Hôm nay,  

Những Dịch Vụ Lãnh Sự Hoa Kỳ Hiện Nay Ra Sao? - Những Tổ Chức Đông Nam Á chỉ trích việc trục xuất 30 người Việt Nam ở Hoa Kỳ - Hành pháp TT Trump muốn tăng thêm việc thu thập thông tin của di dân

25/09/202000:00:00(Xem: 8368)

Le Minh Hai
Lê Minh Hải

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh và đầu tư định cư.  Văn phòng RMI không phải luật sư và không cố vấn pháp lý.  Việc tín nhiệm các tin tức trong bài viết này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý vị.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc email: info@rmiodp.com

(Robert Mullins International) Vào tháng Ba năm 2020 vừa qua, tất cả Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ đều đón cửa vì đại dịch Covid-19. Qua tháng Tư năm 2020, Tổng thống Hoa Kỳ thông báo lệnh Đình Hõan Nhập Cảnh hầu hết các lọai chiếu khán (visa) di dân và một số chiếu khán phi di dân. Lệnh Đình Hõan này kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Đến tháng 7 năm 2020, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ nói rằng các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ sẽ dần dần trở lại việc cấp chiếu khán, nhưng các dịch vụ lãnh sự ở mỗi quốc gia sẽ tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của quốc gia này.

- Hỏi: Điều này có nghĩa là Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn bắt đầu trở lại những dịch vụ bình thường không?

- Đáp: Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn và những tòa lãnh sự ở những quốc gia khác vẫn chỉ đang cung cấp những dịch vụ cấp chiếu khán giới hạn. Tất cả tòa lãnh sự nói rằng họ sẽ trở lại phỏng vấn càng sớm càng sớm nhưng không cho biết ngày cụ thể.

- Hỏi: Những lọai hồ sơ nào hiện nay có ngày phỏng vấn cấp chiếu khán tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn?

- Đáp: Tòa lãnh sự Hoa Kỳ hiện nay chỉ xếp lịch phỏng vấn cấp chiếu khán cho những hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng và con nhỏ của các công dân Hoa Kỳ. Tất cả những lọai đơn xin cấp chiếu khán di dân khác đều phải chờ ít nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 vì lệnh hành pháp Đình Hõan Nhập Cảnh từ Tòa Bạch Ốc. Hầu hết những dịch cấp chiếu khán phi di dân cũng bị đình hõan nhưng các đương đơn xin chiếu khán du học hiện này được phép nộp hồ sơ xin phỏng vấn.

- Hỏi: Vào ngày 28 tháng Tám năm 2020 vừa qua, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ loan báo khi tình hình yên ổn để có thể trở lại các họat động lãnh sự nhiều hơn, các tòa lãnh sự Hoa Kỳ được quyền ưu tiên giải quyết các hồ sơ diện chiếu khán hôn phu-thê (fiancée). Những hồ sơ này hiện nay ra sao?

- Đáp: Văn phòng Robert Mullins International đã hỏi Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn rằng họ có ý định bắt đầu phỏng vấn những hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê không. Vào ngày 4 tháng Chín vừa qua, Tòa Lãnh sự đã trả lời rằng họ không thực hiện những cuộc phỏng vấn diện hôn phu-thê K-1. Họ nói rằng sẽ trở lại phỏng vấn diện chiếu khán hôn phu-thê sớm nhưng không thể cho biết ngày cụ thể.

Những Tổ Chức Đông Nam Á chỉ trích việc trục xuất 30 người Việt Nam ở Hoa Kỳ

Vào ngày 4 tháng Tám năm 2020 vừa qua, Cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement - ICE) đã trục xuất 30 người Việt trở về Việt Nam, bao gồm những người nghĩ rằng họ được bảo vệ vì đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy năm 1995. Việc trục xuất những người Việt tỵ nạn này cho thấy sự thay đổi những ưu tiên trục xuất của Bộ Nội An Hoa Kỳ. Cho đến hôm nay, hơn 2.000 người gốc Đông Nam Á đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

- Hỏi: Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể cho rằng một số người Việt sẽ được bảo vệ và không bị trục xuất nếu họ đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy năm 1995 không?

- Đáp: Hành pháp Trump đã cho thấy họ sẽ tạo mọi nỗ lực để trục xuất những di dân và người tỵ nạn nào có lịch sử phạm tội hình sự, dù họ đã hòan tất thời gian thọ án và đã phục hồi trở về đời sống hòan thiện. Nhưng cho đến nay, chúng ta đã thấy chẳng có gì khác biệt với tất cả di dân đến Hoa Kỳ. Một số người bị trục xuất trong tháng 8 vừa qua đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy năm 1995.

- Hỏi: Chính phủ Hoa Kỳ có còn trách nhiệm giúp những di dân và người tỵ nạn đến từ Cam Bốt, Lào và Việt Nam sau chiến tranh Việt Nam không?

- Đáp: Những người tỵ nạn đã trốn thóat vì những ngược đãi chính trị và diệt chủng. Những điều tồi tệ này đã xảy ra trong lúc chính phủ Hoa Kỳ có mặt trong những cuộc chiến tại Đông Nam Á. Thật vô lương tâm nếu trả những người khốn khổ này về lại đất nước mà họ đã trốn chạy để cứu mạng sống của họ.

- Hỏi: Ngòai việc nhắm vào trục xuất, chính phủ Hoa Kỳ nên chú trọng đến những việc gì khác?

- Đáp: Tại Hoa Kỳ, chúng ta đang phải đối diện với tình trạng kinh tế khủng hỏang và sức khỏe tồi tệ nhất trong thời đại của chúng ta. Những người thân yêu của chúng ta đang chết chóc, bệnh họan, mất việc làm, đối diện với tương lai không biết ra sao. Chính phủ nên chú trọng vào việc tìm kiếm những giải pháp ngăn chận đại dịch thay vì chú tâm vào việc trục xuất các thành viên trong cộng đồng di dân vì họ đã trả những món nợ cho xã hội.

Hành pháp TT Trump muốn tăng thêm việc thu thập thông tin của di dân
Bộ Nội An Hoa Kỳ xác nhận rằng, ngòai việc lấy dấu vân tay, hành pháp Trump đang quan tâm đến việc tăng thêm việc thu thập thông tin của những di dân muốn xin nhập tịch Hoa Kỳ.

Đề nghị này sẽ cho phép chính phủ đòi thêm dữ kiện cá nhân của nhiều người hơn và thường xuyên như một phần trong tiến trình duyệt xét đơn di trú.

Sở di trú Hoa Kỳ hiện chỉ đòi hỏi dấu vân tay của bất cứ ai trên 14 tuổi nộp đơn xin những quyền lợi di trú, như xin Thẻ Xanh chẳng hạn. Những thông tin chỉ giới hạn qua dấu vân tay, hình ảnh và chữ ký.

- Hỏi: Ngòai việc lấy dấu vân tay, những đòi hỏi thu thập nhiều thông tin hơn theo điều lệ mới ra sao?

- Đáp: Theo chính sách mới, việc thu thập thông tin  nhiều hơn sẽ bao gồm lấy mẫu DNA, chụp hình mắt, ghi giọng nói và những hình ảnh để xác nhận nhân dạng. Tương tự, việc lấy lại dấu vân tay có thể được yêu cầu cho bất cứ ai đã nhận được Thẻ Xanh. Kể cả những công dân Mỹ đang bảo lãnh thân nhân. Sau cùng, chính sách mới sẽ áp dụng bất kể tuổi tác, kể cả những trẻ em cũng cần lấy thêm nhiều thông tin cá nhân.

- Hỏi: Lý do nào cần có chính sách mới mở rộng này?

- Đáp: Sở di trú nói rằng chính sách mới được đề nghị sẽ cải tiến việc rà sóat tiến trình kiểm tra lý lịch, cũng như giảm bớt sự lệ thuộc vào giấy tờ để chứng minh lý lịch và liên hệ gia đình. Những người chỉ trích chính sách mới này nói rằng hòan tòan không không cần thiết để nới rộng những đòi hỏi về nhận dạng cá nhân. Họ nói rằng chính sách mới có thể làm cho hàng triệu người tiếp tục bị giám sát, và có khả năng gây ảnh hưởng đến đơn bảo lãnh gia đình.

- Hỏi: Nếu chính sách mới đòi hỏi nới rộng việc thu thập thông tin của người bảo lãnh, cũng như người xin thẻ xanh, liệu người bảo lãnh có cảm thấy thỏai mái không?

- Đáp: Một số người bảo lãnh có thể không muốn trải qua  nhiều cách lấy thêm nhiều thông tin quá đáng này để chỉ bảo lãnh thân nhân. Và chúng ta cần lưu ý rằng vì quy luật mới về Gánh Nặng Xã Hội, chính phủ cũng đã đòi hỏi người bảo lãnh tiết lộ nhiều thông tin tài chánh cá nhân về đời sống. Nếu người bảo lãnh là đối tượng bị đòi hỏi phải thực hiện chính sách mới, bao gồm lấy mẫu DNA, chụp hình mắt, ghi giọng nói và hình ảnh để nhận diện nhân dạng, một số người có thể sẽ do dự giúp thân nhân của họ.

- Hỏi: Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (tức American Civil Liberties Union - ACLU) nói gì về những đòi hỏi sinh trắc học mở rộng này?

- Đáp: Liên đoàn ACLU phản đối chính sách mới này. Họ nói rằng: "Thu thập một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các bản thiết kế di truyền sẽ không giúp chúng ta an toàn hơn - nó chỉ đơn giản là giúp cho chính phủ dễ dàng hơn để giám sát đời sống cá nhân của người dân mà thôi".

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ.
Quốc Hội đang xúc tiến nỗ lực buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc, phải bán lại ứng dụng mạng xã hội phổ biến này hoặc đối mặt với lệnh cấm ở Hoa Kỳ. Hạ Viện đã lên lịch biểu quyết vào thứ Bảy tuần này, và một nghị sĩ Dân Chủ hàng đầu tại Thượng Viện cũng đã lên tiếng ủng hộ biện pháp này, theo Reuters.
Theo Giám đốc FBI Christopher Wray, các tin tặc có liên kết với chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ, và đang chờ đợi “thời cơ thích hợp để giáng một đòn tàn khốc,” theo Reuters.
Tại Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã ngăn chặn Hội Đồng Bảo An thông qua quy chế thành viên của nhà nước Palestine bằng quyền phủ quyết, theo Reuters.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Trong phiên tòa hình sự xét xử vụ chi tiền bịt miệng tài tử khiêu dâm, các công tố viên muốn thẩm vấn Donald Trump về các vụ kiện dân sự mà cựu Tổng thống bị cáo buộc gian lận và lạm dụng tình dục, nếu ông quyết định cho lời khai trước tòa, theo Reuters.
Thượng Viện với đa số Đảng Dân Chủ đã bác bỏ các cáo buộc luận tội đối với Bộ trưởng Nội An Alejandro Mayorkas, đặt dấu chấm hết cho nỗ lực mà các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã khởi xướng từ nhiều tháng trước, theo Reuters.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Một ủy ban Quốc Hội đã điều tra và phát hiện ra rằng Trung Quốc đang trực tiếp tài trợ sản xuất các tiền chất của fentanyl để bán ra nước ngoài, và khiến cho cuộc khủng hoảng opioid ở Hoa Kỳ thêm phần trầm trọng. Kết quả điều tra được công bố hôm thứ Ba (16/4), đã vạch trần những động cơ của Bắc Kinh đằng sau việc tiếp tay sản xuất ra các loại hóa chất độc hại này, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.