Hôm nay,  

Cờ Miền Nam Việt Nam Trong Cuộc Bạo Động Ở Điện Capitol

10/01/202112:07:00(Xem: 5174)

co vang cnn

LTS:
Sau biến cố chiếm Tòa Quốc Hội ngày 6 tháng 1, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ từ hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã lên án bạo động đồng thời kêu gọi luận tội, truất phế tổng thống Donald Trump vì tội khuyến khích bạo động. Một số người Mỹ gốc Việt đã lên án việc đánh phá nền dân chủ Hoa Kỳ qua bản kiến nghị ký tên từ nhiều cá nhân, hội đoàn, truyền thông, v.v. cũng như nhiều bạn trẻ đã lên tiếng phản đối việc sử dụng lá cờ vàng tại cuộc bạo động này.  Việt Báo sẽ lần lượt trích đăng một số bài viết, quan điểm liên quan. 

***

Lá cờ Việt Nam cộng hòa (RVN), một quốc gia đã mất vào năm 1975, xuất hiện trong cuộc tấn công điện Capitol ở Washington DC, ngày 6/1/2021, cùng với cờ Mỹ, cờ Trump, cờ Tea Party, cờ Confederate (các bang miền Nam ly khai trong nội chiến Mỹ) cùng cờ một số nước như Hàn Quốc, Canada, Nhật, Úc.

Tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ đó có mặt trong biến cố kinh hoàng đó?

Đây là một câu chuyện dài và phức tạp. Câu trả lời ngắn nhất có thể đó là biểu tượng của một nhóm người ủng hộ ông Trump, một nhóm khá đông đúc những người Mỹ gốc Việt. Cái lý do phù hợp với họ để họ ủng hộ ông Trump là: Ông ấy là người cứng rắn nhất chống Trung Quốc, quốc gia gây đe dọa Việt Nam trong mấy chục năm nay. Trong cái nhìn của họ thì đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) xâm lấn lãnh thổ và chèn ép Việt Nam dựa trên sự bạc nhược của chính quyền Việt Nam.

Chống Trung Quốc và (hoặc) chống CSTQ, không phải là cảm xúc riêng của người Mỹ gốc Việt, thế hệ thứ nhất và thế hệ 1.5, mà nó còn có cả ở những người bất đồng chính kiến Trung Quốc và những di dân từ Philippines. Khảo sát cho thấy, có nhiều người Mỹ gốc Philippines, cũng như gốc Việt, bầu cho Trump. Thật ra ảnh hưởng của Trump bên trong Việt Nam còn lớn hơn là ở cộng đồng người Việt hải ngoại. Tôi không biết về những khảo sát bên trong Việt Nam, nhưng có nhiều bằng chứng, câu chuyện cho phép tin điều đó.

Nếu nhìn từ bên ngoài, thì người ta sẽ nghĩ rằng có cờ của Hà Nội, cũng như cờ của các quốc gia khác trong sự kiện ngày 6/1/2021, nhưng cộng đồng người Việt hải ngoại lại là một cộng đồng tự nhận là chống cộng sản, với đa số đến từ miền Nam của nước Việt Nam Cộng hòa ngày trước. Nhưng chống cộng sản không có nghĩa là nồng ấm trong chiến tranh với Hoa Kỳ, với tư cách là người khởi xướng cuộc chiến Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu sử học, trong đó có tôi, thì chuyện chống Mỹ là có thật và rất đa dạng ở miền Nam trước kia, hậu quả của nhiều lý do: Lòng ái quốc, thời thuộc địa, và những yếu tố khác nữa.

Những người tỵ nạn Nam Việt Nam đầu tiên đến Mỹ mang trong lòng cảm xúc, cho rằng Mỹ đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Họ nhìn chính phủ Mỹ ít nhất với sự nghi ngờ, tệ hơn là với sự giận dữ. Họ mang ơn xã hội Mỹ, với các nhà thờ và những tổ chức tôn giáo đã giúp họ bình ổn cuộc sống. Nhưng đó là sự mang ơn đa dạng, phức tạp hơn những người Mỹ.

Dần theo năm tháng, những người tị nạn Việt Nam có cái nhìn tích cực hơn về nước Mỹ, nhất là do những biến chuyển trong nước như là chuyện quốc hữu hóa nền kinh tế, trại tù cải tạo, thuyền nhân. Ngoài ra vai trò toàn cầu của nước Mỹ, chuyện tổng thống Reagan dùng lời lẽ chống Cộng mạnh bạo trước khi cùng Gorbachev chấm dứt chiến tranh lạnh, chuyện người Việt được xem như người thiểu số kiểu mẫu, người di dân kiểu mẫu, người tỵ nạn kiểu mẫu. Còn có một câu chuyện dài khác nữa.

Lá cờ Việt Nam Cộng hòa đã và đang là biểu tượng cho những sự kiện của người Mỹ gốc Việt. Vốn đã mang tính dân tộc chủ nghĩa cao, tính biểu tượng của nó rất mạnh trong cộng đồng người tị nạn trong thập niên 1970, 1980. Nó không chỉ là căn cước và lịch sử của họ, đang bị chế độ mới ở Việt Nam xóa đi, mà nó còn là sự cần thiết cho họ vì có quá ít – nếu không nói là không có gì hết – những biểu hiện cho căn cước và lịch sử của họ ở Mỹ như là bảo tàng, tượng đài, sự công nhận, sự tưởng niệm,… Lá cờ và quốc ca Việt Nam Cộng hòa là điều trong số rất ít những điều giữ cho căn cước và ký ức chính trị của cộng đồng người tị nạn sống còn.


Tất cả những cái đó giải thích cho sự có mặt của lá cờ Việt Nam Cộng hòa trong ngày 6/1: Chỉ là câu chuyện trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt, câu chuyện hình ảnh của lá cờ. Trong thập niên 1970, 1980, lá cờ có mặt ở những sự kiện mang tính sắc tộc, chẳng hạn như là Tết, hay là kỷ niệm ngày Sài Gòn sụp đổ. Ngoài hình ảnh của lá cờ, quốc ca Việt Nam Cộng hòa cũng mang tính biểu tượng trong những dịp đó. Theo những gì tôi quan sát thì những lúc đó có cờ nhưng không nhiều. Đôi khi lá cờ cũng có mặt ở những sự kiện không phải do người Việt tổ chức, nhưng thỉnh thoảng thôi.

Thập niên 1990 mang đến sự thay đổi lớn cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cũng như là hình ảnh của lá cờ. Đó là rất đông cựu từ chính trị, tù cải tạo đến Mỹ, họ tiếp thêm năng lượng cho cộng đồng. Lá cờ và quốc ca trở nên quan trọng, như một biểu tượng. Người ta thấy nhiều cờ hơn ở những sự kiện mang tính sắc tộc. Và người ta cũng thấy thường xuyên hơn hình ảnh các sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa với quân phục của họ. Điều này cũng thể hiện sự mất mát, cũng như căn cước của họ. Cờ, và ở mức độ ít hơn là quân phục, rất phổ biến ở các buổi tập họp chính trị, gây quỹ, họp mặt, tang lễ, và những sự kiện khác của người Việt. Sự kiện nhiều hơn, và cờ cũng nhiều hơn so với những năm trước đó.

Rồi hình ảnh của lá cờ cũng phổ biến hơn trong những sự kiện không mang tính sắc tộc. Có nhiều lý do về việc này. Một trong những lý do là hàn gắn những bất hòa giữa nước Mỹ và những cựu binh Việt Nam Cộng hòa. Hay là nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ 1.5 gia nhập quân đội Mỹ, mà những người này quen thuộc với hình ảnh chào cờ. Những người Việt trẻ hơn bắt đầu xem lá cờ như là di sản của họ. Một số hội đồng thành phố công nhận lá cờ như là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt.  Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ sau ngày 11/9 cũng có thể góp phần vào hình ảnh lá cờ, chuyện chính trị ở quê nhà liên quan đến Trung Quốc, chắc chắn là một yếu tố quan trọng.

Sang những năm 2010, hình ảnh phổ biến hơn của lá cờ ở những sự kiện không mang tính sắc tộc có thể là do sự gắn kết nhiều hơn giữa chuyện chính trị ở quê hương và chuyện nội bộ nước Mỹ. Trong kỳ bầu cử năm 2016, và nhất là kỳ bầu cử năm 2020, lá cờ xuất hiện ở nhiều buổi vận động chính trị của ông Trump. Không có gì ngạc nhiên nếu như có nhiều cờ hơn ở những buổi như thế tại khu Tiểu Sài Gòn và trên toàn quốc. Cờ Việt Nam Cộng hòa trở thành một điều mang ý nghĩa cho những người ủng hộ Trump. Sự xuất hiện của lá cờ vào ngày 6/1 vừa qua thể hiện rằng, những người Việt ủng hộ Trump vẫn tin vào những điều ông ta nói về cuộc bầu cử [gian lận].

Còn rất nhiều điều đáng nói về chuyện này, ở Mỹ cũng như sang tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Có nhiều góc nhìn khác nhau về giới tính, tôn giáo, sắc tộc (sự phân biệt chủng tộc chống người da đen), tụ lại hoặc khác biệt nhau ở những cộng đồng Á châu khác nhau.

Tôi hy vọng rằng, tất cả những gì tôi trình bày sẽ làm rõ hơn để tìm hiểu tại sao lá cờ lại có mặt trong cuộc biểu tình ngày 6/1/2021, một cuộc biểu tình trở thành bạo loạn.


Tuấn Hoàng

Tác giả Tuấn Hoàng là giáo sư đại học tại Pepperdine University
Bản dịch của Jackhammer Nguyễn được đăng lần đầu trên báo Tiếng Dân, theo link: https://www.facebook.com/messenger_media/?thread_id=5616787&attachment_id=3003234119925976&message_id=mid.%24cAAAAAEW8E6N9HmALf127RrCDFHzZ


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Tưng bừng màu xanh Ái Nhĩ Lan. Thị trấn Manhattan trong thành phố New York tràn ngập niềm tự hào của người gốc Ireland (Ái Nhĩ Lan) khi cuộc diễu hành Ngày Thánh Patrick ở New York lần thứ 236 hôm thứ Bảy 16/3/2024. Lễ kỷ niệm mang tính biểu tượng của Di sản Ireland diễn ra dọc theo Đại lộ số 5 và có điểm dừng chân truyền thống tại Nhà thờ St. Patrick.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Một phi cơ 25 năm tuổi đã bình an hạ cánh như thường lệ hôm Thứ Sáu, và các cơ khí viên khi kiểm tra mới thấy rằng thiếu một tấm bửng bên ngoài (external panel) phí cơ, hoặc chưa gắn vào hoặc đã rớt trong khi bay. Các quan chức cho biết, một cuộc kiểm tra sau chuyến bay đã phát hiện một tấm bửng bị thiếu trên một chiếc Boeing 737-800 cũ vừa đến điểm đến ở miền nam Oregon vào thứ Sáu s
Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc vừa ấn hành tác phẩm “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” – nội dung là viết về Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên. Cuốn sách dày 440 trang, chữ nhỏ, gồm các nhận định của Bùi Vĩnh Phúc (BVP) về các nhà văn, nhà thơ đã nuôi lớn một thời tuổi trẻ của tôi. Họ là những cây đa bóng mát của tôi, không chỉ ngoài đời và trong văn học, mà cũng là cả trong các giấc mơ những ngày tôi còn ôm sách tới trường. Tôi đã nói với Bùi Vĩnh Phúc như thế, rằng những người này, trong sách của bạn, thiệt sự là cả một cánh đồng tuổi thơ của tôi. Và tôi nghĩ rằng không thể nào viết đầy đủ về các khuôn mặt văn học này.
Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Chiu Kuo-cheng (Khâu Quốc Thành) hôm thứ Năm xác nhận sự hiện diện của các binh sĩ Lực lượng Đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ tại Kim Môn (Kinmen), một nhóm đảo do Đài Loan kiểm soát nhưng nằm ngay ngoài khơi Trung Quốc đại lục. Một số khu vực của quần đảo Kim Môn chỉ cách thành phố Hạ Môn (Xiamen) của Trung Quốc đại lục 2,5 dặm.
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Từ năm 1993, Thủ tướng Trung Quốc, nhân vật số hai của đất nước, thường mở cuộc họp báo sau Đại hội đại biểu nhân dân mỗi năm. Đây là lần duy nhất mà một nhà lãnh đạo cấp cao trả lời câu hỏi từ các nhà báo quốc tế về tình hình đất nước, cũng là dịp duy nhất mà Trung Quốc hé mở cánh cửa sổ của mình, để chứng tỏ đất nước không còn là một món đồ chơi trên tay của chỉ một người như thời Mao Trạch Đông nữa. Nhưng hôm thứ Hai vừa qua, Bắc Kinh tuyên bố Thủ tướng Trung Quốc sẽ không còn tổ chức cuộc họp báo thường niên của đất nước, chấm dứt thông lệ kéo dài ba thập kỷ vốn là cơ hội vô cùng hiếm để các nhà báo tiếp xúc với các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc.
Đứng trên vòm cầu Edmund Pettus ở Selma, Alabama, trong buổi lễ kỷ niệm 59 năm Ngày Chủ nhật Đẫm máu, Kamala Harris cho biết bà cảm thấy cần phải bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đề cập đến thảm họa nhân đạo ngày càng tồi tệ hơn ở Gaza. “Người dân ở Gaza đang chết đói. Các điều kiện và hoàn cảnh tại đây thật vô nhân. Và lòng nhân đạo chung của chúng ta buộc chúng ta phải hành động”, phó tổng thống nói, sau đó tuyên bố: “Với quy mô lớn của mức độ khổ nạn bao trùm Gaza hiện tại, phải có lệnh ngừng bắn ngay lập tức.” Tiếp theo là những tràng pháo tay lớn và kéo dài, trước khi Bà nói thêm, sau một khoảng im lặng: “It nhất phải sáu tuần.”
Hơn 9 triệu thường trú nhân tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ nhưng họ chưa làm. Vào ngày 1 tháng 4, chi phí nộp đơn xin nhập tịch tăng cao. Những người muốn nhập quốc tịch với số tiền ít hơn nên cân nhắc để nộp đơn trước ngày 1 tháng 4.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Sự kiện nhật thực toàn phần có thể quan sát ở Hoa Kỳ gần đây nhất xảy ra vào ngày 21 tháng 8 năm 2017. Thời điểm đó, bầu trời trở nên tối sầm khi Mặt Trăng di chuyển qua phía trước Mặt Trời, che khuất hầu hết ánh sáng Mặt Trời – ngoại trừ ánh sáng từ một chiếc vòng vàng xung quanh Mặt Trăng, được gọi là vành nhật hoa (corona). Không có gì đáng ngạc nhiên khi sản lượng điện Mặt Trời trên khắp Bắc Mỹ giảm mạnh trong vài giờ, kể từ lúc Mặt Trăng bắt đầu che khuất Mặt Trời cho đến khi Mặt Trời sáng trở lại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.