Hôm nay,  

Tôi Lo Nhưng Tin Nước Mỹ Sẽ Vượt Qua

14/01/202116:38:00(Xem: 2744)

Nước Mỹ đang phải đối diện với những thử thách nghiêm trọng, kể từ khi người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào chiếm toà nhà quốc hội ở Thủ đô Washington chiều ngày 6/1 vừa qua.


Trong bốn tiếng đồng hồ bị chiếm đóng, các dân cử có lúc đã phải nằm xuống ghế, chui xuống bàn để tránh bị thương do bạo loạn, trước khi được sơ tán đến một nơi an toàn.


Vụ bạo loạn hôm 6/1 làm cho 5 người chết trong đó có một cảnh sát, mấy chục người bị thương gồm hơn chục nhân viên an ninh tại quốc hội.


Lịch sử đã lập lại, sau hơn hai trăm năm. Năm 1814 quân lính Anh tấn công và đốt phá nhiều nơi kể cả toà nhà quốc hội đang được xây dựng. Đó là lúc có cuộc chiến tranh mang tên “1812 War”.   


Cuộc tấn công vào trụ sở quốc hội lần này là từ hàng nghìn dân không đồng ý với kết quả bầu cử 3/11.


Trong những ngày qua giới chức an ninh Hoa Kỳ đã cảnh báo dân chúng là từ nay cho đến ngày tuyên thệ nhận chức 20/1 sẽ có những cuộc xuống đường vũ trang ở Thủ đô Washington và tại thủ phủ các tiểu bang.


Sự việc gây bạo loạn tại cơ quan lập pháp liên bang của Hoa Kỳ là vi phạm pháp luật trầm trọng mà các giới chức an ninh, trong họp báo chiều thứ Ba 12/1 đã nhấn mạnh rằng những kẻ tham gia bạo loạn sẽ bị trừng phạt theo pháp luật. Tội nhẹ nhất là xâm phạm khu vực cấm vào cho đến tội phá hoại, đánh cắp tài sản nhà nước hay tội nặng liên quan đến giết người.


Tổng thống Trump bị qui trách nhiệm đã kích động người biểu tình nổi loạn hôm 6/1.


Ngày 13/1, trong tình trạng anh ninh nghiêm ngặt với những toán vệ binh quốc gia canh giữ nhiều nơi trong trụ sở quốc hội, một sự kiện chưa từng có kể từ Cuộc Nội chiến, sau nhiều giờ thảo luận, Tổng thống Trump đã bị Hạ Viện bỏ phiếu đàn hặc thêm một lần nữa.


Một tổng thống bị đàn hặc đến hai lần là chưa bao giờ có trong lịch sử nước Mỹ.


Tình hình chính trị nước Mỹ đang rất căng thẳng. Thượng Viện chưa biết sẽ có kết tội Tổng thống Trump trong những ngày sắp tới hay không, vì chỉ còn một tuần nữa là chấm dứt nhiệm kỳ của ông.


Tuy có 10 dân biểu Cộng hoà cùng với tất cả dân biểu Dân chủ bỏ phiếu chấp thuận đàn hặc, 232 thuận – 197 chống, nhưng lên Thượng Viện cần có 2 phần 3 trong số 100 nghị sĩ đồng ý thì ông Trump mới bị kết tội, bị mất chức và vào tù.


Hiện tại mỗi đảng có 50 nghị sĩ nên thật khó để kết tội Tổng thống Trump. Trừ trường hợp có ít nhất 17 nghị sĩ Cộng hoà quyết định không còn ủng hộ Trump.


Có thể Tổng thống Trump sẽ từ chức vào phút chót. Phó Tổng thống Mike Pence lên thay và nhanh chóng ân xá cho ông Trump.


Như Tổng thống Gerald Ford đã làm cho Tổng thống Richard Nixon, người đã bị đàn hặc trong vụ Watergate và từ chức.


Nhưng nào ai biết được những suy nghĩ, tính toán và việc làm của ông Trump trong vài ngày còn lại ở vị trí lãnh đạo.


Chính vì thế mà quốc hội đang tìm cách truất phế quyền lực và kiểm soát các hành động của Tổng thống Trump.


Lãnh đạo các binh chủng của quân đội cũng đã ra một tuyên bố chung là quân đội chỉ có nhiệm vụ trung thành và bảo vệ Hiến pháp. 


Từ trước đến nay bản tính của Trump là không bao giờ muốn làm người thua cuộc. Ông đã thua và không chấp nhận, nhưng chính trường không phải là thương trường ông từng trải qua sự nghiệp thương mại.


Tôi đã quan sát nhiều sự kiện liên quan đến bầu cử, các lần đếm phiếu, các vụ kiện tụng bầu cử và những lần bãi nhiệm dân cử.


Cử tri Quận Cam, nơi có đông người Việt, chắc nhiều người còn nhớ vụ Dân biểu Cộng hoà Bob Dornan kiện đòi đếm phiếu lại khi cho là có nhiều phiếu bất hợp pháp từ di dân chưa thành công dân khiến ông thua ứng viên Dân chủ Loretta Sanchez năm 1996. Thua ở toà tiểu bang, ông Dornan đã kiện lên đến cả quốc hội và nhiều đồng viện cùng đảng cũng đã không đồng ý với ông.


Sự kiện bầu cử bãi chức Nghị viên Madison Nguyễn năm 2009 không thành công nhiều người Việt ở San Jose chưa quên.


Việc bãi chức thành công Thống đốc California Gray Davis, người đảng Dân chủ, năm 2003 là sự kiện lịch sử chỉ xảy ra một lần trước đó vào năm 1921 ở tiểu bang North Dakota.


Hiện nay tại California cũng đang có vận động xin chữ ký để bãi nhiệm Thống đốc Gavin Newsom và đã có trên nửa triệu cử tri ký tên. Nếu đến ngày 17/3 có đủ 1 triệu 500 nghìn người ký tên đòi bãi nhiễm thì sẽ có bầu cử đặc biệt để cử tri California quyết định.


Những ngày này tôi lo sẽ có xáo trộn hay bạo động, nhưng tôi tin vào đất nước này với nền tảng dân chủ pháp trị, qua những dẫn chứng về qui trình thực thi dân chủ nêu trên.


Năm 1984 tôi đang dạy học ở Togo, châu Phi. Chiều ngày bầu cử tổng thống Mỹ, tôi cùng mấy bạn đến Phòng Thông tin Hoa Kỳ ở Thủ đô Lomé xem hình ảnh sinh hoạt bầu cử, coi chiếu lại các buổi tranh luận giữa hai ứng cử viên Ronald Reagan và Walter Mondale.


Đêm về chúng tôi tụ họp tại chung cư của đôi vợ chồng bạn uống bia, theo dõi kết quả bầu cử qua làn sóng ngắn VOA, BBC và Đài Phát thanh Quân đội.


Quá nửa đêm thì nghe tin kết quả Reagan-Bush tái đắc cử với chiến thắng đất lở (landslide victory), mấy bạn bực mình dậm chân, đập bàn la ó bất mãn.


Lúc sau có tiếng gõ cửa. Nghe ồn ào giữa đêm khuya nên hàng xóm gọi cảnh sát. Hai cảnh sát viên hỏi chúng tôi có chuyện gì vậy, một anh bạn trả lời vì thất vọng và bực tức với tin Ronald Reagan thắng cử. Cảnh sát tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: Tổng thống Reagan tái đắc cử sao anh không vui mừng mà lại tức giận, tại sao thế? Anh bạn đáp: “C’est Amerique.” – Đó là nước Mỹ.


Thời sinh viên, trong một lần đứng trước Sproul Plaza của Đại học Berkeley nghe sinh viên phát biểu chống chính sách Mỹ tại Iran, gặp một du sinh từ Trung Quốc và nghe bạn này than thở nếu cứ biểu tình thường xuyên như thế này thì nước Mỹ loạn mất. Tôi nói, không loạn đâu vì sinh viên ở đây luôn luôn chống chính quyền, dù Cộng hoà hay Dân chủ. 


Nước Mỹ có một nền dân chủ mà nhiều người dân trên thế giới đang trông vào mà nhiều khi không hiểu được.


Sau chiến thắng bất ngờ trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2016, với Donald Trump hơn phiếu cử tri đoàn (306 – 232), nhưng thua Clinton phiếu phổ thông (66 triệu – 63 triệu) nên nhiều người không chấp nhận Trump là tổng thống qua khẩu hiệu thấy trong các cuộc biểu tình phản đối: “He’s not my President.”


Hơn 60 dân cử Đảng Dân chủ đã tẩy chay lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, trong đó có 13 dân biểu từ California.


Đầu năm 2017 tôi đã viết trong một bài bình luận: “Tôi ủng hộ những tiếng nói phản đối Tổng thống Trump về những chính sách sắp có dưới sự lãnh đạo của ông, nhưng những người cho rằng ông không phải là một tổng thống hợp pháp tức là họ không công nhận các định chế công quyền của đất nước này…”


Vào ngày nhậm chức, tôi viết: “Tôi đã không ủng hộ ứng viên Donald Trump… Nhưng kể từ hôm nay, Tổng thống Donald Trump là tổng thống của tôi, của mọi công dân Hoa Kỳ.”


Một nhiệm kỳ đã qua và Tổng thống Donald Trump không còn được người dân tín nhiệm trong bầu cử 3/11/2020.


Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ luôn đứng ở vị trí đối lập nhau, nên việc giành quyền lãnh đạo đất nước luôn xảy ra, nhưng phải làm trong tinh thần tôn trọng Hiến pháp.


Từ 12 giờ trưa ngày 20/1/2021 Joe Biden sẽ là tổng thống của tôi vì tôi tin vào Hiến pháp và các định chế dân chủ của Hoa Kỳ.


Hoa Kỳ rồi sẽ vượt qua những thử thách và tiếp tục là nơi đáng sống. Nơi nhân quyền được tôn trọng.

© 2021 Buivanphu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.