyết phục được người dân miền Nam Việt Nam về hành động của họ. < Theo web Petrus Ký Australia >.

 

h01

 

✪ TT Thiệu đã cách chức một người ủng hộ Phó TT Kỳ

 

• Ngày 10.6.1968  (CIA phổ biến ngày 14.12.2016): Phản ứng ở Sài Gòn đối với việc thay thế Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Loan và Thị trưởng Sài Gòn Của cho đến nay vẫn còn nhẹ. Tổng thống Thiệu đã thay thế  hai người ủng hộ đối thủ chính của ông, Phó Tổng thống Kỳ, vào ngày 7 tháng 6, công khai hành động vào ngày 8 tháng 6. Ngày 18 tháng 5, Thiệu đã cách chức một người ủng hộ Kỳ khác, bổ nhiệm Trần Văn Hương thay thế  Thủ tướng Lộc. Kỳ cũng đã mất những cộng sự viên khác vì bị thiệt mạng trong cuộc giao tranh gần đây ở Sài Gòn. Phó Tổng thống vẫn chưa bình luận về những thay đổi mới nhất.  Ngoài ra, Tổng thống Thiệu có thể cố gắng làm dịu những căng thẳng gần đây đối với sự nhạy cảm của Kỳ bằng cách bác bỏ đơn từ chức của một phụ tá khác của Kỳ là Trung tướng Khang - với tư cách là Tư lệnh Quân đoàn III. Người thay thế Loan là Đại tá Trần Văn Hai, nổi tiếng là một sĩ quan và nhà quản trị quân sự có năng lực, và cẩn trọng trong các công việc. Một số sĩ quan cảnh sát  cho rằng công việc có thể trở nên chuyên nghiệp hơn dưới sự lãnh đạo mới. [5]

 

• Ngày 13.6.1968 (CIA phổ biến ngày 16.12.2015): Vào ngày 12 tháng 6, Kỳ đã đưa ra động thái  cẩn trọng hơn,  ông từ chức Giám đốc Lực lượng Phòng vệ Dân sự. Ông ta hiện sống ẩn dật bên ngoài Sài Gòn và được cho là có kế hoạch xa lánh thủ đô ít nhất cho đến cuối tuần. Ông ta nói rằng ông sẽ tự giam mình trong những nhiệm vụ tương đối vô thưởng vô phạt mà hiến pháp  quy định cho chức  phó tổng thống. Kỳ rõ ràng đã quyết định rời bỏ chức vụ này mà không hỏi ý kiến Thiệu. Ông ta nói với bạn bè rằng bây giờ Thiệu sẽ qua mặt ông ta trong tất cả các quyết định quan trọng. Tuy nhiên, lá thư từ chức của ông ta không cho thấy sự tức giận và  còn đảm bảo với Đại sứ Bunker rằng ông ta không có ý định tổ chức một cuộc đảo chính.[6]

 

✪ Diễn biến chính trị tại Sài Gòn sau "khoảnh khắc của sự thật" diễn ra

 

• Ngày 27.6.1968 (CIA phổ biến ngày 19.12.2016):

 

1. Thay đổi đáng kể trong cán cân quyền lực chính trị ở Sài Gòn đã diễn ra trong  vài tuần qua. Sự kiện này không có nghĩa là đã diễn ra suông sẻ, vì không khí căng thẳng và không ổn định vẫn tồn tại. Nhưng khả năng xảy ra bất ngờ trước mắt đang lùi xa, và hiện tại có vẻ như Tổng thống Thiệu đã hoàn thành một cuộc cách mạng thầm lặng với cái giá phải trả là Phó Tổng thống Kỳ và nhóm các tướng lãnh miền Bắc  ủng hộ ông ta. Mặc dù có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn, nhưng hậu quả quan trọng cuối cùng cho thấy về thái độ của Chính phủ Việt Nam ít cứng rắn hơn đối với một giải pháp hòa bình.

 

-  Thiệu và các Tướng lãnh

 

2. "Các tướng lãnh cao cấp", bao gồm một nhóm khoảng tám sĩ quan đang dần phát triển ảnh hưởng, tuy nhiên, điều quan trọng nhất hầu hết họ là người miền Bắc và ủng hộ  Phó Tổng thống Kỳ

 

 3. Vào tháng 11 năm ngoái, thời điểm đầu của việc thành lập chính phủ  theo hiến pháp, ảnh hưởng tập thể của họ thực sự rất mạnh. Ngoài Kỳ làm Phó Tổng thống, nhóm này còn có các Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Linh Quang Viên,  Nguyễn Bảo Trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Nội vụ và Phát triển Nông thôn, lần lượt; Tướng Loan, Giám đốc Cảnh sát Quốc gia; Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng; Tướng Thắng, phụ tá  quân sự của ông ta về Lực lượng Khu vực và Bình dân và về cán bộ  Phát Triển Nông Thôn; và  Khang, Tư lệnh Quân đoàn III, Tư lệnh Biệt khu thủ đô, kiêm Tư lệnh Thủy quân lục chiến. Trước đó, quân đội đã tìm cách đảm bảo ảnh hưởng liên tục của mình bằng cách ĐỒNG Ý ủng hộ Thiệu làm ứng cử viên đại diện cho quân đội vào chức Tổng thống, ĐỔI LẠI  ông Thiệu phải cam kết tham khảo  hội đồng quân sự khi đưa ra những thay đổi về chính sách và nhân sự.

 

4. "Sự SẮP XẾP" trong thỏa hiệp này vào  tháng Bảy năm ngoái (1967) đã không cho thấy sự phức tạp, vì cả Kỳ và Thiệu đều không có lý do hay cơ hội để phản đối điều đó. Tuy nhiên, với tư cách là Tổng thống đắc cử, Thiệu tự động trở thành người có  quyền lực hơn và do đó được độc lập hơn. Hơn nữa, ông ta  (Thiệu) được sự ủng hộ hết mình của các quan chức Hoa Kỳ.  Do đó, sự bất mãn, xích mích, và cuối cùng là sự động binh đã thành hiện thực. Các cuộc tấn công Tết (2.68, 5.68) đã thành công trong việc mang lại sự khác biệt  và cho thấy sự đòi hỏi  cấp bách đối với câu hỏi về quyền lãnh đạo tối cao.

 

5. Mặc dù Thiệu không có động thái rõ ràng nào chống lại họ, nhưng vào đầu tháng Ba, các tướng lĩnh miền Bắc kết luận rằng họ đang mất chỗ dựa, và rõ ràng đã xem xét nghiêm túc việc loại bỏ Thiệu. Nhưng phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ trước những tin đồn đảo chính đã không khuyến khích họ theo  đường lối giải quyết này . Sau đó, việc mở ra các cuộc đàm phán ở Paris cũng nhằm mục đích chống lại bất kỳ chủ nghĩa phiêu lưu chính trị liều lĩnh nào ở quê nhà (Việt Nam). Trong khi đó, Thiệu đã bắt đầu cải thiện quan hệ của mình với quốc hội và với các nhóm chính trị khác nhau; ngay cả với các quan chức cấp tỉnh cũng có những thay đổi nhỏ nhưng dễ nhận thấy khác biệt giữa lòng trung thành với Kỳ và đối với Thiệu.

 

6. Nhận thức rõ về cả ý hướng và sự ức chế của các tướng lãnh, vào tháng trước Thiệu cảm thấy đủ mạnh để chủ động hành sự; Ông đề cử Trần Văn Hương, một thường dân miền Nam nhiệt thành, làm Thủ tướng và tránh việc hỏi ý kiến các tướng lãnh cao cấp. Hơn nữa, trong việc thành lập Chính phủ Hương, ba thành viên của phe miền bắc đã bị loại bỏ: Tướng Trị và Linh Quang Viên rời nội các, và Tướng Loan bị  thay thế chức Giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Trước đó, các tướng lãnh cao cấp đã thảo luận về khả năng từ chức hàng loạt một khi (Thiệu)  loại bỏ bất kỳ ai trong số họ. Hiện tại rõ ràng là họ đã chọn phản ứng này, mặc dù các đơn từ chức đều có tính cách chắp vá và bề ngoài lại có những lý do khác nhau. Các tướng Vỹ, Thắng và Khang đều đã đệ đơn từ chức, và Kỳ, trong một cử chỉ tương tự, gần đây đã rút khỏi cương vị Chủ tịch của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân. Như vậy trong số 8 người ban đầu, chỉ còn có Tướng Cao Văn Viên là không có ý định rút khỏi chính phủ.

 

7. Khi chọn sự đáp lại, nhóm Kỳ từ  bỏ cơ hội nhằm tạo nhiều ảnh hưởng hàng ngày đối với chính phủ, nhưng vẫn giữ được bản sắc tập thể chặt chẽ. Rõ ràng họ tính toán rằng Chính phủ Hương sẽ chùn bước, rằng Thiệu có thể bị mất uy tín, và sau đó dẫn đến sự  dàn xếp về việc họ trở lại nắm quyền. Thật vậy, họ tin rằng bằng sự rảnh rỗi bây giờ, họ sẽ ở một vị trí tốt hơn để "tiếp quản" và "cứu vãn" tình hình ở một số thời điểm quan trọng trong những tháng khó khăn sắp tới. Tuy nhiên, cùng lúc đó, dường như có một số người ủng hộ Kỳ tỏ ra bi quan về việc liệu có thể thực hiện sự trở lại như vậy trên thực tế hay không. Chúng tôi nghĩ rằng sự bi quan của họ là chính đáng.

 

 -  Triển vọng của Thiệu

 

8. Không rõ Tổng thống Thiệu sẽ tiến hành như thế nào. Có thể là ông ta muốn áp dụng chiến thuật "chia để trị" đối với các tướng lãnh; do đó, ít nhất ông ta có thể bổ nhiệm lại một số người trong nhóm họ vào những vị trí quan trọng, nếu không giữ họ lại trong chức vụ hiện tại của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc nhanh chóng mở rộng ở cấp độ cao sẽ tạo ra một số nguy hiểm. Nội các mới và những thay đổi có sự tham gia của một số quan chức thuộc thành phố Sài Gòn cũng như những người thuộc giới quân sự vào cấp cao hơn đã ngăn chặn những đồn đoán lan rộng ở Sài Gòn, có thể tạo ra một bầu không khí bất ổn về chính trị và quân sự. Nhýng vấn ðề này chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn. Thực sự không thiếu hàng tướng lãnh Việt Nam có khả năng; hơn nữa, sự hiện diện khắp nơi của Hoa Kỳ giúp tạo ra một bước đệm trong việc thay đổi cấp chỉ huy của Việt Nam đang được thực hiện.

 

9.  Một vấn đề khác là tính cách và thái độ của những người thay thế.  Bất kỳ ai mới được bổ nhiệm với một di sản chính trị nhất định sẽ khơi lại những ký ức cũ và khuấy động cuộc tranh luận; Tướng Khiêm, tân Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là một trường hợp điển hình. Vì ông ta đã tham gia vào nhiều cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính trong những năm qua, Khiêm được nhiều người trong giới chính trị và quân sự coi là một kẻ cơ hội và là kẻ có nhiều mưu mô . Cảm giác như vậy có thể tăng lên, vì Thiệu rõ ràng có kế hoạch tạo ra một bộ máy kiểm soát bao gồm một số cơ quan tình báo dưới quyền của Khiêm.

 

10. Bản thân Tổng thống Thiệu có một đường lối chính trị lịch sử khá dài, bao gồm cả những mối quan hệ trong quá khứ với chi nhánh miền Nam của Đảng Đại Việt và những người từng ủng hộ ông Diệm. Khi quyền lực của ông ngày càng lớn, ngày càng có nhiều nghi ngờ rằng ông ta sẽ sử dụng những mối quan hệ này để tạo ra một bộ máy chính trị mang tính cá nhân, nửa bí mật. Điều này có thể dấy lên phản ứng không chỉ từ các tướng lĩnh miền Bắc mà còn từ các nhóm khác như phía Phật tử. Nhưng chắc chắn Thiệu nhận thức được những mối nguy hiểm này, vì phân biệt chủng tộc là một trong những điều  gây tác hại lớn nhất đối với các vị tướng miền Bắc. Và việc Thiệu bổ nhiệm Tướng Nguyễn Văn Minh vào chức vụ tối quan trọng làm Tư lệnh Biệt  khu Thủ đô khiến họ khó có thể chấp nhận được về mặt quân sự và chính trị.

 

11. Tóm lại, Thiệu đã gia tăng quyền lực của mình rất nhiều với tư cách là Tổng thống. Rất có thể là trong những tháng tới ông ta sẽ không phải đối đầu với phe đối lập mạnh mẽ và độc lập từ bên trong quân đội. Về mặt này, chính phủ đã được tăng cường.

 

  -  Những phát triển trong tương lai

 

12. Khi đã nâng cao quyền lực và sự tự tin của mình, Tổng thống Thiệu đã quan tâm tích cực hơn đến tổ chức chính trị dân sự. Ông ta đang hoạt động hướng tới sự hòa hợp với Mặt trận Đoàn kết Quốc gia của Thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn, Lực lượng Tự do Dân chủ của Nguyễn Văn Hưởng và các nhóm khác nhỏ hơn. Nếu một thỏa thuận có thể được ký kết, Thiệu có kế hoạch ủng hộ việc sáp nhập một cách công khai trong tương lai gần, và có thể giao cho tổ chức mới một số trách nhiệm về lực lượng tự vệ bình dân. Đồng thời, ông đã bày tỏ sự sẵn sàng cho phép một nhóm "đối lập" rộng lớn hơn có thể phản đối các chính sách của Chính phủ Việt Nam nhưng phải cam kết hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, bất chấp nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sự phát triển chính trị, một nỗ lực mạnh mẽ của chính phủ trong hướng này có thể dẫn đến một số tăng trưởng về chính trị.

 

13. Tổng thống Thiệu rõ ràng cố gắng giành được sự ủng hộ rộng rãi hơn đối với các chương trình khác nhau của chính phủ bằng cách quảng bá chúng là những nỗ lực để "giành lấy hòa bình." Ông  ta có thể cảm thấy rằng sự chú trọng tích cực đến hòa bình sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với những người Việt Nam đã mệt mỏi vì chiến tranh. Tuy nhiên, ngoài điều này, Thiệu tin rằng chiến tranh có thể kết thúc trong một tương lai không xa, và việc chuẩn bị để đối phó với một cuộc đàm phán là cần thiết. Ông ta đã [xóa 3-4 chữ]  sự linh hoạt liên quan đến các cuộc tiếp xúc giữa chính phủ và Mặt trận Dân tộc Giải phóng. [xóa 3-4 chữ] việc gần đây thay thế  Bác sĩ Phan Quang Đán khỏi Nội các vì chủ trương thảo luận với Mặt trận, ông Thiệu nhấn mạnh rằng ông không đồng ý với quan điểm của Đán, mà là Đán nói ra điều đó không đúng lúc, đúng nơi.  Ông Thiệu tiếp tục nói rằng vào một thời điểm trong tương lai các cuộc đàm phán giữa chính phủ và đại diện của Mặt trận có thể "hữu ích" cho Chính phủ Việt Nam.

 

14. Nhưng khả năng của chính phủ trong việc tiến hành theo các hướng như vậy là  xa vời  hoặc nhanh chóng có thể bị hạn chế bởi các thực tế chính trị khó khăn khác nhau. Ví dụ, rõ ràng là tân chính phủ  Thủ tướng Trần Văn Hương không có một khởi đầu thuận lợi. Ông không đặc biệt hài lòng với Nội các mà ông có thể sắp xếp lại. Ông đã không nhận được sự  lợi ích vì "thời gian có hạn" và Nội các của ông đang chịu một số chỉ trích từ các chính trị gia ở bên cánh tả  cũng như cánh hữu, cũng như từ phe quân sự gốc miền Bắc. Ngay cả khi ông ấy có thể ổn định tốt hơn một chút, luôn có khả năng xảy ra các vấn đề nghiêm trọng giữa Tổng thống - người không có ý định từ bỏ bất kỳ quyền lực nào của mình - và Thủ tướng, người trên hết là một người có nguyên tắc  mạnh mẽ và có tâm.

 

15. Và tất nhiên,  vấn đề của các tướng lãnh miền bắc , cho dù họ đang ở thế yếu, nhưng họ chưa phải là đã bị gạt ra ngoài. Có một chút nghi vấn rằng hiện nay họ có một mối hận thù đáng kể đối với Thiệu, và những diễn biến trong tương lai có thể dẫn đến  việc họ chấp nhận nhiều rủi ro để cố gắng lật đổ ông ta. Về người lãnh đạo tính khí thất thường và lanh lợi của họ, Phó Tổng thống Kỳ, chỉ còn cách nhiệm kỳ tổng thống một "tic tắc". Hơn nữa, điều rõ ràng rằng trong những tháng gần đây, Kỳ đã cố gắng "rời xa người Mỹ," và tự coi mình là một người thay thế chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ cho chính phủ hiện tại .

 

16. Rõ ràng là vận may của người miền Bắc sẽ được cải thiện có thể  thấy được nếu họ tấn công Thiệu về một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn như giải quyết chiến tranh. Để có được một nỗ lực thành công nhằm chống lại Thiệu dưới danh nghĩa phản đối  thỏa hiệp hòa bình, thời sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng thuyết phục  về sự ủng hộ rộng rãi hơn của các tướng lãnh - ví dụ, trong cộng đồng Công giáo và quân đội nói chung.

 

17. Về lâu dài, có một cơ hội hợp lý rằng tình hình chính trị ở miền Nam Việt Nam sẽ phát triển theo hướng mà việc ủng hộ một nền hòa bình qua đàm phán sẽ trở nên dễ chấp nhận hơn. Nhưng các vấn đề ngắn hạn vẫn còn. Việc ngừng ném bom ở miền Bắc có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, tùy thuộc vào hình thức nhượng bộ của Cộng sản cũng như tình hình chung ở miền Nam. Hơn nữa, nếu cuộc đàm phán  tại  Paris chuyển sang một cuộc thảo luận nghiêm túc hầu thương lượng về một thỏa hiệp, một khi đề cập đến việc trao cho người Cộng sản một vai trò chính trị chính thức ở Sài Gòn, Chính phủ Việt Nam sẽ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, bất kể là ai.

 

18. Tóm lại, người Việt vẫn còn nhiều tính linh hoạt trước bối cảnh chính trị. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào tài năng chính trị của Tổng thống Thiệu, diễn biến cuộc chiến, thời điểm và lập trường  cùng các diễn biến bên ngoài. Tuy nhiên, Tổng thống được dân bầu (1967), hợp hiến đang nắm quyền kiểm soát thực sự đối với chính phủ, đã thể hiện một cách nhạy bén về chính trị, khi làm như vậy có xu hướng đi về phía trung tâm chính trường Việt Nam để đối phó với các vấn đề quan trọng.  Bản văn soạn thảo FOR THE BOARD OF NATIONAL ESTIMATES. [7]

 

✪ Tướng Khiêm nói với Đại sứ Berger về âm mưu đảo chánh

 

• Ngày 8.10.1968  (CIA phổ biến ngày 16.12.2015) - Bộ trưởng Nội vụ Khiêm quan  ngại  về báo cáo có âm mưu đảo chính. Ông Thiệu cũng chia sẻ sự lo lắng này. Hôm qua Khiêm nói với Đại sứ Berger rằng 6 sĩ quan cấp dưới đang bị điều tra liên quan đến các báo cáo  nói trên. Khiêm cho biết những kẻ chủ mưu  ám chỉ rằng Kỳ ủng hộ họ. Không có bằng chứng nào cho thấy những ... nhân vật quyền lực như Kỳ có liên quan. Tuy nhiên, Thiệu rất coi trọng những lời đồn đại về âm mưu đảo chánh. Ông chia sẻ quan điểm của mình đối với nền hòa bình và cạnh tranh chính trị thời hậu chiến, nhiều người cho rằng ông quá phản ứng trước ảnh hưởng của Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, Thiệu có thể sẽ xem xét cẩn thận bất kỳ báo cáo đảo chính nào - ngay cả những báo cáo liên quan đến một nhóm nhỏ sĩ quan cấp dưới.[7]

 

Tại bài viết trước, theo bản văn của CIA  đề  ngày 7.3.1968 (CIA phổ biến ngày 27.4.2019): "Trong vài tháng tới, chắc chắn vấn đề  phải sớm đạt được "khoảnh khắc của sự thật"  về cuộc tranh giành quyền lực giữa Thiệu-Kỳ  nhằm tạo  cho Chính phủ Việt Nam có cơ hội hoạt động hiệu quả ." < Việt Báo ngày 7.12.2021> .  Khoảng 3 tháng  sau khi CIA đưa ra dự báo này (7.3.1968),    vào  ngày 02.6.1968 "khoảnh khắc của sự thật"  đã xảy ra  gây tử thương 6 Sĩ quan thân tín của PTT Ng. Cao Kỳ tại trường Phước Đức... đã chấm dứt " cuộc tranh giành quyền lực giữa Thiệu-Kỳ "  - "  nhằm tạo  cho Chính phủ Việt Nam có cơ hội hoạt động", vì Mỹ " không còn có thể chịu đựng được một chính quyền trung ương có hai đầu". <Việt Báo 30.11.2021>.

 

Các diễn biến trước và sau tháng 6 năm 1968 phía Mỹ muốn ổn định tình hình chính trị giúp Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng trở thành một tổng thống có thực quyền, và " ông ta  (Thiệu) được sự ủng hộ hết mình của các quan chức Hoa Kỳ". Vì theo phía Mỹ " việc mở ra các cuộc đàm phán ở Paris cũng nhằm mục đích chống lại bất kỳ chủ nghĩa phiêu lưu chính trị liều lĩnh nào ở quê nhà (Việt Nam) " để  Mỹ hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra từ năm  1961 ...

 

NĂM 1961 chính phủ Kennedy đề ra chính sách Counter-Insourgency và  chọn miền Nam Việt Nam làm nơi chống lại chủ nghĩa cộng sản ở châu Á để chống Liên Xô,  vì năm 1960 TBT đảng Khrushchev phát động "  Phong trào dân tộc  giải phóng, nhằm trực tiếp chống lại đế quốc Mỹ và những kẻ làm tay sai  của chúng, đang phát triển ở Nam Việt Nam và Lào" <Việt Báo ngày 25.10.2021>. ✲ Năm 1963 - Chính sách CIP bị ngừng thi hành từ tháng 5.1961 đến 02.11.1963 (sau khi lật đổ chính phủ NĐD) được tái tục. ✲ Năm 1965 - Vào ngày 8 tháng 3 năm 1965 Mỹ đưa quân đến Việt Nam để trực tiếp tham chiến.

 

➋ NĂM  1971 (ngày 9.7)  TS Kisinger  bí mật đến Bắc Kinh bàn chuyện thỏa hiệp với Trung Cộng (5 tháng trước ngày này, vào ngày 8.2.1971 mở ra mặt trận Hạ Lào, Lam Sơn 719  gây thương vong khá nặng cho QLVNCH. Cuộc hành quân này do ai đề xướng, liệu có liên hệ đến việc Mỹ thuận theo TT Chu Ân Lai yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Miền Nam ? ) ✲ Năm 1972 TT Nixon đến Trung quốc và hứa hẹn việc Mỹ sẽ rút quân khỏi Việt  Nam để đổi lại hai nước Mỹ-Tầu cùng hợp tác chống Liên Xô ✲ Năm 1973 - Vào ngày 20 tháng 1 năm 1973,  TT Nixon gửi tối hậu thư cho TT Thiệu buộc phải ký kết  thỏa hiệp Paris <Việt Báo 11.10.2021>, đồng thời cũng trong ngày này (20.1.1973) TT Nixon còn dặn dò TS Kissinger nếu TT Thiệu không chịu ký vào thỏa hiệp  thì ..."chặt đầu ông ta". Audio tape này được công bố bởi White House Tapes Org (23.6.2009), và được Miller Center  chuyển từ audio sang text, người viết upload lên Youtube để bạn đọc tiện bề theo dõi từ giọng nói đến lời đối thoại: < President Nixon: Cut Off His [Thieu's] Head >.

 

Năm 1979  ông Đặng Tiểu Bình đến Mỹ kêu gọi hợp tác với Trung quốc  chống Liên Xô.... ✲  Năm 1979 , sau vụ Liên Xô xâm lăng Afghanistan, TS Brzezinski cố vấn  TT Carter chia sẻ :“Giờ đây, chúng tôi có cơ hội trao cho  Liên Xô một  cuộc chiến tranh Việt Nam khác.” -" một cuộc xung đột dẫn đến sự mất tinh thần và cuối cùng là sự tan rã của đế chế Xô Viết."< Việt Báo ngày 3.9.2021>

 

➌ NĂM 1981 TT Reagan  đề ra " Reagan doctrime" …✲- Năm 1982  TT Reagan đến Vatican gặp Giáo hoàng  bàn kế hoạch cùng  chống Liên xô. (Sự kiện sẽ gửi đến bạn đọc sau bài viết này)  ✲- Năm 1989 nước Ba Lan quê hương của Giáo hoàng dành độc lập.

 

 ➍ NĂM 1991 khối Liên Xô tan rã ... (ngày 25.12.1991, TBT đảng Mikhail Gorbachev, lên tiếng cáo chung Liên bang Xô viết)

 

Các sự kiện tóm tắt ghi trên dựa vào mấy chục  bài viết đã gửi đến bạn đọc kể từ đầu năm 2021 đến nay liên quan đến cuộc chiến  tại Việt Nam (1954-1975 ) căn cứ vào các tài liệu của các cơ quan công quyền Mỹ  phổ biến sau khi đã giải mật. Qua các tài liệu dẫn chứng cho thấy vào năm 1961 chính quyền Kennedy dùng Việt Nam làm nơi chống lại Liên xô qua chiến tranh giải phóng do Liên Xô đề xuất (1960). Mười năm sau, năm 1971 chính quyền Nixon dùng chiến tranh tại Việt Nam để chia rẽ  Trung Cộng và Liên Xô,... Sau đó  các chính phủ Carter và Reagan tiếp tục  theo đuổi mục tiêu "chiến lược"  (mượn chữ của Tướng Westmoreland)  để chống Liên Xô ...  Đó cũng là lý do Mỹ  2 lần từ chối không  ký thỏa hiệp hỗ tương quân sự để bảo vệ VNCH (1957,1961), đang tâm  bỏ rơi VNCH  trong khi nhiều nước trong vùng ĐNÁ thì Mỹ ký kết thỏa hiệp này.

 

Như thường lệ người viết tóm lược trích đoạn tài liệu liên quan đến vấn  đề, và xin nhường bạn đọc đưa ra nhận xét hay phê bình.

 

 – Đào Văn

 

Nguồn:

 

[1]- Truyền thông BQP, trang 73: Air War over South Vietnam.pdf

[2]- Thư viện BNG: Notes of Meeting - Washington, June 4, 1968, 1:45–3 p.m.

[3]- Thư viện CIA: The President's Daily Brief 6 JUNE 1968 .pdf

[4]- Thư viện CIA: The President's Daily Brief 8 June 1968. .pdf

[5]- Thư viện CIA: CENTRAL INTELLIGENCE BULLETIN 10 June 1968.pdf

[6]- Thư viện CIA: THE PRESIDENT'S DAILY BRIEF 13 JUNE 1968.pdf

[7]- Thư viện CIA: POLITICAL EVOLUTION IN SAIGON  Publication Date: June 27, 1968.pdf

[8]- Thư viện CIA: THE PRESIDENT'S DAILY BRIEF 8 OCTOBER 1968.pdf

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một phần lớn của cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã bị sập sau khi một chiếc tàu lớn va chạm vào lúc 1:30 giờ sáng Thứ Ba, và nhiều xe đang chạy trên cầu rơi xuống nước. Nhà chức trách đang cố gắng giải cứu ít nhất 7 người. Một tàu lớn đâm vào cầu, bốc cháy trước khi chìm khiến nhiều xe rơi xuống sông Patapsco, theo video đăng trên X.
Các viên chức Hoa Kỳ và Anh đã đệ đơn tố cáo, áp đặt các biện pháp trừng phạt lên một số đối tượng, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh đã thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn, được cho là đã ảnh hưởng đến hàng triệu người, bao gồm các nhà lập pháp, học giả và nhà báo cũng như các công ty, kể cả các nhà thầu quốc phòng, theo Reuters.
Ngày 20/3/2024, Neuralink, công ty của Elon Musk, đã tiết lộ về danh tính của người đầu tiên được cấy chip não – và chàng trai trẻ này tỏ ra vô cùng biết ơn công nghệ “mang lại thay đổi lớn lao cho cuộc sống.”
Mối quan hệ giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã rơi xuống mức thấp nhất sau khi Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng, cho phép thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza tại Liên Hiệp Quốc; quyết định này đã bị nhà lãnh đạo Israel chỉ trích gay gắt, theo Reuters.
Hai giải xổ số khổng lồ, một sẽ xổ vào đêm nay và một sẽ xổ vào đêm mai. Không ai trúng giải độc đắc Mega Millions hoặc Powerball trong các kỳ quay gần đây nhất của hai giải xổ số này và tổng số tiền cộng lại hiện ở mức gần 2 tỷ USD. NBC News đưa tin giải độc đắc Mega Millions đã tăng lên 1,1 tỷ USD và Powerball lên 800 triệu USD.
Trong tháng 4/2024, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ công bố kế hoạch tái cơ cấu bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản để giải quyết những lo ngại chung về Trung Quốc, theo Reuters.
Nga treo cờ rũ quốc tang một ngày, và kết án 4 can phạm được cho là những kẻ khủng bố đã xả súng bắn chết hàng trăm người tại một buổi hòa nhạc ở ngoại ô Moscow; đây là vụ tấn công nguy hiểm nhất ở Nga trong hai thập niên qua, theo Reuters.
Biển Đông: Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm Chủ nhật kêu gọi Philippines đừng thực hiện bất kỳ hành động "khiêu khích" nào và tuyên bố rằng TQ sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình: “Nếu Philippines liên tục thách thức điểm mấu chốt của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn và quyết đoán để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của mình”.
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ rơi vào tình trạng đóng cửa một phần sau khi Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, nhưng Quốc hội đã không thông qua kịp thời để duy trì hoạt động của một số bộ, ngành. Việc đóng cửa dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và có ít hoặc không có tác động gì khi các nhà lãnh đạo Thượng viện thông báo rằng họ đã đồng ý bỏ phiếu về gói tài trợ vào sáng sớm thứ Bảy.
Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ.
Một thị trấn nhỏ ở Bờ Đông của tiểu bang Maryland đã đình chỉ toàn bộ lực lượng cảnh sát trong khi chờ kết quả điều tra của các công tố viên tiểu bang, một quyết định phần lớn không giải thích được khiến người dân bị sốc, hoài nghi và lo lắng. Với việc Sở Cảnh sát Ridgely tạm thời không còn tồn tại, các cơ quan an toàn công cộng khác đã đồng ý lấp đầy khoảng trống. Nhưng cư dân của thị trấn lịch sử với khoảng 1.600 người này lo ngại về thời gian phản ứng nếu họ cần hỗ trợ.
Khi mang bầu được 6 tháng, H quyết định thế là đã quá đủ. Cô đã phải thường xuyên chịu đựng sự bạo hành của chồng mình trong nhiều năm và gần đây phát hiện ra anh ta cũng bạo hành thể xác con của cô. Cô quyết định liên lạc với luật sư giúp cô ly hôn. Nhưng cô đã bị chặn lại. Luật sư của cô nói với cô rằng cô không thể hoàn tất thủ tục ly hôn ở Missouri vì cô đang mang thai. “Tôi cảm giác hoàn toàn thua cuộc,” cô nói. H trở về sống chung với kẻ bạo hành dưới cùng một mái nhà, ngủ trên sàn phòng con của cô và tiếp tục đối mặt với bạo lực. Vào đêm trước khi sinh con, cô ngủ trong căn phòng an toàn nhất trong nhà: trên sàn gạch dưới tầng hầm, cùng với những chú chó của gia đình.
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.