Hôm nay,  

Phổ Hiền Nguyện Qua Cái Nhìn Phật Tử Sơ Cơ

14/11/202010:54:00(Xem: 2994)

 



 Phật tử tu học theo truyền thống Bắc tông thường tụng niệm mười Phổ Hiền hạnh nguyện trong mỗi khoá lễ. Hầu như ai cũng thuộc lòng, tụng như cháo chảy nhưng nhiều khi chỉ là đọc tụng theo quán tính, theo trÍ nhớ chứ ít khi tìm hiểu thấu đáo, hoặc là thật sự làm theo. Các khoá lễ tụng niệm cũng ít thấy qúy thầy phân tích, giảng giải cho hàng Phật tử hiểu. Bài viết này chỉ là một cái nhìn thô sơ, cạn cợt của một Phật tử sơ cơ, kính mong qúy thầy, qúy thiện hữu tri thức chỉ giáo cho.

 Chư Phật, chư Bồ Tát trong quá trình tu tập thường phát nguyện lớn. Những lời nguyện ấy giống như kim chỉ nam cho sự hành hoạt. Lời nguyện phát ra làm cho tín tâm tăng trưởng và kiên cố chí tu học. Những đaị nguyện ấy thể hiện cái năng lực, trí huệ và lòng đaị bi của chư Phật, chư Bồ Tát. Kinh Pháp Hoa có câu:” Khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến” có thể coi như đaị nguyện, lời tuyên bố của Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng như là của toàn thể chư Phật. Chư Phật, có vị nào mà không thực hiện việc khai thị chúng sanh? Có vị Phật nào mà không mong muốn chúng sanh “ Nhập Phật tri kiến”? có vị Phật nào mà không mong mỏi chúng sanh đạt quả vị Phật? Chư Phật thị hiện cũng đều từ một lẽ này. Phật A Di Đà phát bốn mươi tám đại nguyện. Phật Dược Sư phát mười hai đaị nguyện. Bố Tát Quán Thế Âm phát mười hai đaị nguyện. Ngài Địa Tạng Bồ Tát phát nguyện:” Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng bồ đề”. Trời, người ai cũng biết đaị nguyện này. Ngài Phổ Hiền phát mười nguyện lớn. Hàng Phật tử chúng ta đều tụng mười nguyện này trong phần hồi hướng của mỗi khoá lễ. Nguyện của ngài Phổ Hiền cũng là nguyện của tất cả chư Phật mười phương ba đời, nguyện nào cũng đều vì Phật pháp, vì chúng sanh.

Nhất giả lễ kính chư Phật

Lễ kính chư Phật là lẽ đương nhiên, là bổn phận, là niềm tin của chúng ta. Phật không chỉ là đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni, không chỉ là Phật A Di Đà mà là vô lượng chư Phật. Lễ kính chư Phật không phải chỉ mỗi việc dâng hương hoa và thực hiện nghi lễ trước tượng Phật, bàn thờ Phật. Việc lễ bái trước tôn tượng Phật chỉ là sự tướng, nhiêu đó chưa đủ. Lễ kính phải thật sự từ trong tâm và rộng khắp. Phật không phải là nhữgn pho tượng, bức hình… đó chỉ là biểu tượng mà thôi! Hiếu đễ cha mẹ, phụng sự su trưởng cũng chính là lễ kính chư Phật, vì cha mẹ là phật tại tiền. Cha mẹ, sư trưởng cũng là Phật sẽ thành. Tôn trọng bảo vệ sự sống của muôn loài cũng là lễ kính chư Phật vì chúng sanh đều có Phật tánh, tánh giác… Yêu thương muôn loài, không vô cớ chặt cây, phá hoại môi trường sinh thái… cũng là lễ kính chư Phật vì một khi hữu tình giác ngộ thì vô tình cũng biến chuyển theo ( y báo tùy theo chánh báo chuyển). lễ kính chư Phật phải mở rộng ra, trên thì cha mẹ, sư trưởng, thân bằng quyến thuộc; dưới thì bạn bè thân thuộc, đồng tham đạo hữu; thấp hơn nữa là động vật muôn loài. Nếu hiểu lễ kính chư Phật là dâng chút lễ vật rồi xì sụp lễ bái trước những pho tượng Phật thì hẹp hòi quá, đó chỉ là sự tướng, đó không phải là chủ ý của đaị nguyện, không phải bản hoài của chư Phật .

 Nhị giả xưng tán Như Lai

Phật, Như Lai là hai trong mười đức hiệu của chư Phật. Ở trên thì bảo” Lễ kính chư Phật” giờ thì bảo Như Lai, vậy có gì trùng lắp chăng? đều là đức hiệu của chư Phật cả nhưng ở đây có dụng ý khác nhau. Lễ kính chư Phật là nói mặt tướng, xưng tán Như Lai là nói tánh, xưng tán, tụng ca cái đức, cái trí huệ, cái đaị bi của chư Phật. Nhà Nho bảo:” Ẩn ác dương thiện”, dân gian nói:” Xấu che tốt khoe” cũng gần giống như vậy. Xưng tán Như Lai là khuếch trương mặt tốt đẹp, phát huy cái hay, cái chân thiện mỹ…Xưng tán Như Lai, làm cho mọi người biết cái hay, cái lẽ thật, cái ích lợi của Phật pháp, từ đó ảnh hưởng tốt đến mọi người, làm cho người ta hướng về Phật pháp, phát bồ đề tâm, tăng trưởng trí huệ, lan toả từ bi…Xưng tán Như Lai không chỉ là xưng dương, tán tụng trong mỗi buổi lễ mà phải áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Việc viết văn làm thơ, nhạc, họa, tạc tượng…để ngợi ca đức tướng viên mãn, trí huệ vô biên, từ bi vô tận của chư Phật cũng chính là xưng tán Như Lai. Sống, làm việc và chung đụng hàng ngày với mọi người, mình tự hào là một Phật tử, phải làm sao để mọi người thấy cái hay, cái tốt của của việc học Phật, có như vậy mới làm cho người ta biết đến Phật pháp là hay và hữu dụng. Việc xưng tán Như Lai không có nghĩa là thao thao kinh kệ mà bằng chính ở hành động, suy nghĩ và nói năng. Xưng tán Như Lai cũng chính là hoằng dương chánh pháp, vì khi xưng tán Như Lai sẽ làm cho người ta biết đến trí huệ, đức tướng và lòng đaị bi của chư Phật, chư Bồ Tát.

 Tam giả quảng tu cúng dường

Cúng dường không chỉ là dâng ít hoa quả, đèn hương rồi xì sụp lễ bái. Hiểu cúng dường như thế thì oan cho chư Phật, oan cho hạnh nguyện, cúng dường kiểu đó không phải là bản hoài của chư Phật, đó chỉ là hình tướng, sự tướng tuy cần nhưng chưa đủ. Tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành, chúng sanh đều có đức tướng của Như Lai. Quảng tu cúng dường là hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, cứu tế đồng loại, giúp đỡ tha nhân, bảo hộ muôn loài, thượng cúng dường, hạ bố thí cũng là cúng dường. Thế gian này nhiều khổ đau, nhiều bất hạnh, thiên tai, nhân hoạ, thân bệnh, tâm bệnh… Giúp người thân an tâm lạc cũng là cúng dường. Một miếng ăn, một hớp nước bố thí cũng là cúng dường. Việc này cũng phù hợp câu: “Sanh Phật bất nhị”, “ Sanh Phật đồng thể”, “ Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”…

 Tứ giả sám hối tam nghiệp chướng

Là người, ai mà không có nghiệp chướng, tội lỗi, nếu không có nghiệp xấu thì đã thành thánh nhân, thành Phật rồi. Nhà Phật có câu:” Tội lỗi từ vô thủy đến nay, nếu mà có hình tướng thì hư không này cũng không đủ chỗ để chứa”. Ba nghiệp từ xa xưa đến nay nhiều vô số, bởi vậy cần phải sám hối, sám hối là một pháp tu quan trọng trong nhà phật. Ba nghiệp thân - khẩu – ý vốn lẫy lừng, giờ phải sám hối để tiêu trừ. Có nhiều pháp sám trong Phật pháp: Lương Hoàng Sám, Bảo Vương Tam Muội Sám… nhưng có lẽ lễ lạy ngũ bách danh Quán Thế Âm là thông dụng nhất, thường được Phật tử tu học theo truyền thống Bắc tông thực hành. Sám hối, nói đầy đủ là sám quá hối lai. Sám hối những tội lỗi sai quấy trong quá khứ, sửa lỗi lầm trong quá khứ, ngăn ngừa không để tái phạm trong vị lai. Chúng ta phải sám hối, thân - khẩu – ý chúng ta bị sai xử bởi tham – sân – si nên mê mờ mà tạo ra bao nhiêu nghiệp xấu. Sám hối cũng là lúc mình quán xét laị thân tâm mình, nhìn laị tam nghiệp đã làm để tự điều chỉnh thân - khẩu - ý của mình.

 Ngũ giả tùy hỷ công đức 

Điều này tưởng dễ, đơn giản nhưng nhiều khi và nhiều người trong chúng ta không hay biết. Con người ta sanh ra vốn có cái tính đố kỵ ngủ ngầm trong tâm, thấy người khác làm được, thành công hơn thì sanh đố kỵ, nhẹ thì chê bai, dè bỉu, nói gièm pha; nặng hơn thì tìm cách gây trở ngại, phá hoại, kéo người ta xuống bằng hoặc thấp hơn mình. Điều này dễ thấy và rất rõ trong cộng đồng chúng ta. Tùy hỷ công đức là một pháp tu, tuy dễ nhưng cũng khó, tuy đơn giản mà hiệu quả. Người tùy hỷ công đức cũng có công đức như người làm, diệu là ở chỗ này. Ví như có người bỏ tiền của, công sức để xây chùa, đúc chuông, tô tượng, độ tăng, cứu tế xã hội, bảo trợ người và vật… nếu mình góp công, góp sức vào thì tốt quá, bằng như hoàn cảnh ngặt nghèo không đóng góp được nhưng lòng vui mừng vì có người đã ra tay làm, mừng vui vì Phật pháp có người hộ trì, người hoạn nạn có kẻ giúp đỡ, bảo trợ trong lúc khổ đau hoạn nạn… việc vui mừng, hoan hỷ vì việc làm ấy chính là tùy hỷ công đức. Nhà phật vẫn bảo:” tâm tưởng sự thành”, Tâm chủ tể”, “Tâm tạo tác”… Mình tùy hỷ công đức thì mình vẫn có công đức (ở đây nói phước đức có lẽ chính xác hơn).
 

 Lục giả thỉnh chuyển pháp luân 

Phật nhập niết bàn, chúng ta xa Phật đã lâu làm sao thỉnh Phật chuyển pháp luân? thật ra Phật Thích Ca thị hiện trụ thế chỉ tám mưoi năm nhưng Phật pháp vẫn tồn tại ở thế gian này cho đến khi một vị Phật khác ra đời. Phật pháp vẫn luân chuyển không ngừng, tuy có lúc thăng trầm, có nơi bị hủy hoại nhưng chưa hề mất bao giờ. Qúy thầy, quý ni trưởng làm trưởng tử của Như Lai thay Phật chuyển pháp luân, ngày đêm hành trì nói pháp, giảng kinh, khuyến tấn người ta tu học. Pháp luân thường chuyển bằng những khoá lễ, những buổi thuyết pháp, những khoá tu, in ấn kinh sách, hoằng pháp qua mạng NET… Việc thỉnh thầy thuyết pháp giảng kinh cũng chính là thỉnh chuyển pháp luân, một người làm thì khó, nhiều người cùng làm sẽ dễ dàng. Phật tử cần góp phần đẩy mạnh việc chuyển bánh xe pháp, để Phật pháp lan toả khắp thế gian này. 

 Thất giả thỉnh Phật trụ thế 

Phật nhập niết bàn từ lâu, làm sao thỉnh Phật trụ thế đây? Chư tăng, ni thay Phật duy trì mạng mạch Phật pháp. Mình phụng sự sư trưởng cũng có thể xem như là thỉnh Phật trụ thế. Phụng sự sư trưởng, ngoài tứ sự cúng dường, giờ cần ủng hộ việc hoằng pháp của qúy tăng, ni. Phật tử góp công, góp của dựng đạo tràng, hộ trì tam bảo, bảo trợ việc tu học… Tượng, tranh Phật là biểu trưng của đức tướng, trí huệ và từ bi. Việc tạo tượng, vẽ tranh, tôn kính những biểu tượng ấy như tôn kính Phật. Chùa, tháp là đạo tràng tu học, việc kiến tạo, duy trì đạo tràng để có nơi thờ phượng, tu học thì cũng có thể xem như thỉnh Phật tại thế gian. Chúng sanh thấy chùa chiền, pháp khí, tăng, ni… thì cũng như thấy Phật.

 Bát giả thường tuỳ Phật học

Chúng sanh thiên sai vạn biệt, văn hoá khác nhau, ngôn ngữ bất đồng, tập tục phong cách chẳng giống nhau. Vậy nên khi đạo Phật truyền đến đâu thì uyển chuyển cho phù hợp với địa phương ấy ( khế cơ khế lý) và tuỳ thuộc vào mức độ tiếp nhận của cư dân địa phương. Từ đó mà có nhiều trường phái Phật giáo khác nhau, pháp phục khác nhau, cách hành trì cũng khác nhưng nhìn chung là cùng thống nhất ở những điểm cốt lõi: nhìn nhận tam pháp ấn ( Khổ - vô thường – vô ngã), tứ diệu đế, bát chánh đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo…Mình tu học pháp môn nào, truyền thống nào thì lấy đó làm chủ đạo nhưng vẫn có thể hoà hợp và tham gia những khoá tu của truyền thống khác. Tỷ như mình tu Tịnh Độ thì niệm Phật là chính nhưng vẫn có thể tham thiền, tu tứ niệm xứ, quán thân bất tịnh, pháp vô ngã, tâm vô thường… tất cả đều bổ sung cho nhau, chẳng có chi cách biệt, chẻ chia cả! Hoặc giả như khi chùa Tịnh Độ có pháp hội, mình tu thiền thì vẫn có thể tham gia tu học, hoặc tham gia tu học những khoá tu có mở ở địa phương mình, cho dù phương pháp khoá tu ấy có khác với pháp môn của mình. Thường tùy có thể hiểu là tuỳ theo hoàn cảnh mà tu học, ví như xuất gia tu học thì quá tốt nhưng nếu gia cảnh hoặc thân tâm chưa đủ duyên hay đủ quyết tâm thì tu học tại gia. Nếu tu học theo truyền thống Bắc tông, nhưng khi gặp khoá lễ Nam tông như dâng y Cathina thì vẫn thường tùy tham gia tu học. Học Phật không chỉ học ở thầy, ở kinh sách mà còn có thể học từ bạn bè, thiện tri thức, thậm chí có khi ở vào trường hợp cô độc, vùng biên địa… vẫn có thể tự mình tu học, thường tùy là vậy. 

 Cửu giả hằng thuận chúng sanh

Con người ta không thể sống một mình ( kiểu Robinson Crusoe). Con người phải sống trong một cộng đồng nhất định, có thể cộng đồng đồng văn đồng chủng, cũng có thể trong một cộng đồng khác văn hoá, khác chủng tộc ( như người Việt hải ngoại). Dù ở đâu mình vẫn giữ gìn văn hoá của mình, thủ hộ đức tin của mình, vững vàng tín tâm của mình. Tuy nhiên mình phải theo cái trật tự, văn hoá, luật pháp của xứ ấy. Mình đồng thuận với cái đúng, cái hay, cái chân thiện mỹ… những cái xấu, cái ác thì tuyệt đối không thể thuận theo. Ví dụ như mình là phật tử nhưng nếu tôn giáo bạn có kêu gọi từ thiện, giúp đỡ tha nhân, tuần hành vì hoà bình… thì mình vẫn hằng thuận mà tham gia. Khi Phật còn tại thế, Phật không khuyến khích cũng không bài bác việc yêu đương kết hôn. Tuy nhiên các chùa vẫn có thể làm lễ hằng thuận cho các cặp vợ chồng cưới nhau. Những khi có lễ lạc truyền thống như: Tạ ơn, năm mới, lễ mẹ, lễ cha… vẫn có thể hằng thuận chúng sanh mà làm lễ. Có những việc không thể hằng thuận, dù cho có nhiều Phật tử ham thích vì thiếu chánh kiến, thiếu chánh tư duy chẳng hạn như: bói toán, phong thủy, bùa chú, mở ngải, trừ tà… 

 Thập giả phổ giai hồi hướng

Mỗi khoá lễ xong đều có hồi hướng, hồi hướng công đức đến ông bà, cha mẹ, tổ tiên, hướng cho khắp pháp giới chúng sanh. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe câu này:” Nếu con có tạo được chút phước lành nào, xin hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh” nhưng cũng có khi laị nghe:” Phước lành con có chút xíu xiu, hồi hướng cho khắp tất cả thì liệu được gì không?”. Vấn đề là ở tâm chứ không phải ở khối lượng công đức. Cái tâm như hư không, vô cùng bao la quảng đaị, chỉ sợ cái tâm khép chặt như hũ nút chứ không sợ phước đức nhiều hay ít. Một tâm mười pháp giới kia mà, nó có thể biến hoá vô cùng. Hồi hướng phước đức cho khắp pháp giới có thể ví như mình đốt lên một cây đèn, cây đèn tuy bé tí nhưng ánh sáng lan toả khắp căn phòng, xua tan bóng tối trong căn phòng, dẫu cho căn phòng chỉ có một người hưởng ánh sáng đèn thì ánh sáng ánh chẳng tăng thêm, còn nếu như nhiều người cùng hưởng ánh sáng đèn thì ánh sáng từ cây đèn ấy cũng chẳng giảm đi. 

Đạo Phật chú trọng đến cái tâm, tâm là chủ tể, tâm tạo tác. Hồi hướng cho khắp pháp giới cũng chính là phước đức của tự thân.


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất lăng thành, 11/2020

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm di cư từ Bắc vô Nam, lang tôi xin ra ngoài lãnh lực y học, ghi lại vài hàng về biến cố đau buồn này. Để khỏi “Lạc bất tư Thục”, ham vui mà quên cả quê hương, bản quốc… Một quê hương còn nhiều tai ương. Đang giờ học Việt văn của giáo sư Nguyễn Tường Phượng thì tôi được nhân viên phòng Giám học kêu xuống gặp người nhà. Tôi học lớp Đệ Tam ban A Trung Học Chu Văn An ở Hà Nội.
Đối với nhiều người chúng ta, vi-rút Corona có nghĩa là ở nhà trong một thời gian dài. Mặc dù thấy chán nản khi biết rằng các sinh hoạt bị huỷ bỏ, nhưng biện pháp này là cần thiết để giúp làm chậm lại sự lây lan dịch bệnh. Đồng thời, ở nhà cho chúng ta cơ hội thực hiện vài thay đổi tích cực, cho dù đó là bắt đầu một thói quen tập thể dục, ăn uống lành mạnh hơn, hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu bạn có hút thuốc hoặc dùng vape, một trong những thay đổi quan trọng và đúng lúc nhất bạn có thể thực hiện là bỏ thuốc lá hoặc vape.
Thống Đốc California Gavin Newsom hôm Thứ Hai, 4 tháng 5 nói rằng một số cơ sở kinh doanh bán lẻ của tiểu bang có thể bắt đầu tái mở cửa với những sửa đổi vào cuối tuần này nếu một số tiêu chuẩn được đáp ứng. Newsom cho biết các viên chức tiểu bang sẽ công bố thêm sự hướng dẫn vào Thứ Năm trên giai đoạn kế tiếp tái mở cửa của tiểu bang, sẽ gồm các hướng dẫn đặc biệt mà các sơ sở kinh doanh có nguy cơ thấp phải đáp ứng để tái mở cửa vào Thứ Sáu với những sửa đổi.
Một báo cáo do Cơ Quan Quản Trị Khẩn Cấp Liên Bang (Fema) biên soạn sử dụng tài liệu từ CDC, được báo New York Times đưa tin đầu tiên, cho thấy số trường hợp tử vong hàng ngày từ COVID-19 sẽ tăng gần gấp đôi từ mức hàng ngày hiện tại khoảng 1,750 đến khoảng 3,000 vào ngày 1 tháng 6. Ngoài ra, số trường hợp lây nhiễm mới được xác nhận hàng ngày từ vi khuẩn sẽ tăng 700% vào cuối tháng Năm, tăng từ mức hiện tại khoảng 25,000 đến khoảng 200,000.
Ba người đã bị truy tố trong một vụ nổ súng giết người của một nhân viên an ninh tại cửa hàng Family Dollar ở thành phố Flint thuộc tiểu bang Michigan. Calvin Munerlyn, 43 tuổi đã bị bắn chết sau khi cãi lộn hôm 1 tháng 5 khi ông từ chối cho người con gái của một khách hàng đi vào tiệm bởi vì cô này không mang khẩu trang, theo một công tố viên địa phương cho biết hôm Thứ Hai, 4 tháng 5.
Hàng triệu học sinh tại Việt Nam đã trở lại lớp học hôm Thứ Hai, 4 tháng 5 năm 2020 sau khi toàn quốc báo cáo 17 ngày liền không có lây nhiễm vi khuẩn corona. Quyết định tái mở cửa trường học đến sau khi nước này đã nới lỏng các biện pháp giữ khoảng cách xã hội gồm cách ly tập thể và mở rộng việc theo dõi đối với sự thành công rõ rệt của họ trong việc ngăn chận dịch bệnh.
Theo một quyết định mới của Ủy Ban Tiện Ích Công Cộng California, những khách hàng của Southern California Edison đang gặp khó khăn về tài chánh vì khủng hoảng COVID-19 có thể sẽ nhận được một khoản tín dụng trên hóa đơn điện sớm vài tháng. SCE muốn khách hàng biết rằng công ty luôn sẵn sàng giúp họ thông qua các chương trình và dịch vụ trong thời gian khó khăn này.
Vào lúc 5:00 giờ chiều Chủ Nhật 03/05/2020, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã có buổi giảng pháp với chủ đề Phật Đản cho nhóm Phật tử Giới Trẻ Mây Từ và đạo hữu. Có ít nhất hơn 250 người theo dõi qua facebook của Giới Trẻ Mây Từ.
Thứ Năm ngày 7 tháng 5, 2020 tại Parking lot nhà thờ Living Spring Church, 9851 Bixby Avenue, Garden Grove; và Thứ Bảy ngày 9 tháng 5, 2020 sau Trung Tâm Performing Arts Parking lot phía sau, 16149 Brookhurst, Fountain Valley
Đành rằng Hoa Kỳ là một cường quôc trên thế gới, nền ngoai giao rất đa đoan, phức tạp. Chính sách của Hoa Kỳ dưới thời bất cứ tổng thống nào cũng chỉ phục vụ quyền lợi của dân chúng Hoa Kỳ, nhưng dù sao, như lời tổng thống Trần Văn Hương nói với đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin trước khi chia tay vào tháng 4-1975: “Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 353.)
Nga đã báo cáo con số kỷ lục các trường hợp bị truyền nhiễm vi khuẩn corona trong 4 ngày liên tiếp tính tới Chủ Nhật, 3 tháng 5, khi vi khuẩn lây lan nhanh tại Nga, đã nhanh chóng trở thành trung tâm COVID-19 trên toàn cầu. Đã có 10,633 trường hợp mới được xác nhận hôm Chủ Nhật, theo Tổng Thống Nga Putin cho biết, khoảng hơn 1,000 trường hợp được báo cáo hôm Thứ Bảy, theo tài liệu từ Worldometers cho biết. Tổng cộng 134,687 người hiện được xác nhận đã bị lây vi khuẩn corona tại Nga, làm cho nước này trở thành quốc gia bị lây nhiều thứ 7 trên toàn cầu. Hơn một nửa trường hợp bị lây tại Nga được báo cáo xảy ra tại thủ đô Moscow.
Thống Đốc Illinois J.B. Pritzker hôm Chủ Nhật, 3 tháng 5 nói rằng qua nhiều tuần lễ Bạch Ốc “đã không giúp gì” cho các tiểu bang giữa trận đại dịch vi khuẩn corona. “Nhiều thống đốc đã đứng lên thách thức,” theo Pritzker phát biểu trong chương trình “Face the Nation” của Đài CBS. “Tôi đã nói chuyện với các thống đốc đồng nghiệp của tôi, Cộng Hòa và Dân Chủ. Chúng tôi đã chia xẻ suy nghĩ với nhau về cách giữ an toàn cho người dân.” “Chúng tôi đã có một số hướng dẫn từ [Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ - CDC] là hữu ích, nhưng phần nhiều điều đưa ra của Bạch Ốc qua nhiều tuần lễ là vô ích,” theo thống đốc Illinois cho biết.
“Các bạn không có quyền gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi. Các bạn muốn gây nguy hiểm cho sức khỏe của các bạn, tôi cầu Thượng Đế ban phước lành cho các bạn. Các bạn không có quyền gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi,” ông Cuomo nói thế. “Đeo khẩu trang không phải chỉ vì sức khỏe của các bạn. Đeo khẩu trang là vì sức khỏe của tôi, và sức khỏe của con cái của tôi và sức khỏe của con cái của các bạn và đó là tại sao các bạn phải đeo khẩu trang. Nó không phải chỉ là mạng sống của các bạn, nó là mạng sống của những người khác.”
Trong mùa đại dịch toàn cầu Covid-19, tính đến hôm nay đã khiến hơn 250.000 người trên thế giới tử vong, riêng tại Hoa kỳ là 67.000 người. Đức Phật Dược Sư đã phát mười hai đại nguyện cứu độ các bịnh khổ thân tâm của hết thảy chúng sinh. Chúng sanh nghe danh ngài, đãnh lễ ngài liền có thể tiêu trừ được nhiều bịnh tật và chết chóc.
Trước thềm Đại hội 13 tình hình thực sự của chế độ XHCN đã được chuyên viên xác nhận chính thức như sau: “..đã xuất hiện ngày càng nhiều “nhóm lợi ích” tiêu cực, đã và đang ảnh hưởng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là ở những ngành, lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, như quản lý đất đai, tài chính - ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên. Thậm chí, “nhóm lợi ích” tiêu cực còn xuất hiện ở một số ngành, lĩnh vực vốn vẫn được coi là tôn nghiêm, liên quan đến an ninh quốc gia, như công tác tổ chức - cán bộ, phòng, chống tội phạm,... Một loạt vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian gần đây liên quan đến nhiều tổ chức đảng, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp cho thấy, “nhóm lợi ích” đã leo cao, luồn sâu vào trong bộ máy Đảng và Nhà nước, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.