Hôm nay,  

Sự Thuần Lý Trong Cạnh Tranh Giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

07/05/202109:44:00(Xem: 3270)

Project Syndicate

Joseph S. Nye, Jr.
Đỗ Kim Thêm dịch

Lời người dịch: Trong bài này, Joseph S. Nye không đưa ra một kịch bản tồi tệ nhất khi Hoa Kỳ và Trung Quốc không còn kiềm chế lý trí trong việc giải quyết các tranh chấp hiện nay: chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra cho nhân loại. Với 8000 đầu đạn hạt nhân của Nga, khoảng 270 của Trung Quốc, với 7000 của Mỹ, việc xung đột hai nước, nếu không có giải pháp, sẽ là  nghiêm trọng hơn thời Chiến tranh Lạnh.

Theo bản tin của AFP, trong cuộc hội thảo về những vấn đề toàn cầu của McCain Institute's Sedona Forum vào ngày 30/4/2021, cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng: “Sự căng thẳng về ngoại giao với Trung Quốc là vấn nạn lớn cho Hoa Kỳ và cho thế giới. “Vũ khí nguyên tử thời Chiến Tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên-Xô có khả năng tàn phá lớn lao và khả năng tàn phá đó đã vượt quá mức do kỹ thuật và trí thông minh nhân tạo mà Hoa Kỳ và Trung Quốc nay đã có trong tay. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân loại có thể sẽ tự hủy diệt trong khoảng thời gian ngắn.” Kissinger đã so sánh sức mạnh giữa Nga và Trung Quốc là: “Nga không có sức mạnh kinh tế nhưng có khả năng về kỹ thuật. Nga không phát triển được khả năng kỹ thuật như Trung Quốc. Trung Quốc có sức mạnh kinh tế khổng lồ cộng thêm với sức mạnh quân sự đáng kể.”

 

***

Thành công của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chính sách về Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào việc liệu hai cường quốc có thể hợp tác trong sản xuất hàng hóa tiện ích công cộng cho toàn cầu hay không khi đang cạnh tranh trong các lĩnh vực khác. Mối quan hệ Mỹ-Trung là một "cuộc cạnh tranh hợp tác", mà trong đó các điều khoản cạnh tranh sẽ đòi hỏi sự chú ý bình đẳng cho cả hai bên. Điều đó sẽ không dễ dàng.

Trong bài diễn văn gần đây trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống Joe Biden cảnh báo, Trung Quốc đang cực kỳ nghiêm túc trong nỗ lực trở thành cường quốc bậc nhất thế giới. Nhưng Biden cũng tuyên bố, những kẻ chuyên quyền sẽ không giành chiến thắng tương lai; Mỹ sẽ giành được. Nếu xử lý sai, cuộc cạnh tranh hai đại cường Mỹ-Trung có thể là nguy hiểm. Nhưng nếu Hoa Kỳ hành sử đúng đắn, sự cạnh tranh với Trung Quốc có thể sẽ là lành mạnh.

Sự thành công của Biden trong chính sách về Trung Quốc phụ thuộc một phần vào Trung Quốc, mà còn phụ thuộc vào cách mà Mỹ thay đổi như thế nào. Duy trì sự dẫn đầu về công nghệ của Mỹ sẽ rất quan trọng, và sẽ đòi hỏi đầu tư vào nguồn nhân lực cũng như công trình nghiên cứu và phát triển. Biden đã đề xuất cả hai. Đồng thời, Hoa Kỳ phải đối phó với các mối đe dọa xuyên quốc gia mới như biến đổi khí hậu và đại dịch đã giết chết nhiều người Mỹ hơn tất cả các cuộc chiến tranh của đất nước cộng lại kể từ năm 1945. Giải quyết những thách thức này sẽ đòi hỏi sự hợp tác với Trung Quốc và những nước khác.

 

Do đó, Biden phải đối mặt với một chương trình nghị sự khó khăn, và đang coi cuộc cạnh tranh với Trung Quốc là một "Khoảnh khắc Sputnik". Mặc dù trong bài phát biểu của mình, Biden đã đề cập tới Tổng thống Franklin D. Roosevelt và cuộc Đại suy thoái, và tránh những lời lẽ hùng biện như trong thời chiến tranh lạnh dể gây hiểu lầm, một so sánh phù hợp là với những năm 1950, khi Tổng thống Dwight Eisenhower sử dụng cú sốc phóng vệ tinh của Liên Xô để thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực giáo dục, cơ sở hạ tầng và công nghệ mới. Hiện nay, Mỹ có thể làm điều tương tự được không?

Trung Quốc đang phát triển về sức mạnh, nhưng cũng có những điểm yếu đáng kể, trong khi Mỹ có nhiều lợi thế về quyền lực quan trọng trong dài hạn. Bắt đầu là với khía cạnh địa lý. Trong khi Mỹ được bao che bởi các đại dương và các nước láng giềng thân thiện, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Lợi thế của Mỹ cũng tương tự như vậy. Mỹ hiện là nước xuất khẩu năng lượng ròng, trong khi Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu dầu được vận chuyển qua Ấn Độ Dương, nơi mà Hải quân Mỹ duy trì sự hiện diện đáng kể.

Hơn nữa, Hoa Kỳ nắm giữ sức mạnh tài chính từ các tổ chức toàn cầu và quyền bá chủ quốc tế của đồng đô la. Trong khi Trung Quốc mong muốn đóng một vai trò to lớn hơn về tài chính toàn cầu, một loại tiền tệ dự trữ đáng tin cậy phụ thuộc vào khả năng chuyển đổi tiền tệ, thị trường vốn tư bản bền vũng, chính phủ trung tín và hệ thống pháp quyền - tất cả những điểm mà Trung Quốc đều thiếu. Mỹ cũng có lợi thế về mặt dân số: lực lượng lao động của Mỹ đang tăng lên, trong khi của Trung Quốc đã bắt đầu suy giảm.

Mỹ cũng đi đầu trong các công nghệ chủ yếu và các trường đại học nghiên cứu của Mỹ đứng đầu trong các bảng xếp hạng về giáo dục đại học trong toàn cầu. Đồng thời, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, hiện nay đang cạnh tranh có hiệu quả trong một số lĩnh vực và đặt mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Với tầm quan trọng của việc học tập bằng máy như một công nghệ đa năng, những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là đặc biệt quan trọng.

 

Hơn nữa, tiến bộ công nghệ của Trung Quốc không còn chỉ dựa trên sự bắt chước. Trong khi chính quyền Trump trừng phạt Trung Quốc chính xác về các hành vi trộm cắp, chuyển giao cưỡng chế các tài sản trí tuệ và các hoạt động thương mại không công bằng, một phản ứng thành công của Mỹ đối với thách thức công nghệ của Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều vào những cải tiến trong nước hơn là các biện pháp trừng phạt ra bên ngoài.

 

Khi Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác tiếp tục tăng trưởng, tỷ trọng của Mỹ trong nền kinh tế thế giới sẽ vẫn ở dưới mức khoảng 25% vào đầu thế kỷ này. Ngoài ra, sự trỗi dậy của các cường quốc khác sẽ khiến việc tổ chức hành động tập thể để thúc đẩy hàng hóa tiện ích công cộng cho toàn cầu trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, không có quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, sắp thay thế cho Mỹ về nguồn lực năng lượng tổng thể trong vài thập kỷ tới.

 

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của châu Á đã khuyến khích sự thay đổi về quyền lực theo chiều ngang sang thành trong khu vực, nhưng châu Á có cán cân quyền lực nội tại riêng biệt. Sức mạnh của Trung Quốc được cân bằng bởi Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, trong số những nước khác, với Mỹ đóng một vai trò quan trọng. Nếu Mỹ duy trì với các liên minh của mình, Trung Quốc sẽ có triển vọng mỏng manh về việc đẩy liên minh của mình từ khu vực Tây Thái Bình Dương, nên ít thống trị thế giới hơn .

 

Nhưng việc cạnh tranh với Trung Quốc chỉ là một nửa vấn đề mà Biden phải đối phó. Như Richard Danzig, một chuyên gia Mỹ về công nghệ, lập luận, "các công nghệ trong thế kỷ 21 không chỉ là trong lĩnh vực phân phối trong toàn cầu, mà còn trong hậu quả của chúng. Mầm bệnh, hệ thống trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, vi khuẩn trong máy tính và bức xạ mà những yếu tố khác vô tình có thể trở thành vấn đề của chúng ta nhiều như của công nghệ." Vì lý do đó, Danzig lập luận: "Khi đồng thuận về các hệ thống báo cáo, các việc kiểm soát chung, các kế hoạch dự phòng chung, các luật lệ và hiệp ước phải được theo đuổi như là một phương tiện làm giảm bớt các rủi ro lẫn nhau của chúng ta."

 

Trong một số lĩnh vực, tinh thần lãnh đạo  đơn phương của Mỹ có thể mang lại một phần lớn của câu trả lời cho vấn đề cung cấp hàng hóa tiện ích công cộng. Ví dụ, Hải quân Hoa Kỳ rất quan trọng trong việc kiểm soát luật biển và bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Nhưng khi nói đến các vấn đề xuyên quốc gia mới như biến đổi khí hậu và đại dịch, thành công sẽ đòi hỏi sự hợp tác của những nước khác. Trong khi sự lãnh đạo của Mỹ sẽ rất quan trọng, Mỹ không thể giải quyết những vấn đề này bằng cách hành động đơn phương, bởi vì hiệu ứng khí thải trong nhà kính và vi khuẩn không tôn trọng biên giới hoặc phản ứng với sức mạnh quân sự.

 

Trong lĩnh vực tương thuộc về sinh thái, quyền lực trở thành một trò chơi tích cực cho tất cả. Do đó, Mỹ không thể chỉ đơn giản nghĩ về sức mạnh của mình đứng trên các nước khác, mà còn phải xem xét sức mạnh của mình khi cùng hợp tác với các nước khác. Về nhiều vấn đề xuyên quốc gia, trao quyền cho nước khác có thể giúp cho Mỹ đạt được mục tiêu của riêng mình; Mỹ được hưởng lợi nếu Trung Quốc cải thiện hiệu quả về năng lượng và khí thải carbon dioxide ít hơn. Do đó, Mỹ phải hợp tác với Trung Quốc trong khi cũng cạnh tranh với Trung Quốc.

 

Một số người lo ngại, Trung Quốc sẽ liên kết hợp tác trong việc giải quyết biến đổi khí hậu với các nhượng bộ của Mỹ trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống, nhưng điều này bỏ qua việc Trung Quốc phải mất bao nhiêu nếu việc đóng băng ở núi Hy Mã Lạp Sơn tan chảy hoặc thành phố Thượng Hải bị ngập lụt. Đáng chú ý là gần đây khi tham gia hội nghị khí hậu toàn cầu của Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bất chấp căng thẳng song phương về những lời chỉ trích nhân quyền của Mỹ đối với Trung Quốc.

 

Một  vấn đề quan trọng khi đánh giá sự thành công của Biden trong chính sách về Trung Quốc sẽ là liệu hai cường quốc có thể hợp tác sản xuất các hàng hóa tiện ích công cộng cho toàn cầu hay không, đồng thời cạnh tranh mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác. Mối quan hệ Mỹ-Trung là một "cuộc cạnh tranh hợp tác", mà trong đó các điều khoản cạnh tranh sẽ đòi hỏi sự chú ý bình đẳng cho cả hai bên. Điều đó sẽ không dễ dàng.

 

***

 

Joseph S. Nye Jr. là Giáo sư Đại học Harvard University, tác giả sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổ Tiên, Cha Mẹ là những người đã tạo nên “thân mạng” cho chúng ta; với công lao to tát hy sinh khổ cực trăm bề để nuôi dưỡng chúng ta lớn khôn nên người. Chúng ta phải lo đáp đền ân sâu nặng nầy mới trọn đạo làm người, lúc cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Chính Đức Phật cũng dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp, dù các con có báo hiếu bằng cách cắt thịt da dâng cho cha mẹ lúc cha mẹ đói khát cũng không đáp được công ơn cha mẹ.
Nước Việt Nam đã bị người Pháp đô hộ khoảng một trăm năm. Gần trăm năm đô hộ tại Việt Nam người Pháp phải đương đầu với nhiều lực lượng kháng chiến chống thực dân không ngừng nghỉ. Truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt đã giục giả nhiều thanh niên thiếu nữ yêu nước đã lên đường. Một trong những nhà tranh đấu là ông Trần Hửu Duyên người may mắn được thân cận với Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Hân hạnh giới thiệu ông Trần Hửu Duyên với cuộc đời kháng chiến chống ngoại xâm, chống bạo lực và tranh đấu cho tự do dân chủ.
Hôm nay công sở và trường học cùng một số hãng xưởng đã được nghỉ lễ ngày Martin Luther King Jr. Day để đón mừng sinh nhật và tưởng niệm ông. MLK sinh ngày 15 tháng Một năm 1929 nhưng ngày MLK Day được chọn là ngày thứ Hai thứ ba trong tháng Một hàng năm, tức hôm nay. Ngoại trừ sinh nhật tổng thống George Washington và Abraham Lincoln được kết hợp và đón chào như một ngày lễ liên bang qua Ngày Tổng Thống - President Day, ông là công dân Hoa Kỳ duy nhất có ngày sinh đã được Quốc Hội chuẩn thuận và tổng thống Ronald Reagan thông qua vào năm 1983, trở thành ngày lễ liên bang chính thức, nhằm tưởng niệm và vinh danh một nhân vật lịch sử vĩ đại của nước Mỹ. Người mà cái tên hầu như hiện diện khắp nước Mỹ qua những bảng tên đường, các trung tâm, tổ chức, phong trào xã hội dân sự.
Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù, mà còn chia chung rất nhiều … cố tật! Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
WASHINGTON (VB - 18/1/2021) --- Khu vực tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ hôm Thứ Hai đã tạm thời phong tòa sau khi một đám cháy phựt lên từ một nơi tụ tập của người vô gia cư cách đó 1 dặm đường, làm khói bay lên mù mịt, gây quan ngại về an ninh, làm tạm ngưng buổi tập dợt lễ đăng quang trong khi hàng trăm người được mật vụ đưa đi di tản ra khỏi Phía Tây tòa nhà Quốc Hội.
Ông Trump đã cáo buộc một cách sai lầm rằng Ông Scarborough đã giết chết một phụ nữ khi ông làm dân biểu Cộng Hòa khoảng 2 thập niên trước, và viết Twitter rằng cả hai đã có “quan hệ.” Tổng thống đã viết về Ông Scarborough và cái chết trong một loạt Twitter vào tháng 5 năm 2020, khi người dẫn chương trình của Đài MSNBC tấn công sự ứng phó đại dịch Covid-19 của chính phủ Trump.
Nhưng phần lớn đất nước vẫn còn khó khăn. Tính tới Chủ Nhật, 46 tiểu bang có tỉ lệ thử nghiệm dương tính cao hơn 5%, theo Đại Học Johns Hopkins cho biết. Hôm Thứ Bảy, Quận Los Angeles đã trở thành quận đầu tiên tại Hoa Kỳ đạt tới con số kỷ lục 1 triệu người bị truyền nhiễm vi khuẩn corona. Quận này cũng đã tuyên bố rằng họ đã xác nhận trường hợp đầu tiên của biến thể vi khuẩn từ Anh Quốc.
Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Adam Schiff hôm Chủ Nhật, 17 tháng 1 năm 2021, nói rằng Tổng Thống Donald Trump nên bị ngăn trở không được báo cáo tình báo hàng ngày tức thì – và vẫn giữ việc không báo cáo một khi Tổng Thống đắc cử Joe Biden làm lễ tuyên thệ nhậm chức, theo báo Politico tường thuật hôm Chủ Nhật.
Người chỉ trích Điện Kremlin hàng đầu của Nga là Alexey Navalny, đã bị bắt bởi công an tại Moscow hôm Chủ Nhật, 17 tháng 1 năm 2021, ngay sau khi ông này trở lại đất nước Nga và 5 tháng sau khi ông bị đầu độc với chất độc thần kinh Novichok, theo bản tin của CNN cho biết hôm Chủ Nhật.
Đọc các bản tin về ngày lễ nhậm chức của Tổng Thống tân cử Joe Biden cùng Phó TT Kamala Harris với chủ đề Nước Mỹ Đoàn Kết (America United), bên cạnh những thông tin áp đảo về vấn đề an ninh, có thể nhiều người còn thấy con số 191,500 lá cờ đủ kích cỡ tượng trưng cho người dân không thể đến tham dự cùng 56 bệ đèn được cắm và dựng quanh khu vực tổ chức.
WASHINGTON (VB - 17/1/2021) -- Môt người phụ tá cho luật sư Rudy Giuliani nói với một cựu viên chức CIA rằng muốn được Tổng Thống Trump ân xá thì "cần chi 2 triệu đôla," theo bản tin trên New York Times hôm Chủ Nhật 17/1/2021. TT Trump sẽ rời Bạch Ốc vào Thứ Tư 20/1/2021.
Trong tuần lễ cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của ông, Donald Trump đã họp tại Phòng Bầu Dục vào xế trưa Thứ Sáu với Mike Lindell, tổng giám đốc của công ty MyPillow và là bạn của tổng thống, đã trình cho tổng tống Trump 6 trang tài liệu, chứa đầy những lý thuyết âm mưu không có chứng minh, rằng ông đã nói với Trump rằng Trung Quốc và nhiều nước khác đã giúp đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020 cho Joe Biden, theo Yahoo News trích thuật bản tin của Daily Beast cho biết hôm Thứ Bảy, 16 tháng 1 năm 2021.
Dân Biểu Lou Correa cho biết rằng, “Hôm qua, tôi đã thử nghiệm dương tính với Covid-19. Hiện nay tôi tham gia cùng với 200,000 cư dân Quận Cam là những người đã được chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn. Tôi sẽ chịu trách nhiệm và tự cách ly – khỏi gia đình của tôi – theo thời gian được đề nghị.
Đảng CSVN đang họp hội nghị lần thứ 15 để bàn về các vấn đề quan trọng còn lại mà trong đó vấn đề nhân sự tứ trụ là then chốt trước Đại Hội Đảng lần thứ 13 sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2021, theo đó nhiều phân tích và dự đoán đã được đưa ra về nhân sự lãnh đạo của 4 chức vụ cao cấp nhất nước, gồm Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội, mà hầu hết đều đoán rằng ông Nguyễn Phú Trọng có khả năng sẽ ngồi lại ghế Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ nắm Chủ Tịch Nước, ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ Tướng, và ông Vương Đình Huệ giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài BBC Tiếng Việt cho biết hôm Thứ Bảy, 16 tháng 1 năm 2021.
Kết quả bầu cử tại Georgia cho thấy quyền lực chính trị ở Mỹ thay đổi chỉ vỏn vẹn 10 ngàn lá phiếu nhất là đến từ dân thiểu số. Cho nên đảng Dân Chủ dưới thời Biden sẽ gấp rút đẩy mạnh các chính sách nhập cư và an sinh xã hội nhằm biến đỏ thành xanh ở các tiểu bang như Arizona, Georgia hay ngay cả Florida và Texas vốn là những thành trì của đảng Cộng Hòa cho đến nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.