Hôm nay,  

Làm Gì Khi Trở Lại Cuộc Sống Bình Thường Sau Đại Dịch

04/06/202100:00:00(Xem: 2478)
LAM-GI-KHI-TRO-LAI-CUOC-SONG-BINH-THUONG-01

Giúp người khác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai. (www.theconversation.com)

 

Người Mỹ đang từng bước tiến tới gần việc trở lại cuộc sống bình thường khi hầu hết các tiểu bang đều nới lỏng hay gỡ bỏ các hạn chế thời đại dịch. Nhưng sau hơn một năm với cuộc sống không bình thường và bây giờ trở lại bình thường thì cũng không phải là điều dễ dàng để thích ứng cho tốt. Giáo Sư Tâm Lý tại Đại Học Virginia Bethany Teachman đã có bài phân tích và đưa ra 5 điều quan trọng để giúp người Mỹ trở lại cuộc sống bình thường được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 27 tháng 5 năm 2021. Việt Báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để độc giả tường lãm.

 

*******

 

Bạn đã và đang chờ… và chờ… và chờ cho đến ngày tuyệt vời, kỳ diệu này khi bạn có thể trở lại “cuộc sống bình thường.”

Đối với nhiều người tại Hoa Kỳ, cảm thấy như là ánh sáng lờ mờ ở cuối đường hầm đại dịch đang trở nên sáng tỏ hơn. Hai đứa con gái 12 và 14 tuổi của tôi hiện đã chích ngừa liều thứ nhất, với liều thứ hai sẽ đến chẳng bao lâu nữa. Tôi phấn khởi khi mấy đứa con đã nhận được thuốc chích ngừa, nghẹn ngào dưới khẩu trang trong sự nhẹ nhõm mà gia đình tôi bây giờ không còn bị bệnh hay truyền nhiễm vi khuẩn corona cho những người khác dễ bị tổn thương hơn chúng tôi. Cuối cùng gia đình chúng tôi có thể bắt đầu trở lại cuộc sống được gọi là bình thường.

Nhưng điều mà chúng tôi may mắn được chích ngừa đầy đủ đó có làm chúng tôi trở lại cuộc sống bình thường không? Tôi đã không cảm nhận phấn khởi mỗi ngày trong cuộc sống bình thường giống như trước khi có Covid-19. Làm sao bạn nên chọn điều gì để xây dựng lại, điều gì bỏ lại phía sau và con đường mới nào để cố gắng trước tiên? Khoa học tâm lý lâm sàng cung cấp một vài đầu mối hữu ích về cách phác họa đồ biểu con đường mà bạn vượt ra khỏi cuộc sống thời đại dịch.
 
1-    Đặt ra các dự kiến thực tiễn
 
Bạn có lẽ ít tuyệt vọng hơn nếu bạn thiết đặt các dự phóng hợp lý.

Thí dụ, bạn cảm thấy hơi lo lắng khi bạn cố gắng phác họa điều gì ổn để làm và điều gì vẫn còn nguy hiểm. Thậm chí mức độ nguy hiểm đã giảm tại nhiều nơi, vẫn còn sự bất ổn và bất ngờ dính chặt với những nguy cơ của vi khuẩn corona hiện nay, và rất tự niên để cảm thấy lo lắng hay không chắc chắn khi bỏ thói quen đã được tạo dựng, như đeo khẩu trang. Vì thế, hãy sẵn sàng đối với sự lo lắng và nhận thức rằng nó không có nghĩa là có điều gì đó sai – nó là phản ứng tự nhiên đối với mọi hoàn cảnh không tự nhiên.

Nó cũng có thể rằng nhiều tương tác xã hội sẽ cảm thấy hơi lúng túng lúc đầu. Hầu hết người Mỹ đều không thực hành việc giao tiếp xã hội, và việc thực hành lập đi lập lại là điều giúp chúng ta cảm thấy thoải mái.

LAM GI KHI TRO LAI CUOC SONG BINH THUONG 02

Nghĩ về những ưu tiên của bạn là bước thứ nhất hướng tới việc phác họa đời sống thực của bạn phù hợp với chúng sa rao. (www.theconversation.com)


Ngay cả năng khiếu xã giao của bạn ở cao điểm, thời điểm hiện nay dùng rất nhiều để điều hướng giữa các cá nhân. Rất có thể không phải lúc nào bạn cũng đồng ý với mọi người trong cuộc sống của bạn về nơi vạch ra ranh giới điều gì an toàn và điều gì không. Sẽ có một số bữa tiệc phức tạp vào Ngày Lễ Độc Lập để điều hướng vì nhiều gia đình có một số thành viên đã được chích ngừa và một số thì chưa. Điều đó sẽ làm nản lòng sau khi chờ đợi quá lâu để cuối cùng được gặp nhau.

Và bạn sẽ tự nhiên cảm thấy ấm áp, mờ nhạt về tất cả đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và những người láng giềng của bạn. Nhiều người trong số đó có chút khó chịu xảy ra trong các tương tác của bạn trước khi bạn nghe về Covid-19 sẽ vẫn còn đó.

Vì vậy, hãy dự phóng một số sự khó xử, thất vọng và khó chịu – mọi người đang tạo ra những kiểu mới và điều chỉnh các mối quan hệ đã thay đổi. Điều này sẽ dễ dãi hơn với thời gian và thực hành, nhưng có những dự phóng thực tiễn thì có thể làm cho sự chuyển hóa suông sẻ hơn.
 
2-    Sống theo các giá trị của bạn
 
Để giúp lập kế hoạch cho các hoạt động và các mối quan hệ thì hãy cho thời gian, suy nghĩ về các ưu tiên của bạn.

Sống trong các cách phù hợp với những giá trị của bạn có thể giúp sống khỏe và giảm lo lắng và trầm cảm. Nhiều thực tập trị liệu được đề ra để giúp giảm sự khác biệt giữa các giá trị đã nêu của bạn và những chọn lựa mà bạn thực hiện hàng ngày.

Hãy tưởng tượng bạn được yêu cầu khắc một miếng bánh để minh họa các vai trò khác biệt của bạn và tầm quan trọng của mỗi vai trò đối với cách bạn cảm thấy chính mình và những giá trị mà bạn ưu tiên. Bạn có thể đánh giá các vai trò của bạn như một người mẹ, một người vợ/chồng và một người bạn, đưa cho họ những miếng lớn nhất của chiếc bánh của bạn.

Bây giờ, điều gì xảy ra nếu bạn được yêu cầu khắc chiếc bánh đó trong cách phản ảnh cách bạn thực sự phân bố thời gian và năng lực của bạn, hay cách bạn thực sự có khuynh hướng đánh giá chính mình. Thời gian bạn bỏ ra cho bạn bè thấp hơn giá trị của nó đối với bạn phải không? Khuynh hướng đánh giá chính bạn dựa vào công việc nghiêm ngặt đòi hỏi cao hơn nhiều phải không?

LAM-GI-KHI-TRO-LAI-CUOC-SONG-BINH-THUONG-03

Việc nhận ra rằng các chọn lựa cuộc sống thực sự của bạn không tương xứng với điều bạn đánh giá cao nhất có thể giúp bạn xác định những phần nào của cuộc sống của bạn xứng đáng được ưu tiên cao hơn. (www.theconversation.com)


Dĩ nhiên, thời gian không phải là thước đo ý nghĩa, và tất cả chúng ta đều có những giai đoạn khi mà một số phần trong cuộc sống của chúng ta cần vượt cao hơn – suy nghĩ về cuộc sống như là một người cha mẹ của một em bé sơ sinh, hay một học sinh trong lúc thi cuối khóa. Nhưng tiến trình xem xét các giá trị của bạn và cố gắng điều chỉnh điều mà bạn đánh giá và cách bạn sống có thể giúp hướng dẫn các chọn lựa của bạn trong lúc phức tạp này.
 
3-    Tiếp tục theo dõi
 
Các nhà tâm lý học lâm sàng đề nghị việc tham gia vào các hoạt động mà cảm thấy bổ ích trong cách nào đó để ngăn chận tâm trạng tiêu cực. Làm nhiều việc thích thú, điều đó mang lại cảm giác viên mãn hay giúp bạn đáp ứng các mục tiêu của bạn tất cả đều có thể cảm thấy bổ ích, vì thế điều này không chỉ là vì để có vui vẻ.

Đối với hầu hết mọi người, một vài quân bình của các hoạt động vui vẻ, hiệu quả, xã giao, năng nỗ và thư giãn trong cuộc sống là chìa khóa để cảm thấy như các nhu cầu khác của bạn đang được đáp ứng. Do vậy, hãy thử theo dõi các hoạt động và tâm trạng của bạn trong một tuần.  Hãy nhìn xem khi bạn cảm thấy nhiều hay ít hạnh phúc và khi bạn cảm thấy như bạn đang đáp ứng các mục tiêu của bạn, và điều chỉnh theo đó. Sẽ cần một số thử thách và sai lầm để tìm kiếm sự quân bình của các hoạt động mang lại cảm giác tưởng thưởng.
 
4-    Đây là thời gian tăng trưởng hay bảo tồn?
 
Có nghiên cứu hấp dẫn cho thấy rằng quan điểm về thời gian có thể ảnh hưởng các mục tiêu và động lực của bạn. Nếu bạn cảm thấy thời gian đang tàn lụi – như thường xảy ra đối với những người cao niên hay những người đang bị bệnh trầm kha – thì bạn hầu như tìm kiếm các mối liên kết sâu xa hơn với một số ít người. Ngược lại, những người cảm thấy thời gian còn thênh thang và có khuynh hướng mở rộng tìm kiếm các mối quan hệ và trải nghiệm mới.
Khi các hạn chế nới lỏng, bạn có muốn đến thăm một người bạn thân trong thành phố mà bạn đã lớn lên trong đó không? Hay thích thú hơn để đi tới một nơi đẹp lạ và có những người bạn mới? Không có câu trả lời đúng, nhưng nghiên cứu này có thể giúp bạn xem xét các ưu tiên hiện nay của bạn và lập kế hoạch đoàn tụ hay đi du lịch sắp tới tùy theo.
 
5-    Nhận ra đặc quyền của bạn và đưa nó ra trước
 
Nếu bạn đã chích thuốc ngừa và khỏe mạnh và có thể trở lại với nhiều hoạt động bình thường hơn, thì bạn là người nằm trong nhóm may mắn sau một năm mất mát thê thảm như vậy. Khi bạn lập kế hoạch làm sao để sử dụng thời gian này, hãy xem xét đến nghiên cứu cho thấy rằng sức khỏe cảm xúc của bạn cải thiện khi bạn làm nhiều việc lợi ích cho người khác.

Chủ tâm trong việc giúp đỡ những người khác là thắng lợi cho cả hai. Nhiều người và cộng đồng đang cần hiện nay, vì vậy hãy suy nghĩ về cách bạn có thể đóng góp – thời gian, tiền bạc, các nguồn lợi, năng khiếu hay lắng nghe. Hỏi xem cộng đồng của bạn cần gì để hồi phục và phát triển và làm sao bạn có thể giúp giải quyết những nhu cầu đó, cũng như xem xét điều gì bạn và gia đình bạn cần, có thể thúc đẩy cuộc sống lành mạnh cho mọi người.

Khi sự trở lại cuộc sống bình thường trở thành thực tiễn hơn, đừng lý tưởng hóa cuộc sống hậu đại dịch hay bạn chắc chắn sẽ thất vọng. Thay vì vậy, hãy biết ơn và để tâm đến những gì bạn chọn làm với món quà tái khởi động này. Với một suy nghĩ nhỏ, bạn có thể làm cho “cuộc sống bình thường” tốt đẹp hơn. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.