Hôm nay,  

Con Virus Có Tên Kỳ Thị Chủng Tộc

28/05/202017:27:00(Xem: 3901)

C:\Users\t.van\Documents\nancy.png

Bà Nancy Arechiga đang đi dán tờ rơi trước cửa nhà cư dân Mỹ gốc Á ở thành phố San Leandro (San Francisco). Ảnh: KABC-TV


1. Chuyện thường ngày

Chuyện kỳ thị chủng tộc ở Mỹ không có gì mới. Nó đã tồn tại hàng nhiều thế kỷ và sẽ còn tồn tại bao lâu còn có sự sống chung giữa các màu da Trắng, Đen, Vàng, Nâu trong cùng một quốc gia có tên gọi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Bất kể luật pháp nước Mỹ đã có và hiện có những biện pháp mạnh mẽ đối phó với vấn nạn kỳ thị. Bất kể các hệ thống truyền thông, các mạng lưới xã hội thường xuyên lên án các hành vi kỳ thị dù xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào.

Kỳ thị như con virus tiềm ẩn ở trong mỗi cơ thể người Mỹ, bất kể Mỹ trắng, Mỹ đen (African-American), Mỹ vàng (Asian-American), Mỹ nâu (Hispanic-, Latinos-, Fillipino-Americans)*; không ai được miễn nhiễm, lại càng không có tính miễn nhiễm tập thể (herd immunity), một trong những đặc tính của con virus đáng sợ nhất hiện nay đang hoành hành thế giới Covid-19.

Thế nên, chẳng có gì mới để lại bàn về chuyện kỳ thị chủng tộc ở Mỹ. Nhưng, từ khi có đại dịch Covid-19, có vẻ như vấn đề này lại là một trong những điểm nóng của các mạng truyền thông xã hội. Gần đây nhất là vụ một người Mỹ đen 46 tuổi, tên George Floyd, bị một cảnh sát Mỹ trắng thuộc sở cảnh sát thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, trong lúc bắt giữ nghi can Floyd đã dùng đầu gối chẹn cổ anh cho đến ngạt thở và chết.

Sự việc xảy ra chiều 25/5, đã được một cô gái 17 tuổi chứng kiến và ghi lại bằng điện thọai rồi phổ biến trên mạng xã hội cho mọi người cùng xem. Qua hình ảnh video mà hầu như cả thế giới đã được xem, sự kỳ thị đã mang một bộ mặt hung ác, tàn nhẫn, bất nhân đến độ khó mà tin đó là cách đối xử của một con người đối với một con người nếu như không có gần 10 phút sự thật phơi bày trần trụi.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/05/1-103.png
Viên cảnh sát Derek Chauvin đè đầu gối lên cổ nạn nhân George Floyd, gây ra cái chết của anh. Ảnh chụp từ clip 


Kết quả là liên tiếp hai ngày qua, những cuộc biểu tình phản đối hành vi dã man của cảnh sát thành phố Minneapolis đã bùng nổ ở nhiều nơi. Nhiều cửa tiệm, nhà cửa bị đập phá, đốt cháy và kể cả cảnh người hôi của từ chợ Target, một cửa hàng bán lẻ gần đó. Những cảnh tượng bạo lực khó mà tưởng tượng hiện đang xảy ra trên nước Mỹ.

Video: Cảnh nạn nhân người Mỹ đen George Floyd bị đè đến chết vì nghẹt thở

Một loạt phản ứng quen thuộc xảy ra như đã từng xảy ra với khá nhiều vụ việc tương tự trong quá khứ: Các chính khách, các viên chức dân cử, các tổ chức dân sự, báo chí, dư luận xã hội lên án hành vi của cảnh sát Minneapolis, đòi đem viên cảnh sát Derek Chauvin, thủ phạm chính ra xét xử v.v…

Rồi đây, khi những cuộc biểu tình lắng xuống, nỗi đau của gia đình người chết đã nguôi ngoai, những người trong cuộc liên can hoặc ngồi trong tù nghiền ngẫm cuộc đời, hoặc vẫn tiếp tục công việc hàng ngày của mình không một chút ân hận. Như thể không có gì xảy ra. Như thể đó là một phần của cuộc sống, kẻ chết (nạn nhân) và người sống (cảnh sát) chẳng may bị dính líu vào vì đã có mặt không đúng nơi, đúng lúc (wrong time, wrong place).

Còn kẻ bàng quan, người ngoài cuộc (có chắc là ngoài cuộc?) vẫn cần phải sống tiếp cuộc đời của mình, cho đến khi có một vụ kế tiếp xảy ra, cho một ai đó (người Mỹ đen hay Mỹ vàng, Mỹ nâu…), ở một nơi nào đó (California, Texas, hay Virginia…). Khi ấy mọi người sẽ chợt nhớ đến con virus kỳ thị còn tiềm ẩn đâu đó, chờ dịp ngóc đầu dậy hoành hành. Và lại lên án, biểu tình, đòi hỏi. Và lại tiếp tục quên lãng, như đã bao lần quên lãng.

Cho đến khi, sự việc xảy ra ngay trước cửa nhà mình. Và chính mình, trở thành người trong cuộc, trở thành nạn nhân của con virus kỳ thị chủng tộc. Và có thể, chẳng may không còn sống sót để lên án, biểu tình, đòi hỏi và … quên lãng.

2. Vụ người châu Á bị kỳ thị

Tin tức cho biết, tại thành phố San Leandro, một thành phố nằm phía đông của thành phố San Francisco, tiểu bang California, nơi có khá nhiều người gốc Á như Tàu, Việt, Ấn Độ sinh sống. Số người gốc Á ở đây chiếm khoảng 30% trong tổng số 85,000 dân số của thành phố.

Hôm 23/5/2020 vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ một phụ nữ da trắng 52 tuổi, tên là Nancy Arechiga. Tội danh của bà Arechiga là bị bắt quả tang khi đang đi dán những tờ rơi viết tay lên cửa nhà các cư dân châu Á của thành phố. Xét trong túi xách của bà, cảnh sát còn tìm thấy rất nhiều những bản sao tờ rơi khác. Nội dung của tờ rơi có những lời lẽ mang tính kỳ thị chủng tộc.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/05/2-95.jpgNancy Arechiga, cư dân South Berkely, đang đi dán tờ rơi mang nội dung kỳ thị lên cửa nhà người châu Á. Bên phải là một bản sao của tờ rơi. Ảnh: NY Dailynews 


Nội dung của tờ rơi có các đoạn: “Này các người, với đất nước này các người là những kẻ xa lạ, những kẻ xấu, vậy hãy rời khỏi nơi đây, hãy đi thật xa, hãy quay về xứ sở của các người, nơi các người sinh ra. Hãy rời khỏi chỗ này ngay…”

Trong một bản sao khác, viết: “… Nếu các người là đàn bà, hay đàn ông, và được sinh ra ở một xứ sở khác, hãy về đi, về lại nơi của mình ngay lập tức, nhanh lên, khẩn cấp lên…

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/05/1-104.png
Một phần nội dung tờ rơi dán ở cửa nhà các cư dân châu Á ở thành phố San Leandro (San Francisco). Ảnh: KABC-TV 


Chúng tôi, nhân dân nước Mỹ: ra lệnh cho các người phải ra khỏi căn nhà này. Một người Mỹ khác, da trắng, can đảm, đang phục vụ nước Mỹ sẽ vào ở trong căn nhà này. Thời hạn chót cho các người rời khỏi nơi này là 10:30 sáng thứ Bảy 23-5-2020. Không một kẻ châu Á nào được phép sinh sống nơi đây”.

Cư dân châu Á ở đó đang bị rúng động vì chưa bao giờ chính họ phải đối phó với một tình cảnh tệ hại đến như vậy. Không chỉ một người trong gia đình, mà là cả gia đình già trẻ lớn bé, ở ngay trước cửa nhà mình, lan vào trong tận nhà mình và để lại một cảm giác mà một phụ nữ trẻ có tên là Trinh (người Việt?) mô tả là “lạnh toát cả xương sống”.

Sự thù hận bộc lộ rõ trong nội dung bức thư, được viết với câu cú lủng củng, nhiều lỗi văn phạm, chứng tỏ trình độ của người viết không được học cao. Nhưng sự thật là nó xuất phát từ sự ghét bỏ, ganh tị (?) (Được biết, một căn nhà ở thành phố San Leandro trị giá từ nửa triệu đô la trở lên).

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/05/2-96.jpg

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/05/1-105.png

(Trên)Người phụ nữ tên Trinh đang trả lời phỏng vấn của đài truyền hình KABC-TV (Dưới) quang cảnh một căn nhà bị dán tờ rơi cùng bản sao một tờ rơi. Ảnh: KABC-TV 


“Một người Mỹ, da trắng, can đảm, đang phục vụ nước Mỹ sẽ vào ở trong căn nhà này”.
Căn nhà này, đất nước này, là của người Mỹ trắng?! Liệu tâm thức này chỉ của một người Mỹ ít học hay của nhiều người Mỹ khác, kể cả có trình độ cao hơn? Liệu chúng ta còn có thể tự đánh lừa mình, tự ru ngủ mình thêm bao lâu nữa?

Nội trong tuần lễ thứ ba của tháng 5, đã có gần 700 vụ việc liên quan đến người Mỹ gốc châu Á bị đối xử bằng những hành vi kỳ thị xảy ra khắp nơi trên nước Mỹ. Từ những lời lẽ mạt sát, vu khống người châu Á xuất hiện trong các giao lưu trên mạng xã hội, đến thực tế những cảnh người Mỹ gốc Á bị nhổ nước miếng vào mặt, bị la ó “cút khỏi đất nước của tao”, thậm chí bị đuổi đánh, trên đường phố, trong các cửa tiệm, trên xe bus giao thông công cộng.

Nguyên nhân của sự bùng phát khác thường này có thể là do những căng thẳng, sợ hãi do đại dịch Covid-19 mang lại, mà nguồn gốc của nó được cho là đến từ thành phố Vũ Hán thuộc nước Tàu, một sắc dân có mặt khá đông đảo (có thể nói là đông nhất) trên nước Mỹ. Và các sắc dân châu Á khác, Việt, Đại Hàn, vốn có những nét hao hao với người Tàu, chẳng may bị “văng miểng”?

Nhưng trước hết, không thể phủ nhận sự tồn tại của virus kỳ thị chủng tộc trên nước Mỹ, có trước con virus Covid-19 hàng thế kỷ. Bao lâu nay, con virus kỳ thị chủng tộc tạm nằm yên đó là vì luật pháp nước Mỹ đủ mạnh để trấn áp nó. Đến thời điểm hiện nay, trước và cùng lúc với đại dịch Covid-19, chính quyền của tổng thống Donald Trump có khuynh hướng giảm bớt di dân (cả bất hợp pháp lẫn hợp pháp).

Để cổ vũ cho chính sách di dân của mình, tổng thống Trump và các cộng sự của ông ta thường có những luận điệu, những lời nói mị dân (Mỹ trắng), thậm chí mang tính kỳ thị rõ nét, tạo điều kiện thuận lợi cho con virus kỳ thị ngóc đầu dậy, nghe ngóng và có những “động tác trở mình”, như một cách “thăm dò dư luận” trước khi trở thành “đại dịch”.

Cũng chẳng sao, chúng ta đang căng đầu đối phó với virus Corona Covid-19. Để sống sót cũng đã đủ bở hơi tai. Lo lắng về con virus kỳ thị làm chi cho thêm rách việc.

Nước Mỹ đã giữ kỷ lục trên thế giới lâu nay về con số tử vong do Covid-19, hiện có hơn 103,000 người chết, tính đến thời điểm này. Con số sẽ còn tăng hơn nữa, theo các giới chức y tế, con số có thể là nửa triệu trước khi Covid-19 bị chặn đứng. Hãy cứ làm sao không nằm trong con số nửa triệu ấy cũng đủ để ăn mừng rồi. Còn con virus kỳ thị thì cứ … kệ mẹ nó! Chừng nào nó đến trước cửa nhà mình thì hẵng hay!

____

(*) Sẽ có người cho rằng, chỉ có dân Mỹ trắng là có thể bị mắc con virus kỳ thị chủng tộc còn những sắc dân khác (non-white) thì không bị. Thực tế đã cho thấy ngược lại: Mỹ vàng cũng kỳ thị Mỹ đen, Mỹ nâu (Hispanic); Mỹ đen cũng kỳ thị Mỹ vàng, Mỹ nâu; và Mỹ nâu cũng không hẳn là không kỳ thị Mỹ đen hay Mỹ vàng. Có khác nhau chăng chỉ là ở mức độ trầm trọng của con virus mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
PHÂN ƯU: Nhận được tin buồn: Ông TRẦN VỊNH Sinh ngày 8 tháng 10 năm 1941 tại Thủ Dầu Một, Việt Nam. Đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, California. Hưởng thọ 83 tuổi Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến, Nguyện cầu hương linh Ông TRẦN VỊNH sớm tiêu diêu miền cực lạc. ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU: Phạm Việt Cường, Nguyễn Kim Chi, Phan Tấn Hải, Nguyễn Hương, Nguyễn Diệu Liên Hương, Nguyễn Khắc Hiếu, Phạm Kim Khải, Nguyễn Khiết, Thập Lang, Trần Việt Long, Trương Đình Luân, Thân Trọng Mẫn, Đỗ Thái Nhiên, Hoàng Chính Nghĩa, Hoàng Khởi Phong, Hà Khắc Quỳnh, Hà Thế Ruyệt, Nguyễn Văn Sâm, Đỗ Hữu Tài, Trịnh Y Thư, Tư Đồ Tuệ, Nguyễn Bá Tùng, Khánh Trường, Nguyễn Tiến Văn, Trương Vũ.
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
Một phần lớn của cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã bị sập sau khi một chiếc tàu lớn va chạm vào lúc 1:30 giờ sáng Thứ Ba, và nhiều xe đang chạy trên cầu rơi xuống nước. Nhà chức trách đang cố gắng giải cứu ít nhất 7 người. Một tàu lớn đâm vào cầu, bốc cháy trước khi chìm khiến nhiều xe rơi xuống sông Patapsco, theo video đăng trên X.
Các viên chức Hoa Kỳ và Anh đã đệ đơn tố cáo, áp đặt các biện pháp trừng phạt lên một số đối tượng, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh đã thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn, được cho là đã ảnh hưởng đến hàng triệu người, bao gồm các nhà lập pháp, học giả và nhà báo cũng như các công ty, kể cả các nhà thầu quốc phòng, theo Reuters.
Ngày 20/3/2024, Neuralink, công ty của Elon Musk, đã tiết lộ về danh tính của người đầu tiên được cấy chip não – và chàng trai trẻ này tỏ ra vô cùng biết ơn công nghệ “mang lại thay đổi lớn lao cho cuộc sống.”
Mối quan hệ giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã rơi xuống mức thấp nhất sau khi Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng, cho phép thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza tại Liên Hiệp Quốc; quyết định này đã bị nhà lãnh đạo Israel chỉ trích gay gắt, theo Reuters.
Hai giải xổ số khổng lồ, một sẽ xổ vào đêm nay và một sẽ xổ vào đêm mai. Không ai trúng giải độc đắc Mega Millions hoặc Powerball trong các kỳ quay gần đây nhất của hai giải xổ số này và tổng số tiền cộng lại hiện ở mức gần 2 tỷ USD. NBC News đưa tin giải độc đắc Mega Millions đã tăng lên 1,1 tỷ USD và Powerball lên 800 triệu USD.
Trong tháng 4/2024, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ công bố kế hoạch tái cơ cấu bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản để giải quyết những lo ngại chung về Trung Quốc, theo Reuters.
Nga treo cờ rũ quốc tang một ngày, và kết án 4 can phạm được cho là những kẻ khủng bố đã xả súng bắn chết hàng trăm người tại một buổi hòa nhạc ở ngoại ô Moscow; đây là vụ tấn công nguy hiểm nhất ở Nga trong hai thập niên qua, theo Reuters.
Biển Đông: Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm Chủ nhật kêu gọi Philippines đừng thực hiện bất kỳ hành động "khiêu khích" nào và tuyên bố rằng TQ sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình: “Nếu Philippines liên tục thách thức điểm mấu chốt của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn và quyết đoán để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của mình”.
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ rơi vào tình trạng đóng cửa một phần sau khi Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, nhưng Quốc hội đã không thông qua kịp thời để duy trì hoạt động của một số bộ, ngành. Việc đóng cửa dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và có ít hoặc không có tác động gì khi các nhà lãnh đạo Thượng viện thông báo rằng họ đã đồng ý bỏ phiếu về gói tài trợ vào sáng sớm thứ Bảy.
Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ.
Một thị trấn nhỏ ở Bờ Đông của tiểu bang Maryland đã đình chỉ toàn bộ lực lượng cảnh sát trong khi chờ kết quả điều tra của các công tố viên tiểu bang, một quyết định phần lớn không giải thích được khiến người dân bị sốc, hoài nghi và lo lắng. Với việc Sở Cảnh sát Ridgely tạm thời không còn tồn tại, các cơ quan an toàn công cộng khác đã đồng ý lấp đầy khoảng trống. Nhưng cư dân của thị trấn lịch sử với khoảng 1.600 người này lo ngại về thời gian phản ứng nếu họ cần hỗ trợ.
Khi mang bầu được 6 tháng, H quyết định thế là đã quá đủ. Cô đã phải thường xuyên chịu đựng sự bạo hành của chồng mình trong nhiều năm và gần đây phát hiện ra anh ta cũng bạo hành thể xác con của cô. Cô quyết định liên lạc với luật sư giúp cô ly hôn. Nhưng cô đã bị chặn lại. Luật sư của cô nói với cô rằng cô không thể hoàn tất thủ tục ly hôn ở Missouri vì cô đang mang thai. “Tôi cảm giác hoàn toàn thua cuộc,” cô nói. H trở về sống chung với kẻ bạo hành dưới cùng một mái nhà, ngủ trên sàn phòng con của cô và tiếp tục đối mặt với bạo lực. Vào đêm trước khi sinh con, cô ngủ trong căn phòng an toàn nhất trong nhà: trên sàn gạch dưới tầng hầm, cùng với những chú chó của gia đình.
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.