Hôm nay,  

Little Kabul, Little Saigon và Số Phận Người Tị Nạn

14/09/202109:53:00(Xem: 3030)
BuiVanPhu_20210912_LittleKabulLittlesaigon_H01
Một sinh hoạt của sinh viên gốc Afghanistan ở vùng Đông Vịnh San Francisco, tháng 5/2019 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Ba mươi năm trước tôi là thành viên hội đồng quản trị của một cơ quan xã hội giúp người tị nạn trong khu vực phía đông Vịnh San Francisco (East Bay) nên khi đó đã có dịp tiếp xúc với người tị nạn Afghan.


Nhiều người Afghan đã đến Mỹ theo diện tị nạn cộng sản sau khi Hồng quân Liên Xô xâm chiếm đất nước của họ và cũng có người tị nạn vì bị chính quyền Taliban đàn áp.


Người Afghan là nạn nhân của hai chế độ khác nhau trên quê hương, chế độ cộng sản và chế độ Hồi giáo cực đoan.


Nói chung, người Afghan ở Mỹ cũng đã trải qua cuộc sống không có nhân quyền trên quê hương nguồn cội, như người gốc Việt. Họ cũng trải qua hành trình vượt biên khó khăn, qua được nước láng giềng trước khi được tới Mỹ định cư. Có người đã phải chờ đợi nhiều năm trong các trại tị nạn. Nhiều người đã phải hồi hương theo chương trình của Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc.


Trong gần nửa thế kỷ qua, một đất nước với 30 triệu dân mà đã có đến 5 triệu người Afghan phải bỏ quê hương ra đi. Một số được Mỹ, Canada, Anh, Nga, Pháp và nhiều quốc gia nhận cho định cư, còn lại hiện sống trong các trại tị nạn ở các quốc gia láng giềng của Afghanistan.


Khoảng 150 nghìn người tị nạn Afghan được Hoa Kỳ nhận cho định cư trong 40 năm qua. Họ sống tập trung tại California, Virginia, New York.


Theo nhật báo San Francisco Chronicle trích dẫn số liệu năm 2019 của Cục Thống kê Hoa Kỳ, hiện có 66 nghìn người gốc Afghan sống tại California và đông nhất tập trung tại vùng Vịnh San Francisco.


Nhiều người Afghan sống tập trung tại các thành phố Fremont và Hayward ở East Bay. Fremont có khu phố thương mại với nhiều cửa hàng dịch vụ và thực phẩm Afghan thường được biết đến với tên gọi “Little Kabul”.


Năm 2018 một phụ nữ Afghan là cô Aisha Wahab đắc cử vào hội đồng thành phố Hayward, được coi là một trong hai nữ dân cử gốc Afghan đầu tiên tại Hoa Kỳ, cùng lúc với cô Safiya Wasir đắc cử vào lập pháp tiểu bang New Hamsphire.


Sau khi đem quân vào Afghanistan để lật đổ chính quyền Taliban vì biến cố 11/9/2001, Hoa Kỳ giúp Afghanistan xây dựng cơ chế tổ chức quốc gia trong tinh thần dân chủ, đã có nhiều người Afghan ở Mỹ, châu Âu trở về giúp nước. Giới lãnh đạo Afghanistan trong hai thập niên qua, trong đó có nhiều phụ nữ, là những người đã tốt nghiệp từ các đại học danh tiếng trên thế giới.


Tổng thống Hamid Karzai, Tổng thống Ashraf Ghani từng sống và làm việc ở nước ngoài trước khi trở về phục vụ quốc gia, sau khi chế độ Taliban bị Hoa Kỳ lật đổ.


Dưới sự cai trị của Taliban, phụ nữ Afghan không có nhiều người được hưởng giáo dục và bị hạn chế các quyền tự do căn bản. Trong hai mươi năm qua hàng triệu nữ sinh đã có cơ hội đến trường. Nhiều phụ nữ Afghan đã tham gia chính quyền như Dân biểu Fawzia Koofi là một trong những phó chủ tịch của quốc hội, Thống đốc Salima Mazari, Thị trưởng Zarafi Ghafari. 


Sau khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi vùng đất này vào thời hạn 31/8, chính quyền Kabul đã sụp đổ và Taliban đã giành lại được quyền lãnh đạo Afghanistan sau 20 năm.


Dưới thời Việt Nam Cộng hoà từ năm 1956 đến 1975 cũng có nhiều người Việt tốt nghiệp từ các đại học danh tiếng nước ngoài về góp phần xây dựng quốc gia. Lãnh đạo chính quyền trong các bộ, nổi bật có các ông Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Đức Cường, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Văn Hảo. Trong giáo dục có các giáo sư Bùi Xuân Bào, Vũ Quốc Thông, Nguyễn Văn Bông, Lê Xuân Khoa, Thanh Lãng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Võ Tòng Xuân.


Sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và cộng sản giành được quyền lãnh đạo thì nhiều người cũng bỏ nước ra đi, người ở lại cũng không thể đóng góp được cho sự phát triển quốc gia.


BuiVanPhu_20210912_LittleKabulLittlesaigon_H02
Tiến sĩ Sedique Popal là giám đốc Noor Islamic Cultural Center ở thành phố Concord, vùng Vịnh San Francisco (Ảnh: Bùi Văn Phú)


Từ khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul hôm 15/8, trong hai tuần sau đó quân đội Mỹ đã thực hiện một cuộc di tản bằng đường hàng không lớn nhất từ trước đến nay, khi 123 nghìn người được các máy bay quân sự của Mỹ đưa ra khỏi Kabul, gồm người Mỹ và người Afghan đã hợp tác với Hoa Kỳ.


Sài Gòn tháng 4/1975 và Kabul tháng 8/2021 có những điểm giống nhau giữa Việt Nam Cộng hoà và Cộng hoà Afghanistan. Một khi Hoa Kỳ thấy không còn quyền lợi quốc gia ở đó nữa thì không có lý do gì để tiếp tục chi ngân sách hàng tỉ hay cả trăm tỉ đôla mỗi năm vào những nơi đó.


Nhưng khác nhau là ở chỗ Hoa Kỳ đã công bố thời điểm sẽ rút hết quân khỏi Afghanistan và thi hành đúng theo lịch trình Tổng thống Joe Biden đã đưa ra. Vị tướng chỉ huy cuộc di tản người Mỹ là người cuối cùng bước lên máy bay lúc gần đến thời khắc 31/8 để rời Kabul, dù còn cả trăm người Mỹ bị kẹt lại.


Người Mỹ rời Sài Gòn trong chiến dịch “Frequent Wind” sau khi có lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu tất cả người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, kể từ sáng ngày 29/4.


Cả trăm nghìn người Afghan được di tản trong những tuần lễ qua đang tạm trú trong các trại tị nạn ở Trung Đông, châu Âu và trong nội địa Hoa Kỳ để tiến hành thủ tục an ninh trước khi được ra ngoài định cư.


Năm 1975, 130 nghìn người Việt rời Việt Nam trong tháng Tư cũng đã được đưa vào các trại tạm trú ở Thailand, Philippines hay đến các đảo Guam, Wake, trước khi vào các trại tị nạn trong nội địa Hoa Kỳ để làm thủ tục định cư. Chương trình định cư người Việt được di tản vào mùa xuân 1975 chấm dứt vào tháng Mười.


Với chính sách bỏ tù không xét xử hàng trăm nghìn cựu quân cán chính Việt Nam Cộng hoà, bắt giam hàng trăm văn nghệ sĩ, trí thức và tiêu diệt văn hoá Mỹ-Ngụy nên hàng trăm nghìn người Việt tiếp tục tìm cách ra đi, đông nhất là bằng đường vượt biển cho đến 20 năm sau mới chấm dứt.


Đợt người tị nạn cộng sản Afghanistan đến Hoa Kỳ đầu tiên vào thập niên 1980, gia tăng nhiều trong hai thập niên sau đó. Cũng như làn sóng “thuyền nhân” được định cư ở Mỹ trong cùng thời gian. Người tị nạn Việt và người tị nạn Afghan đã có chung cùng cảnh ngộ.


BuiVanPhu_20210912_LittleKabulLittlesaigon_H03
Tiến sĩ Sedique Popal, thứ hai từ trái, cùng đồng hương Afghan ở vùng Đông Vịnh San Francisco (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Người Việt khắp nơi trên thế giới hàng năm gửi về cả chục tỉ đôla cho thân nhân, nhiều nhất là từ Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc Afghan trong năm 2020 cũng đã gửi về cho gia đình 789 triệu đôla, theo tin Reuter ngày 2/9/21.


Câu hỏi đang được lãnh đạo Hoa Kỳ đặt ra là, với sự trở lại nắm quyền của Taliban đời sống của người dân Afghanistan trong những tháng năm tới sẽ ra sao? Taliban có sẽ tàn bạo như trước đây và áp dụng luật của Hồi giáo một cách khắt khe, nhất là chính sách đối với phụ nữ.


Chủ trương của Taliban là chống lại phương Tây, đặc biệt là những gì thuộc về tư tưởng dân chủ, về bình quyền và văn hoá Mỹ vì cho đó là xấu xa, không thích hợp với Hồi giáo.


Như lãnh đạo cộng sản Hà Nội đã có những chính sách tiêu diệt tư tưởng dân chủ và văn hoá Mỹ-Ngụy tại miền Nam sau 30/4/1975 vì cho đó là đồi trụy, là phản động.


Hoa Kỳ và thế giới đang chú ý đến những gì lãnh đạo Taliban sẽ làm trong những tháng ngày trước mặt, để có những chính sách thích hợp.


Làn sóng người tị nạn Afghan sẽ chấm dứt sau khi số người được di tản trong tháng 8 vừa qua được định cư, hay còn kéo dài trong nhiều năm nữa, như làn sóng thuyền nhân của người Việt trong suốt 20 năm sau năm 1975?


Những ngày qua thành phần lãnh đạo của Taliban đã lên tiếng cho biết họ sẽ cởi mở hơn trước, sẽ tôn trọng quyền phụ nữ và kêu gọi người dân Afghan ở nước ngoài, kể cả những lãnh đạo cũ của đất nước, hãy trở về đóng góp cho việc xây dựng quốc gia. Họ hứa sẽ không có việc trả thù với những ai đã tham gia hay hợp tác với chính quyền cũ.


Thế giới đã nhìn vào Việt Nam trong những năm sau ngày 30/4/75 để nhận ra xung đột giữa tự do và cộng sản được thể hiện qua các chính sách đàn áp tư tường, truy quét văn hoá Mỹ một cách tàn bạo ra sao.


Thập niên 1990, thế giới cũng đã nhìn vào Afghanistan để thấy rằng khi Taliban lên cầm quyền họ đã có những chính sách khắt khe theo tinh thần luật Hồi giáo, trái ngược với các giá trị phương Tây như thế nào.


Xung đột giữa tư tưởng Hồi giáo và các giá trị văn hoá phương Tây lên cực điểm với vụ tấn công khủng bố gây tử vong cho 3 nghìn người ngay trên đất Mỹ vào sáng ngày 11/9/2001.


Nước Mỹ vừa tưởng niệm 20 năm biến cố đau buồn này. Cuộc chiến tranh chống khủng bố cũng chưa chấm dứt, cũng như chiến tranh chống bành trướng của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn, dù Đông Âu sụp đổ, Liên bang Sô Viết tan rã.


Trung Quốc và Nga từng là lãnh đạo của khối cộng sản chống Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh. Ngày nay hai quốc gia này vẫn còn là đối thủ của Mỹ trên nhiều mặt trận, từ Đông Á, châu Âu sang châu Phi.


Bùi Văn Phú

Tác giả là một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California. Ông đã có nhiều năm dạy học ở châu Phi và làm việc với Cao ủy Tị nạn LHQ ở Đông Nam Á.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 19 tháng 3 năm 2024, các nhà lập pháp ở Hồng Kông đã thông qua luật an ninh mới, trao cho các cơ quan chính quyền ở thành phố bán tự trị quyền lực mạnh mẽ hơn để trấn áp những người bất đồng chánh kiến. Luật mới, theo Điều 23 (Article 23), đã mất hàng thập niên để hoàn thiện, nhưng cũng vấp phải sự phản đối trong một thời gian dài. Nhiều người đã biểu tình để phản đối Article 23 vì lo ngại luật sẽ hạn chế quyền tự do dân sự ở Hồng Kông, một khu vực hành chánh đặc biệt ngày càng bị Bắc Kinh kiểm soát gắt gao.
Đối với nhiều người, buổi sáng sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu một ly cà phê. Theo báo cáo của Hiệp Hội Cà Phê Quốc Gia (National Coffee Association), người dân Hoa Kỳ trung bình uống hơn 3 ly cà phê mỗi ngày. Và cũng có một số người chọn nạp caffeine qua nước tăng lực hoặc thuốc có chứa caffeine (caffeine pills). Dù rằng khả năng dung nạp của mỗi người là khác nhau, nhưng vẫn có mức giới hạn về lượng caffeine có thể hấp thụ trong cơ thể. Những dấu hiệu phổ biến cho thấy quý vị đã tiêu thụ caffeine quá mức là ngón tay rung rẩy và tim đập nhanh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tình trạng gọi là ngộ độc caffeine (caffeine intoxication) hay quá liều caffeine (caffeine overdose).
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã nêu bật một vấn đề cấp bách: cần phải tăng cường bảo vệ các cấu trúc nền móng của các cây cầu, đặc biệt là những trụ cầu đỡ các nhịp cầu bắc qua những khúc tàu thuyền thường qua lại, theo Reuters.
Hoa Kỳ đang lập danh sách các nhà sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc bị cấm nhận các công cụ quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất chip, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để sản xuất chip, theo Reuters.
Sáng nay, ngày 28 tháng Ba, nhà thơ Viên Linh đã bỏ cuộc nhân sinh từ giã chúng ta vào lúc 11:11 giờ sáng, tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Việt Báo nhận được tin từ bà Dương Nghiễm Mậu, theo tin từ bà Thúy Diệm nhắn. Tin này cũng đã được gia đình và thân hữu xác nhận. Được biết, từ đầu tuần, hôm thứ Hai, Viên Linh đã hôn mê và được chuyển vào hospice, với thân nhân bên cạnh chăm sóc vào những ngày cuối đời.
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Francis trông sức khỏe có vẻ ổn định khi ngài bắt đầu bốn ngày đầy sự kiện căng thẳng dẫn đến Lễ Phục sinh, và tái lập lời thề thụ phong vào ngày Giáo hội Công giáo La Mã đánh dấu ngày Chúa Jesus thành lập chức linh mục vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Một tòa kháng án Hoa Kỳ đã quyết định tạm ngưng thực thi một dự luật được Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn ở Texas, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang bắt giữ những người bị nghi ngờ là di dân vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden lập luận rằng việc thực thi dự luật này là can thiệp vào quyền lực của chính phủ liên bang, theo Reuters.
Cựu TNS Joe Lieberman, từng là ứng viên Phó Tổng Thống của Đảng Dân Chủ năm 2000, đã từ trần vào chiều thứ Tư (27/3), thọ 82 tuổi, theo Reuters.
Phân ưu: Nhận được tin Anh TRẦN VỊNH từng là cựu học sinh tại các trường tiểu, trung học tại Ban Mê Thuộc, cũng là CSV/QGHC DS 11 và Cựu CH 8 KT đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, Californai Hưởng Thọ 83 tuổi. Tang lễ sẽ cử hành ngày 29 tháng 3 năm 2024 lúc 12 giờ trưa tại Garden Crematory, số 1835 S. Lewis Street, Anaheim, CA 92805. Chúng tôi một nhóm thân hữu gồm đồng môn, đồng sự, đồng hương... xin thành thật chia buồn cùng tang quyến. Xin nguyện cho hương hồn anh, một người con ưu tú của đất nước, đã luôn sống đẹp với người, với đời, và với quốc gia dân tộc sớm được về nơi cửa Phật để hưởng Niết bàn miên viễn.
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Theo các hình ảnh mà Financial Times được Viện Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) chia sẻ, Ít nhất 5 tàu chở dầu của Bắc Hàn đã di chuyển để thu gom các sản phẩm dầu từ cảng Vostochny ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã ra dấu hiệu sẽ không hạn chế quyền tiếp cận thuốc phá thai Mifepristone, vì các thẩm phán tỏ thái độ hoài nghi rằng các nhóm chống phá thai và các bác sĩ đệ đơn kiện loại thuốc này không có đủ tư cách pháp lý cần thiết để tiếp tục vụ kiện, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.