Hôm nay,  

Tin Vaccines COVID-19 Cập Nhật

26/04/202110:20:00(Xem: 1384)

25/4/2021

1. Toàn quốc có thể chích ngừa COVID-19: CDC cho biết vào ngày 19/4 vừa qua là thuốc chủng ngừa COVID đã có đủ để toàn quốc được chính ngừa, không chừa ai từ 16 tuổi trở lên, kể cả những cư dân không có giấy phép hợp lệ và du khách. Chích ngừa tại Mỹ miễn phí và có thể tiêm chủng tại những tiệm thuốc Tây gần nhà. 90% cư dân Mỹ đều có thể đến các nơi chích ngừa trong vòng 5 miles gần nhà mình. Những người đi làm được nghỉ việc để đi chích ngừa mà không bị trừ lương vì chính quyền liên bang Mỹ đã hứa sẽ khấu trừ thuế cho các công ty hợp tác trong việc này, và khi bị ảnh hưởng phụ của thuốc chủng ngừa mà không đi làm được, cũng sẽ được nghỉ ăn lương. Đây là nỗ lực để giúp cho việc chủng ngừa được gia tăng. Chính phủ còn tổ chức đưa đón người không có phương tiện di chuyển đi chích ngừa, và mời gọi những người nổi tiếng, giới ca sĩ, tài tử, cầu thủ thể thao … giúp cổ võ người dân đi chích ngừa.

Hiện đã có hơn 57% người Mỹ được chích ngừa 1 lần và gần 27% được chích ngừa hoàn toàn. CDC cũng thông báo 2 tin vui là phụ nữ mang thai có thể được chích ngừa COVID an toàn, và 66% người Mỹ tuổi từ 65 trở lên đã được chích ngừa hoàn toàn. 

Trong số hơn 220 triệu liều đã được chích (tính tới ngày 25/4/2021), không có biến chứng nguy hiểm nào trừ 15 người sau khi chích vaccine J&J. 

2. Biến chứng đông máu do vaccine J&J tại Mỹ


FDA và CDC đã cho tạm ngưng dùng vaccine J&J trong 11 ngày từ 13-23 tháng 4  để tái duyệt xét độ an toàn và tìm cách chữa trị đối với những người bị biến chứng đông máu sau khi chích vaccine J&J. Ngày 23/4, vaccine này đã được cho phép dùng trở lại với yêu cầu dán nhãn hiệu cảnh báo về biến chứng đông máu hiếm hoi, đặc biệt trong phụ nữ trẻ dưới 50 tuổi. CDC kết luận nguy cơ bị đông máu rất rất nhỏ so với lợi ích của vaccine J&J; chỉ có 15 người bị đông máu trong số 8 triệu người được chích ngừa J&J tại Mỹ, tức chưa tới 2 người bị biến chứng trên mỗi 1 triệu người chích ngừa, và 1 người thiệt mạng cho mỗi 3 triệu liều chích. 

Các triệu chứng thường gặp, xảy ra trong vòng từ 6-14 ngày sau khi chích ngừa, là mắt mờ, đau đầu, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, thở dồn dập, chóng mặt, lả người,  đau bụng,  cảm giác thay đổi, động kinh, bắp chân đau v…v… Khi có các triệu chứng này, bệnh nhân nên liên lạc ngay với bác sĩ  hoặc nhà thương để được chữa trị càng sớm càng tốt. 

FDA cảnh báo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không sử dụng thuốc loãng máu heparin trong những trường hợp đông máu vì vaccine COVID này do có thể gây tử vong, và khuyên họ nên xem xét thuốc chống đông máu khác. Ba trường hợp tử vong vì đông máu do vaccine J&J vừa qua tại Mỹ đã không  dùng heparin.

3. Nhiễm COVID-19 sau khi chích ngừa hoàn toàn:Tuy vaccine Pfizer và Moderna rất hiệu nghiệm ngăn ngừa nhiễm COVID, nhưng không bao giờ ngăn chặn được 100% việc nhiễm coronavirus. Với hơn 86 triệu người đã được chích ngừa hoàn toàn, chưa tới 6000 trường hợp bị nhiễm, tức chỉ có 70 người bị nhiễm COVID trên mỗi triệu người đã chích ngừa hoàn toàn, và 30% trường hợp bị rất nhẹ tới độ không thấy có triệu chứng, và nếu có thì cũng rất ít trường hợp nặng phải vào nhà thương. Hiện con số biết được là khoảng 400 người trong số 86 triệu người đã chích ngừa phải vào bệnh viện, tương đương với tỷ lệ 5 người vào bệnh viện và chưa tới 1 người thiệt mạng vì COVID trên mỗi 1 triệu người được chích ngừa. So với tỷ lệ tử vong do COVID gây nên khi chưa có thuốc chủng ngừa là hơn 1,750 người thiệt mạng trong mỗi 1 triệu người, tức gần 2000 lần cao hơn nếu không chích ngừa. 

So sánh với các quốc gia trên thế giới, nước Mỹ đứng đầu về việc chủng ngừa COVID-19, nhiều người tại các quốc gia tân tiến mong muốn được chích ngừa mà chưa được. Vì vậy các giới chức Mỹ khuyến khích người dân đi chích ngừa ngay để cuộc sống sớm trở lại bình thường. Trong khi chờ đợi cả nước chủng ngừa xong, mọi người vẫn nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài dù đã chích ngừa hay chưa, vẫn nên duy trì khoảng cách an toàn, tránh xa đám đông và hoãn du lịch. 

Hiện các quốc gia có lợi tức cao đã chủng ngừa được 1 trong mỗi 4 người dân so với các nước nghèo chỉ mới có 1 trong mỗi 500 người dân. Các cơ quan quốc tế WHO và COVAX đang gia tăng nỗ lực chủng ngừa khắp nơi, đặc biệt tại các quốc gia nghèo và Mỹ cũng đã giúp trong nỗ lực này, đồng thời sẽ tăng lượng vaccine thặng dư cho các nước nghèo sau khi đã tiêm chủng xong tại Mỹ. 

Tính tới ngày 25/4, Mỹ có 32 triệu ca nhiễm COVID và gần 570,000 ca tử vong, so với thế giới là gần 150 triệu ca nhiễm và hơn 3 triệu ca tử vong. Mỹ vẫn có tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao nhất thế giới ở mức 22% nhiễm và 19% tử vong của thế giới trong khi tỷ lệ dân số chỉ chiếm 4% của thế giới. Tuy nhiên, độ lây nhiễm và tử vong tại Mỹ đang giảm đáng kể song song với việc chích ngừa gia tăng. 


Một nhóm được mệnh danh là nhóm “ưu đãi” gồm khoảng 60 người tham gia thử nghiệm vaccine Moderna cách đây hơn 1 năm, hiện đã nhận được mũi tiêm COVID-19 lần thứ 3 để giúp các nhà khoa học chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của đại dịch. Các chuyên gia tiên đoán nhiều phần, mọi người sẽ phải chích ngừa COVID-19 hàng năm giống như các loại vaccines khác do kháng thể giảm dần theo thời gian và các biến chủng virus mới cần có vaccine cập nhật. 


Tới nay đã có trên 1 tỷ liều vaccines đã được tiêm chủng tại 207 quốc gia và vùng lãnh thổ với 58 phần trăm được chủng ngừa ở 3 quốc gia lớn là: Hoa Kỳ - 226 triệu liều, Trung Quốc - 216 triệu liều, và Ấn Độ - 138 triệu liều. 


Vaccine AstraZeneca (AZ) được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay trên thế giới dù chưa được chuẩn thuận tại Hoa Kỳ, và đã được dùng tại 156 quốc gia. Vaccine Pfizer được  dùng ở 91 quốc gia, và Moderna  46 quốc gia. Cả Pfeizer và Moderna với kỹ thuật mRNA có giá thành đắt hơn AZ và J&J nhiều, cũng như phải chích 2 liều và giữ ở nhiệt độ đông lạnh. Trong khi AZ và J&J đều dùng kỹ thuật vector virus kiểu cổ, chỉ cần chích 1 liều và giữ trong tủ lạnh mà không cần đông lạnh.  

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.