Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Khúc Ruột Thừa

10/08/202009:18:00(Xem: 3689)

blank


Lênh đênh muôn dặm nước non

Dạt vào ao cạn
vẫn còn lênh đênh  

BÈO - Phùng Cung 

Tôi tình cờ nghe được một mẩu đối thoại lạ tai, ngăn ngắn của một cặp vợ chồng người quen (còn trẻ) ở quê nhà: 

  • Lý do nào để anh quyết định tham gia đấu tranh?

  •  Vì 3 cô gái điếm người Việt ở Campuchia… Vì chứng kiến những phận đời vỡ nát ấy mà anh muốn góp phần nhỏ bé vào cuộc đổi thay đất nước. Hy vọng đất nước mình khá hơn, có dân chủ, có tự do để không còn những cô gái VN phải sang xứ người làm điếm. Không còn cảnh người Việt phải sống tha hương, chịu mọi khổ sở, thiệt thòi, hoặc chết thảm nơi xứ người nữa. Đơn giản thế thôi.” (Phạm Thanh Nghiên. “Chuyện Kể Của Chồng”).

Mấy năm qua, tôi ngủ trong những cái khách sạn tồi tàn ở Phnom Penh nhiều hơn ở nhà mình nên biết rằng Cambodia không chỉ có ba (hay ba ngàn) “cô gái Việt Nam phải sang xứ người làm điếm.” Nơi đây cũng không chỉ có ba chục ngàn (hay ba trăm ngàn) người Việt đang “phải sống tha hương, chịu mọi khổ sở, thiệt thòi.” 

Theo tường trình của MIROR (Minority Rights Organization) hiện có khoảng năm phần trăm, hay 750.000 người gốc Việt, đang sinh sống ở đất Miên. Đây là nhóm dân thiểu số đông đảo nhất nơi xứ sở này. Hầu hết họ đều là dân ngụ cư, không khai sinh, không căn cước, không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ xã hội nào, và (tất nhiên) không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai gì ráo. Do thế, phần lớn kiều bào ở Miên (theo như cách gọi rất lịch sự của Đại Sứ Quán Việt Nam ở Phnom Penh) đều sống lênh bênh – rầy đây, mai đó – trên những túp lều nổi xung quanh Biển Hồ, hoặc dọc theo những nhánh sông phụ thuộc.

Họ sống ra sao?

Từ Chong Khneas, ký giả Thiên Ân tường thuật:

“Những Việt Kiều Campuchia này nghèo khó cả về điều kiện sinh sống lẫn chính sách mà chính quyền đưa ra để hỗ trợ. Trên vùng nước mênh mông dơ bẩn, các gia đình người Việt sống ngoài vòng pháp luật với nhau, trẻ em không có giấy tờ nên cũng chẳng thể học lên cao được mà chỉ ngừng lại ở hết bậc tiểu học.

Vùng nước ở làng nổi Chong Khneas bị ô nhiễm rất nặng. Nước có màu đen và bốc mùi hôi tanh, cả trẻ con và người lớn đều dùng nước đấy để sinh hoạt để rồi chất thải sau khi sử dụng cũng được xả thẳng xuống ngay tại đó. Trẻ nhỏ phụ cha mẹ đánh bắt cá để kiếm miếng ăn sống qua ngày….

Anh Som Borak sinh ra và lớn lên tại làng, cho biết: ‘Tại đây chúng tôi không phân biệt người Việt, người Khmer, người Chăm hay người Hồi Giáo. Chúng tôi sống cùng nhau ở ven bờ sông nhưng không thể lên mặt đất vì chỉ có mặt nước là chứa chấp chúng tôi, không phải mất tiền khi sống ở đây.”

Sự bao dung của sông nước, tiếc thay, không kéo dài mãi mãi. Khí hậu biến đổi, và vô số những con đập thượng nguồn của sông Mê Kông, đang xua đuổi những Việt Kiều ở Cambodia (như Som Borak) ra khỏi Biển Hồ:

  • The New York Times: “At a Cambodian Lake, a Climate Crisis Unfolds” 

  • Reuters: “No room on water, no home on land for Cambodia's ethnic Vietnamese”

  • VOA: “Water But No Fish’: Cambodia Faces Possible Food Crisis”

  • The Guardian: “Mekong basin's vanishing fish signal tough times ahead in Cambodia” 

  • RFI: “Cá Biển Hồ giảm mạnh, hồi kết được báo trước của làng nổi Cam Bốt” 

  • RFA: “Người Việt ở Biển Hồ sẽ về đâu?”


https://scontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/117123916_3140227769394380_1599727853968079908_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=JLmV9pcrG7wAX8UAgK2&_nc_ht=scontent-sjc3-1.xx&oh=b27639d4e2f12a0140615852b7dd8930&oe=5F520ED9


Câu trả lời có thể tìm được qua một mẩu tin ngắn trên mạng Soha (đọc được vào hôm 1 tháng 8 năm 2020) xin ghi lại toàn văn, không thiếu chữ nào:

“Trạm kiểm soát thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã phát hiện và ngăn chặn 7 hộ gia đình gốc Việt với 41 người băng phương tiện thủy. Sáng 1/8, Thiếu tá Huỳnh Chiến Thắng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng An Giang cho biết, Đơn vị vừa phát hiện, ngăn chặn 41 người nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam.

Ngày 31/7, Tổ công tác của Trạm kiểm soát thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã phát hiện và ngăn chặn 7 hộ gia đình với 41 người, trong đó có 20 người lớn và 21 trẻ em nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng phương tiện thủy; 7 hộ gia đình này là người gốc Việt (tnt in đậm) đã sang Campuchia sinh sống nhiều năm tại tỉnh Siem Reap và tỉnh Pur Sát. Thời gian gần đây do cuộc sống gặp khó khăn, nên số hộ dân này đã trốn về Việt Nam.

Thiếu tá Huỳnh Chiến Thắng cho biết, mặc dù những người dân này đều là gốc Việt (tnt in đậm) tuy nhiên tất cả đều không có giấy tờ hợp pháp, nên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xuất, nhập cảnh trái phép. Đồng thời tuyên truyền vận động họ quay trở lại Campuchia tiếp tục làm ăn, sinh sống, nhất là trong thời gian dịch Covid–19 đang diễn biến phức tạp./.”

Dù bản tin này cũng đã được phổ biến trên rất nhiều báo/đài Nhà Nước (VOV, Tuổi Trẻ, Công Luận, Dân Trí, Pháp Luật, Tiền Phong, Biên Phòng, Công An Nhân Dân …) cùng với hình ảnh và video đính kèm, từ hơn một tuần qua nhưng tuyệt nhiên không có phản ứng của bất cứ một giới hữu trách hay một vị đại biều dân cử nào cả. Dư luận cũng lặng thinh. Trong tất cả những cơ quan truyền thông (thượng dẫn) chỉ có một phản hồi duy nhất của độc giả Lê Bình, đọc được trên báo Tuổi Trẻ như sau:

“Chắc hẳn họ là người Việt nhưng lưu lạc làm ăn bên Campuchia lâu rồi. Họ không có gì chứng minh có quốc tịch Việt Nam, chính quyền Campuchia cũng không cấp cho họ giấy tờ gì để sống hợp pháp yên ổn bên đó. Đẩy họ về nghe ra thì đúng luật pháp và trong lúc dịch dã... nhưng nghĩ lại thì thấy đau lòng....”

Tôi e là không có một điều luật nào cho phép “đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xuất, nhập cảnh trái phép” đối với những công dân gốc Việt trở về từ Cambodia “do cuộc sống gặp khó khăn.” Tôi cũng không tin rằng có một đạo luật nào của nhà nước CHXHCNVN nhằm ngăn cấm người Việt trở về quê hương bản quán của mình.

Chả biết Thiếu Tá Huỳnh Chiến Thắng nhân danh ai, hoặc lấy tư cách gì để “tuyên truyền vận động họ quay trở lại Campuchia tiếp tục làm ăn, sinh sống!” Ông biết gì về cảnh đời cùng quẫn của những người Việt lênh đênh trên Biển Hồ khi nước đã cạn (và cá không còn) và căn cứ vào đâu mà dám buộc họ trở về chốn cũ?

Nếu lấy dịch bệnh làm lý cớ thì rõ ràng là cơ quan chức năng của tỉnh An Giang không hiểu rõ hiện tình. Theo tường trình của Worlddometers (đọc được vào hôm 08 tháng 8 năm 2020, khi tôi đang viết những dòng chữ này) thì theo con số người vướng Coronavirus ở Cambodia là 246, hồi phục 215, và không ai tử vong vì cúm Tầu ráo trọi. Nếu lo xa vì sự lây lan chăng nữa thì cách ly là giải pháp, chứ không thể xua đuổi họ một cách tuyệt tình và bất nhân như thế.

Đây là một cách ứng xử hoàn toàn tùy tiện, vô trách nhiệm, và vô luật pháp của chính quyền địa phương tỉnh An Giang nhưng đã được công luận cả trong lẫn ngoài nước im lặng đồng tình.

Tại sao?

Kiều bào hay Việt kiều ở Cambodia không phải là người Việt chăng? Ai có quyền ngăn cấm họ trở lại cố hương khi đã tuyệt đường sinh sống nơi quê người đất khách? Tôi rất tâm đắc khi đọc được cả trăm bài báo hùng hồn lên tiếng bênh vực người tù Hồ Duy Hải, nhất là những dòng chữ (in hoa) vô cùng thống thiết trên nhiều trang FB:



Sự kiện xẩy ra trong ngày 31 tháng 7 năm 2020 vừa qua với 7  gia đình với 41 người, trong đó có 20 người lớn và 21 trẻ em bị khước từ quyền hồi hương thì liệu có được xem là một trường hợp mà “công lý cũng bị chà đạp” hay không?


Mà nào có riêng chi thân phận của 41 sinh linh lớn bé mang dòng máu Việt. Biển Hồ cạn nước, tình hữu nghị Việt/Miên cũng đang cạn dần theo. Rồi ra, trong số 750.000 kiều bào ở Cambodia thì ít nhất cũng phải có đến hơn nửa sẽ phải tìm đường trở về cố quốc. Chứ còn nơi nao để mà dung thân nữa?


Đây là một vấn đề lớn, cần cả một uỷ ban đặc nhiệm và chuyên trách, với những kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn vì có thể ảnh hưởng đến cả những thế hệ sau. Tuy thế, chính phủ hiện hành ở VN chỉ quan tâm đến những khúc ruột xa (ngàn dặm) chứ tuyệt nhiên không thèm ngó ngàng chi đến khúc ruột (thừa) ở cạnh bên.


Hy vọng còn lại của cộng đồng người Việt ở Cambodia hiện nay, có chăng, chỉ còn có thể đặt vào vòng tay bao dung và nhân ái của đồng bào họ ở trong cũng như ngoài nước. Vòng tay này, xem chừng, cũng hơi bị hẹp!

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ.
Quốc Hội đang xúc tiến nỗ lực buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc, phải bán lại ứng dụng mạng xã hội phổ biến này hoặc đối mặt với lệnh cấm ở Hoa Kỳ. Hạ Viện đã lên lịch biểu quyết vào thứ Bảy tuần này, và một nghị sĩ Dân Chủ hàng đầu tại Thượng Viện cũng đã lên tiếng ủng hộ biện pháp này, theo Reuters.
Theo Giám đốc FBI Christopher Wray, các tin tặc có liên kết với chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ, và đang chờ đợi “thời cơ thích hợp để giáng một đòn tàn khốc,” theo Reuters.
Tại Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã ngăn chặn Hội Đồng Bảo An thông qua quy chế thành viên của nhà nước Palestine bằng quyền phủ quyết, theo Reuters.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Trong phiên tòa hình sự xét xử vụ chi tiền bịt miệng tài tử khiêu dâm, các công tố viên muốn thẩm vấn Donald Trump về các vụ kiện dân sự mà cựu Tổng thống bị cáo buộc gian lận và lạm dụng tình dục, nếu ông quyết định cho lời khai trước tòa, theo Reuters.
Thượng Viện với đa số Đảng Dân Chủ đã bác bỏ các cáo buộc luận tội đối với Bộ trưởng Nội An Alejandro Mayorkas, đặt dấu chấm hết cho nỗ lực mà các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã khởi xướng từ nhiều tháng trước, theo Reuters.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Một ủy ban Quốc Hội đã điều tra và phát hiện ra rằng Trung Quốc đang trực tiếp tài trợ sản xuất các tiền chất của fentanyl để bán ra nước ngoài, và khiến cho cuộc khủng hoảng opioid ở Hoa Kỳ thêm phần trầm trọng. Kết quả điều tra được công bố hôm thứ Ba (16/4), đã vạch trần những động cơ của Bắc Kinh đằng sau việc tiếp tay sản xuất ra các loại hóa chất độc hại này, theo Reuters.
Hôm thứ Ba (16/4), đã có bảy vị bồi thẩm viên được chọn vào bồi thẩm đoàn tham gia phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump ở New York. Phiên tòa này sẽ xét xử các cáo buộc đối với cựu Tổng thống, liên quan đến vụ chi tiền bịt miệng cho một nữ diễn viên phim khiêu dâm. Đến buổi chiều, quá trình chọn lựa bồi thẩm viên tạm kết thúc và dự kiến sẽ tiếp tục vào 9:30 sáng thứ Năm (17/4), theo Washington Post.
Phá giá đôla để tăng xuất cảng... Các cố vấn chủ chốt của Donald Trump được cho là đang âm mưu những cách mới để phá giá đồng tiền Mỹ nếu Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11, theo Politico đưa tin. Động thái này sẽ là một nỗ lực mạnh mẽ và đầy rủi ro nhằm nâng cao xuất cảng của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại với cái giá phải trả là lạm phát tăng cao và gây nguy hiểm cho sự thống trị toàn cầu của đồng đô la cũng như vị thế là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
FBI loan tin đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ sập cầu ở Baltimore. Hồi tháng 3, một tàu chở hàng lớn đã đâm vào trụ cầu, khiến cho cầu Francis Scott Key bị sập, theo Reuters.
Hạ Viện sẽ tách các gói viện trợ cho Israel và Ukraine thành hai dự luật riêng biệt và tiến hành biểu quyết trong tuần này. Thông tin được Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson công bố, sau hơn 2 tháng kể từ khi Thượng Viện thông qua một dự luật kết hợp cả 2 vấn đề, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.