Hôm nay,  

Covid-19 Có Thể Làm Tăng Nguy Cơ Mất Trí Nhớ Và Giảm Nhận Thức?

14/08/202000:00:00(Xem: 2389)
 
Covid co phai lam tang nguy co mat tri nho 01
Não bộ con người.(www.pixabay.com)

Vì Covid-19 là loại dịch bệnh còn rất mới đối với loài người, nên việc nghiên cứu các tác động, cách ngăn ngừa và điều trị đã được các nhà nghiên cứu khoa học không ngừng làm việc trong nhiều tháng qua. Trong chiều hướng đó, Phó Giáo Sư Về Tâm Lý tại Đại Học Michigan là Natalie C. Tronson đã có bài nghiên cứu được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 7 tháng 8 năm 2020 về câu hỏi phải chăng Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và giảm nhận thức nơi những người bị bệnh. Việt Báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để cống hiến cho độc giả tường lãm.

 

*******

 

Trong tất cả cách đáng sợ mà vi khuẩn SARS-COV-2 ảnh hưởng cơ thể, một trong những cách ngấm ngầm là ảnh hưởng của Covid-19 lên não bộ.

Hiện nay đã rõ rằng nhiều bệnh nhân đau khổ vì Covid-19 có các triệu chứng thần kinh, từ việc mất khứu giác, mê sảng, đến gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Cũng có nhiều hậu quả kéo dài đối với não bộ, gồm triệu chứng viêm não tủy/mỏi mệt kinh niên và triệu chứng Guillain-Barre [tình trạng yếu cơ bắp khởi phát nhanh do hệ thống miễn dịch làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi.

Những ảnh hưởng này có thể được gây ra bởi nhiễm vi khuẩn trực tiếp của tế bào não. Nhưng ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy các hành động gián tiếp khác được kích thích thông qua việc nhiễm vi khuẩn của các tế bào biểu mô và hệ thống tim mạch, hay thông qua hệ thống miễn nhiễm và viêm, góp phần là thay đổi thần kinh lâu dài sau Covid-19.

Tôi là chuyên gia về khoa học thần kinh trong cách trí nhớ được hình thành, vai trò của các tế bào miễn nhiễm trong não bộ và cách trí nhớ liên tục bị gián đoạn sau cơn bệnh và sự kích thích miễn dịch. Khi tôi nghiên cứu các tài liệu khoa học mới ra, câu hỏi của tôi là: Có phải làn sóng mất trí nhớ, giảm nhận thức và nguyên nhân mất trí trong tương lai có liên quan đến Covid-19?
 
Hệ thống miễn nhiễm và não bộ
 
Đa phần của những hệ thống mà chúng ta quy cho sự truyền nhiễm thực sự là vì sự phản ứng bảo vệ của hệ thống miễn nhiễm. Sổ mũi trong lúc cảm thì không phải là ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn, nhưng là kết quả của sự phản ứng của hệ thống miễn nhiễm đối với vi khuẩn cảm. Điều này cũng là thật khi nói đến việc cảm thấy không khỏe. Khó chịu, mỏi mệt, cúm và xa lánh xã hội được gây ra bởi sự kích hoạt của các tế bào miễn nhiễm đặc biệt trong não, được gọi là các tế bào thần kinh miễn nhiễm, và các dấu hiệu trong não.

Những thay đổi này trong não và hành vi, dù làm phiền cuộc sống hàng ngày của chúng ta, là thích nghi cao và có lợi vô cùng. Qua việc nghỉ ngơi, bạn cho phép sự phản ứng miễn nhiễm đòi hỏi năng lực để làm công việc của nó. Sốt làm cơ thể ít thích nghi với vi khuẩn hơn và gia tăng hiệu quả của hệ thống miễn nhiễm. Xa lánh xã hội có thể giúp làm giảm sự lây lan của vi khuẩn.

Cộng với việc thay đổi hành vi và việc điều chỉnh phản ứng sinh lý trong lúc bệnh, hệ thống miễn nhiễm đặc biệt trong não bộ cũng đóng nhiều vai trò khác. Gần đây đã trở nên rõ ràng rằng các tế bào thần kinh miễn nhiễm trụ ở những nối kết giữa các tế bào não (khớp thần kinh), cung cấp năng lực và số lượng nhỏ các tín hiệu viêm, là chủ yếu cho sự hình thành trí nhớ bình thường.

Không may, điều này cũng cung cấp cách mà trong đó các bệnh như Covid-19 có thể gây ra các hệ thống thần kinh cấp tính và các vấn đề tồn đọng lâu dài trong não.

Trong lúc bệnh và viêm, các tế bào miễn nhiễm đặc biệt trong não trở thành năng động, tung ra nhiều dấu hiệu viêm, và điều chỉnh cách chúng tương thông với các tế bào thần kinh. Đối với một loại tế bào, microglia, điều này có nghĩa là thay đổi hình dạng, rút các cánh tay khẳng khiu và trở thành các tế bào di động lông bông, bao bọc các mầm bệnh tiềm ẩn hay các mảnh vụn tế bào trên đường đi của chúng. Nhưng trong việc làm như thế, chúng cũng tiêu diệt và ăn mất những nối kết thần kinh rất quan trọng cho việc cất giữ trí nhớ.

Một loại tế bào thần kinh miễn nhiễm khác được gọi là tế bào hình sao, thường quấn chung quanh nối kết giữa tế bào thần kinh trong lúc kích hoạt do bệnh và quăng bỏ các dấu hiệu viêm lên các điểm nối kết này, ảnh hưởng đến việc ngăn chận những thay đổi trong các nối kết giữa các tế bào thần kinh chứa cất các ký ức.

Bởi vì Covid-19 liên quan tới việc tung ra nhiều dấu hiệu viêm, ảnh hưởng của bệnh này lên trí nhớ thì đặc biệt lôi cuốn tôi. Đó là bởi vì có những ảnh hưởng ngắn hạn lên việc nhận thức (mê sảng), và khả năng đối với những thay đổi lâu dài trong trí nhớ, sự chú ý và nhận thức.  Cũng có nguy cơ gia tăng đối với sự sút giảm nhận thức và mất trí, gồm bệnh Alzheimer’s, trong thời kỳ tuổi già.

Covid co phai lam tang nguy co mat tri nho 02
Hệ thống tế bào thần kinh trong não bộ con người.(www.pixabay.com)
 
Nhiễm trùng ảnh hưởng lâu dài đến trí nhớ ra sao?
 
Nếu sự kích hoạt của các tế bào thần kinh miễn nhiễm bị hạn chế đối với khoảng thời gian bệnh, thì sự viêm nhiễm có thể gây ra giảm trí nhớ lâu dài hay gia tăng nguy cơ sút giảm nhận thức như thế nào?

Cả não bộ và hệ thống miễn nhiễm đều đã phát triển đặc biệt để thay đổi như một hệ quả của kinh nghiệm, để vô hiệu hóa sự nguy hiểm và tối đa hóa sự sống còn. Trong não bộ, những thay đổi trong các nối kết giữa các tế bào thần kinh cho phép chúng ta cất giữ các ký ức và thay đổi nhanh chóng hành vi để thoát khỏi đe dọa, hay tìm kiếm thực phẩm hay các cơ hội xã hội. Hệ thống miễn nhiễm đã phát triển để làm tốt sự phản ứng với viêm và sản xuất kháng thể chống lại những mầm bệnh đã gặp trước đó.

Tuy nhiên những thay đổi lâu dài trong não bộ sau cơn bệnh cũng gắn kết với nguy cơ gia tăng đối với sự sút giảm nhận thức liên quan đến tuổi già và bệnh Alzheimer’s. Những hành động gián đoạn và hủy hoại của các tế bào thần kinh miễn nhiễm và việc ra dấu hiệu viêm có thể làm suy yếu vĩnh viễn trí nhớ. Điều này có thể xảy ra thông qua thiệt hại lâu dài đối với các kết nối thần kinh hay chính các tế bào thần kinh và cũng thông qua những thay đổi tinh vi trong cách hoạt động của tế bào thần kinh.

Sự nối kết khả dĩ giữa Covid-19 và những ảnh hưởng dai dẳng trên trí nhớ dựa vào những quan sát của các chứng bệnh khác. Thí dụ, nhiều bệnh nhân là người bình phục từ suy tim hay giải phẫu thông tim báo cáo những suy giảm nhận thức lâu dài đã trở thành dữ dội trong thời gian tuổi già.

Một chứng bệnh lớn khác với biến chứng nhận thức tương tự là nhiễm trùng máu – sự rối loạn chức năng nhiều cơ phận được gây ra bởi sự viêm nhiễm. Trong các mô hình thú vật của những bệnh này, chúng ta cũng thấy những suy yếu trí nhớ, và những thay đổi trong thần kinh miễn nhiễm và chức năng thần kinh kéo dài nhiều tuần và nhiều tháng sau khi bệnh.

Ngay cả việc viêm nhẹ, gồm căng thẳng kinh niên, hiện được thừa nhận như là các yếu tố nguy hiểm đối với việc suy giảm trí nhớ và nhận thức trong tuổi già.

Trong phòng thí nghiệm của chính tôi, tôi và các đồng nghiệp cũng đã quan sát thấy rằng ngay cả không có truyền nhiễm vi trùng hay vi khuẩn, việc kích hoạt tín hiệu viêm trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến những thay đổi lâu dài trong chức năng tế bào thần kinh ở các vùng não bộ liên quan đến trí nhớ và suy giảm trí nhớ.
 
Có phải Covid-19 làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức?
 
Sẽ phải mất nhiều năm trước khi chúng ta biết có phải bị nhiễm Covid-19 gây ra nguy cơ gia tăng suy giảm nhận thức hay bệnh Alzheimer’s. Nhưng nguy cơ này có thể được giảm hay làm dịu bớt qua việc ngăn chận và điều trị Covid-19.

Việc ngăn ngừa và điều trị đều dựa vào khả năng làm giảm bớt sự nghiêm trọng và thời gian của bệnh và nhiễm trùng. Một cách hấp dẫn, nghiên cứu rất mới cho thấy rằng các thuốc chích ngừa thông thường, gồm các thuốc chích ngừa cúm và thuốc chích ngừa viêm phổi, có thể giảm nguy cơ bệnh Alzheimer’s.

Hơn nữa, nhiều phương pháp điều trị mới ra cho Covid-19 là những loại thuốc áp chế sự kích hoạt miễn nhiễm quá mức và tình trạng bị nhiễm. Có khả năng những điều trị này cũng sẽ làm giảm ảnh hưởng của việc nhiễm trùng lên não bộ, và giảm ảnh hưởng lên sức khỏe não bộ lâu dài.

Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống khỏe mạnh lâu dài sau khi đại dịch chấm dứt. Như thế, sẽ là quan trọng để tiếp tục đánh giá các ảnh hưởng của bệnh Covid-19 trong khả năng dễ bị tổn ghương đối với sự sút giảm nhận thức trí nhớ về sau này.

Trong việc làm như thế, các nhà nghiên cứu sẽ có thể có được cái nhìn mới quan trọng về vai trò của sự nhiễm trùng trong suốt cuộc đời đối với sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. Điều này sẽ giúp cho việc phát triển các chiến lược hữu hiệu hơn cho việc ngăn ngừa và điều trị của những chứng bệnh suy nhược này.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vatican hôm thứ Hai tuyên bố phẫu thuật khẳng định giới tính và mang thai hgiùm là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với phẩm giá con người, đặt chúng ngang hàng với phá thai và an tử là những thực hành vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa dành cho sự sống con người. Vatican ban hành “Phẩm giá vô hạn” (Infinite Dignity), một tuyên bố dài 20 trang đã được thực hiện trong 5 năm. Sau khi sửa đổi đáng kể trong những tháng gần đây, nó đã được Đức Giáo Hoàng Francis phê duyệt vào ngày 25 tháng 3, theo AP.
Theo thông báo từ Cơ Quan Điều Tra Môi Trường (Environmental Investigation Agency, EIA) tại London, một lượng lớn chất cấm gây hại cho khí hậu đang được ‘tuồn’ lậu vào Châu Âu từ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, theo Reuters.
Sáng Chủ Nhật, chiếc Boeing 737-800 của Southwest Airlines đang trong quá trình cất cánh ở Denver thì một phần vỏ động cơ bị rơi ra và đập vào vạt cánh tà. Vụ việc khiến FAA phải mở một cuộc điều tra, theo Reuters.
AUKUS sẽ thêm một chữ J hay chữ JA vào.... Tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Úc đang xem xét đưa Nhật Bản vào quan hệ đối tác an ninh AUKUS của họ nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các bộ trưởng quốc phòng AUKUS vào thứ Hai sẽ công bố các cuộc đàm phán về việc mở rộng Trụ cột II (Pillar II), trong đó tập trung vào phát triển các năng lực tiên tiến và chia sẻ công nghệ.
Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Australia sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông (South China Sea) vào Chủ nhật tuần này, theo 1 tuyên bố chung: “Chúng tôi sát cánh cùng tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp vốn là nền tảng cho một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định. Bốn quốc gia của chúng tôi tái khẳng định quan điểm coi Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông năm 2016 là phán quyết cuối cùng
Kinh tế Mỹ lạc quan. Nền kinh tế Mỹ có thêm 303.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 3,8%, theo dữ liệu mới của Bộ Lao động công bố hôm thứ Sáu. Báo cáo việc làm tháng 3 một lần nữa vượt hơn mong đợi. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ đạt được 200.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống còn 3,8%.
Bán đảo Crimea nằm ở khu vực Biển Đen, phía bắc nối liền với nội địa Ukraine; diện tích ước khoảng 26.844 km2; dân số khoảng 2,4 triệu người; riêng tại thủ đô Sewastopol hiện có hơn 386.000 sinh sống. Trong vài thế kỷ qua, nhiều đế chế khác nhau đưa ra yêu sách đòi chủ quyền lãnh thổ của bán đảo này. Từ thời sơ khai, Crimea là mảnh đất mà một phần người Thổ thuộc sắc tộc Krimtataren lập nghiệp và thuộc quyền sở hữu của Đế chế Ottoman, sau này thuộc về Đế chế Sa hoàng Nga và Liên Xô.
Nghệ sĩ đường phố bí hiểm người Anh Banksy đã xác nhận tác phẩm mới của mình: bức tranh tường mới được vẽ ở phía bắc London vào cuối tuần qua (16 tháng 3) – vẽ một người phụ nữ đang cầm bình xịt sơn bằng áp suất, trông vẻ như bà đã phun sơn màu xanh lá cây lên một bên của một dãy nhà chung cư. Màu xanh được tô vẽ trên một bức tường đổ nát trên đường Hornsey ở Công viên Finsbury, phía sau một cái cây cằn cỗi không một ngọn lá, lớp sơn màu xanh lá cây phía sau những cành cây trông như thể sự sống lại được mọc lên từ thân cây ấy.
Trong suốt 30 năm làm cảnh sát ở ngoại ô Maryland, Lisa Bromley đã tham gia vào nhiều hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Làm cảnh sát ngầm lật tẩy các âm mưu mua bán ma túy. Điều tra các vụ cướp có vũ trang. Giải quyết các vụ xe công vụ gây tai nạn. Nhưng phải cho đến tuần trước, bà mới tự mình đội tóc giả và đeo khẩu trang phòng COVID-19, đóng vai nạn nhân 60 tuổi trong một vụ lừa đảo đã cuỗm mất số vàng miếng trị giá khoảng 789,000 MK. Kế hoạch được vạch ra là khiến kẻ lừa đảo tìm đến một bãi đậu xe thuộc cộng đồng Leisure World của Quận Montgomery để lừa đánh cắp thêm vàng.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine, xét trong khoảng thời gian 3 năm, những người có hạt vi nhựa (microplastics) hoặc hạt nano nhựa (nanoplastics) trong mô động mạch cảnh (hay còn gọi là động mạch cổ, tiếng Anh là carotid artery) có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc tử vong, cao gấp đôi so với những người không có các hạt này trong cơ thể.
Theo Cơ Quan Hải Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA), trong vùng biển gần nhóm đảo Lower Keys ở Florida, người ta phát hiện ít nhất 40 loài cá khác nhau thực hiện các hành động “xoay tít và quay vòng vòng,” và nhiều con đã chết. Cho đến nay, các khoa học gia vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây ra khuynh hướng bất thường này.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
FBI và Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) đang điều tra một trong những vụ cướp tiền mặt lớn nhất lịch sử thành phố: một cơ sở cất giữ tiền mặt ở Thung lũng San Fernando bị trộm đánh cắp 30 triệu đô la, theo CNN.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.