Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tô Hoài & Ba Người Khác

24/10/202011:34:00(Xem: 2837)

blank


Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương! 

Đó là một đoạn văn ngắn, trong tập truyện O Chuột, của Tô Hoài mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe khi còn thơ ấu. Tôi tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn vừa dẫn.

Tô Hoài (có lẽ) sẽ sướng ngất ngư, khi biết có một độc giả đã nhớ nằm lòng – suốt đời – những điều mình viết. Và chắc sẽ tức điên luôn, nếu biết thêm rằng: tôi chưa bao giờ đọc thêm một dòng chữ nào khác nữa của ông.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà trẻ con không đeo khăn quàng đỏ, không thi đua lập chiến công, cũng không có kế hoạch (lớn/nhỏ) nào phải hoàn thành hay vượt chỉ tiêu. Chúng tôi chỉ có việc học với chơi, và chơi mới là chuyện chính. Tôi quá mải chơi nên không có thì giờ để đọc Tô Hoài, hoặc bất cứ ai.

Sau khi cuộc chiến Bắc/Nam chấm dứt, thỉnh thoảng, tôi cũng có ghé vào những hiệu sách quốc doanh nhưng không bao giờ ngó ngàng gì đến Tô Hoài. Dù bắt đầu từ đây, cũng như bao nhiêu người dân miền Nam khác, cuộc đời của tôi (bỗng dưng) hoá rảnh – rất rảnh – và rất … đói!

Tác phẩm duy nhất mà tôi thực sự tâm đắc, vào thời điểm đó, là Hồ Chí Minh Toàn Tập – dù tác giả viết nhiều đoạn rất dở. Thí dụ như: “Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc. Không có lực lượng gì ngăn trở được loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển.”

(Giời ạ, mặt trời chứ bộ mặt trận sao mà đòi lấy lực lượng ra ngăn trở. Tương tự, có cái lực lượng mẹ rượt nào mà ngăn trở được loài người tiến lên, cha nội? Viết như thế mà cũng bầy đặt cầm bút).

Ngoài những lỗi lầm nho nhỏ không đáng kể (thượng dẫn) phải nói đây là một công trình đồ sộ, rất đáng đồng tiền bát gạo. Sách rất dầy, giấy in rất tốt, giá rất rẻ, và rất được những bà hay những cô bán hàng rong ưa chuộng. 

Họ cần giấy để gói. Còn tôi, tôi cần một phần ăn nhiều hơn số tiền mình có. Do đó, dù có đói thảm thiết tôi cũng chả bao giờ (dại dột) xà ngay xuống mẹt xôi hay mẹt bánh. Tôi luôn luôn chịu khó đi lòng vòng qua tiệm sách – tìm cho ra tuyển tập của bác Hồ, hay bác Duẩn – cho đỡ khổ cái dạ dầy!

Trong hoàn cảnh ấy, nói tình ngay, lỡ mà có thấy những tác phẩm của Tô Hoài chắc tôi cũng ngó lơ. Mắt tôi lúc nào cũng chỉ dáo giác, liếc nhìn ra biển, tìm một đường chui.

Nhờ Trời thương, tôi chui lọt!

 Lưu lạc mãi rồi có hôm tôi tình cờ gặp lại Tô Hoài, trong một tác phẩm phê bình văn học – có tựa là Cây Bút, Đời Người – của Vương Trí Nhàn, Phương Nam xuất bản. Đến lúc này thì tôi đủ tuổi đời, đủ rảnh (và cũng đủ no) để có thể tìm đọc thêm chút đỉnh về một tác giả mà mình đã yêu thích – từ khi còn bé. Và nay thì Tô Hoài đã bước vào tuổi bát tuần.

“Ngay từ năm 1940, khi bắt tay làm quen với giới sáng tác đương thời, thì đồng thời tác giả Dế mèn cũng bước vào hoạt động cách mạng. Lúc đâu ở thời kỳ Mặt trận bình dân, ông hoạt động trong cơ sở Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông. Sau đó lại được tổ chức Đảng ở Hà Nội bắt liên lạc để hình thành nên lực lượng Văn hoá cứu quốc.

Tiếp đó, từ sau 1945, những hoạt động xã hội của nhà văn ngày một đa dạng. Triển khai theo chiều rộng, có lúc ông trở thành cán bộ địa phương, có thời gian đi cải cách ruộng đất, đi học trường Đảng, nhiều năm làm đối ngoại nhân dân, đồng thời vẫn giữ chân trưởng ban đại biểu dân phố (1956–1972) ở cơ quan văn nghệ trên Trung ương hay ở Hà Nội, hầu như từ năm 1946 tới nay, khoá nào ông cũng được bầu làm bí thư chi bộ, đảng bộ.

Mặt khác, ngay trong giới cầm bút, ông cũng luôn luôn có hoạt động xã hội của mình, khi là Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn, khi chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, từ đó đẻ ra cơ man nào là đầu việc, là họp hành, mà người ta gọi chung là công tác” (sđd, 264).

Tiểu sử Tô Hoài (như thế) có vẻ lung tung lang tang, ngổn ngang cả đống chức vụ, nhưng không để lại một ấn tượng đậm nét nào về đời người và cây bút của ông. Tô Hoài như luôn bị nhấn chìm vào những đoàn đội hay đoàn thể (vớ vẩn) gì đó, “với cơ man nào là đầu việc.” Thực là một cuộc đời chán ngán và nhạt nhẽo, tôi đoán thế.

Tôi lầm đấy. Được thế thì đã phúc.

Cuộc đời của Tô Hoài chán ngán hẳn có thừa nhưng nhạt nhẽo thì chưa chắc, và đắng chát với tủi nhục (xem ra) không thiếu – nếu vẫn theo như ghi nhận của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn:

“… bao nhiêu từng trải, như còn in dấu vào cách sống, cách chuyện trò của Tô Hoài hôm nay, bên cạnh cái nhũn nhặn lảng tránh, con người ấy thật cũng đã nhiều phen phải dàn mặt, phải chịu trận, nói chung là phải đối chọi với đời và nếu như có lúc phải đầu hàng thì đó cũng là bước đường cùng, rồi, nín nhịn chẳng qua để tồn tại, và sau hết, để được viết. Ấy là cái điều không chỉ Tô Hoài biết mà nhiều người cũng biết…


Đại khái có thể hình dung như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy
.” (sđd 266).

Dù chỉ là một thường dân – chứ chả phải nhà văn, hay nhà báo gì ráo trọi – tôi cũng muốn ứa nước mắt xót xa cho “cây bút” và “đời người” của Tô Hoài, khi biết rằng (đôi lúc) ông vẫn phải qùi như thế. Tôi còn e rằng Vương Trí Nhàn cũng chỉ khéo miệng mà nói thế (để đỡ tủi cho nhau) chứ chuyện “đùa bỡn” và “tha hồ tung tẩy” làm sao tìm được trong “cây bút” và “đời người” của Tô Hoài!

Tôi trật! Tôi thành thật xin lỗi vì đã quyết đoán một cách hấp tấp về văn nghiệp, cũng như tư cách, của Tô Hoài. Ông ấy quả là có “tròn” nhưng không “tròn mãi,” như tôi đã tưởng. 

Đúng như nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã ví von, có thể hình dung Tô Hoài “… như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.”

Tô Hoài đã “tung tẩy” như thế trong cuốn Ba Người Khác. Talawas đã có lời giới thiệu về tác phẩm này:

“Cuốn tiểu thuyết 250 trang của nhà văn Tô Hoài (NXB Đà Nẵng vừa ấn hành) đang làm xôn xao dư luận trong và ngoài giới văn học. Cuộc toạ đàm về tiểu thuyết này do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức tại trụ sở Viện Văn học sáng ngày 22 tháng 12 năm 2006 đã hầu như một cuộc vinh danh lão tướng văn chương 87 tuổi”

Trong cuộc tọa đàm này, Hoàng Minh Tường nói: “Cuốn sách thể hiện sự dũng cảm và tư cách công dân của nhà văn Tô Hoài.” Trong một xã hội mà chuyện thể hiện “tư cách công dân” (rất) có thể khiến người ta … mất mạng – hay rẻ ra là mất việc, hoặc ngồi tù – thì lời phát biểu vừa rồi đích thị là một cách vinh danh, chứ chả còn phải là “hầu như” hay “dường như” gì nữa ráo.

Nguyên Ngọc cũng không tiếc lời khen: “Cách viết hay, độc đáo về CCRĐ. Không viết về nông dân mà viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba cái anh lăng nhăng. Những cuốn khác viết về nông dân là nạn nhân, nhưng đây là lại là thủ phạm. Ba kẻ chẳng có kiến thức gì cả, tự nhiên làm đảo lộn hết cả xã hội…”

Không hiểu sao ý kiến của Nguyên Ngọc về ba anh đội, ba nhân vật chính trong tác phẩm của Tô Hoài, lại khiến tôi nhớ đến những nhân vật chính khác – những người đã có thời mà quyền lực nhất họ nhì trời – trên sân khấu chính trường ở Việt Nam: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười…

Thì cũng đều là cái thứ “lăng nhăng” và cũng chính là “thủ phạm” đã làm “đảo lộn hết cả xã hội” bằng nhiều chuyện kinh thiên động địa khác: Hợp Tác Hoá Nông Nghiệp, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Học Tập Cải Tạo, Kinh Tế Mới … Toàn là những “cơn điên tập thể,” theo như cách nhìn của Phạm Xuân Nguyên.

Cũng với cách nhìn này thì (cái được mệnh danh là) cuộc chiến Chống Đế Quốc Mỹ Xâm Lược hay Giải Phóng Miền Nam chỉ là một cơn điên vĩ đại, trong đó bao gồm rất nhiều những cơn điên nho nhỏ – chả hạn như cái cơn thảm sát, cả chục ngàn người, hồi Tết Mậu Thân.

(Tôi xin lỗi đã nổi nóng, và đi hơi xa vấn đề chút đỉnh. Nghĩ đến tình trạng đất nước – hơn nửa thế kỷ qua – chắc Bụt cũng phải nổi khùng chứ đừng nói chi đến cái thứ thường dân rất dễ sân si và dấm dớ, cỡ như tôi. Dù vậy, tôi vẫn xin được mọi người lượng thứ vì sự thiếu tự chế của mình và xin trở lại ngay vấn đề – trước khi trời sáng!)

Riêng Nguyễn Xuân Khánh – trong bài tham luận Đọc ‘Ba Người Khác’ Của Tô Hoài – đã có ý kiến rất độc đáo, xin được tóm gọn, như sau:

“Cuốn sách đã chạm tới một vấn đề rất nhạy cảm là Cải cách ruộng đất (CCRĐ)… Cuốn Ba người khác đã nói đến vấn đề to lớn ấy bằng một giọng điệu rất bình tĩnh, dung dị, không hề lên gân, hầu như rất thản nhiên mà lại ám ảnh chúng ta vô cùng. Anh em nhà văn thường bảo ông Tô Hoài khôn, hay tránh né. Cuốn sách này bác Tô Hoài chẳng hề né tránh… 

Tôi chợt liên tưởng tới cách chữa bệnh về tinh thần cho con người. Người thầy thuốc, bằng những biện pháp tâm lý, tìm cho ra cái nguyên cớ sinh ra bệnh tật. Tức là làm cho nguyên nhân bệnh từ vô thức chồi lên ý thức. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm văn học cũng có giá trị như vậy. Cộng đồng người cũng như một con người. Cộng đồng cũng có những ẩn ức. Đưa những ẩn ức nằm trong vô thức của tập thể trở thành minh bạch trong ý thức sẽ giúp cho cộng đồng phòng ngừa được những điều không lành mạnh trong tương lai.”

Lại Nguyên Ân cũng có nhận định (gần) tương tự:

Tôi nghĩ, đối với xã hội ta, sự xuất hiện nhữngcuốn sách như cuốn này là một cách giải toả cho một trong những chấn thương của xã hội ta. Sự kiện CCRĐ để lại một chấn thương trầm trọng ai cũng biết, nhưng những người giữ quyền ăn quyền nói ở xã hội ta lại muốn xoá đi bằng cách cấm mọi người nhắc đến. Và đó là một giải pháp sai lầm hiển nhiên, vì các chấn thương tinh thần không thể được chữa khỏi bằng bắt buộc người ta im lặng; ngược lại, chỉ bằng việc thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, v.v… mới là phương cách tốt, chẳng những làm nguôi chấn thương mà còn đề phòng khả năng lặp lại những tai hoạ tương tự cho cộng đồng.

Tôi có giấy phép hành nghề tâm lý trị liệu, và kiếm cơm nhờ đó. Có lẽ vì méo mó nghề nghiệp, tôi “chịu” quá nhận định của nhà phê bình Lại Nguyên Ân, và vô cùng thích thú với cái nhìn – rất Jungian và Freudian – của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, về nội dung cuốn Ba Người Khác của Tô Hoài.

Dù vậy, tôi vẫn không tin rằng một (hay nhiều) tác phẩm văn học – cho dù là kiệt tác, như cuốn Ba Người Khác chăng nữa – có thể “giải toả” những “chấn thương xã hội” do cuộc C.C.R.Đ. gây ra. 

“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất đã hỏng to đến thế.” Nguyễn Hữu Đang đã viết (như thế) trên báo Nhân Văn số 4, phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1956. Dù chậm, chúng ta cần phải nhìn vấn đề cho minh bạch và “chính qui” như vậy – theo như yêu cầu của Nguyễn Hữu Đang, từ hơn nửa thế kỷ trước.

Họa cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Ngoài C.C.R. Đ., còn nhiều “vụ động trời” khác nữa – Nhân Văn, Xét Lại, Đổi Tiền, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Mười Ngày Học Tập, Thu Vàng Bán Bãi Vuợt Biên … – chưa xử và bắt buộc phải xử, trong tương lai gần.

Vấn đề không phải là để truy thù hay báo oán. Truyền thống văn hoá bao dung dân tộc Việt không cho phép bất cứ ai thực hiện điều đó. Tuy nhiên, quá khứ cần phải được thanh thoả – và không thể thanh thỏa bằng một (hay vài) cuốn truyện– để chúng ta đều cảm thấy được nhẹ lòng, và an tâm hơn khi hướng đến tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.