Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

05/06/202000:00:00(Xem: 2268)
THOI-SU-TRONG-TUAN-01-rev

Một người cầm biểu ngữ viết “Sinh Mạng Người Da Đen Là Vấn Đề,” khi đám đông tụ tập đi biểu tình sau cái chết của George Flyod tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hôm 29 tháng 5 năm 2020.(Photo Getty Images)

 

Trong tuần qua cả thế giới đặc biệt theo dõi về cái chết của người đàn ông da đen 46 tuổi George Flyod bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis dẫn tới nhiều cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày trên khắp nước Mỹ và một số nơi trên thế giới để lên án việc sử dụng bạo hành quá đáng của cảnh sát và chống lại sự kỳ thị chủng tộc.
 
Đức Giáo Hoàng Lên Án Cái Chết Của George Flyod
 
Rome– Đức Giáo hoàng Francis đã gọi cái chết của George Floyd dưới tay các cảnh sát Mỹ là "bi kịch" và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho ông ấy và "tất cả những người khác đã mất mạng vì tội lỗi của kỳ thị chủng tộc," theo CNN cho biết hôm 3 tháng 6.

Sau 8 đêm biểu tình khắp nước Mỹ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ về cái chết của Flyod trong thánh lễ cầu nguyện hàng tuần của ngài tại Vatican hôm Thứ Tư.
“Các anh chị em tại Hoa Kỳ yêu mến, tôi đã chứng kiến rất lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội đáng lo ngại ở quốc gia của bạn trong những ngày qua, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd," theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu.

“Hỡi những người bạn của tôi, chúng ta không thể khoan dung hay bịt mắt trước sự kỳ thị chủng tộc và loại trừ dưới mọi hình thức và tuyên bố sẽ bảo vệ sự linh thiêng của mỗi cuộc sống con người.

"Đồng thời, chúng ta phải nhận ra rằng bạo lực của những đêm gần đây là tự hủy hoại và tự đánh bại. Không có gì đạt được bằng bạo lực và rất nhiều mất mát," ngài thúc giục.

Nhà phân tích kỳ cựu về Vatican của CNN, John Allen, nói rằng "tương đối hiếm" khi Đức Giáo hoàng đề cập đến một người cụ thể theo tên. Người phát ngôn của Vatican nói với CNN rằng đó là một "lời kêu gọi đặc biệt."
 
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Từ Chối Dùng Quân Đội Dẹp Biểu Tình

THOI SU TRONG TUAN 02

Đại Úy Cảnh Sát Thành Phố Ferguson Harry Dilworth cùng với những người biểu tình quỳ gối để tưởng niệm George Flyod trong cuộc biểu tình tại ty cảnh sát hôm Thứ Bảy, 30 tháng 5 năm 2020. (nguồn: www.pantagraph.com

 
Washington -- Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper đang làm rung rinh Bạch Ốc sau khi nói hôm Thứ Tư, 3 tháng 6 rằng ông không ủng hộ sử dụng các quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp Hoa Kỳ do cái chết của George Floyd và những lực lượng đó chỉ nên được sử dụng trong một vai trò thực thi pháp luật như là một phương sách cuối cùng, theo CNN cho biết.

Esper lưu ý rằng "hiện tại chúng ta không ở một trong những tình huống đó," tránh xa mối đe dọa gần đây của Tổng Thống Donald Trump để triển khai quân đội nhằm thực thi trật tự.

"Chọn lựa sử dụng quân đội trong vai trò thực thi pháp luật chỉ nên được sử dụng như là vấn đề cuối cùng, và chỉ trong tình huống khẩn cấp và thảm khốc nhất. Hiện tại chúng ta không phải là một trong những tình huống đó. Tôi không ủng hộ việc dùng đến Đạo Luật Chống Nổi Loạn,” theo ông Esper phát biểu từ Ngũ Giác Đài.

Một viên chức Cộng Hòa cao cấp nói với CNN rằng đang có căng thẳng dính tới Esper và rằng Trump không tôn trọng người đứng đầu bộ quốc phòng. Esper đã có rất ít ảnh hưởng và về cơ bản dẫn đầu từ Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo, nguồn tin cho biết thêm rằng cuộc họp báo mới nhất này chắc chắn sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

Trump và các viên chức hàng đầu khác, bao gồm cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien, "không hài lòng" với Esper sau phát biểu hôm Thứ Tư, ba người quen thuộc với Bạch Ốc cho biết.
 
Tiếp Tục Biểu Tình Đòi Công Lý Cho George Flyod Khắp Nước Mỹ, Nhiều Thành Phố Giới Nghiêm, Nhiều Tiệm Người Việt Bị Thiệt Hại
 
Hàng ngàn người biểu tình đã quỳ gối trên bãi cỏ bên ngoài Tòa Nhà Quốc Hội hôm Thứ Ba, 2 tháng 6, hô vang khẩu hiệu “im lặng là bạo động” và “không công lý, không hòa bình,” chỉ trước giờ giới nghiêm được chính quyền đưa ra khi các cuộc biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát đã bùng nổ tại nhiều thành phố lớn.

Đám đông tại Tòa Nhà Quốc Hội sau đó đã đứng dậy và hô to “quỳ gối” và “bạn bảo vệ ai?” khi các cảnh sát đối mặt với họ.

Các lệnh giới nghiêm vào chiều tối đã được ban hành tại hàng chục thành phố theo sau một tuần biểu tình vì cái chết của người da đen 46 tuổi George Flyod tại Minneapolis. Phần lớn là ôn hòa vào ban ngày, đám đông đã nổ ra phá hoại, đốt phá và cướp bóc sau khi trời tối.

Tổng Thống Donald Trump đã kêu gọi Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia hoặc quân đội Hoa Kỳ trấn áp những gì được gọi là "du thủ du thực," "kẻ trộm" và "côn đồ" chịu trách nhiệm về bạo lực, đổ lỗi cho các thống đốc tiểu bang hoặc các quan chức địa phương vì đã không can thiệp.

Nhưng lời cam kết của Trump để chấm dứt các cuộc biểu tình, và mở rộng các lệnh giới nghiêm, cho đến nay đã làm rất ít để ngăn chận người dân khỏi các cuộc biểu tình hoặc làm giảm bớt bạo động đã bùng phát sau khi trời tối.

Vào Thứ Ba, những người biểu tình tại nhiều thành phố đã tập trung đông đảo với số lượng lớn, bao gồm cả ở Los Angeles, Washington và Philadelphia. Tại thành phố New York, hàng ngàn người đã tổ chức một cuộc tuần hành có trật tự trên đường 86, hô to và cầm các biểu ngữ viết rằng “không có công lý, không có hòa bình” và “gọi tên George Floyd,” tiếp theo bởi buổi cầu nguyện im lặng.

Tại thành phố quê nhà của Flyod là Houston, Texas, nhiều ngàn người tụ họp theo sự tổ chức bởi những bạn bè và gia đình của người quá cố.

Trên Đại Lộ Hollywood tại Los Angeles, hàng trăm người đi chật đường từ lề đường bên nay sang lề bên kia. Những người khác thì tụ tập bên ngoài Sở Cảnh Sát Los Angeles, trong một số trường hợp ôm nhau và bắt tay với các cảnh sát đứng bên ngoài.

Người đứng đầu Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Ba, 18,000 thành viên Vệ Binh đang hỗ trợ cảnh sát địa phương tại 29 tiểu bang.
Các nhà lập pháp và các quan chức thực thi pháp luật dường như choáng váng vì tình trạng hỗn loạn qua đêm khi cảnh sát ở một số thành phố phải đối mặt với tiếng súng, đá và đạn từ đám đông thù địch.

Người biểu tình đập vỡ cửa sổ và cướp phá các cửa hàng sang trọng trên Đại Lộ Số 5 ở New York, và đốt cháy một trung tâm thương mại ở Los Angeles. Bốn cảnh sát viên đã bị bắn ở St. Louis và một người ở Las Vegas bị thương nặng, theo các viên chức thẩm quyền cho biết.

Trump đã đe dọa sẽ sử dụng quân đội để chống lại bạo lực đã nổ ra hàng đêm, thường là sau một ngày biểu tình ôn hòa. Ông đã chê bai các chính quyền địa phương, bao gồm cả các thống đốc tiểu bang, vì phản ứng của họ trước những xáo trộn.

Trong khi đó bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi về VN hôm 3 tháng 6 cho biết về các cơ sở kinh doanh của người Việt tại Mỹ đã bị thiệt hại trong các vụ biểu tình suốt hơn một tuần như sau.

Khi làn sóng biểu tình quét qua khắp nước Mỹ liên quan tới cái chết hôm 25/5 của một người đàn ông da đen khi ông này bị một cảnh sát da trắng khống chế, các vụ bạo động cũng bùng lên ở các thành phố lớn kèm theo những hành động đập phá, cướp bóc các cơ sở kinh doanh, trong đó có những cửa hàng do người Việt Nam làm chủ.

Trong một số những vụ việc thu hút sự chú ý, các bản tin tiếng Anh trên truyền thông địa phương trong những ngày qua đưa tin về việc Nhà hàng Việt Nam Saigon Bay bị thiêu rụi trong một cuộc biểu tình bạo động hôm thứ Bảy tuần trước ở thành phố Tampa, thuộc bang Florida.

Trên Facebook, một chủ tiệm làm móng ở thành phố Chicago, bang Illinois, chia sẻ một đoạn video quay cảnh tượng tan hoang trong tiệm của ông, với các cửa kính bị đập nát và các chai nước sơn bị cướp bóc gần hết, thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ và những lời an ủi từ những người ủng hộ.

Tại thành phố St. Paul, bang Minnesota, một khu kinh doanh của người Việt bị nhắm mục tiêu khi một số cá nhân lợi dụng các cuộc biểu tình để đập phá và hôi của tại nhiều cửa hàng.

1’55 “Cũng may mắn là người Việt Nam mình không bị nặng, đa số là họ đập phá các cửa hàng lớn như Target,” ông Thomas Tân Cao, chủ tịch cộng đồng người Việt ở Minnesota, nói.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với VOA, một chủ tiệm chuyên bán trang thiết bị cho ngành làm móng cho biết khu thương xá Kim Hùng của người Việt nơi bà đặt cửa tiệm “bị đập banh hết.”

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh nói may mắn là tiệm của bà không bị thiệt hại gì, nhưng một số cửa hàng trên đường chính bị đập phá và phóng hỏa, khiến cảnh sát không có đủ lực lượng để điều tới bảo vệ những tiệm nhỏ như tiệm của bà.

Trên trang Facebook của Cộng đồng Người Việt Minnesota, một dịch vụ chuyên lau dọn do người Việt làm chủ, đề nghị cung cấp dịch vụ này miễn phí cho những cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng.

Ông Nam Nguyễn, chủ sở hữu Brady’s Cleaning Services ở thành phố Minneapolis, cho biết đã có bốn doanh nghiệp liên lạc với ông về lời đề nghị này, trong đó có một tiệm làm móng và một văn phòng kinh doanh do người Việt làm chủ.

“Người ta khổ quá, bị đập phá không có lí do gì cả. Mình không muốn lấy tiền của người ta, chỉ muốn giúp vì lòng tốt thôi,” ông giải thích.
 
Costa Mesa Biểu Tình Đốt Cháy Một Khu Thương Mại; Nhiều Thành Phố Nam California Tiếp Tục Giới Nghiêm Vào Tối Thứ Ba, 2 Tháng 6
 
Sáng sớm Thứ Ba, 2 tháng 6 năm 2020 trận cháy thiêu nhiều căn nhà tại một khu thương mại tầng trệt tại thành phố Costa Mesa, theo các viên chức cứu hỏa cho báo OC Register biết.

Trận cháy đã được báo cáo vào khoảng 3 giờ rưỡi sáng tại địa điểm 1515 MacArthur Blvd., theo Đại Úy Joseph Noceti của Ty Cứu Hỏa Costa Mesa cho biết.

“Có người nào đó tại chỗ cháy đã gọi cho cứu hỏa,” theo Noceti cho biết. “Khi lính cứu hỏa tới nơi thì lửa đã bùng lên tới mái nhà.”

Trong khi đó, hơn 300 người biểu tình đã hô to khẩu hiệu tại góc đường Birch Street và Brea Blvd., tại đường phố của thành phố Brea hôm Thứ Ba, 2 tháng 6, để biểu tình chống cái chết của George Flyod.

Người biểu tình cầm các tấm biểu ngữ viết rằng “Sự im lặng của bạn là câm diếc” và “Đủ là đủ” và hô to “Sinh Mạng Của Người Da Đen Là Vấn Đề” và “George Flyod,” trong khi nhiều chiếc xe bóp còi để ủng hộ.

Một vài cảnh sát đứng gần đám đông để giữ ôn hòa. Hầu hết các cơ sở kinh doanh trong khu vực đều không đóng ván để bảo vệ.

Cuộc biểu tình tại Brea là một trong nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Quận Cam hôm Thứ Ba.

Trong trường hợp hãn hữu cho thấy sự đoàn kết, tất cả 7 dân biểu quốc hội của Quận Cam, và hầu hết các ứng cử viên Đảng Cộng Hòa đểu ra tuyên bố kết án cái chết của George Flyod trong tay của cảnh sát Minneapolis.

Hàng trăm người đã tụ tập tại Anaheim để biểu tình chống cái chết của George Flyod, lắng nghe những người địa phương phát biểu tại công viên địa phương, họ diễu hành qua Tòa Thị Chánh và đi bộ qua các đường phố vào chiều tối Thứ Hai, 1 tháng 6.

Vào lúc tối, và khi cảnh sát tuyên bố tụ tập là bất hợp pháp sau giới nghiêm, một đám khoảng 200 người vẫn còn, với cảnh sát bắn đạn cao su để giải tán những người biểu tình. Lúc 9 giờ tối hầu hết người biểu tình đều đã rời khu vực.

Cảnh sát đã bắt từ 20 tới 25 người tại khu vực biểu tình, theo Trung Sĩ Cảnh Sát

Anaheim Shane Carringer cho biết.

Sau đây là những quận và thành phố tại Miền Nam California sẽ giới nghiêm vào tối Thứ Ba, 2 tháng 6.

-         Los Angeles County: 6 p.m. to 6 a.m. Wednesday.
-         Beverly Hills: From 1 p.m. until 5:30 a.m. Wednesday
-         Burbank: From 6 p.m. until 5 a.m. until further notice
-         Culver City: From 4 p.m. until 5:30 a.m. Wednesday
-         Long Beach: From 6 p.m. until 6 a.m. Wednesday
-         Santa Monica: From 2 p.m. until 5:30 a.m. Wednesday
-         Anaheim: From 9 p.m. to 5:30 a.m. Wednesday
-         Garden Grove: From 6 p.m. until 5 a.m. Thursday
-         Hemet: From 6 p.m. to 6 a.m. until further notice
-         Moreno Valley: From 8 p.m. to 6 a.m. Wednesday
-         Fontana: 6 p.m. to sunrise until further notice
-         Highland: 6 p.m. to 6 a.m. until further notice
-         Loma Linda: 6 p.m. until 5 a.m. until further notice
-         Rialto: 6 p.m. to 6 a.m. until further notice
-         San Bernardino: 6 p.m. to 6 a.m. until further notice
-         Upland: 6 p.m. to 6 a.m. until Monday, June 8.
 
Los Angeles Giới Nghiêm Nghiêm Ngặt Nhất Kể Từ Vụ Bạo Loạn 1992; Gia Đình George Flyod Kêu Gọi Ngưng Biểu Tình Bạo Động, Phá Hoại
 
Giới nghiêm 12 tiếng đồng hồ qua đêm tại Los Angeles là thành phố nghiêm ngặt nhất đã từng chứng kiến kể từ cuộc bạo loạn năm 1992, theo sau các cảnh sát bị cáo buộc sử dụng sức mạnh quá đáng trong vụ đánh Rodney King, theo Cảnh Sát Trưởng Los Angeles Michel Moore cho biết.

Trong khi Moore chào đón những người biểu tình, ông nói rõ rằng, “Bạo động sẽ không được ủng hộ. Không có chỗ cho những người muốn làm hại.”
Đối với những chủ nhân của 88 cơ sở kinh doanh dọc theo Đường Melrose Avenue là những người có cửa tiệm bị phá hủy, Moore nói “Chúng tôi thành thật xin lỗi.”

Vệ Binh Quốc Gia California đã bố trí 1,000 binh sĩ tới Miền Nam California để giúp cảnh sát. Moore nói rằng ông dự kiến 2,000 binh sĩ trong thành phố vào sáng mai và họ sẽ ở tại các cơ sở kinh doanh đã bị phá hủy và những cơ sở kinh doanh dễ bị tổn thương khác.

Thống Đốc Oregon Kate Brown nói rằng bà bác bỏ lời kêu gọi từ thị trưởng Portland để đưa Vệ Binh Quốc Gia đối phó với những người biểu tình trong thành phố trong vài ngày qua.

Brown nói bà đã gửi 100 cảnh sát tiểu bang tới thành phố hôm nay. Bà cũng gọi 50 Vệ Binh Quốc Gia Oregon “tới chỉ để hỗ trợ.”

Trong khi đó, luật sư của gia đình Flyod là Ben Grump đưa ra lời kêu gọi nước Mỹ hãy chấm dứt bạo động và phá hoại hiện nay theo sau các cuộc biểu tình lan rộng.

 “Chúng tôi hiểu sự giận dữ chính đáng… Nhưng bạo động thì hoàn toàn không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận với George và không thể chấp nhận với chúng tôi,” theo Crump phát biểu.

Crump nói trực tiếp với những người biểu tình: “Hãy thở cho George. Hãy thở cho hòa bình. Hãy thở cho công lý. Hãy thở cho sự chữa lành đất nước của chúng ta.”
 
Kết Quả Khám Nghiệm Tử Thi Nói Rằng Cái Chết Của George Flyod Là Vụ Giết Người; Tang Lễ Sẽ Tổ Chức Vào Ngày 9 Tháng 6 Tại Houston, Texas
 
Các chuyên gia được thuê bởi gia đình George Flyod và Nhà Khám Nghiệm Tử Thi Quận Hennepin đã kết luận cái chết của ông ấy là giết người, nhưng họ không đồng thuận về nguyên nhân gây ra cái chết, theo CNN cho biết hôm Thứ Hai, 1 tháng 6.

Người khám nghiệm tử thi độc lập nói rằng Flyod đã chết vì “ngạt thở từ sức ép duy trì” trong khi cổ và lưng của ông ấy bị đè bởi viên cảnh sát thành phố Minneapolies trong thời gian ông bị bắt vào tuần trước. Sức đè ép đã cắt đứt mạch máu dẫn tới não bộ của ông, điều đó giám quan đã xác định.

Nhưng văn phòng giảo nghiệm y khoa, trong báo cáo của họ cũng được công bố hôm Thứ Hai, nói rằng nguyên nhân cái chết là “tim phổi ngưng gây ra dưới sức ép, kềm chế, và đè cổ của cảnh sát.” Tim phổi ngưng có nghĩa là tim của Flyod đã ngưng đập.

Giám quan y khoa không nói đến ngạt thở.

Bản công bố của Quận Hennepin nói rằng bệnh tim là một vấn đề, nhưng người khám nghiệm độc lập thì đã không thấy điều đó.

Trong khi đó, luật sư gia đình Ben Crump đã cung cấp chi tiết về tang lễ của George Flyod vào tuần tới trong cuộc họp báo vào trưa xế Thứ Hai.

Tang lễ của Flyod sẽ được tổ chức vào lúc 11 giờ sáng ngày 9 tháng 6 tại Houston, Texas, theo LS Crump cho hay. Ông nói rằng việc công chúng viếng tang có thể được tổ chức một ngày trước đó.

Ông nói thêm rằng lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức tại Minneapolis vào lúc từ 1 giờ đến 3 giờ xế trưa Thứ Năm, giờ địa phương.
 
54 Triệu Người Mỹ Đối Diện Nạn Đói Trong Năm Nay Vì Đại Dịch
 
Một con số cao kỷ lục những người Mỹ đang đối diện nạn đói trong năm nay khi sự xuống giốc kinh tế thảm khốc được gây ra bởi đại dịch vi khuẩn corona sẽ khiến hàng chục triệu người không thể mua đủ thực phẩm để nuôi gia đình.

Trên toàn nước Mỹ, nhu cầu trợ giúp tại các ngân hàng thực phẩm và tủ đựng thức ăn đã lên cao kể từ khi vi khuẩn buộc nền kinh tế đóng cửa, khiến cho hơn 40 triệu người xin trợ cấp thất nghiệp, theo các số liệu mới nhất cho biết.

Kết quả, ¼ trẻ em được phỏng đoán, tương đương 18 triệu trẻ em, có thể cần trợ cấp thực phẩm trong năm nay – tăng 63% so với năm 2018.

Tổng cộng, khoảng 54 triệu người trên toàn nước Mỹ có thể bị đói mà không có trợ giúp từ các ngân hàng thực phẩm và trợ giúp khác, theo phân tích được thực hiện bởi Feeding America, hệ thống ngân hàng thực phẩm quốc gia, cho biết.

Khủng hoảng không an toàn thực phẩm tại Mỹ đã khốc liệt trước đại dịch Covid-19, khi ít nhất 37 triệu người sống trong các gia đình không có đủ nguồn tài chánh để bảo đảm tiếp cận liên tục thức ăn đầy đủ cho cuộc sống hoạt động và sức khỏe.
 
Trump Ra Sắc Lệnh Hạn Chế Sức Mạnh Của Truyền Thông Xã Hội, Nguy Cơ Xâm Phạm Quyền Tự Do Ngôn Luận
 
Washington – Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Năm, 28 tháng 5 năm 2020 đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp nhắm đến các công ty truyền thông xã hội, nhiều ngày sau khi Twitter gọi 2 tweets của ông “có khả năng gây hiểu lầm,” theo bản tin của CNN cho biết.

Phát biểu từ Phòng Bầu Dục trước khi ký sắc lệnh, Trump nói rằng hành động này là để “bảo vệ tự do ngôn luận từ một trong những nguy hiểm nhất mà nó phải đối mặt trong lịch sử Mỹ.” "Một số ít các độc quyền truyền thông xã hội kiểm soát phần lớn tất cả các thông tin công cộng và tư nhân ở Hoa Kỳ," theo ông tuyên bố. "Họ đã không kiểm soát được quyền kiểm duyệt, hạn chế, chỉnh sửa, định hình, giấu, thay đổi, hầu như bất kỳ hình thức thông truyền nào giữa các công dân riêng tư và khán giả công cộng khắp nơi."

Sắc lệnh hành pháp kiểm tra ranh giới của thẩm quyền của Bạch Ốc. Trong một cuộc đấu thầu hợp pháp lâu dài, nó tìm cách hạn chế sức mạnh của các nền tảng truyền thông xã hội lớn bằng cách diễn giải lại một đạo luật quan trọng năm 1996 nhằm che chở các trang web và công ty kỹ thuật khỏi các vụ kiện. Nhưng các chuyên gia pháp lý ở cả phái hữu và tả đã nêu ra những lo ngại nghiêm trọng về đề xuất này. Họ nói rằng nó có thể vi hiến vì nó có nguy cơ xâm phạm quyền Tu Chính Án Thứ Nhất của các công ty tư nhân và vì nó cố gắng phá vỡ hai nhánh chính phủ khác.

"(Trump) đang cố gắng tự đánh cắp sức mạnh của tòa án và Quốc Hội để viết lại hàng thập niên luật đã được ấn định," theo Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Ron Wyden của tiểu bang Oregon, kiến trúc sư của luật pháp mà sắc lệnh tìm cách giải thích lại. "Ông ấy quyết định những gì hợp pháp dựa trên những gì có lợi cho ông ấy."

Sắc lệnh này đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ của Trump trong cuộc chiến của ông với các công ty kỹ thuật khi họ đấu tranh với vấn đề ngày càng sai lệch trên phương tiện truyền thông xã hội. Tổng thống đã thường xuyên cáo buộc các trang web kiểm duyệt phát ngôn bảo thủ.

Hôm Thứ Năm, Trump đã thừa nhận rằng những thách thức pháp lý đối với sắc lệnh đang diễn ra, nói rằng ông "chắc chắn họ sẽ kiện."

"Tôi đoán nó sẽ bị thách thức tại tòa án, cái gì không?" theo ông ấy hỏi. "Nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ làm rất tốt."

Văn bản của sắc lệnh, đã được CNN xem, nhắm vào một đạo luật được gọi là Đạo Luật Communications Decency Act. Mục 230 của luật cung cấp miễn trừ rộng rãi cho các trang web quản lý và kiểm duyệt các nền tảng của riêng họ và đã được các chuyên gia pháp lý mô tả là "26 chữ tạo ra internet".
 
Hơn 200 Người Bị Lây Coronavirus Trong Ngày 1 Tháng 6, Cao Thứ 4 Từ Trước Tới Nay Tại Quận Cam
 
Có 213 trường hợp mới bị lây vi khuẩn corona xảy ra hôm Thứ Hai tại Quận Cam, theo các số liệu được cập nhật từ Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Quận Cam cho biết.

Toàn quận hiện có 6,574 trường hợp bị lây, gồm 665 cư dân nhà dưỡng lão và 377 tù nhân tại nhà tù Quận Cam.

213 trường hợp mới hôm Thứ Hai là cao thứ 4 trong một ngày trong quận trong thời đại dịch, và cao nhất trong một ngày là 216 trường hợp vào ngày 23 tháng 5.

Số người thiệt mạng trong quận là 150.

Sau đây là số trường hợp tại các thành phố thuộc Quận Cam:

-         Santa Ana: 1,246 (36.9 cases per 10,000 residents)
-         Anaheim: 1,099 (30.6 cases per 10,000 residents)
-         Huntington Beach: 348 (17.1 cases per 10,000 residents)
-         Irvine: 198 (7.1 cases per 10,000 residents)
-         Newport Beach: 144 (16.5 cases per 10,000 residents)
-         Costa Mesa: 123 (10.6 cases per 10,000 residents)
-         Fountain Valley: 61 (10.8 cases per 10,000 residents)
-         Laguna Beach: 46 (19.7 cases per 10,000 residents).

Toàn tiểu bang California hiện có hơn 115,000 trường hợp bị lây, với 4,286 người thiệt mạng.

Tại Hoa Kỳ hiện có 1,869,013 trường hợp bị lây, với 107,648 người thiệt mạng.

Trên toàn cầu hiện có 6,194,533 trường hợp, với 376,320 người thiệt mạng.
 
Trump Bất Ngờ Tấn Công TQ Dữ Dội Từ Tham Vọng Ở Biển Đông Tới Bóp Nghẹt Tự Do Hồng Kông
 
Washington  – Hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5, Tổng Thống Donald Trump đã phát động một cuộc tấn công dữ dội vào Bắc Kinh, nêu ra những hành vi sai trái từ gián điệp đến vi phạm các quyền tự do của Hồng Kông, và tuyên bố một loạt các biện pháp trả đũa sẽ đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vào khủng hoảng sâu hơn, theo CNN cho biết.

"Họ đã xé toạc Hoa Kỳ như chưa có ai từng làm trước đây," theo ông Trump nói về Trung Quốc, khi ông tuyên bố cách Bắc Kinh đã "đột kích các nhà máy của chúng ta" và "rút ruột" ngành công nghiệp Mỹ, chọn Bắc Kinh như một lá cờ trung tâm chạy đua trong những tháng còn lại của chiến dịch tái tranh cử của ông.

Trump xuất hiện ở Vườn Hồng vào cuối tuần khi Hoa Kỳ đạt tới mốc 100,000 người chết trong đại dịch vi khuẩn corona và khi các cuộc biểu tình rầm rộ đã làm rung chuyển thành phố Minneapolis sau cái chết của một người đàn ông Mỹ gốc Phi Châu, nhưng không đề cập đến, thay vào đó, tập trung vào việc chọn Bắc Kinh như một mối đe dọa địa chính trị hiện hành.

Trump gọi Trung Quốc là "gián điệp đánh cắp bí mật công nghiệp của chúng ta, trong đó có rất nhiều," đã tuyên bố các bước để bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ khỏi các hoạt động tài chính của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh "tuyên bố bất hợp pháp lãnh thổ ở Thái Bình Dương" và đe dọa tự do hàng hải.

Tổng thống cũng chỉ trích Bắc Kinh đối với việc thông qua luật an ninh quốc gia về cơ bản làm suy yếu quyền tự trị của Hồng Kông, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn trao tình trạng thương mại đặc biệt cho Hồng Kông hoặc ở các khu vực khác và thay vào đó sẽ áp dụng các hạn chế tương tự đối với lãnh thổ mà TQ có. Trump đã phác thảo rằng Hoa Kỳ sẽ tước đi của Hồng Kông về các biện pháp chính sách đặc biệt về dẫn độ, thương mại, du lịch và hải quan mà Washington đã cấp trước đây.

Tổng Thống cho biết Mỹ cũng sẽ có hành động đối với một số mặt trận khác, bao gồm cấm "một số công dân nước ngoài từ Trung Quốc" vào Mỹ và trừng phạt các quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông vì vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp của họ trong việc "bóp nghẹt" các quyền tự do của Hồng Kông .

"Quan hệ Mỹ-Trung đang khủng hoảng hoàn toàn," theo Richard Fontaine, tổng giám đốc của Trung Tâm New American Security, cho biết. "Chúng ta đã chạm sàn và tiếp tục rơi xuống. Bắc Kinh sẽ trả đũa các bước của Hồng Kông, và sau đó quả bóng sẽ trở lại sân của Tổng Thống. Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn - có khả năng tồi tệ hơn nhiều - trước khi họ khỏe hơn.”
 
Mỹ Báo Động Hồng Kông Không Còn Quyền Tự Trị Cao
 
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt ít nhất 300 người trong các cuộc biểu tình cả ngày và nhiều vụ đụng độ khắp thành phố, khi nhiều cư dân xuống đường biểu tình chống dự luật gây tranh cãi nhằm đưa lãnh thổ này vào tròng kiểm soát của Bắc Kinh thêm nữa, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm 27 tháng 5 năm 2020.

Cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông khi nhiều người hô to các khẩu hiệu. Nhiều cảnh sát đã chận và truy tìm các cư dân, gồm nhiều học sinh, và bao vây những người biểu tình bị nghi ngờ, buộc họ phải ngồi xuống thành hàng trên mặt đất.

Hàng ngàn cảnh sát võ trang đã tràn ngập các đường phố để ngăn chận những cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch nhằm ngăn chặn một đạo luật hình sự hóa chế nhạo quốc ca Trung Quốc. Những người biểu tình đã được đưa ra một khẩn cấp mới với Bắc Kinh tuyên bố kế hoạch tuần trước để buộc một luật chống nổi loạn sâu rộng về Hồng Kông.

Đám đông vẫn ở đó, nguyền rủa cảnh sát và hô vang: “Độc lập Hồng Kông, đó là cách duy nhất.”

Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình thúc giục quân đội gia tăng chuẩn bị cho “chiến tranh” khi những người biểu tình tại Hồng Kông tăng tốc vì dự luật mới được đề xuất sẽ có hiệu quả tước đi quyền tự trị của thành phố này.

Hôm Thứ Ba Tập nói với các viên chức quân sự TQ bên lề cuộc họp Quốc Hội rằng quân đội phải “khám phá ra các cách huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh” giữa đại dịch vi khuẩn corona.

Trong khi đó Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng hôm Thứ Tư ông đã chứng nhận với Quốc Hội rằng Hồng Kông không còn hưởng mức độ cao của quyền tự trị từ TQ – một quyết định có thể dẫn đến việc mất tình trạng thương mại đặc biệt của Hồng Kông với Hoa Kỳ và đe dọa đế vị thế của nó như là trung tâm tài chánh quốc tế.

TT Trump và Quốc Hội sẽ quyết định hành động gì cần làm theo sau lời chứng nhận đến vào lúc các căng thẳng lên cao với Bắc Kinh như hai nước kình nhau thương mại giữkình nhau thương mại giữa đại dịch.

Kết thúc mối quan hệ thương mại đặc biệt đã tồn tại qua nhiều thập niên sẽ làm thiệt hại cho kinh doanh Mỹ, làm giao động kinh tế toàn cầu vốn đã mỏng manh và tổn thương Hong Kong nhiều hơn TQ, theo các chuyên gia cảnh báo.
 
Trump Tuyên Bố Mỹ Rút Ra Khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới - WHO
 
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5 năm 2020 tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) – một hành động bất ngờ có thể phá hoại việc đối phó vi khuẩn corona trên toàn cầu và làm cho tổ chức này thêm khó khăn để dập tắt những mối đe dọa bệnh tật khác.

Trump đã chỉ trích cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc này vì thất bại trong việc lên tiếng cảnh báo nhanh chóng khi vi khuẩn corona đã trỗi dậy và cáo buộc tổ chức này đã giúp TQ che đậy mối đe dọa mà nó bày ra. “Vô số sinh mạng đã bị lấy đi và khó khăn kinh tế sâu rộng đã bị gây ra cho toàn cầu,” theo ông Trump cho biết trong một thông báo từ Bạch Ốc.

Tuyên bố của Trump đã nhanh chóng bị chỉ trích bởi các chuyên gia y tế, là những người cho rằng sẽ kéo lùi các nỗ lực toàn cầu để theo dõi và đánh bại vi khuẩn mà đã giết chết hơn 360,000 người và làm gần 6 triệu người bị lây nhiễm. Nhưng động thái của ông Trump đã được chào đón bởi những tổ chức quốc tế đã bất tín nhiệm tổ chức WHO.

Hoa Kỳ đã dựa vào mối quan hệ với WHO và các quốc gia khác để chia xẻ các dữ liệu và thông tin quan trọng, gồm việc điều trị và khả năng phát triển thuốc chích ngừa đối với vi khuẩn corona, cũng như các mối đe dọa sức khỏe công cộng khác gồm HIV và Ebola.
 
Việc TC Tuyên Bố Vùng Nhận Dạng Phòng Không Ở Biển Đông Chỉ Là Thời Gian Sớm Hay Muộn
 
BIỂN ĐÔNG – Việc Trung Cộng tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chỉ là thời gian sớm muộn mà thôi, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 1 tháng 6. Bản tin RFA cho biết chi tiết về việc này như sau.

Trung Quốc đang chờ thời điểm thích hợp để công bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại khu vực Biển Đông.

Mạng South China Morning Post vào ngày 31 tháng 5 loan tin vừa nêu dẫn nguồn nội bộ quân sự Trung Quốc. Theo đó kể từ năm 2010 Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại khu vực Biển Đông. Đó là thời điểm Bắc Kinh cũng cho biết xem xét công bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông. Một động thái bị thế giới phê phán.

Vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông mà Trung Quốc muốn công bố bao gồm các quần đảo Đông Sa, Tây Sa và Nam Sa. Đông Sa hiện do Đài Loan kiểm soát. Tây Sa là tên gọi mà Trung Quốc đặt cho quần đảo Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa.

Mặc dù Bắc Kinh kín tiếng về kế hoạch công bố ADIZ tại Biển Đông; nhưng vào ngày 4 tháng 5 vừa qua, Bộ Quốc Phòng Đài Loan nói rõ họ biết kế hoạch đó của Trung Quốc.

Giới quan sát quân sự đưa ra nhận định rằng việc công bố vùng nhận dạng phòng không thứ hai của Trung Quốc như thế sẽ gây thêm căng thẳng với Hoa Kỳ và có thể dẫn đến những sứt mẻ không thể hàn gắn trong quan hệ với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cơ Quan Kiểm Soát Thực, Dược Phẩm (FDA) đã lên lịch một cuộc họp chung để thảo luận về đơn ghi danh của công ty dược phẩm Perrigo cho loại thuốc ngừa thai hàng ngày không cần toa (over-the-counter– OTC) đầu tiên có sẵn ở Hoa Kỳ, theo trang TheHill đưa tin ngày Thứ Hai, 12 tháng 9 năm 2022.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết binh lính của họ đã tái chiếm hơn 20 thị trấn và làng mạc chỉ trong một ngày. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết quân lính Ukraine đã chiếm lại 6,000 km vuông (2,400 dặm vuông) do Nga nắm giữ kể từ đầu tháng, gấp đôi so với con số được đưa ra chỉ một ngày trước đó.
HOA KỲ – Thời tiết khắc nghiệt trên khắp vùng Tây Bắc Hoa Kỳ với nhiệt độ lên tới ba con số, hạn hán và gió lớn, đã dẫn đến hàng chục vụ cháy rừng. Chỉ riêng ngày Chủ Nhật, 11 tháng 9, 4 vụ cháy rừng lớn đã nổi lên. Trên toàn quốc, có hơn 90 vụ cháy rừng đang hoành hành. Trong đó, 7 tiểu bang miền Tây – California, Idaho, Montana, Washington, Oregon, Utah và Wyoming – đang phải chật vật chiến đấu với những đám cháy lớn.
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Người Việt Nam tị nạn khắp nơi trên thế giới ra đi mang theo quê hương, văn hóa và phong tục tập quán của mình. Ngày còn bé ở quê nhà, mỗi lần đến Tết Trung Thu, chúng tôi đi rước đèn đủ màu sắc rực rỡ, đủ các hình thù, ăn bánh Trung Thu và tung tăng trên đường phố. Sang Mỹ, đồng hương của mình tổ chức Tết Trung Thu cho trẻ con ở khắp nơi có người Việt sinh sống...
Trong một sinh hoạt có liên quan đến ngày Húy Nhật Đức Thánh Trần (Thánh Tổ Hải Quân Việt Nam) 2022, ông Jay Chen, Thiếu Tá Lực Lượng Dự Bị Hải Quân Hoa Kỳ, đã đến thăm Bảo Tàng Quân Lực VNCH vào sáng ngày Chủ Nhật 11 tháng 9
Chỉ vài tuần sau khi bị kết tội khinh thường Quốc Hội, Steve Bannon, đồng minh lâu năm của Trump phải đối mặt với một bản cáo trạng cấp tiểu bang ở New York. Bannon đã bị buộc tội rửa tiền, gian lận và thông đồng liên quan đến âm mưu gây quỹ “We Build the Wall” ở cấp tiểu bang New York, mà trước ông đã được ân xá liên bang trong những ngày cuối cùng của Donald Trump ở Nhà Trắng...
Trước khi “tập kết ngược” (trở lại miền Nam) vào năm 1962, Nguyên Ngọc có thời gian lang thang ở cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc. “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng” là chuyện viết về người thật việc thật, nơi vùng giới tuyến (Việt/Hoa) này...
Chương trình văn nghệ Tết Trung Thu của đài truyền hình SBTN được thực hiện vào trưa Thứ Bảy 10 tháng 9 là sự kết hợp hài hòa giữa sự hồn nhiên của các nghệ sĩ tí hon và tính chuyên nghiệp trong cách dàn dựng chương trình của SBTN.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Kazakhstan và Uzbekistan vào cuối tuần này trong chuyến công tác đầu tiên của ông bên ngoài Trung Quốc kể từ khi đại dịch coronavirus bắt đầu. Tập sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organisation - SCO) tại Uzbekistan vào ngày 15 và 16 tháng 9 sau khi thăm Kazakhstan một ngày trước đó. Tập cũng dự kiến thăm Myanmar sau hội nghị.
WASHINGTON – Chính quyền Biden có kế hoạch mở rộng lệnh hạn chế xuất cảng các lô hàng chất bán dẫn sử dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) và công cụ sản xuất chip của Hoa Kỳ đến Trung Quốc, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 11 tháng 9 năm 2022.
KYIV – Ukraine cáo buộc các lực lượng Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự để đáp trả lại cuộc tấn công chớp nhoáng của quân lính Ukraine vào cuối tuần qua, khiến Nga phải từ bỏ pháo đài chính của mình ở khu vực Kharkiv, theo Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 11 tháng 9 năm 2022.
Tại Diễn đàn Kinh tế Á Châu ở Vladivostok hôm thứ tư 7/9/22, nói về « cơn sốt cấm vận của Tây phương» để cô lập Nga, Putin quả quyết « không thể » cô lập Nga được. Ông nói rõ hơn: « Có bao nhiêu người mặc kệ, có muốn cô lập Nga, điều có cũng không thể làm được »...
Nguyễn Du gọi cuộc đời mình từ năm 20 đến 30 tuổi là “Mười năm gió bụi”. Nhưng gia phả lại chép “mười năm đó ông về quê vợ ở Quỳnh Hải họp cùng anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn”. Nhưng Đoàn Nguyễn Tuấn trong sử sách lại chép ông ra làm quan Hàn Lâm thị thư triều Tây Sơn, làm Phó sứ trong phái đoàn Phan Huy Ích năm 1790 với vua Quang Trung giả
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.