Hôm nay,  

Covid-19 Có Thể Làm Tăng Nguy Cơ Mất Trí Nhớ Và Giảm Nhận Thức?

14/08/202000:00:00(Xem: 2392)
 
Covid co phai lam tang nguy co mat tri nho 01
Não bộ con người.(www.pixabay.com)

Vì Covid-19 là loại dịch bệnh còn rất mới đối với loài người, nên việc nghiên cứu các tác động, cách ngăn ngừa và điều trị đã được các nhà nghiên cứu khoa học không ngừng làm việc trong nhiều tháng qua. Trong chiều hướng đó, Phó Giáo Sư Về Tâm Lý tại Đại Học Michigan là Natalie C. Tronson đã có bài nghiên cứu được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 7 tháng 8 năm 2020 về câu hỏi phải chăng Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và giảm nhận thức nơi những người bị bệnh. Việt Báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để cống hiến cho độc giả tường lãm.

 

*******

 

Trong tất cả cách đáng sợ mà vi khuẩn SARS-COV-2 ảnh hưởng cơ thể, một trong những cách ngấm ngầm là ảnh hưởng của Covid-19 lên não bộ.

Hiện nay đã rõ rằng nhiều bệnh nhân đau khổ vì Covid-19 có các triệu chứng thần kinh, từ việc mất khứu giác, mê sảng, đến gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Cũng có nhiều hậu quả kéo dài đối với não bộ, gồm triệu chứng viêm não tủy/mỏi mệt kinh niên và triệu chứng Guillain-Barre [tình trạng yếu cơ bắp khởi phát nhanh do hệ thống miễn dịch làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi.

Những ảnh hưởng này có thể được gây ra bởi nhiễm vi khuẩn trực tiếp của tế bào não. Nhưng ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy các hành động gián tiếp khác được kích thích thông qua việc nhiễm vi khuẩn của các tế bào biểu mô và hệ thống tim mạch, hay thông qua hệ thống miễn nhiễm và viêm, góp phần là thay đổi thần kinh lâu dài sau Covid-19.

Tôi là chuyên gia về khoa học thần kinh trong cách trí nhớ được hình thành, vai trò của các tế bào miễn nhiễm trong não bộ và cách trí nhớ liên tục bị gián đoạn sau cơn bệnh và sự kích thích miễn dịch. Khi tôi nghiên cứu các tài liệu khoa học mới ra, câu hỏi của tôi là: Có phải làn sóng mất trí nhớ, giảm nhận thức và nguyên nhân mất trí trong tương lai có liên quan đến Covid-19?
 
Hệ thống miễn nhiễm và não bộ
 
Đa phần của những hệ thống mà chúng ta quy cho sự truyền nhiễm thực sự là vì sự phản ứng bảo vệ của hệ thống miễn nhiễm. Sổ mũi trong lúc cảm thì không phải là ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn, nhưng là kết quả của sự phản ứng của hệ thống miễn nhiễm đối với vi khuẩn cảm. Điều này cũng là thật khi nói đến việc cảm thấy không khỏe. Khó chịu, mỏi mệt, cúm và xa lánh xã hội được gây ra bởi sự kích hoạt của các tế bào miễn nhiễm đặc biệt trong não, được gọi là các tế bào thần kinh miễn nhiễm, và các dấu hiệu trong não.

Những thay đổi này trong não và hành vi, dù làm phiền cuộc sống hàng ngày của chúng ta, là thích nghi cao và có lợi vô cùng. Qua việc nghỉ ngơi, bạn cho phép sự phản ứng miễn nhiễm đòi hỏi năng lực để làm công việc của nó. Sốt làm cơ thể ít thích nghi với vi khuẩn hơn và gia tăng hiệu quả của hệ thống miễn nhiễm. Xa lánh xã hội có thể giúp làm giảm sự lây lan của vi khuẩn.

Cộng với việc thay đổi hành vi và việc điều chỉnh phản ứng sinh lý trong lúc bệnh, hệ thống miễn nhiễm đặc biệt trong não bộ cũng đóng nhiều vai trò khác. Gần đây đã trở nên rõ ràng rằng các tế bào thần kinh miễn nhiễm trụ ở những nối kết giữa các tế bào não (khớp thần kinh), cung cấp năng lực và số lượng nhỏ các tín hiệu viêm, là chủ yếu cho sự hình thành trí nhớ bình thường.

Không may, điều này cũng cung cấp cách mà trong đó các bệnh như Covid-19 có thể gây ra các hệ thống thần kinh cấp tính và các vấn đề tồn đọng lâu dài trong não.

Trong lúc bệnh và viêm, các tế bào miễn nhiễm đặc biệt trong não trở thành năng động, tung ra nhiều dấu hiệu viêm, và điều chỉnh cách chúng tương thông với các tế bào thần kinh. Đối với một loại tế bào, microglia, điều này có nghĩa là thay đổi hình dạng, rút các cánh tay khẳng khiu và trở thành các tế bào di động lông bông, bao bọc các mầm bệnh tiềm ẩn hay các mảnh vụn tế bào trên đường đi của chúng. Nhưng trong việc làm như thế, chúng cũng tiêu diệt và ăn mất những nối kết thần kinh rất quan trọng cho việc cất giữ trí nhớ.

Một loại tế bào thần kinh miễn nhiễm khác được gọi là tế bào hình sao, thường quấn chung quanh nối kết giữa tế bào thần kinh trong lúc kích hoạt do bệnh và quăng bỏ các dấu hiệu viêm lên các điểm nối kết này, ảnh hưởng đến việc ngăn chận những thay đổi trong các nối kết giữa các tế bào thần kinh chứa cất các ký ức.

Bởi vì Covid-19 liên quan tới việc tung ra nhiều dấu hiệu viêm, ảnh hưởng của bệnh này lên trí nhớ thì đặc biệt lôi cuốn tôi. Đó là bởi vì có những ảnh hưởng ngắn hạn lên việc nhận thức (mê sảng), và khả năng đối với những thay đổi lâu dài trong trí nhớ, sự chú ý và nhận thức.  Cũng có nguy cơ gia tăng đối với sự sút giảm nhận thức và mất trí, gồm bệnh Alzheimer’s, trong thời kỳ tuổi già.

Covid co phai lam tang nguy co mat tri nho 02
Hệ thống tế bào thần kinh trong não bộ con người.(www.pixabay.com)
 
Nhiễm trùng ảnh hưởng lâu dài đến trí nhớ ra sao?
 
Nếu sự kích hoạt của các tế bào thần kinh miễn nhiễm bị hạn chế đối với khoảng thời gian bệnh, thì sự viêm nhiễm có thể gây ra giảm trí nhớ lâu dài hay gia tăng nguy cơ sút giảm nhận thức như thế nào?

Cả não bộ và hệ thống miễn nhiễm đều đã phát triển đặc biệt để thay đổi như một hệ quả của kinh nghiệm, để vô hiệu hóa sự nguy hiểm và tối đa hóa sự sống còn. Trong não bộ, những thay đổi trong các nối kết giữa các tế bào thần kinh cho phép chúng ta cất giữ các ký ức và thay đổi nhanh chóng hành vi để thoát khỏi đe dọa, hay tìm kiếm thực phẩm hay các cơ hội xã hội. Hệ thống miễn nhiễm đã phát triển để làm tốt sự phản ứng với viêm và sản xuất kháng thể chống lại những mầm bệnh đã gặp trước đó.

Tuy nhiên những thay đổi lâu dài trong não bộ sau cơn bệnh cũng gắn kết với nguy cơ gia tăng đối với sự sút giảm nhận thức liên quan đến tuổi già và bệnh Alzheimer’s. Những hành động gián đoạn và hủy hoại của các tế bào thần kinh miễn nhiễm và việc ra dấu hiệu viêm có thể làm suy yếu vĩnh viễn trí nhớ. Điều này có thể xảy ra thông qua thiệt hại lâu dài đối với các kết nối thần kinh hay chính các tế bào thần kinh và cũng thông qua những thay đổi tinh vi trong cách hoạt động của tế bào thần kinh.

Sự nối kết khả dĩ giữa Covid-19 và những ảnh hưởng dai dẳng trên trí nhớ dựa vào những quan sát của các chứng bệnh khác. Thí dụ, nhiều bệnh nhân là người bình phục từ suy tim hay giải phẫu thông tim báo cáo những suy giảm nhận thức lâu dài đã trở thành dữ dội trong thời gian tuổi già.

Một chứng bệnh lớn khác với biến chứng nhận thức tương tự là nhiễm trùng máu – sự rối loạn chức năng nhiều cơ phận được gây ra bởi sự viêm nhiễm. Trong các mô hình thú vật của những bệnh này, chúng ta cũng thấy những suy yếu trí nhớ, và những thay đổi trong thần kinh miễn nhiễm và chức năng thần kinh kéo dài nhiều tuần và nhiều tháng sau khi bệnh.

Ngay cả việc viêm nhẹ, gồm căng thẳng kinh niên, hiện được thừa nhận như là các yếu tố nguy hiểm đối với việc suy giảm trí nhớ và nhận thức trong tuổi già.

Trong phòng thí nghiệm của chính tôi, tôi và các đồng nghiệp cũng đã quan sát thấy rằng ngay cả không có truyền nhiễm vi trùng hay vi khuẩn, việc kích hoạt tín hiệu viêm trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến những thay đổi lâu dài trong chức năng tế bào thần kinh ở các vùng não bộ liên quan đến trí nhớ và suy giảm trí nhớ.
 
Có phải Covid-19 làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức?
 
Sẽ phải mất nhiều năm trước khi chúng ta biết có phải bị nhiễm Covid-19 gây ra nguy cơ gia tăng suy giảm nhận thức hay bệnh Alzheimer’s. Nhưng nguy cơ này có thể được giảm hay làm dịu bớt qua việc ngăn chận và điều trị Covid-19.

Việc ngăn ngừa và điều trị đều dựa vào khả năng làm giảm bớt sự nghiêm trọng và thời gian của bệnh và nhiễm trùng. Một cách hấp dẫn, nghiên cứu rất mới cho thấy rằng các thuốc chích ngừa thông thường, gồm các thuốc chích ngừa cúm và thuốc chích ngừa viêm phổi, có thể giảm nguy cơ bệnh Alzheimer’s.

Hơn nữa, nhiều phương pháp điều trị mới ra cho Covid-19 là những loại thuốc áp chế sự kích hoạt miễn nhiễm quá mức và tình trạng bị nhiễm. Có khả năng những điều trị này cũng sẽ làm giảm ảnh hưởng của việc nhiễm trùng lên não bộ, và giảm ảnh hưởng lên sức khỏe não bộ lâu dài.

Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống khỏe mạnh lâu dài sau khi đại dịch chấm dứt. Như thế, sẽ là quan trọng để tiếp tục đánh giá các ảnh hưởng của bệnh Covid-19 trong khả năng dễ bị tổn ghương đối với sự sút giảm nhận thức trí nhớ về sau này.

Trong việc làm như thế, các nhà nghiên cứu sẽ có thể có được cái nhìn mới quan trọng về vai trò của sự nhiễm trùng trong suốt cuộc đời đối với sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. Điều này sẽ giúp cho việc phát triển các chiến lược hữu hiệu hơn cho việc ngăn ngừa và điều trị của những chứng bệnh suy nhược này.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.