Hôm nay,  

Đại Dịch Thay Đổi Các Thành Phố Mỹ Ra Sao

22/05/202000:00:00(Xem: 2877)
Dai Dich Thay Doi Nuoc My Ra Sao 01
Công Viên Trung Tâm Thành Phố New York. (nguồn: www.pixabay.com )

 

Đại dịch vi khuẩn corona đã kéo dài nhiều tháng qua mang theo nó những thiệt hại kinh hoàng về kinh tế và nhân mạng trên toàn thế giới, nhất là Hoa Kỳ. Trong lịch sử loài người cũng đã chứng kiến nhiều trận đại dịch kinh khủng như thế. Ngoài mặt tiêu cực quá lớn mà đại dịch phủ trùm lên thế giới, các nhà phân tích cũng đã cho thấy một số điểm tích cực xuất hiện. Phó Giáo Sư dạy về Phát Triển Cộng Đồng và Khu Vực tại Đại Học UC Davis là Catherine Brinkley đã chỉ ra một số điểm tích cực từ đại dịch đối với các thành phố Mỹ trong bài viết “How pandemics have changed American cities – offen for the better,” được đăng trên trang mạng www.theconversation.com. Việt báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để cống hiến cho độc giả tường lãm.

 

***

 

Kinh nghiệm của Thành Phố New York như là trung tâm của đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ đang làm tăng các vấn nạn về cuộc sống thành thị. Các cư dân bị cách ly lo sợ về tương lai trong thành phố được biết là nơi đông đúc nhà cửa và đầy dẫy những rạp chiếu phim.

Nhưng các thành phố từ lâu đã tự thay đổi đối để vượt qua dịch bệnh.

Nghiên cứu của tôi về kế hoạch thành thị và bệnh truyền nhiễm theo dõi mô hình này đối với việc xây dựng quốc gia.
 
Sốt vàng và dịch tả
 
Trong năm 1793, dịch sốt vàng tại Philadelphia đã giết chết 5,000 người - khoảng 10% dân số thủ đô Hoa Kỳ. Lúc đó Philadelphia, nhưng tất cả các thành phố Mỹ, đã không có các dịch vụ đổ rác thành phố. Heo đầy đường và ăn rác.

Theo lời khuyên của các bác sĩ nổi tiếng đã chuyển hướng đổ lỗi cho sự bùng phát khỏi cộng đồng người di cư đối với việc vệ sinh thành phố - trước đây, vì lý thuyết vi trùng chưa được phát minh - thị trưởng Philadelphia ủy quyền tài trợ khẩn cấp để điều trị bệnh và làm sạch máng xối.

Những nỗ lực như thế là một điềm báo cho cải cách thiết kế đô thị, khi các thành phố sẽ đảm nhận công việc tốn kém là dọn rác và tạo ra các bộ phận vệ sinh trong 50 năm tới. Những biện pháp này giúp cải thiện đáng kể sức khỏe của người dân trong thời gian ngắn và dài hạn. Họ cũng đã thêm các con hẻm vào các thành phố, để lấy rác đi.

Khi nước bị ô nhiễm mang theo những đợt dịch tả lây lan khắp Hoa Kỳ vào những năm 1850, các thành phố trên cả nước đã khai sinh ra hai cơ quan sinh đôi về y tế công cộng và thiết kế đô thị để đưa ra và thực thi các quy định. Trong cùng thời gian, Ủy Ban Y Tế Thành Phố New York mở đường cho Công Viên Trung Tâm - công viên công cộng đầu tiên của quốc gia - với tiền đề rằng không gian đô thị mở cải thiện sức khỏe con người và môi trường.

Công viên là nơi có hồ chứa nước được thiết kế để cung cấp nước trong sạch cho thành phố đang phát triển. Nó nhận nước từ một trong những cống dẫn nước lớn đầu tiên của quốc gia.

Lần đầu tiên sự phát triển nhà cửa của New York đã được thiết kế, với sự gia tăng gắn liền với tài trợ cho các cống nước và đường dẫn nước. Vào năm 1916, bản kết hợp các chỉ thị phát triển này đã được biên soạn thành mã quy hoạch toàn thành phố đầu tiên của Hoa Kỳ.

Các thành phố khắp mọi nơi đã làm theo kiểu mẩu của New York, kiểm soát việc sử dụng đất đai và tiêu diệt mầm bệnh dưới nước như dịch tả và bại liệt vào giữa thập niên 1900s.
 
Chiến đấu các mầm bệnh trong không khí
 
Các bệnh trong không khí, chiếm 8/10 các trận đại dịch gần đây, tuy nhiên, ngày càng khó chống chọi.

Khi Ai Cập đối diện dịch cúm heo H1N1 vào năm 2009, các viên chức chính phủ tại thủ đô Cairo chẩn đoán sai vấn đề, đã tập trung vào việc làm sạch các khu ổ chuột và tiêu hủy heo thay vì phá vỡ sự truyền nhiễm từ người sang người. Cúm heo, một loại bệnh trong không khí, nhiễm gene heo nhưng không thể bị lây lan bởi heo.

Vì nhiều khu phố ở Cairo dựa vào một nhóm Thiên Chúa Giáo Coplic gọi là Zabaleen để loại bỏ đồ phế thải - mà sau đó họ cho lợn ăn - đường phố sớm đầy rác. Dân số chuột bùng nổ. Thương hàn, dịch tả và các bệnh khác đã trỗi dậy.

Phá vỡ sự lây truyền bệnh qua đường không khí đòi hỏi phải giảm sự tiếp xúc giữa người với người thông qua việc giữ khoảng cách vật lý và đóng cửa kinh doanh, ví dụ, và đeo khẩu trang để ngăn chặn các giọt nước truyền nhiễm. Các lệnh ở trong nhà, giống như các lệnh ở trong nhà tại tất cả trừ 8 tiểu bang của Hoa Kỳ, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh liên quan đến đi lại.

Dai Dich Thay Doi Nuoc My Ra Sao 02

Đường phố New York thời đại dịch vắng bóng xe.(nguồn: www.pixabay.com )

Bởi vì phong tỏa là khó duy trì lâu dài, các nhà làm chính sách đang nghiên cứu các giải pháp trường cửa hơn.

“Thành Phố New York phải phát triển một kế hoạch tức thì để giảm sự đông đúc,” theo Thống Đôc New York Andrew Cuomo viết Twitter hôm 22 tháng 3, làm sống lại một cuộc tranh luận lâu dài rằng sự đông đúc góp phần vào sự tiếp xúc và bệnh tật giữa người với người lớn hơn.

Tuy nhiên, trong khi các thành phố lớn đông đúc có nhiều khả năng mắc bệnh, lịch sử cho thấy vùng ngoại ô và khu vực nông thôn trở nên tồi tệ hơn trong các đại dịch trong không khí - và sau đó.

Theo nhà sinh vật học tiến hóa Đại Học Princeton là Andrew Dobson, khi có ít sự kiểm soát tiềm năng hơn - nghĩa là, con người - những mầm bệnh nguy hiểm nhất có cơ hội được truyền qua tốt hơn.

Lý thuyết “áp lực lựa chọn” này giải thích một phần tại sao các làng ở nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Bình quân đầu người, nhiều người chết vì cúm Tây Ban Nha ở Alaska hơn bất cứ nơi nào khác trong nước.

Các khu vực ít đông đúc hơn cũng có thể phải chịu đựng nhiều hơn trong đại dịch vì họ có ít bệnh viện hơn, nhỏ hơn và ít trang bị hơn. Và bởi vì chúng không có khả năng phục hồi kinh tế như các thành phố lớn, nên việc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng mất nhiều thời gian hơn.
 
Mở đường
 
Các bước thông thường mà các thành phố có thể thực hiện để chống lại vi khuẩn corona đang trỗi dậy.

Một thí điểm hứa hẹn liên quan đến việc đóng cửa một số đường phố đối với xe hơi, như Oakland và New York, trong số những nơi khác, đã làm. Điều này cho phép người dân thành phố ra ngoài và đi bộ - nhưng không quá gần nhau - như khuyến nghị để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.

Việc đóng cửa thí điểm như thế có thể cuối cùng “mở đường,” cho việc tạo ra những vòng đai xanh thành thị cho việc đi bộ và đạp xe đạp ở khoảng cách an toàn ngay cả trong những nơi đông đúc nhất. Việc tiếp cận với thiên nhiên dễ dàng tạo thêm lợi ích cho các khu vực thành thị, trong số đó là việc giữ gìn đất đai sản xuất và nguồn cung cấp thực phẩm tươi kề cận.

Sáng kiến chống vi khuẩn corona khác tập trung vào việc bảo vệ các cư dân thành phố dễ bị truyền nhiễm nhất.

Các trung tâm chống đói khát, các cơ quan thành phố được đưa ra sau trận Đại Suy Thoái năm 2008, hiện đang tập trung vào luật chống trục xuất và các biện pháp kiểm soát tiền thuê nhà để ngăn chặn tình trạng vô gia cư trong đại dịch. Giữ mọi người an toàn bên trong giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn này và có khả năng sẽ gặt hái lợi tức về sức khỏe cộng đồng ngoài đại dịch.

Trải qua nhiều thế kỷ bệnh tật đã buộc các thành phố ở Mỹ phải thực hiện nhiều thay đổi như thế -- để sáng tạo trong các phương thức đã đưa đến lợi lạc cho tất cả cư dân trong tương lai.

Chính sách thành thị liên quan đến đại dịch tiến bộ như việc nhường lại nhiều địa hình hơn cho người đi bộ hoặc giải quyết vấn đề vô gia cư một cách có cấu trúc cần có thời gian để xuất hiện.

Nhưng, cuối cùng, các thành phố của Mỹ đã chiến thắng các bệnh truyền nhiễm nhiều lần trước đây. Tôi hy vọng chúng ta có thể làm lại điều đó nữa. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.