Hôm nay,  

Nguyễn Thị Khánh Minh Ra Mắt Tập Thơ Đêm, Mừng Sinh Nhật

12/13/202123:58:00(View: 4034)

 

Nguyễn Thị Khánh Minh ra mắt

Tập thơ Đêm, mừng sinh nhật

 

Phan Tấn Hải

 

blank

Toàn cảnh buổi ra mắt. Đứng giữa là Nguyễn Thị Khánh Minh và Nguyễn Đức Cường.

 

Buổi ra mắt tập thơ “Đêm” của Nguyễn Thị Khánh Minh hôm Thứ Bảy 11/12/2021 tại quán Café N Te ở Fountain Valley, Quận Cam, cũng trùng hợp với sinh nhật của chị. Lời chúc lành buổi ra mắt tập thơ và lời chúc mừng sinh nhật không chỉ tới từ các bạn và các văn nghệ sĩ tham dự, nhưng cũng từ các bạn văn từ rất xa, từ Việt Nam, từ Canada và nhiều nơi khác gửi qua email tới thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh.
 

Đặc biệt, bên cạnh thi tập “Đêm” cũng đồng thời ra mắt tuyển tập “Còn Chút Để Dành” của Nguyễn Thị Khánh Minh viết về Đỗ Hồng Ngọc – Đỗ Nghê. Nơi đây, xin nhắc rằng nhà thơ, nhà văn, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thời còn là sinh viên đã làm thơ với bút hiệu Đỗ Nghê.
 

Lời phát biểu của các bạn văn trong buổi ra mắt thi tập “Đêm” rất mực nồng nhiệt. Người giữ vị trí MC là nhà thơ, bác sĩ Nguyễn Đức Cường, giới thiệu tổng quát, và mời Nguyễn Thị Khánh Minh lên tiếng. Nhà thơ nữ họ Nguyễn đã nói lời cảm ơn tất cả những người đã giúp thi tập ra đời, trong đó có những ở xa không tới được, như nhà thơ Trần Thị Nguyệt Mai ở miền Trung Tây Hoa Kỳ, nhà văn Tô Thẩm Huy và nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp từ Texas, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn và nhà văn Hồ Đình Nghiêm từ Canada – và đương nhiên, cảm ơn các bạn văn trong vùng Quận Cam đã góp sức giúp, như nhà xuất bản Văn Học Press của Trịnh Y Thư, cũng như các bạn văn Nguyễn Thị Thanh Lương, Nguyễn Đức Cường, Lê Lạc Giao, Lê Giang Trần, Phan Tấn Hải, Nguyễn Lương Vỵ (đã đi xa)…

 

blank

Cắt bánh sinh nhật. Từ trái: Khánh Minh, Thanh Lương, Nguyễn Đức Cường.

 

blank

Trên bàn là tập thơ "Đêm" và tuyển tập "Còn Chút Để Dành..." Từ trái: Trịnh Y Thư, Thanh Lương, Khánh Minh, Thu Vàng, Nguyễn Đức Cường.

  

Nhà văn, dịch giả Trịnh Y Thư nhắc lời nhà thơ Du Tử Lê nói rằng “Nguyễn Thị Khánh Minh và thi ca là một cuộc hôn phối tuyệt mỹ.” Trịnh Y Thư nói thơ với Nguyễn Thị Khánh Minh là những giấc mơ hòa trộn, nơi đó đời sống đầy những lo âu nhưng chính nhờ Nguyễn Thị Khánh Minh ta mới thấy cái đẹp của cuộc đời.
 

Nhà văn Cung Tích Biền phát biểu rằng ông biết tới nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh từ lâu, vì cậu của cô là bạn vong niên của ông, cũng như bạn khác là Nguyễn Tôn Nhan (đã đi xa) cũng thân với Khánh Minh. Cung Tích Biền nói, “Khánh Minh đi đứng nói cười đã là thơ rồi. Thơ Khánh Minh là ngôn ngữ, là con người. Khánh Minh sống vì thơ. Tất cả những cái khác chỉ là trôi nổi một đời…”
 

Nhà báo Phan Tấn Hải nói rằng ông rất trân trọng thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh, rằng trong cương vị nhà báo, ông quen với rất nhiều người cầm bút cả gần và xa, nhưng tình riêng thì thân với nhà thơ Lê Giang Trần vì cũng từng làm việc trong làng báo Quận Cam, và bên cạnh đó thân nhất là với Nguyễn Lương Vỵ và Nguyễn Thị Khánh Minh. Ông nói, “Lòng tôi lúc nào cũng trân trọng các nhà thơ, trong đó đặc biệt là Nguyễn Thị Khánh Minh.”

 

blank

Từ phải: Trịnh Y Thư, Thanh Lương, Lê Lạc Giao, Vũ Hoàng Thư và phu nhân, Tô Đăng Khoa (đứng sau), Khánh Minh, Thu Vàng.

 

blank

Từ phải: Lê Chiều Giang, Thủy Hạnh, Thu Vàng (cầm đàn).

  

Trong những người tham dự bất ngờ có nhà văn Lê Chiều Giang lái xe từ San Diego tới. Hiện diện trong buổi ra mắt sách còn có Phạm Quốc Bảo, Yến Tuyết, Thu Vàng, Đặng Thơ Thơ, Nguyễn Thị Thanh Lương, Nguyễn Đức Cường, Tô Đăng Khoa, Lê Lạc Giao, Doãn Hưng (và phu nhân), Cung Tích Biền và Hoàng Thị Kim, Thùy Hạnh, Nguyễn Loan, Liên Hải, Tôn Nữ Thu Dung, Thu Vàng, Thân Trọng Mẫn…
 

Một người không tới được, là anh Năm Hiền (nhà biên khảo Nguyễn Hiền Đức) đã gửi qua email tấm hình Bùi Giáng ngồi bên Nguyễn Thị Khánh Minh, và bài của trang Gió O (nhà văn Lê Thị Huệ) phỏng vấn Nguyễn Thị Khánh Minh từ nhiều năm trước.

 

 

blank

 

 

Trong bài phỏng vấn, với câu hỏi về cơ duyên "sinh hoạt với văn chương" được nhà thơ giải thích, trích bài của Lê Thị Huệ có nhan đề "Phỏng vấn Nguyễn Thị Khánh Minh, tiếng thơ nữ đương đại & vượt trội" một phần đoạn hỏi/đáp như sau:

Lê Thị HuệTrước khi định cư ở Hoa Kỳ, bạn sinh hoạt với văn chương với trong nước thế nào?

Nguyễn Thị Khánh Minh: Tôi tốt nghiệp Cử nhân Luật ở Sài Gòn vào tháng 12 năm 1974. Tháng 4.1975 Sài Gòn thất thủ. Bao nhiêu cái mộng về văn chương của tôi phá sản. Thời đi học tôi thường tự bảo mình để thời gian góp một ít vốn liếng đầu óc, tiền bạc để thực hiện giấc mơ khi tốt nghiệp, tôi đã từng mơ làm một tạp chí riêng về văn thơ, một nhà xuất bản, sẽ đặc biệt hỗ trợ các nhà thơ, nhất là các nhà thơ trẻ, một nhà sách, sẽ để dành ra một nơi trưng bày Thơ cho các tác giả mà không lấy một phần trăm nào trên giá bán cũng như một đồng nào gọi là phí lưu kho, tôi đã mơ như vậy đó, và đùng một cái, tháng 4.1975, giống như con kiến chăm chỉ tha từng miếng ăn về đến tổ thì thấy tổ mình đã tan hoang. Tôi ngơ ngác, đang rất hăm hở cầm một đóa hoa đi đến nơi hẹn, tới nơi thì tàu đã chạy và người yêu đã ra đi. Những ước mơ của tôi cho tới bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy nó chẳng khôi hài tí nào, nhưng bạn tôi có người đã nói thế. Mặc dù có thơ đăng báo từ năm 11 tuổi trên báo Ngàn Khơi (lúc nhà văn Chu Tử bắt đầu ra tờ báo này), tôi đã không đủ nội lực cũng như đam mê để bắt rễ được trong những sinh hoạt văn chương thời trước 1975, mà theo tôi bây giờ tìm đọc lại, thấy đó là thời kỳ thăng hoa cho các sinh hoạt văn học nghệ thuật, thời mà tôi thấy các bậc nhà thơ nhà văn đàn anh có được một không khí để sống cho những lý tưởng văn chương của mình. Họ làm nên một nền văn chương ở miền Nam cho đến 1975, gầy cho nó một chỗ đứng rực rỡ trong văn học Việt Nam.

Duyên để đến với những sinh hoạt văn chương ở trong nước, một quê nhà tôi vừa xa không bao lâu, không mặn mòi cho lắm, có lẽ do, một phần vì bệnh tật tôi không giao thiệp nhiều, một phần tôi cảm thấy một điều gì đó giống như là lạc lõng trong bầu không khí nhộn nhịp, không phải cái nhộn nhịp long lanh của một cái kính vạn hoa, không phải cái nhộn nhịp biết chừa chỗ cho cái im lặng của không vỗ tay. Vào thời điểm này dù gì cũng đã khác rất nhiều so với thời tôi in tập thơ đầu tiên, hồi đó, 1991, chỉ với câu thơ thế này: “Những bước chân cuồng quay/Gầm lên đòi đất hứa…” đã bị đục bỏ, mà tôi không được giải thích là tại sao. Sinh hoạt văn chương của tôi chỉ là in những tập thơ, lặng lẽ, cũng có thời cộng tác với một số bằng hữu để thực hiện một tạp chí văn chương là tờ Thời Văn, nhưng nó chết yểu." (hết trích)
  

Trong email cảm ơn bằng hữu, Nguyễn Thị Khánh Minh cho biết một số bạn văn không tới được vì gặp những bất ngờ, như anh Thành Tôn xe  hư, trích email: “Lê Giang Trần tưởng là ngày 12 nên ngày 11 tàng tàng ngủ! Nhân đây Khánh Minh xin cảm ơn rất nhiều đến hai bạn xưa thời trung học, nhà văn Nguyễn Thi Thanh Lương, nhà thơ bác sĩ Nguyễn Đức Cường đã tổ chức  cho Khánh Minh buổi Ra Mắt Sách và sinh nhật rất vui và trang trọng này. Khánh Minh được sống những giây phút hạnh phúc trong vòng tay bạn hữu.

  

Trong Lời Tựa, nhà văn Tô Thẩm Huy viết về thơ Nguyễn Thị Khánh Minh: "Thế giới của “Đêm” trong thơ Khánh Minh trừu tượng những hình ảnh tươi mát ban đầu, chan chứa những ý tưởng tinh khôi, ẩn hiện những tâm tình thanh cao, diệu vợi. Thế giới ấy trước khi bước vào thật nên làm theo lời khuyên của Tagore mà tắm gội, tẩm mình bằng hương trầm, để đón vọng..." (Tựa, Đêm, trang 14)


blank

Đứng, từ phải: Nguyễn Đức Cường, Khánh Minh, Trịnh Y Thư. Và ngồi: Cung Tích Biền và phu nhân (họa sĩ Hoàng Thị Kim).

 

blank

Từ phải: Phạm Quốc Bảo, Khánh Minh và Tôn Nữ Thu Dung (bạn gặp lại sau nhiều thập niên), Lê Lạc Giao, Tô Đăng Khoa.

 

Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, với bài viết "Đọc thơ ĐÊM của Nguyễn Thị Khánh Minh" nơi trang 185-194 trong thị tập "Đêm" đã nhận định rằng bài thơ Khánh Minh viết về hình ảnh Tu viện Tây Tạng Larung Gar bị nhà nước Trung Quốc tàn phá là thơ đẹp nhất. Trích như sau:

.

"Và cũng buồn như thơ Khánh Minh viết về Larung Gar:
.
Đêm nay. Có giấc mơ ra đi không về nữa
Ôi giấc mơ Larung Gar lung linh từng đêm tuyết trắng
Ôi giấc mơ Larung Gar bi hùng trầm mặc

Từng lóng gỗ xương khô thiêm thiếp
Nhớ sớm hôm tắm lời kinh kệ
Nhớ áo vàng bay
Đêm nay. Ôi giấc mơ Larung Gar. Nhẫn nhịn rách
Đỉnh núi lời kinh mắt ngước
.
Đêm nay. Tro tàn sẽ cất cao tiếng hát
Đêm nay. Người đi người đi
Trái tim Larung Gar trên tay nhỏ máu
Nối dài đường sáng
Giấc mơ Larung Gar tỏa thơm
Từng hạt tràng rơi là từng hạt gieo mầm
Đồng cải hoa vàng thức dậy
Lời kinh bay
.
Thơ về Larung Gar là thơ đẹp nhất. Ta thấy những hình ảnh siêu thực trộn lẫn với thực tại, tạo nên cõi giới tâm linh với những đổ vỡ đầy đau đớn: lóng gỗ xương khô, lời kinh kệ, áo vàng bay, tro tàn tiếng hát, đồng cải hoa vàng… Một bài thơ hay ít thấy trong văn học Việt Nam thời hiện đại. Ôi, Larung Gar tu viện Phật Giáo lớn nhất, vẻ đẹp huyền bí của Tây Tạng đang sụp đổ dưới bóng đêm do bàn tay của CS Trung Quốc." (Nguyễn Xuân Thiệp, Lời Bạt trong thi tập Đêm của NTKM, trang 191-192.)
 

Nhà báo Phan Tấn Hải nhận định về thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, trích: "Xin nói lời chân thật rằng, tự thơ Nguyễn Thị Khánh Minh không còn là những gì trừu tượng để phải suy nghĩ, lý luận. Thơ cô đã bước ra ngoài trang giấy, để trở thành một phần của cõi này. Thơ cô không còn là chữ, vì nhiều dòng chữ đã hóa thành hương nắng vương tóc và cầu xưa quá bước. Thơ cô không phải là nhạc, nhưng nhiều dòng chữ đã hóa thành gió biển rì rào trên từng trang giấy. Với lòng trân trọng, tôi đã ngồi rất mực tịch lặng để đọc thơ Nguyễn Thị Khánh Minh. Rất tịch lặng, tôi đọc. Kẻo làm vỡ hồn thơ." (Đêm, trang 182-183)

 

Sau đây là sơ lược tiểu sử và tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh:

Quê quán: Nha Trang - Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật 1974, đại học Luật Khoa Saigon.

 

Thơ đã xuất bản:

 - Tặng Phẩm, 1991 Nhà Xuất Bản Khánh Hòa, Việt Nam
- Trăm Năm, 1991, NXB Khánh Hòa, VN
- Tơ Tóc Cũng Buồn, 1997, NXB Văn Học, VN
- Đêm Hoa, 1999, NXB Văn Học, VN
- Những Buổi Sáng, 2002, NXB Trẻ, VN
- Bùa Hương, 2009, Ý Thức xuất bản, VN
- Hoa Mùa Cổ Tích, 2012, lưu hành trong vòng thân hữu
- Ký Ức Của Bóng, 2013, NXB Phố Văn và NXB Sống, Hoa Kỳ
- Bóng Bay Gió Ơi, Tản Văn, 2014, Hoa Kỳ
- Tản Văn Thi, NXB Văn Học Press 2018, Hoa Kỳ
- Ngôn Ngữ Xanh, NXB Văn Học Press 2019, Hoa Kỳ
- Đêm, NXB Văn Học Press 2021, Hoa Kỳ.
 

Sách khác:

 - Danh Ngôn Đông Tây, song ngữ Việt-Anh, Việt-Pháp, 6 tập, NXB Văn Học 1999
- Tự Điển Việt Anh Hoa, hợp soạn cùng TV Nguyễn Duy Nhường, NXB Văn Hóa Thông Tin VN 2001
 

blank

Thi tập "Đêm" và tuyển tập "Còn Chút Để Dành..."
  

Thi tập “Đêm” đã có bán trên BARNES & NOBLE. Ấn phí: US$20.00.

Xin bấm vào đường dẫn sau: https://www.barnesandnoble.com/  và gõ các chữ “nguyen thi khanh minh” rồi tìm.

 
Xin mời xem thêm hình của Vũ Hoàng Thư về buổi ra mắt tập thơ “Đêm”:

https://photos.app.goo.gl/USYTSb6DjoNshLfEA

.

 

 



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam vừa được Viện Việt Học trình bày trước công chúng: ấn hành tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều: Truyện Kiều ở Nam Kỳ Lục Tỉnh” (Hồi 1/3) vừa được Giáo sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu
Phiên xử luận tội lần thứ 3 trong lịch sử Hoa Kỳ đã bắt đầu vào Thứ Năm, 16 tháng 1 năm 2020 giữa một loạt các cáo buộc mới về các thương lượng của TT Trump với Ukraine, mà nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa đã vội vã hạ thấp mức độ quan trọng khi họ bác bỏ các lời kêu gọi của những nhà lập pháp Dân Chủ đòi điều tra thêm.
Trong vòng một thập niên qua, số lượng – và chiều kích – của viện bảo tàng, phòng trưng bày, hội chợ nghệ thuật, và trường nghệ thuật trên khắp thế giới đã gia tăng dữ dội, và người ta cảm thấy an tâm để nói rằng nhiều nghệ thuật đã được sáng tạo trong vòng 10 năm qua hơn bất cứ thời gian nào khác trong lịch sử nhân loại.
Nghệ sĩ không phải chỉ là người sáng tạo nên tác phẩm. Nghệ sĩ còn là kẻ sáng tạo nên bản thân mình. Không ngừng. Họa sĩ Võ Đình khằng định như vậy trong cuốn Mây Chó. Về cuối đời ông viết nhiều hơn vẽ. Sau 10 năm sống ở Pháp sang Mỹ năm 1960 qua nhiều tiểu bang, nơi đâu ông cũng thích ngụ ở vùng thôn dã.
Lời tòa soạn: Từ Franz Kafka đến Milan Kundera, hai nhà văn kiệt xuất của thế kỷ XX. Cả hai đều có chung một nền tảng văn hóa, một khảo hướng và một chủ hướng văn học: làm mới văn chương và dùng tiểu thuyết để nói những điều chỉ tiểu thuyết mới nói được. Cả hai đều để lại cho hậu thế những kiệt tác văn học, ảnh hưởng bao trùm gần như toàn thể nhân loại. Kafka sống vào đầu thế kỷ, Kundera vẫn còn tại thế dù năm nay, 2020, đã trên 90 tuổi. Việt Báo hân hạnh gửi đến độc giả Việt bốn phương ít dòng tiêu biểu của hai nhà văn lừng lẫy này qua phần chuyển ngữ và giới thiệu của dịch giả Trịnh Y Thư.
Nhà văn Dương Hùng Cường sinh ngày 1/10/1934 tại Hà Nội. Ông gia nhập Không quân và học về cơ khí tại Pháp năm 1953. Ông là hạ sĩ quan phục vụ ở nhiều đơn vị từ 1955, đến những năm 1960 mang cấp bậc Chuẩn úy, làm việc tại Phòng Tâm lý chiến, Bộ Tư lệnh Không quân VNCH.
Một đất nước mà chính quyền bao che cho quan chức từ cao xuống thấp cướp đất của dân để trở thành quốc nạn là điều bất hạnh cho dân tộc, và hiện tượng này đã không dừng ở đó mà còn đi xa hơn nữa để biến nó thành mối hận thù giữa dân oan và nhà nước như trường hợp xảy ra trong tuần qua tại xã Đồng Tâm.
Nhân dịp Xuân Canh Tý Chùa Phật Tổ có liên lạc được với building gần Chùa khoảng 2 Miles, Phật tử có thể đậu xe tại 1305 E . Pacific Coast Highway, Long Beach, CA 92806 lot # 1 Mỗi xe trả lệ phí $2.00 và sẽ có xe đưa đón đến chùa vào những ngày 25, 26 tháng 1 và 1, 2, 8, 9 tháng 2. Rất mong Quý Phật Tử hoan hỉ cảm thông cho sự bất tiện về đi lại và kính mời quí vị về Chùa đón Xuân Canh Tý 2020. LL (562) 599-5100.
Hàng ngàn năm trước, một người phụ nữ trẻ thời Đồ Đá Mới mà hiện nay nằm ở nước Đan Mạch đang nhai một miếng nhựa cây thông. Phân tích DNA của “miếng kẹo cao su đang nhai” của người thời Đồ Đá Mới hiện đã được công bố, trong chi tiết rất đáng lưu ý, người phụ nữ này trông giống gì, theo bài báo được đăng hôm 17 tháng 12 năm 2019 trong tạp chí Nature Communications được phổ biến trên trang mạng www.livescience.com
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.
Hôm nay nhằm ngày nghỉ, sáng vẫn thức sớm vì thói quen hằng ngày, cơ thể điều khiển chị giờ đó phải ngồi dậy, có muốn nướng thêm chút xíu cho chín đều cái lưng ngày xưa thon thon như cá lòng tong bây giờ bự bự như cá voi, cũng không xong.
Boot cao ống chỉ thích hợp ở những vùng mùa đông rất lạnh, hay có tuyết mà thôi. Nếu ở xứ nóng, không có tuyết mà diện giày boots có hơi khác thường. Có thể chọn loại boots cao tới mắc cá thì thích hợp hơn cho thời tiết lạnh hay mưa.
Thí sinh đi thi rất căng thẳng do đó dễ bị mệt mỏi, khi thi sẽ quên đầu quên đuôi, lập cập, lúng ta lúng túng…
Chọn kiếng mát tùy theo hình dạng của khuôn mặt. Chúng ta có thể phân loại 6 khuôn mặt như: mặt tròn, mặt dài, mặt vuông, mặt trái soan, mặt tam giác, mặt trái tim.
Thứ Hai, ngày 20 tháng 1 năm 2020, nước Mỹ ăn mừng sinh nhật lần thứ 91 của Mục Sư Martin Luther King, Jr., nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào nhân quyền và dân quyền Mỹ trong 2 thập niên 1950s và 1960s.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.