Hôm nay,  

Khi Nào Covid-19 Sẽ Biến Mất?

12/11/202110:45:00(Xem: 1760)
khi-nao-covid-19-se-bien-mat-01
Trong tháng 8 năm 2020, có khoảng 500,000 tài xế xe mô tô đã chạy trên các đường phố tại Sturgis, South Dakota, trong cuộc tập họp xe mô tô thường niên của thành phố này. Đeo khẩu trang đã được khuyến khích nhưng không bắt buộc. Các trường hợp lây nhiễm Covid-19 gia tăng khắp tiểu bang. (nguồn: www.theconversation.com)


Cho đến nay đã gần 2 năm bùng phát và lây lan khắp thế giới để trở thành một trong những đại dịch nguy hiểm nhất của loài người, Covid-19 đang có chiều hướng giảm xuống dần ở mọi nơi. Nhưng nhiều người vẫn tự hỏi khi nào Covid-19 sẽ biến mất. 3 vị giáo sư gồm Sara Sawyer, Arturo Barbachano-Guerrero, và Cody Warren của Đại Học Colorado Boulder đã có bài phân tích về vấn đề này được đăng trong trang mạng www.theconversation.com hôm 5 tháng 11 năm 2021. Việt Báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để cống hiến cho độc giả.

*******

Hiện nay trẻ em từ 5 tới 11 tuổi đã có đủ điều kiện để chích ngừa Covid-19 và số người đã chích ngừa đầy đủ tại Hoa Kỳ đang gia tăng, nhiều người có thể vẫn còn tự hỏi trò chơi kết thúc đối với Covid-19 là gì.

Vào đầu đại dịch, không hợp lý để dự đoán rằng SARS-CoV-2 (vi khuẩn gây ra Covid-19) có thể sẽ biến mất, bởi vì theo lịch sử một số vi khuẩn gây đại dịch đã biến mất một cách đơn giản.

Thí dụ, SARS-CoV, vi khuẩn chịu trách nhiệm đối với đại dịch SARS năm 2003, đã lây lan tới 29 quốc gia và khu vực, truyền nhiễm hơn 8,000 người từ tháng 11 năm 2002 tới tháng 7 năm 2003. Nhưng nhờ các can thiệp sức khỏe công cộng nhanh chóng và hiệu quả, SARS-CoV đã tồn tại trong loài người gần 20 năm và hiện được xem là đã biến mất.

Ngược lại, vi khuẩn gây đại dịch cũng có thể từ từ ổn định trong tỉ lệ tương đối ổn định của sự có mặt, vẫn còn khả năng lây lan vi khuẩn cho người khác. Những vi khuẩn này được gọi là “endemic” [bệnh được tìm thấy trong một số người đặc biệt và tại một số khu vực – bệnh mùa hay bệnh địa phương].

Những thí dụ về các vi khuẩn bệnh địa phương tại Hoa Kỳ gồm những vi khuẩn gây bệnh cảm thông thường và cúm theo mùa xuất hiện mỗi năm. Rất giống những loại bệnh này, vi khuẩn gây Covid-19 sẽ không biến mất, và hầu hết các chuyên gia hiện phỏng đoán nó sẽ trở thành bệnh mùa.

Chúng tôi là nhóm các nhà vi khuẩn học và miễn dịch học từ Đại Học University of Colorado Boulder đang nghiên cứu các vi khuẩn trong động vật mà lây nhiễm sang người. Tập trung quan trọng của nghiên cứu của chúng tôi là xác định và mô tả các thích ứng chính mà vi khuẩn động vật đòi hỏi để tồn tại trong dân số loài người.

Điều gì quyết định vi khuẩn nào trở thành bệnh mùa?

Như vậy tại sao vi khuẩn SARS đầu tiên từ năm 2003 (SARS-CoV) đã biến mất trong khi vi khuẩn này (SARS-CoV-2) là có thể trở thành bệnh mùa?

Số phận tối hậu của một vi khuẩn tùy thuộc vào cách nó duy trì sự truyền nhiễm của nó như thế nào. Nói chung, các vi khuẩn có khả năng lây lan cao, có nghĩa là chúng lây lan thực sự tốt từ người này sang người nọ, có thể không bao giờ biến mất bởi vì chúng quá tốt để tìm người mới để truyền nhiễm.
Khi vi khuẩn lần đầu tiên truyền vào dân chúng không có hệ miễn dịch, sự lây nhiễm của nó được các nhà khoa học xác định bằng việc sử dụng thuật ngữ toán học, gọi là R0, được viết tắt của chữ “R-naught” [R-không có gì]. Điều này cũng được nói đến như là con số sinh sản. Con số sinh sản của vi khuẩn tượng trưng bao nhiêu người, trung bình, truyền nhiễm bởi mỗi người bị lây nhiễm. Thí dụ, vi khuẩn SARS-Co-V đầu tiên có con số sinh sản là R0 là 2, nghĩa là mỗi người bị lây nhiễm thì truyền nhiễm vi khuẩn cho trung bình 2 người. Đối với biến thể delta của SARS-CoV-2, con số sinh sản R0 là từ 6 tới 7.

Mục tiêu đối với các giới chức sức khỏe công cộng là làm chậm tốc độ lây lan của vi khuẩn. Việc đeo khẩu trang phổ biến, giữ khoảng cách xã hội, theo dõi tiếp xúc và cách ly là những phương tiện hữu hiệu để giảm sự lây nhiễm của vi khuẩn truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bởi vì SARS-CoV lây lan kém, nó chỉ cần một ít can thiệp sức khỏe công cộng để làm cho vi khuẩn biến mất. Do tính truyền nhiễm cao của biến thể delta, thách thức đối với việc loại bỏ vi khuẩn này sẽ lớn hơn nhiều, có nghĩa là vi khuẩn rất có khả năng trở thành bệnh mùa.

Covid-19 có bao giờ biến mất không?

Điều rõ ràng rằng SARS-CoV-2 rất thành công trong việc tìm kiếm người mới để truyền nhiễm, và rằng con người có thể bị lây nhiễm sau khi chích ngừa. Vì những lý do này, việc truyền nhiễm của vi khuẩn này không được dự đoán sẽ chấm dứt. Quan trọng là chúng ta quan tâm tại sao SARS-CoV-2 truyền nhiễm quá dễ dàng từ người này sang người khác, và hành vi của con người đóng vai trò như thế nào trong việc truyền nhiễm vi khuẩn đó.

SARS-CoV-2 là vi khuẩn truyền nhiễm qua đường hô hấp mà lây lan qua không khí và truyền nhiễm một cách hữu hiệu khi con người tập trung. Những can thiệp sức khỏe công cộng quan trọng, như sử dụng khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội, là chìa khóa trong việc làm chậm sự lây truyền bệnh. Tuy nhiên, bất cứ sai sót nào trong những biện pháp sức khỏe công cộng này cũng có thể có nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thí dụ, đoàn xe mô tô vào năm 2020 đã tụ tập gần 500,000 người tại Sturgis, South Dakota, trong những giai đoạn đầu của đại dịch. Hầu hết những người tham dự đều không đeo khẩu trang và không giữ khoảng cách xã hội. Sự kiện đó chịu trách nhiệm trực tiếp tới sự gia tăng các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 trong tiểu bang South Dakota và toàn quốc. Điều này cho thấy vi khuẩn có thể lây lan dễ dàng như thế nào và khi nào con người đã đánh mất sự an toàn của họ.

Vi khuẩn mà đã gây ra Covid-19 thường liên kết với các sự kiện lây lan siêu đẳng, trong đó nhiều người bị truyền nhiễm cùng một lúc, thường bởi một người đã bị truyền nhiễm. Thực tế, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng chỉ 2% người bị truyền nhiễm Covid-19 mang 90% vi khuẩn đang lưu truyền trong cộng đồng. Những “kẻ mang siêu vi khuẩn” quan trọng này có ảnh hưởng không đồng đều trên sự truyền nhiễm người khác, và nếu họ không truy tìm sự tiếp xúc trước khi họ lây lan vi khuẩn cho người kế tiếp, thì họ sẽ tiếp tục duy trì dịch bệnh. Hiện nay chúng ta không có một chương trình dò tim toàn quốc nhằm xác định những cá nhân này.

Cuối cùng, những người bị truyền nhiễm không có triệu chứng chiếm gần một nửa tất cả số người bị lây nhiễm Covid-19. Điều này, khi kết hợp với khoảng thời gian rộng mà trong đó con người có thể bị truyền nhiễm – 2 ngày trước và 10 ngày sau các triệu chứng xuất hiện – tạo ra nhiều cơ hội để vi khuẩn truyền nhiễm, vì vậy những người không biết họ bị bệnh thường thực hiện một số biện pháp cách ly với những người khác.

Tính truyền nhiễm của SARS-CoV-2 và xã hội tương quan cao của chúng ta tạo ra trận bão toàn diện mà sẽ có khả năng góp phần vào việc lây lan vi khuẩn lâu dài.

Tương lai của chúng ta với Covid-19 sẽ như thế nào?

khi-nao-covid-19-se-bien-mat-02
Một phụ nữ cao niên đang chích liều tăng cường của hãng Pfizer tại một bệnh viện ở San Rafael, California. (nguồn: www.theconversation.com)


Từ những quan tâm được thảo luận ở trên và những gì chúng ta biết về Covid-19 tới bây giờ, nhiều khoa học gia tin rằng vi khuẩn gây ra Covid-19 sẽ tồn tại trong các kiểu truyền nhiễm của bệnh mùa hay bệnh địa phương. Nhưng việc thiếu khả năng của chúng ta để xóa bỏ vi khuẩn này không có nghĩa là mọi hy vọng đều mất sạch.

Tương lai hậu đại dịch của chúng ta sẽ phần lớn dựa vào cách vi khuẩn cải tiến như thế nào trong những năm tới. SARS-CoV-2 là vi khuẩn mới hoàn toàn đối với con người mà vẫn còn đang thích ứng với chủ mới của nó. Thường, chúng ta có thể thấy vi khuẩn trở thành ít gây bệnh hơn, tương tự như 4 vi khuẩn corona gây ra bệnh cảm thông thường, mà chỉ tạo ra một ít phiền toái theo mùa.

Các chương trình chích ngừa toàn cầu sẽ có ảnh hưởng rất lớn trên việc cắt giảm các trường hợp mới lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, chiến dịch chích thuốc ngừa SARS-CoV-2 tính đến nay đã chỉ đụng tới một phần trăm nhỏ của con người trên hành tinh này. Hơn nữa, những truyền nhiễm đột phá trong những người đã chích ngừa vẫn xảy ra bởi vì không có thuốc chích ngừa nào có hiệu qua 100%. Điều này có nghĩa là các liều chích tăng cường sẽ là cần để bảo vệ hiệu quả của thuốc chích ngừa tối đa chống lại truyền bệnh.

Với sự giám sát vi khuẩn toàn cầu và tốc độ thuốc chích ngừa an toàn và hiệu quả đã được phát triển, chúng ta đã sẵn sàng đối phó với mục tiêu ngày càng cải tiến là SARS-CoV-2. Bệnh cúm là bệnh mùa và cải tiến nhanh chóng, nhưng thuốc chích ngừa theo mùa có thể làm cho cuộc sống diễn ra bình thường. Chúng ta có thể hy vọng điều tương tự cuối cùng cũng xảy ra với SARS-CoV-2.

Làm sao chúng ta biết có phải và khi nào SARS-CoV-2 trở thành bệnh mùa?

Vi khuẩn corona 4 mùa lưu truyền trong con người có tính cách địa phương. Chúng có khuynh hướng tái diễn hàng năm thường trong những tháng mùa đông, và ảnh hưởng trẻ em hơn người lớn. Vi khuẩn gây ra Covid-19 chưa đặt định trong những kiểu có thể tiên đoán này và thay vì vậy chúng đang bùng phát một cách khó lường trên toàn cầu trong những cách mà đôi khi khó tiên đoán.

Một khi tỉ lệ SARS-CoV-2 ổn định, chúng ta có thể gọi nó là bệnh mùa hay bệnh địa phương. Nhưng sự truyền nhiễm này có thể trông khác dựa vào nơi bạn ở trên thế giới. Thí dụ, các nước có thuốc chích ngừa cao và có nhiều liều tăng cường thì có thể sớm đặt định vào những cao điểm có thể tiên đoán của Covid-19 trong những tháng mùa đông khi các điều kiện môi trường thuận tiện hơn cho vi khuẩn truyền nhiễm. Ngược lại, các bệnh mùa không thể tiên đoán có thể tồn tại lâu tại những khu vực có tỉ lệ chích ngừa thấp hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.