Hôm nay,  

Báo Cáo Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Của Bộ Ngoại Giao Mỹ Lên Án Chính Quyền CSVN Tiếp Tục Vi Phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo

13/05/202116:44:00(Xem: 7353)

 

VIỆT NAM – Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố báo cáo về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lên án chính quyền CSVN vẫn tiếp tục vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam bằng những hành động “dọa nạt, quấy rối, gây mâu thuẫn, phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, can thiệp vào công việc nội bộ, hạn chế đi lại, ngăn cản đăng hình ảnh, thông tin lên mạng, gây phiền hà, thậm chí đòi hối lộ để cấp đăng ký,” theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 12 tháng 5 năm 2021. Bản tin của Đài RFA cho biết thêm chi tiết về việc này như sau.

Tự do tôn giáo không kém quan trọng hơn bất kỳ quyền con người nào khác và chính quyền Biden-Harris cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới – Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tuyên bố như vậy trong buổi lễ ra mắt Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế 2020 hôm 12/5 tại Washington D.C. Về tình hình Việt Nam, tuy có ghi nhận một số tiến bộ, báo cáo năm nay vẫn tiếp tục lên án mạnh mẽ các vi phạm về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế thường niên được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố nêu rõ Chính phủ Việt Nam tiếp tục có nhiều hình thức can thiệp, hạn chế quyền tự do của các nhóm tôn giáo và các tín đồ, từ việc bắt giữ, đe dọa, giám sát cho đến hạn chế đi lại, tịch thu tài sản và từ chối yêu cầu đăng ký và các quyền khác.

 

Dọa nạt, quấy rối

 

Báo cáo cho biết Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của Việt Nam duy trì một quy trình đăng ký và công nhận bao gồm nhiều giai đoạn đối với các nhóm tôn giáo, nếu chưa có được đăng ký hoặc công nhận, hoạt động của các nhóm tôn giáo sẽ bị hạn chế và giám sát nghiêm ngặt. Một số giới chức tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm tôn giáo chưa được đăng ký chính thức hoặc không yêu cầu được công nhận đã phản ánh nhiều hình thức quấy rối, đe dọa của nhà cầm quyền.

“Chính quyền địa phương ở một số khu vực của Tây Nguyên được ghi nhận là đã dọa nạt và đe dọa bạo lực đối với các thành viên của một số nhóm Tin lành chưa đăng ký vì đã thông tin về các vi phạm nhân quyền của Việt Nam với các tổ chức quốc tế” – báo cáo viết và cho biết theo Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS) - một tổ chức phi chính phủ của Mỹ - chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã đe dọa giết các trưởng lão của Hội thánh Tin lành Đấng Christ  (Evangelical Church of Christ ) chưa đăng ký ở Thành phố Buôn Ma Thuột và Hội thánh Truyền giảng Phúc âm (Good News Mission Church) ở huyện Cư Kuin trong các cuộc thẩm vấn được tiến hành sau khi các trưởng lão này có các cuộc gặp với các nhà ngoại giao nước ngoài vào tháng 6.  Đồng thời, các nhà chức trách của tỉnh này cũng bị cáo buộc là “đã gây áp lực buộc các trưởng lão trong Hội thánh phải từ bỏ đức tin của họ, ngừng hoạt động của hội nhóm mình và gia nhập Hội thánh Tin lành Việt Nam (Evangelical Church of Vietnam) đã đăng ký” .

“Công an tỉnh Đắk Lắk được cho là đã đe dọa giết một thành viên của Hội thánh Truyền giảng Phúc âm nếu anh này không tiết lộ những gì anh ta đã nói với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ” – báo cáo viết.

 

Gây mâu thuẫn, phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo

 

Báo cáo cho hay đã có những phản ánh về sự can thiệp của Chính phủ, gây mâu thuẫn, xung đột giữa thành viên của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký và với các nhóm đã đăng ký hoặc đã được công nhận hoặc giữa các tín đồ và những người không theo tôn giáo.

“Các nhà hoạt động tôn giáo buộc tội chính quyền thao túng các nhóm tôn giáo đã được công nhận và cài cắm người gây ra xung đột để từ đó trấn áp hoạt động của các nhóm chưa đăng ký” – báo cáo viết và cho biết một trong những ví dụ của hiện tượng này là vụ việc các thành viên của Hệ phái Cao Đài được công nhận (Cao Đài 1997) đã phá rối nghi thức của tín đồ Cao Đài chưa đăng ký (Cao Đài 1926) tại một tư gia ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh diễn ra ngày 11 và 13/9/2020.

Báo cáo cũng cho hay Chính phủ Việt Nam đã thể hiện một số phân biệt đối xử đối với các tín đồ tôn giáo và các nhóm tôn giáo trên khắp đất nước. Các thành viên của một số nhóm tôn giáo có thành viên là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số cho biết bị chính quyền từ chối một số lợi ích hợp pháp mà các thành viên được hưởng. Báo cáo dẫn phản ánh của Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS) về việc chính quyền địa phương xã Thạch Lỗi, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, đã từ chối hỗ trợ tài chính của nhà nước đối với COVID-19 cho các thành viên của Giáo hội Báp-tít Việt Nam (VBC) – một nhóm tôn giáo chưa đăng ký.

 

Can thiệp vào công việc nội bộ

 

“Nhiều tổ chức xã hội dân sự bày tỏ lo ngại về khả năng chính phủ can thiệp vào các quyết định của Nhà thờ Công giáo liên quan đến việc phân công hoặc bổ nhiệm lại các linh mục, những người đặc biệt thẳng thắn về nhiều vấn đề nhân quyền” – báo cáo nhận định  và cho biết việc thuyên chuyển của Linh mục Nguyễn Đình Thục và Linh mục Đặng Hữu Nam từ Giáo phận Vinh là hai trong những trường hợp gây ra nhiều nhiều tranh luận trong năm. Báo cáo cho biết cả hai linh mục đều nổi tiếng vì sự ủng hộ của họ đối với các nạn nhân của thảm họa do nhà máy Formosa xả thải hóa chất độc hại trực tiếp ra môi trường hồi năm 2016 cũng như một loạt các hoạt động vận động nhân quyền và việc thuyên chuyển này diễn ra sau khi có thông báo vào tháng 6/2020 rằng Cha Đặng Hữu Nam sẽ bị hạn chế làm việc mục vụ trong giáo phận. Trong một diễn biến tương tự, trong tháng 10/2020, Giáo phận Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã điều chuyển và đình chỉ công tác mục vụ của linh mục Nguyễn Duy Tân, một linh mục nổi tiếng thẳng thắn. Ông Tân cũng là người lên tiếng chỉ trích các điều kiện nhân quyền ở Việt Nam sau vụ Formosa năm 2016.

 

Hạn chế đi lại

 

Báo cáo cho biết một số nhà chức sắc tôn giáo phải đối mặt với các hạn chế đi lại ra bên ngoài, và các nhà lãnh đạo và tín đồ của một số nhóm tôn giáo cũng gặp phải những hạn chế đi lại từ phía nhà cầm quyền.  Cụ thể  Dòng Chúa Cứu Thế Công giáo (Catholic Redemptorist Order) cho biết nhà chức trách vẫn giữ hộ chiếu bị tịch thu vào năm 2018 của ít nhất hai linh mục của dòng.  Vào tháng 5/2020, nhà chức trách đã từ chối yêu cầu gia hạn hộ chiếu của Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Toản, với lý do ông có hành vi “hoạt động chống lại Nhà nước”.

“Một số mục sư lên tiếng chỉ trích chính quyền bày tỏ lo ngại về việc đi du lịch nước ngoài vì sợ bị chặn lại biên giới hoặc bị giam giữ khi trở về nước” – báo cáo viết.

 

Ngăn cản post ảnh, thông tin trên mạng

 

Tiếp tục trích dẫn Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS), báo cáo cho biết vào ngày 27/8/2020, chính quyền địa phương xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột đã thẩm vấn một thành viên nhà thờ Y Nguyệt Bkrông về hình ảnh trên trang Facebook của ông vì bức ảnh cho thấy các công an địa phương có mặt tại nhà ông khi thực hành nghi lễ tôn giáo của Hội thánh Tin lành của Đấng Christ. Báo cáo cũng cho biết các quan chức địa phương đã đe dọa sẽ trừng phạt nếu ông không gỡ bỏ các bức ảnh và yêu cầu ông ngừng tổ chức các cuộc tập trung của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký này. Trước đó, ngày 14/1/2020, chính quyền địa phương huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đã thẩm vấn Y Khiu Niê và Y Blon Niê, các thành viên của Hội thánh Truyền giáo Phúc Âm (Good News Mission Church) chưa đăng ký, về việc họ chia sẻ các báo cáo chỉ trích chính phủ với quốc tế và gây áp lực buộc họ phải dừng lại truy cập và đăng các báo cáo tiêu cực trên các website nhân quyền và Facebook.

“Nhiều vụ việc tương tự khác ở tỉnh Đắc Lắc đã được BPSOS ghi nhận” – báo cáo viết.

 

Gây phiền hà, thậm chí đòi hối lộ để cấp đăng ký

 

Báo cáo đã ghi nhận việc Ủy ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam hợp tác với các nhóm tôn giáo chưa đăng ký để họ hoàn thành các thủ tục đăng ký cần thiết. Trong năm 2020, cơ quan này đã thông qua đăng ký khoảng 70 hội thánh địa phương, bao gồm bốn hội thánh địa phương Tin lành, khoảng 50 giáo xứ Công giáo và 12 hội thánh Cao Đài địa phương. Tuy nhiên báo cáo cũng cho hay trong năm 2020, Việt Nam vẫn “không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào” đồng thời vẫn duy trì nhiều thủ tục đăng ký phiền hà.

“Các nhóm tôn giáo đã đăng ký và chưa đăng ký tiếp tục tuyên bố rằng các cơ quan chính phủ đôi khi không trả lời đơn đăng ký hoặc yêu cầu chấp thuận cho các hoạt động tôn giáo trong khoảng thời gian quy định và thường không giải thích lý do từ chối theo quy định của pháp luật” – báo cáo viết. Theo báo cáo cũng đã có những phản ánh rằng một số chính quyền địa phương đã yêu cầu các tài liệu hoặc thông tin vượt quá quy định của pháp luật và nhà chức trách đôi khi đòi hỏi hối lộ để có được quyết định chấp thuận. Ngoài ra, các nhóm tôn giáo cho biết quá trình đăng ký về các hoạt động ở các địa điểm mới hoặc vùng sâu vùng xa là đặc biệt khó khăn.

“Một số nhóm tôn giáo báo cáo rằng chính quyền đã thúc giục họ đăng ký làm một nhánh của nhóm tôn giáo được công nhận” – báo cáo viết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các nhà lập pháp, gồm các Thượng Nghị Sĩ Susan Collins của Maine, Lisa Murkowski của Alaska, Mitt Romney của Utah và Rob Portman của Ohio, nói với Biden trong một lá thư rằng họ đã nghĩ ra kế hoạch “trong tinh thần lưỡng đảng và thống nhất” mà Tổng Thống đã thúc giục và nói rằng họ dự định sẽ công bố toàn bộ đề xuất vào Thứ Hai.
Nhưng chính phủ của ông đã gặp phải khó khăn trong 10 ngày đầu tại Bạch Ốc: khoảng 20 triệu liều thuốc chích ngừa Covid-19 đã bị mất tiêu – chính phủ liên bang đã trả tiền và giao chúng cho các tiểu bang, nhưng không có hồ sơ ghi rằng những liều thuốc đó đã được chích cho các bệnh nhân.
Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của đảng cầm quyền Miến Điện là Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), đã bị bắt, theo một phát ngôn viên của đảng này cho biết qua tường trình của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 31 tháng 1 năm 2021.
Cựu Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và là cựu Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ, ông Paul Cook, đã nhận lời tham dự vào Ban Cố Vấn để hỗ trợ cho dự án xây dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Ông từng là sĩ quan hành quân trong lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam và đạt được nhiều huy chương cao quí, trong đó có hai Huy Chương Purple Hearts và Huy Chương Đồng với danh hiệu V cho Valor (Anh Dũng).
Phật Giáo Trúc Lâm được vua Trần Nhân Tông thành lập vào thế kỷ 13, đánh dấu một giai đoạn hoàng kim của Phật giáo Việt Nam. Truyền thống này kéo dài qua ba Tổ rồi lặng lẽ ẩn tàng theo thế sự đổi thay.
Hồi tuần qua, dòng Nữ Tu Đa Minh tại Adrian, Michigan (Adrian Dominican Sisters) đã ra thông cáo chia sẻ mối lo ngại và thương tiếc đến chín vị nữ tu đã qua đời vì Covid-19 tại cùng một tu viện, trong đó vẫn còn 13 người chưa hồi phục. Tất cả các nữ tu qua đời đều lớn tuổi, từng tận hiến cuộc đời mình cho giáo dục và y tế.
Hội đồng giáo dục Thành Phố Cựu Kim Sơn đã ra quyết định khiến gây tranh cãi là đặt lại tên cho 44 trường học khắp thành phố, thậm chí cả các trường có tên như cựu tổng thống Abraham Lincoln, George Washington, Thomas Jefferson và James Monroe.
Nhưng các biến thể lây lan nhanh có khả năng tăng thêm tổng số người chết, theo Viện Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME) tại Đại Học Washington tiên đoán hôm Thứ Năm. Hoa Kỳ hiện có 438,200 tử vong. Mẫu tiên đóan sẽ có tới 594,600 tử vong vào ngày 1 tháng 5. Nhưng với biến thể lây lan nhanh mới này thì tổng số tử vong có thể lên tới 620,000 vào ngày 1 tháng 5, theo IHME.
Tính chung, cuộc biểu tình tốn khoảng $500,000, theo bài báo cho biết. Sự kiện đó, trong thời gian Trump cam kết không bao giờ thừa nhận thua cuộc bầu cử tháng 11 cho Tổng Thống Joe Biden – và đã xúi giục những người ủng hộ mà sau đó đã xâm chiếm Tòa Nhà Quốc Hội – hình thành nền tảng của việc luận tội lần thứ hai của Trump tại Hạ Viện.
Như nhiều dự đoán trước Đại Hội XIII, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước, đã được tái đắc cử vào Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa 13, có nghĩa là ông rất có khả năng được bầu lại làm Tổng Bí Thư Đảng CSVN nhiệm kỳ thứ ba, sẽ là người đầu tiên giữ chức vụ này liên tiếp ba nhiệm kỳ trong lịch sử Đảng CSVN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 30 tháng 1 năm 2021.
Cũng như nhiều sinh hoạt văn hóa gần đây của cộng đồng, Liên Hội Tuổi Trẻ San Diego (VAYA) và Hiệp Hội Người Việt San Diego (HHNV-SD) đã thông báo hủy bỏ Hội Chợ Tết San Diego thường niên. Một sự kiện từng thu hút hàng nghìn người dân ở tại Mira Mesa và các vùng phụ cận, đã được ấn định vào ngày 12-14 tháng 2 năm 2021.
Ban Tổ Chức Diễn Hành Tết xin thông báo đến toàn thể quí đồng hương là cuộc Diễn Hành Tết tại Little Saigon năm nay sẽ bị hủy bỏ vì lý do đại dịch. Thay vào đó, Ban Tổ Chức Diễn Hành Tết sẽ cộng tác với Cộng Đồng Người Việt Nam California và Ủy Ban Dựng Cờ Chính Nghĩa Quốc Gia để treo cờ Việt Mỹ dọc theo Đại Lộ Trần Hưng Đạo (tức Bolsa Avenue) trong khu Little Saigon trong suốt hai tuần, từ trước Tết cho đến mồng 10 Tết.
WASHINGTON (VB - 30/1/2021) --- Đức Giáo Hoàng Francis, 84 tuổi, gần đây phải hủy bỏ nhiều sự kiện vì chứng đau nhức lưng và hông (sciatica). Bản tin AFP cho biết trong khi tham dự Roman Rota (Hội Thánh Tông Tòa La Mã) hôm 29/1/2021, ngài cho biết ngài buộc phải ngồi nói chuyện, thay vì đứng.
Thuốc chích ngừa vi khuẩn corona được chế tạo bởi Oxford/AstraZeneca là an toàn và đủ hiệu quả để sử dụng cho người lớn trên 18 tuổi, theo Cơ Quan Thuốc Châu Au tuyên bố hôm Thứ Sáu, 29 tháng 1 năm 2021 qua bản tin của báo Politico tường thuật hôm Thứ Sáu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.