Hôm nay,  

Người Đã Chích Ngừa Covid-19 Có Thể Lây Lan Vi Khuẩn Corona?

02/07/202100:00:00(Xem: 2472)

NGUOI-DA-CHICH-NGUA--01

Đeo khẩu trang vẫn là cách để giữ an toàn dù là đã chích ngừa Covid-19. (www.pixabay.com)

 

Đó là câu hỏi mả có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng muốn biết cho chắc trong lúc có các tin tức về những trường hợp người đã chích ngừa đầy đủ vẫn bị dính Covid-19. Điều Phối Viên Dự Án và Khoa Học Gia Sanjay Mishra tại Trung Tâm Y Khoa Vanderbilt University Medical Center của Đại Học Vanderbilt University đã có bài phân tích và trả lời câu hỏi trên được đăng trên trang mạng toàn cầu www.theconversation.com hôm 25 tháng 5 năm 2021. Việt Báo xin đăng bản dịch  Việt của Thụy Âm để độc giả tham tường.

 

*******

 

Khi Cơ Quan CDC của Hoa Kỳ thay đổi các hướng dẫn của họ về việc đeo khẩu trang vào ngày 13 tháng 5 năm 2021, nhiều người Mỹ còn nhầm lẫn. Bây giờ bất cứ ai đã chích ngừa đầy đủ đều có thể tham gia vào các hoạt động bên trong và bên ngoài, lớn hay nhỏ, không cần đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách.

Anthony Fauci, cố vấn trưởng y tế cho Tổng Thống Biden, nói rằng hướng dẫn mới là “dựa vào sự phát triển của khoa học” và “phục vụ như một động lực” cho 2/3 người Mỹ là những người chưa chích ngừa đầy đủ sẽ đi chích ngừa.

Nhưng một số người không thể chích ngừa bởi vì các điều kiện cơ bản. Những người khác với hệ thống miễn dịch bị suy yếu, từ bệnh ung thư hay điều trị y khoa, không thể được bảo vệ hoàn toàn bởi việc chích ngừa của họ. Trẻ em từ 12 tới 15 tuổi trở thành đủ điều kiện để chích ngừa duy nhất thuốc Pfizer-BioNTech hôm 10 tháng 5 năm 2021. Và không có thuốc chích ngừa Covid-19 nào chưa được trao thẩm quyền sử dụng cho gần 50 triệu trẻ em dưới 12 tuổi tại Mỹ.

Khi các hạn chế đã được gỡ bỏ và người dân bắt đầu để lại khẩu trang tại nhà, một số người lo ngại: bạn có thể bị dính Covid-19 từ người đã chích ngừa không?
 
Các thuốc chích ngừa không luôn luôn ngăn chận truyền nhiễm

NGUOI DA CHICH NGUA 03

Chích ngừa Covid-19 để bảo vệ chống lại vi khuẩn corona.(www.pixabay.com)

 
Các nhà nghiên cứu đã hy vọng chế ra các thuốc chích ngừa Covid-19 an toàn mà sẽ ngăn chận ít nhất một nửa số người đã chích ngừa khỏi bị các triệu chứng Covid-19.

May mắn, các thuốc chích ngừa đã vượt xa các kỳ vọng rất nhiều. Thí dụ, trong 6.5 triệu cư dân của Do Thái, tuổi từ 16 trở lên, thuốc chích ngừa Pfizer–BioNTech mRNA COVID-19 đã được tìm thấy hiệu quả tới 95.3% sau khi chích cả hai liều. Trong vòng 2 tháng, trong số 4.7 triệu người đã chích ngừa đầy đủ, các truyền nhiễm được phát hiện đã giảm 30 lần. Tương tự tại California và Texas, chỉ 0.05% công nhân chăm sóc sức khỏe đã chích ngừa đầy đủ thử nghiệm dương tính với Covid-19.

Các nhà phát triển thuốc chích ngừa thường hy vọng rằng, ngoài việc ngăn chận dịch bệnh, các thuốc chích ngừa của họ cũng sẽ đạt được “khả năng miễn dịch diệt trùng,” mà trong đó việc chích ngừa sẽ chận đứng vi khuẩn có thể truyền nhiễm vào cơ thể. Khả năng miễn dịch diệt trùng này có nghĩa là một số người đã được chích ngừa sẽ không bị dính vi khuẩn hay không truyền nhiễm vi khuẩn thêm nữa. Đối với thuốc chích ngừa hiệu quả, dù, không nhất thiết ngăn chận vi khuẩn nhiễm trùng một người đã miễn dịch.

Thí dụ, thuốc chích ngừa bại liệt Salk ko6ng hoàn toàn chận đứng vi khuẩn bại liệt phát triển trong ruột con người. Nhưng nó cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn chận bệnh bại liệt bởi vì nó kích hoạt các kháng thể chận đứng vi khuẩn khỏi nhiễm trùng não bộ và cột tủy sống. Các thuốc chích ngừa tốt cung cấp việc huấn luyện hiệu quả và lâu bền đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể, vì thế khi nó thực sự gặp phải mầm bệnh gây ra bệnh, nó sẵn sàng tạo ra sự đối phó tối ưu.

Khi nói đến Covid-19, các nhà miễn dịch học vẫn còn đang tìm ra điều mà họ gọi là “các tương quan của sự bảo vệ,” các yếu tố tiên đoán cách một người được bảo vệ chống lại vi khuẩn corona. Các nhà nghiên cứu tin rằng một lượng “kháng thể tập trung,” loại mà không chỉ bao vây vi khuẩn mà cũng ngăn chận nó truyền nhiễm, là đủ để chống lại những lây nhiễm lập đi lập lai. Các khoa học gia cũng đang đánh giá sự bền bỉ của khả năng miễn dịch, mà các thuốc chích ngừa Covid-19 đang cung cấp và trong cơ thể mà nó đang hoạt động.
 
Người đã chích ngừa có thể lây lan vi khuẩn corona?
 
Các nhà miễn dịch học dự đoán các thuốc chích ngừa bảo vệ để chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra cũng làm giảm việc lây nhiễm của vi khuẩn sau khi chích ngừa. Nhưng nó thực sự rất khó để đưa ra sự chắc chắn có phải người đã chích ngừa sẽ không lây nhiễm vi khuẩn.

Covid-19 nêu ra một thách thức đặc biệt bởi vì những người bị lây nhiễm không có triệu chứng và trước khi có triệu chứng có thể lây lan bệnh – và việc theo dõi tiếp cận và thử nghiệm không đủ có nghĩa là những người không có triệu chứng hiếm khi được phát hiện. Một số khoa học gia phỏng đoán rằng số người bị truyền nhiễm Covid-19 không có triệu chứng trong tổng dân số có thể cao hơn từ 3 tới 20 lần so với con số trường hợp được xác nhận. Nghiên cứu cho thấy rằng các trường hợp bị nhiễm Covid-19 không được báo cáo trong những người không có triệu chứng hay đã trải qua bệnh rất nhẹ có thể chiếm tới 86% tất cả số người bị truyền nhiễm, dù các nghiên cứu khác trái ngược các phỏng đoán cao.


Trong một nghiên cứu, CDC đã thử nghiệm nhân viên chăm sóc sức khỏe tình nguyện và những nhân viên ở tuyến đầu khác tại 8 địa điểm ở Hoa Kỳ đối với những trường hợp bị nhiễm SARS-CoV-2 hàng tuần kéo dài 3 tháng, bất kể các triệu chứng hay tình trạng chích ngừa. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham dự được miễn dịch hoàn toàn thử nghiệm dương tính với Covid-19 ít hơn 25 lần so với những người không được chích ngừa. Những phát hiện như thế này ám chỉ rằng nếu người đã chích ngừa sẽ được bảo vệ tốt khỏi bị truyền nhiễm gì cả, họ cũng hầu như không có khả năng lây lan vi khuẩn. Nhưng nếu không có việc theo dõi tiếp cận để theo dõi việc truyền nhiễm trong dân số lớn hơn, thì không thể biết sự khẳng định này là đúng hay không.

Điều chúng tôi biết chắc rằng là nếu một người bị dính Covid-19 sau khi chích ngừa, mà được gọi là “truyền nhiễm đột phá,” thì các triệu chứng sẽ nhẹ hơn.

Các nghiên cứu đã khám phá rằng những người đã thử nghiệm dương tính với Covid-19 sau khi chích ngừa liều thứ nhất có các mức độ vi khuẩn thấp hơn trong cơ thể của họ so với những người không chích ngừa mà thử nghiệm dương tính. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc giảm lượng vi khuẩn gợi ý rằng người đã chích ngừa mà bị dính vi khuẩn sẽ ít truyền nhiễm bởi vì họ sẽ có quá ít vi khuẩn có thể lây lan cho người khác.

Một nghiên cứu trước đây mà đã chưa được các đồng nghiệp xem xét cbo thấy rằng thuốc chích ngừa Moderna mRNA COVID-19 có thể tạo ra các kháng thể chống lại vi khuẩn corona trong nước miếng và nước mũi. Bởi vì đó là nơi mà SARS-CoV-12 xâm nhập, các kháng thể trong miệng và mũi sẽ chận vi khuẩn đi vào cơ thể, việc cung cấp hiệu quả “khả năng miễn dịch diệt trùng.” Điều này cũng có nghĩa là những người đã chích ngừa sẽ không lây lan vi khuẩn qua các giọt nước đường hô hấp.

Những bằng chứng này là đầy hứa hẹn. Nhưng nếu không có thêm các nghiên cứu, các khoa học gia chưa có thể kết luận rằng các thuốc chích ngừa Covid-19 có thực sự bảo vệ để chống lại tất cả truyền nhiễm hay không. Các nghiên cứu đang nỗ lực trả lời trực tiếp câu hỏi này qua việc theo dõi tiếp cận mà mới chỉ bắt đầu: Các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi những trường hợp lây nhiễm Covid-19 trong số những tình nguyện viên đã chích ngừa và chưa chích ngừa và những người tiếp xúc gần gũi với họ.
 
Việc bảo vệ và sự ngăn chận đi đôi với nhau

NGUOI DA CHICH NGUA 02

Giữ khoảng cách nơi đông người cũng là cách an toàn dù đã chích ngừa. (www.pixabay.com)

 
Các thuốc chích ngừa giúp làm giảm sự lây lan của bệnh truyền nhiễm bằng việc phá vỡ đường dây của việc nhiễm trùng. Đối với những người bị lây nhiễm cuối cùng ngày càng có ít người không được bảo vệ lan truyền vi khuẩn cho. Đây là cách thuốc chích ngừa gia tăng sự miễn dịch bầy đàn – những người nhạy cảm và chưa được chích ngừa được bao quanh bởi một “đám” người đã miễn dịch, do chích ngừa hay truyền nhiễm trước đây. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng, để kết hợp các lý do sinh học và xã hội, chỉ việc chích ngừa không thôi thì không thể đạt tới miễn dịch bầy đàn để chống lại Covid-19 và kềm chế hoàn toàn vi khuẩn corona.

Thực tế, chỉ việc chích ngừa không thôi có thể cần một thời gian dài để diệt trừ bất cứ chứng bệnh nào. Ngay cả những bệnh gần bị “loại trừ” – như thủy đậu, sởi, và ho gà – có thể phục hồi với khả năng miễn dịch suy yếu và tỉ lệ thuốc chích ngừa giảm.

Sự bùng phát gần đây của việc lây nhiễm trong số những người dân New York đã chích ngừa cho thấy rằng những người đã chích ngừa không chỉ vẫn có thể bị lây nhiễm, mà họ cũng có thể truyền nhiễm vi khuẩn corona cho những người gần gũi. Các nhóm được thử nghiệm cao, như các nhóm thể thao chuyên môn, nêu bật sự kiện rằng các truyền nhiễm nhẹ, không triệu chứng trong số những người đã chích ngừa trong dân số nói chung có thể thực sự thường xuyên hơn như được báo cáo. Một sự bùng phát tương tự trong các công nhân phi trường tại Singapore cho thấy rằng, ngay cả trong số những người đã chích ngừa, các biến thể mới và lây lan nhiều hơn có thể lan truyền nhanh.

Các hướng dẫn dễ dãi của CDC về việc đeo khẩu trang nhằm trấn an những người đã chích ngừa rằng họ an toàn khỏi bị bệnh nghiêm trọng. Và đúng là như vậy. Nhưng bức tranh thì còn chưa rõ ràng lắm đối với những người không chích ngừa tương tác với họ. Cho đến khi miễn dịch bầy đàn chống lại Covid-19 được đạt tới, và chứng cứ rõ ràng tích lũy rằng những người đã chích ngừa không lây lan vi khuẩn, tôi và nhiều nhà dịch tể tin rằng tốt hơn nên tránh các hoàn cảnh nơi có nhiều cơ hội để bị lây nhiễm. Việc chích ngừa cộng với việc đeo khẩu trang tiếp tục và giữ khoảng cách xã hội vẫn là cách hữu hiệu để giữ an toàn.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Hôm thứ Tư (3/4), Đài Loan hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong 25 năm. Ít nhất 9 người chết và hàng trăm người bị thương; nhà cửa, đường sá bị hư hại và hàng chục công nhân bị kẹt trong các mỏ đá.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6, theo Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Reuters, đầu bếp nổi tiếng Jose Andres xúc động cho biết một cuộc tấn công của Israel giết hại 7 nhân viên cứu trợ lương thực của ông ở Gaza; Israel đã nhắm mục tiêu vào nhóm nhân viên cứu trợ “một cách có hệ thống, từng xe một”, theo Reuters.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ, theo Reuters.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
Tin Đang Cập Nhật: Khoảng 8 giờ sáng thứ Tư (3/4), một trận động đất mạnh tối thiểu 7.4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan và gây ra nhiều thiệt hại. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong 25 năm, thậm chí còn gây ra cảnh báo sóng thần cho một số hòn đảo ở Nhật Bản.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn, được cho là hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, ra biển ngoài khơi bờ biển phía đông. Thủ tướng Nhật Bản ngay lập tức lên án vụ việc, theo Reuters.
Các chiến đấu cơ ném bom vào Đại Sứ Quán Iran ở Syria bị nghi ngờ là của Israel. Iran cho biết cuộc tấn công đã giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 chỉ huy cấp cao. Việc này là một bước ngoặt khiến căng thẳng trong khu vực leo thang nghiêm trọng, theo Reuters.
Trong khi ngoài đời cũng như trong đạo, nhan nhản những người hữu danh vô thực, thì bậc thượng trí nương nơi trung đạo, vượt ngoài danh vị và thực tế, vượt khỏi danh ngôn và thực tại, vượt lên ngôn ngữ tương đối và sự thật tuyệt đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh giới bất khả tư nghì – và nơi vô trụ xứ ấy, không ngọn gió thế gian (4) nào có thể thổi tới.
Các triệu chứng thần kinh bí ẩn ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao và quan chức Hoa Kỳ kể từ năm 2016 được gọi là Hội chứng Havana (Havana Syndrome) có thể liên quan đến Đơn vị GRU 29155 của Nga, theo một cuộc điều tra của CBS, The Insider và Der Spiegel được công bố vào cuối Chủ nhật.
Cùng với những nỗ lực đang được tiến hành để dọn sạch hàng ngàn tấn mảnh vụn sắt thép từ vụ sập cầu ở cảng Baltimore, Thống đốc Maryland Wes Moore kêu gọi cả hai Đảng cùng hợp tác làm việc để thông qua nguồn kinh phí tái thiết cây cầu và hồi phục kinh tế cảng, theo Reuters.
Nhóm khủng bố Hồi giáo Hamas cáo buộc Fatah đã cài người vào miền bắc Gaza dưới vỏ bọc của các xe tải chở hàng viện trợ. Cáo buộc này đã bị một viên chức Chính quyền Palestine phủ nhận, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.