Hôm nay,  

Phóng Viên Chiến Trường Phan Trần Mai Đã Gãy Cánh

19/01/202116:47:00(Xem: 4565)

Chiến tranh ở Việt Nam sôi động nhất là vào thập niên 70. Nam ký giả nhà binh thì nhiều, nhưng nữ ký giả chỉ có Phan Trần Mai, thuộc binh chủng Nhảy Dù, sau khi giải ngũ về làm cho nhật báo Trắng Đen. Chúng tôi gặp nhau vào mùa hè đỏ lửa, lúc ở địa đầu giới tuyến, tỉnh Quảng Trị. Phan Trần Mai gầy, khuôn mặt lạnh, ít cười, dáng người nhanh nhẹn, nghe nhiều hơn nói. Sau khi họp báo của phòng hành quân quân đoàn 1, Phan Trần Mai bao giờ cũng chọn đi theo cánh quân Nhảy Dù. Trên ngực áo của Phan Trần Mai bao giờ cũng có phù hiệu của cánh dù bay bay. Mai rất hãnh diện về bằng Nhảy Dù của mình, dù Mai đã rời binh chủng này và làm ký giả cho nhật báo Trắng Đen của ông Việt Định Phương làm chủ nhiệm.

Phan Trần Mai sinh ngày 26 tháng 11 năm 1947.  Mai rời Sài Gòn ngày 1 tháng 5 năm 1975, đi xuống Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên. Mai rời Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1975 từ đảo Kim Lương, phía Nam Việt Nam. Mai rời Việt Nam cùng với người chị tên là Phan Cẩm Vân, chị Nguyễn Thị Trương, bạn thân Lý Mộng Vinh và một người bạn là nữ quân nhân Nguyễn Kim Nương, lúc đó là trung úy Hải Quân. Tất cả 5 người con gái vượt biên ra đi. Mai được tàu đánh cá Thái Lan vớt vào bờ ở thành phố Chantabury, Thái Lan. Chánh phủ Thái Lan cho ở trong làng Samae- San. Rồi sau đó qua ở trại Vayama, từ đó bay qua Mỹ. 

Ngày 10 tháng 10 năm 1975, Mai đến trại Pendleton, California. Sau đó, Mai về San Jose, được bảo trợ bởi nhà thờ Tin Lành ở Sunnyvale, California.

Phan Trần Mai là nữ ký giả chiến trường Việt Nam duy nhất mà tôi gặp ở vùng 1 chiến thuật. Ban ngày bay ra chiến trận, buổi tối trở về tôi thường đến thăm bệnh viện dã chiến, thăm các thương binh để ghi địa chỉ của anh em. Nếu họ ở Sài Gòn hay Gia Định, tôi chuyển tin tức về tòa soạn, nhờ anh em tòa soạn đem tin đến tận nhà cho các anh em thương binh. 

Gặp Mai lần đầu tôi có cảm tình ngay, vì cùng làm việc xã hội. Chúng tôi làm việc miệt mài, chụp hình, viết bài, gởi bài, làm việc xã hội, thăm thương phế binh ở bệnh viện dã chiến,... Làm phóng viên chiến trường không có ngày giờ, không có thời gian nghỉ ngơi. Chúng tôi cảm nhận được sự sống và chết rất gần, cho nên việc gì cũng làm thật nhanh và thật nhanh nếu không sẽ không còn kịp nữa. Ăn cũng nhanh, đi cũng nhanh, chụp hình thật nhanh. Người ký giả chiến trường cũng giống như người lính chiến, chậm một chút có thể không còn mạng sống.

Khi trở về thành phố, Phan Trần Mai và tôi cũng giống nhau là thường xuyên có mặt ở tổng y viện Cộng Hòa, thăm và viết bài về các chiến sĩ từ mặt trận được đưa về bệnh viện này. Tôi viết một bài phỏng vấn thật dài về xe lăn cho nhật báo Hòa Bình, chủ nhiệm là linh mục Trần Du. Bài báo được độc giả hưởng ứng và tặng nhiều xe lăn cho thương phế binh. Ở Sài Gòn lúc đó có nhiều báo nhưng chỉ có 2 tờ báo Công Giáo là nhật báo Hòa Bình và nhật báo Xây Dựng. Nhật báo Xây Dựng do cha Thanh Lãng làm chủ nhiệm.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi mỗi người mỗi ngả. Khi tôi vượt biên đến Los Angeles thì Phan Trần Mai đã đến San Jose. Tôi vừa học, vừa làm cho báo Trắng Đen ở Glandale, sau này đi học lại và làm cho báo Mỹ và báo Người Việt. Học xong báo chí, tôi học địa ốc và mở công ty địa ốc, làm cho tivi và radio.

Tôi và Mai vẫn liên lạc thường xuyên. Chúng tôi gặp nhau ở các đại hội: Cám ơn anh, người thương binh Việt Nam Cộng Hòa, đại hội các nhà văn nữ ở San Jose. Tôi đi thuyết trình ở đại học Berkeley cũng ghé thăm Mai. Mỗi lần gặp nhau, chúng tôi bàn luận nhiều vấn đề. Mai nói Mai đi làm tối tăm mặt mũi vì muốn có tiền để giúp đỡ cho các chị em nữ quân nhân đang trong tù. Mai đưa tôi đi thăm nhà thờ Tin Lành. Mai giúp nhà thờ Tin Lành rất nhiệt tình. Mai nói vì nhà thờ này giúp cho cộng đồng Việt Nam.

Phan Trần Mai rất nhiệt tình với đất nước. Mai tham gia Mặt Trận Kháng Chiến của ông Võ Đại Tôn. Mai hoạt động tích cực và mong muốn Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Cho đến khi ông Võ Đại Tôn và các chiến hữu của ông, có người đã hy sinh, có người bị bắt, Mai vẫn tiếp tục cùng các anh chị em còn lại tiếp tục chiến đấu. Khi ông Võ Đại Tôn ra tù, ông tiếp tục đi khắp nơi hô hào đồng bào tiếp tục chiến đấu. Mai tiếp tục giúp cho tổ chức kháng chiến này.

Tôi rất phục tính nhẫn nại và sự cương quyết của Mai, một phụ nữ gan dạ, không hổ thẹn là chiến sĩ nhảy dù.

Mai làm việc không ngừng nghỉ cho đến khi bị bệnh. Chúng tôi vẫn tiếp tục liên lạc với nhau. Mỗi lần đại nhạc hội Cám ơn anh, người chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Mai đến Orange County rất sớm để đón mọi người về từ các quốc gia khác hay các tiểu bang khác. Các chị em quân nhân rất thương Mai, nhất là Đại Úy Nguyệt, có lẽ cùng binh chủng Nhảy Dù, ngoài ra còn có các chị: Trung Tá Huỳnh Mai, chị Võ Thị Vui, huấn luyện viên nhảy dù, chủ báo Lính. Có một đêm, Mai và tôi đến thăm chị Vui ở viện dưỡng lão Palm Mission, thành phố Westminster. 

Vừa vào tới phòng của chị, phòng tối thui, vừa bật đèn, tôi vừa nói:

- Chị Vui ơi, chị ngủ chưa? Phan Trần Mai và Kiều Mỹ Duyên đến thăm chị đây.

Đèn sáng, nhìn vào mắt chị Vui, tôi thấy mắt của chị ươn ướt, có lẽ vì cảm động. Thấy chị Vui nhìn vào chai nước lọc ở đầu giường, Mai đỡ đầu chị dậy và rót một ly nước cho chị. Chị Vui nói chai nước của chị Huỳnh Mai mới đem vào buổi chiều.

Ngày xưa khi còn làm chủ báo Lính, chị Vui có dáng dấp cao lớn của một huấn luyện viên Nhảy Dù. Sau này, chị làm ở phòng xã hội của tổng y viện Cộng Hòa. Nhưng bây giờ, nằm bệnh viện không bao lâu, chị ốm nhom. Nếu người nào lâu không gặp chị sẽ không nhận ra chị.

Khi nghe tin chị Vui mất, Mai lái xe không ngừng nghỉ đến Orange County ngay. Lễ cầu hồn của chị được tổ chức ở nhà thờ Tam Biên. Trước khi chết 17 ngày, chị Vui vào đạo Công Giáo, thánh lễ dưới sự đồng tế của Đức Ông Nguyễn Đức Tiến, linh mục Đỗ Thanh hà, linh mục Trần Cao Thượng,... Trước đó một ngày, Đức cha Mai Thanh Lương có nói với chúng tôi: nếu chị có cần gì thì cho tôi hay.

Mai nhìn hình chị Võ Thị Vui nằm ngủ trong quan tài mà mắt ươn ướt. Lần đầu tiên trong cuộc đời của Mai, tôi thấy mắt Mai ướt. Người chiến sĩ Nhảy Dù có khuôn mặt lạnh lùng cũng có lúc bộc lộ tình cảm của mình.

Thỉnh thoảng, Mai gọi cho tôi. Mai gọi cho tôi thì được, mà tôi gọi cho Mai không được, vì Mai ở trong viện dưỡng lão. Cho đến cách đây vài hôm, tôi nhận được tin nhắn của Nguyễn Kim Nương, bạn thân của Mai, báo tin rằng: Phan Cẩm Phi đã qua đời lúc 3 giờ sáng nay, ngày 11 tháng 1 năm 2021. Tôi sững sờ vì xúc động. Cho đến khi tôi liên lạc với Phan Vĩnh Tuấn, em ruột của Mai, tôi mới biết tên thật của Mai là Phan Cẩm Phi, tên thánh là Anna Maria. Cả nhà Mai đạo Công Giáo, thân phụ của Mai học kiến trúc sư ở Hồng Kông. Thánh lễ an táng sẽ được tổ chức ở nhà thờ Công Giáo.

Khi nghe tin Mai qua đời, tôi nhờ linh mục Anthony Đào Quang Chính cầu nguyện cho Mai. Linh mục Anthony Đào Quang Chính rất được nhiều người nhờ xin cầu nguyện. Ngô Kim Xuân, em ruột nhà văn Ngô Kim Thu ở San Jose, qua đời ở San Diego, linh mục Anthony Đào cũng cầu nguyện. Nhóm từ thiện xã hội ở Washington D.C, trưởng nhóm là nhà văn Tống Mộng Hoa, cũng đã nhờ linh mục Anthony cầu nguyện cho Đức ông Simon Nguyễn Văn Lập, viện trưởng viện đại học Đà Lạt vào ngày giỗ của Đức ông. Hình như vị linh mục này có duyên với nhà văn, nhà báo, nhà giáo thì ở đâu cũng được thỉnh cầu việc linh thiêng này là cầu nguyện.

Người đi đã đi, nhưng tôi vẫn nhớ cánh dù bay bay trên áo của Phan Trần Mai. Mỗi lần Mai về Orange County, trước khi Mai trở lại San Jose, bà Việt Định Phương bao giờ cũng làm thức ăn và pha cà phê cho Mai trên đường về để khỏi đói. Khi ông Việt Định Phương mất, bà Việt Định Phương mất, con trai của ông bà là Thế Phương mất, Mai cũng một mình lái xe từ San Jose đến Orange County để phúng điếu và nhìn mặt người thân lần cuối. Mai sống rất có tình, có nghĩa.

Nhớ khi ký giả Lam Hồng Cúc chết tức tưởi ở rừng núi Pleiku, Mai đã đến đó đưa xác của Cúc về Sài Gòn. Lam Hồng Cúc làm chung tờ báo với Phan Trần Mai.

Trong lúc chiến tranh sôi động, ký giả chết vì tình yêu hiếm lắm, chắc có 1 chứ không có 2. Âu cũng là số mạng của con người?

Khi xác của ký giả Lam Hồng Cúc đem về chùa Xá Lợi, Mai buồn lắm. Ông bà Việt Định Phương, chủ báo Trắng Đen cũng buồn lắm. Phan Trần Mai im lặng không nói một câu nào về cái chết tức tưởi của Lam Hồng Cúc. Sau này hai chị em gặp lại, Mai có nói:

- Vì tình yêu bỏ mạng có đáng không? Có đáng không? Có đáng không?

Vào thập niên 60-70, nữ ký giả không có bao nhiêu, phải nói là rất ít nhưng mối tình sôi động ít xảy ra, nhất là ký giả chiến trường. Đến chiến trường lấy tin tức rồi đi, từ chiến trường Quảng Trị đến cao nguyên Trung phần, rồi đến miền Tây, Cao Miên, hay Hạ Lào,... Với lại, ra chiến trường người lính chiến lo mạng sống của mình, đâu có thì giờ ngó đến nữ ký giả chiến trường?

Phan Trần Mai khuôn mặt lạnh, ít nói, lúc nào cũng giữ khoảng cách giữa nam và nữ, nên tình cảm lãng mạn ít xảy ra như trong tiểu thuyết. Lúc còn học trung học, nhất là học ban văn chương, chúng tôi đọc những chuyện tình lãng mạn của Pháp, đẹp tuyệt vời. Chẳng hạn như trong truyện Chiến Tranh và Hòa Bình, một chàng ký giả chiến trường gặp một cô gái tị nạn trong nhà thờ. Hai người yêu nhau, chàng hứa sẽ trở lại sau chiến tranh. Nhưng than ơi, khi chàng trở lại, thì linh mục chánh xứ đưa chàng thăm nàng ở nghĩa trang sau nhà thờ. Nàng không còn tiếng nói nữa vì sự nhớ nhung đưa nàng đến tuyệt mạng. Những mối tình đẹp là những mối tình không có đoạn kết, người ra đi và người ở lại với sự nhớ nhung mòn mỏi,...

Nói về việc làm xã hội, những đứa trẻ mồ côi sau cuộc chiến (cha mẹ chết để lại các em bé bơ vơ thì nơi nào cũng có),...  thì Phan Trần Mai nói hoài không hết, nhưng nói về tình cảm riêng tư thì tôi không bao giờ nghe Mai nói tới. Sau này, khi tị nạn ở Hoa Kỳ, Mai vẫn đam mê kháng chiến và ao ước về chiến khu chống Cộng Sản. Khi nói về kháng chiến, mắt Mai sáng rực, người chiến sĩ Nhảy Dù Phan Trần Mai lúc nào cũng mang tâm tư của một chiến sĩ của binh chủng thiện chiến Nhảy Dù.

Phan Trần Mai rất thân với trung úy Nguyễn Kim Nương. Nương tị nạn đến San Jose ở cùng nhà với Mai. Nhưng sau này, Nguyễn Phi Hoàng ở tiểu bang miền Đông đến đón Kim Nương về miền Đông và làm đám cưới. Chúng tôi gồm Mai, Nương, tôi và bà Jackie Bông, phu nhân của giáo sư Nguyễn Văn Bông, viện trưởng viện đại học Quốc gia hành chánh, cùng làm việc trong hội từ thiện quốc tế, hội này từ Anh. Chúng tôi gắn bó với nhau, gặp gỡ thường xuyên khi cùng làm việc trong hội từ thiện quốc tế này. Chúng tôi gọi bà Jackie Bông là cô Bông, vì tôi học Dân luật với giáo sư Nguyễn Văn Bông ở đại học luật khoa. Khi giáo sư Bông ở Pháp về, đời sống sinh viên rất vui, hồn nhiên chỉ biết làm việc và làm việc. Làm việc tối tăm mặt mũi, nhiều khi cả ngày không ăn, rất đỗi bình thường. Cô Bông du học về, đời sống của cô rất thoải mái. Cô làm giám đốc hội Việt Mỹ, cô dạy Anh văn. Cô học ở Anh, thầy Bông học ở Pháp, hai người gặp nhau tại một đám cưới ở Pháp. Sau đó họ kết hôn, thật là vui, nhân gian thì cho là tình cờ, nhưng tôi tin đó là duyên số.

Giáo sư Nguyễn Văn Bông bị ám sát chết. Sau này định cư ở Mỹ, cô Bông tái hôn với ông Lacy Wright, ngày xưa làm tổng lãnh sự Mỹ ở Cần Thơ. Sau này, ông là quyền đại sứ Hoa Kỳ ở Jamaica, phó Đại Sứ ở Bristle, và nhiều chức vụ quan trọng khác. Đi đến đâu, cô Bông cũng làm việc xã hội. Cô quan tâm nhất đến những đứa trẻ mồ côi. Mai và tôi liên lạc thường xuyên với cô Jackie Bông. Mỗi lần họp hội phụ nữ văn chương thế giới ở San Jose, hay đại nhạc hội Cảm ơn anh, người lính Việt Nam Cộng Hòa ở San Jose, Mai luôn là người đưa đón chúng tôi. Lúc đó thật là vui. Chúng tôi thức rất khuya để bàn đủ thứ chuyện, nhất là chuyện quê hương. 

Thức khuya mà phải dậy sớm. Sáu giờ sáng, tôi gõ cửa từng phòng, gọi từng người thức dậy để tập Hoàn Nhiên Khí Công. Vui quá, nhưng mà bây giờ thì người mất người còn, chị Võ Thị Vui đi, chị Nguyễn Thị Hạnh Nhân đi, giờ đến Phan Trần Mai cũng đi,..

Phan Trần Mai trong binh chủng Nhảy Dù nhiều năm, nhưng giọng nói lúc nào cũng nhỏ nhẹ, dễ thương. Gia đình Mai có tất cả 9 anh chị em. Hai chị gái của Mai cũng vậy, không bao giờ tôi nghe Hoa, Vân, anh Hai, anh Cả của Mai lớn tiếng. 

Cẩm Phương, đang ở Ohiwa, em ruột của Phan Cẩm Phi vừa kể vừa khóc:

- Năm 1967, em bị trúng đạn. Chị Phi lến bệnh viện Cộng Hòa xin máu cứu em. Chị Phi chở Tuấn cùng đi, chị cứu sinh mạng của em. Chị Phi hy sinh cho em nhiều lắm chị ơi. Em bị trúng đạn trên chiếc xe lam. Máu chảy ướt hết người em. May mắn, chị Phi xin được máu cứu em, nếu không thì cánh tay của em phải bị cưa rồi. Tạ ơn Chúa, cảm ơn chị Phi đã cứu em. Chị thương em rất tận tình. Em thương chỉ quá chị ơi.

Phương khóc nức nở, tiếng khóc càng thê thảm hơn khi Phương kể về Phi. Chị Phi thương tất cả mọi người. Người lính đó vô tình chạm vào súng, chẳng may, đạn nổ trúng vào Phương, chứ không phải cố ý.

Lúc đó, Tuấn khoảng 10 tuổi, ngồi sau lưng chị Phi trên chiếc xe gắn máy, tay ôm bình máu. 10 giờ đêm, từ bệnh viện Cộng Hòa về nhà thương Sài Gòn.

Tôi nói với Cẩm Phương: 

- Chị đến Florida họp và ở nhà của Cẩm Anh và bác sĩ Thụ. Chị không biết Cẩm Anh ngày xưa là dì phước khi Việt Cộng đóng cửa nhà dòng và đuổi tất cả các nữ tu ra khỏi nhà dòng. 

Sau này, Cẩm Anh thành hôn cùng bác sĩ Thụ. Bây giờ, Cẩm Anh cũng đã về với Chúa.

Tiếng khóc của Cẩm Phương rất não nùng làm cho tôi muốn khóc theo. Trong tất cả anh chị em, có lẽ Phan Vĩnh Tuấn là người bình tỉnh nhất. Tôi không nghe tiếng khóc của Tuấn. Đàn ông thường rất bình tỉnh, nhưng sau đám tang, họ sẽ khóc một mình.

Tuấn nói với tôi:

- Chị Phi đi nhẹ nhàng, ba ngày không ăn mà chết. Chị đi vào nhà thương chuẩn bị về nhưng sau đó không ăn được mà chết.

Tuấn nói về chị của mình với sự xúc động, chị Phi ra đi một cách êm ả.

Bây giờ, Phan Trần Mai đã ra đi, đi mãi mãi, nhưng hình ảnh một người nữ quân nhân binh chủng Nhảy Dù vẫn còn đây, ở trong lòng của những người thương mến Mai, hỡi nữ quân nhân binh chủng Nhảy Dù. 

Xin quý đồng hương một lời cầu nguyện chân thành cho một ký giả chiến trường suốt đời giúp đỡ người khác. Cầu cho linh hồn Anna Maria Phan Cẩm Phi sớm được hưởng nhan Thánh Chúa. Amen.

 

Orange County, 19/01/2021

KIỀU MỸ DUYÊN

(kieumyduyen1@yahoo.com)

 

 

 

 

image.JPG

                                              

Ký giả Phan Trần Mai trong bộ quân phục Nhảy Dù

 

 

Phan Tran MaiKý giả Phan Trần Mai trong bộ quân phục Nhảy Dù

 

 

 

image (4).JPG

Ký giả Phan Trần Mai trong đại nhạc hội Cám ơn anh người chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa

 

 

 

image (3).JPG

Người thứ nhất bên phải: Ký giả Phan Trần Mai trong bộ quân phục Nhảy Dù, trong đại nhạc hội Cám ơn anh người chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa

 

                           


20210118_101215.jpg

Từ phải qua: người thứ hai, ký giả Phan Trần Mai, với cánh dù trên tay

20210118_101139.jpg

Từ trái qua phải: Bà Jackie Bông và ký giả Phan Trần Mai thăm văn phòng Ana Real Estate của Kiều Mỹ Duyên

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nhân vật còn sống sót sau thảm họa Lò sát sinh (Holocaust) và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Elie Wiesel, nói: "Sự đối nghịch của tình thương không phải là sự ghét bỏ, mà là sự dửng dưng. Sự dửng dưng khiến đối tượng thành vắng bóng, vô hình…"
Tháng 10/1954, ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Trưởng thủ đô Sài Gòn nhưng chỉ được vài tháng ông xin từ chức không cho biết lý do. Ngày 26/4/1960, ông Hương cùng 17 nhân sĩ quốc gia thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố một bản tuyên cáo tại khách sạn Caravelle. Nội dung Bản Tuyên Cáo rất ôn hòa chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm mở rộng chính quyền để các nhà trí thức có thể hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu. Ngày 11/11/1960, ông Hương ký tên ủng hộ cuộc đảo chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng, ông bị bắt trong tù ông có viết một tập thơ lấy tên là “Lao trung lãnh vận” (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).
Cộng Hòa nội chiến. Một dự án Cộng Hòa có tên là The Republican Accountability Project (RAP) đã thành lập, mở trang web, chấm điểm các dân cử Cộng Hòa về mức độ hành xử dân chủ, cho điểm từ "A / xuất sắc" tới "F / quá tệ" tập trung về cách họ tôn trọng quy trình dân chủ trọng bầu cử và đã có phá hoại dân chủ bằng cách đòi lật ngược kết quả bầu cử 2020 hay không.
Trong bối cảnh đó, Texas sẽ có thêm 2 ghế tại Quốc Hội trong tiến trình tái phân phối địa hạt, theo các kết quả cho thấy. Còn nữa, các tiểu bang Colorado, Florida, Montana, North Carolina và Oregon mỗi tiểu bang sẽ có thêm một ghế tại Quốc Hội. California, Illinois, Michigan, New York, Ohio, Pennsylvania và West Virginia tất cả sẽ mất nhiều ghế tại quốc hội trước các cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2022.
Dân Chủ tại Hạ Viện đã công bố dự luật hôm Thứ Hai để giữ sự gia hạn khấu trừ thuế trẻ em một năm, là sáng kiến chống lại nghèo khó đã hình thành phần lớn của kế hoạch kích cầu 1.9 ngàn tỉ đô la của Tổng Thống Joe Biden đã được chấp thuận một tháng trước, theo bản tin của Business Insider cho biết hôm Thứ Hai, 26 tháng 4 năm 2021.
Kính mời các phóng viên báo chí, đài truyền thông, truyền hình địa phương tham dự lễ buổi lễ khánh thành tuyến đường dành cho người đi xe đạp và người đi bộ ở Garden Grove, và công bố một tấm bảng kỷ niệm chương (commemorative plaque).
Newsom đã hình thành nhóm tấn công chính trị để chống lại cuộc truất phế, nói rằng nỗ lực là cố gắng đảng phái bởi Cộng Hòa liên kết với cựu Tổng Thống Donald Trump để giành quyền lực từ tiểu bang Dân Chủ chiếm đa số. “Nó là như vậy. Đây là cuộc truất phế của Cộng Hòa,” theo Newsom đã châm biếm trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của CNN trước cuộc kiểm phiếu chữ ký mới nhất. Trong khi nỗ lực truất phế đã bắt đầu trước đại dịch, phản ứng hạn chế của Newsom có vẻ đã châm dầu vào nỗ lực.
Người dân tại Ấn Độ đang chết trên những đường phố giữa lúc sự gia tăng thảm khốc của truyền nhiễm Covid-19 – làm thiếu oxy và các lò thiêu tập thể để đối phó với số tử thi tràn ngập, theo bản tin của báo New York Post tường thuật hôm Thứ Hai, 26 tháng 4 năm 2021. “Vi khuẩn đang nuốt chửng người dân thành phố của chúng tôi giống như con quái vật,” theo Mamtesh Sharma, một viên chức tại lò thiêu Bhadbhada Vishram Ghat tại Bhopal, phát biểu.
Quản Lý Casino VIP/Á Châu Marketing của Pechanga Resort Casino cùng với đội tiếp tân người Việt tạo điều kiện cho quý khách VIP tận dụng những offer và hoạt động khuyến mãi đặc biệt để trải nghiệm những đặc quyền VIP. Nhân viên tiếp tân người Việt của Pechanga sẽ trợ giúp quý vị trong việc giữ chỗ nhà hàng ăn, những buổi đánh golf ưa thích và nhiều hơn nữa.
Như thông lệ hằng năm Hội Cao Niên Á Mỹ đều tổ chức Đại Lễ Giỗ Tỗ Hùng Vương long trọng tại Saigon Performing Arts Center, Fountain Valley, đặc biệt năm nay vì tình trạng bệnh dịch Covid-19 nên lễ giỗ tổ chỉ tổ chức giới hạn trong phạm vi số người tham dự theo qui định của chính quyền. Mặc dù vậy nhưng lễ giỗ tổ năm nay cũng được long trọng tổ chức tại đền thờ của hội, 220 Hospital Circle, Thành Phố Westminster, CA 92683.
Văn phòng HarleyForCongress đã phối hợp cùng giáo sư Doãn Kim Khánh để giúp đỡ một số cư dân điền mẫu đơn xin nhập tịch N-400 và mẫu đơn xin miễn lệ phí I-912 của Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Văn phòng cũng đã phân phát miễn phí bộ 100 câu hỏi & trả lời về môn Công Dân
“Luật Nghỉ Ốm Có Hưởng Lương Trợ Cấp Bổ Sung Năm 2021cho phép người lao động được tối đa 80 giờ nghỉ ốm có hưởng lương trong trường hợp họ hoặc một thành viên trong gia đình không thể làm việc hoặc làm việc từ xa do COVID-19, bao gồm cả các lý do liên quan đến việc chủng ngừa,” Ủy viên Lao động Lilia García- Brower cho biết.
Toàn quốc có thể chích ngừa COVID-19: CDC cho biết vào ngày 19/4 vừa qua là thuốc chủng ngừa COVID đã có đủ để toàn quốc được chính ngừa, không chừa ai từ 16 tuổi trở lên, kể cả những cư dân không có giấy phép hợp lệ và du khách.
Đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ lại có cớ chụp mũ Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ là xã hội chủ nghĩa... bất kể rằng nền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không hề có gì giống với Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ: một nhóm 21 Thượng nghị sĩ Dân Chủ đã trình dự luật để hạ thấp tuổi bảo hiểm y tế Medicare từ 65 tuổi xuống 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.